MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành án dân sự
I. Khái niệm và ý nghĩa của thi hành án dân sự
1. Khái niệm thi hành án dân sự
2. Ý nghĩa của thi hành án dân sự
II. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thi hành án dân sự
1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990
2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1993
3. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay
Chương II: Nội dung một số quy định cơ bản của pháp luật về thi hành án dân sự
I. Một số quy định chung.
1. Những bản án, quyết định được đưa ra thi hành
2. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
3. Uỷ thác thi hành án
II. Thủ tục thi hành án.
1. Cấp, chuyển giao bản sao bản án, quyết định
2. Quyền yêu cầu thi hành án, Thời hiệu thi hành án
3. Chủ động ra quyết định thi hành án, ra quyết định thi hành án.
4. Tổ chức thi hành án
5. Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án
6. Kết thúc thi hành án
Chương III: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và một số kiến nghị
I. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án
1. Một số kết quả đạt được của công tác thi hành án dân sự
2. Một số vấn đề vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự năm 1993
II. Một số kiến nghị
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về thi hành án dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết định việc vào sổ thụ lý, việc thi hành án cũng được thực hiện như đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu. Đối với trường hợp chủ động thi hành án cơ quan thi hành án nhận được uỷ thác mà không có điều kiện thực hiện uỷ thác thì sẽ uỷ thác tiếp cho cơ quan thi hành án nơi có điều kiện thi hành. Đối với những bản án, quyết định của Toà án được đưa ra thi hành theo yêu cầu của đương sự thì Cơ quan thi hành án nhận uỷ thác trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho đương sự và hướng dẫn cho họ đến Cơ quan thi hành án có thẩm quyền yêu cầu thi hành án trong trường hợp cơ quan này không có điều kiện thi hành.
II. Thủ tục thi hành án dân sự
1. Cấp, chuyển giao bản sao bản án, quyết định
a, Thủ tục cấp bản sao bản án, quyết định.
Nhiệm vụ của thi hành án dân sự là phải thi hành nghiêm chỉnh kịp thời, đúng đắn bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án . Vì vậy theo qui định tại Điều 18 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì khi bản án, quyết định có hiệu lực thi hành thì Toà án có nghĩa vụ cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản sao bản án, quyết định có ghi “để thi hành”. Việc cấp bản sao bản án, quyết định trong thời điểm này nhằm làm cơ sở để người phải thi hành án thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình được qui định trong bản án, quyết định của Toà án. Đồng thời làm căn cứ để người được thi hành án thực hiện yêu cầu thi hành án của mình. Để đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án, khi cấp bản sao bản án, quyết định Toà án đồng thời phải giải thích luôn cho họ biết quyền làm đơn yêu cầu thi hành án, thời hiệu thi hành án và các vấn đề khác có liên quan đến việc thi hành án như: quyền yêu cầu hoãn thi hành án, quyền yêu cầu không thi hành án một phần hay toàn bộ bản án, quyết định của Toà án.
Pháp luật tố tụng không qui định cụ thể thời hạn cấp bản sao bản án, quyết định của Toà án cho đương sự. Nhưng về nguyên tắc, kể từ khi bản án, quyết định được thi hành thì Toà án phải cấp cho đương sự. Việc cấp bản sao bản án, quyết định của Toà án được tiến hành trong một thời hạn nhất định. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm Toà án cấp ngay sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà đương sự không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị. Đối với bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì ngay sau khi Toà án xét xử xong phải cấp ngay cho đương sự bản sao bản án, quyết định đó.
b, Thủ tục chuyển giao bản sao bản án, quyết định của Toà án cho cơ quan thi hành án .
Ngoài thủ tục cấp bản sao bản án, quyết định của Toà án cho đương sự Toà án còn có nghĩa vụ chuyển giao bản sao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án bởi lý do sau:
Thứ nhất, bên cạnh quyền yêu cầu thi hành án của đương sự, Pháp luật còn qui định cho cơ quan thi hành án quyền chủ động đưa ra thi hành án những bản án, quyết định của Toà án để bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, trong những trường hợp này Toà án không phải cấp bản sao bản án, quyết định cho đương sự mà chuyển giao cho cơ quan thi hành án làm căn cứ chủ động ra quyết định thi hành.
Thứ hai, theo pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, thì công tác thi hành án dân sự được tách ra khỏi Toà án và do cơ quan thi hành án đảm nhiệm. Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Toà án chỉ ra các bản án, quyết định còn việc đưa ra thi hành những phán quyết đó trên thực tế thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành án. Để đảm bảo cho bản án, quyết định của mình đã tuyên được đưa ra thi hành, thì sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Toà án phải chuyển giao bản sao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án.
* Thủ tục chuyển giao bản sao bản án, quyết định của Toà án:
Theo qui định tại Điều 19 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, đối với những bản án, quyết định được thi hành theo yêu cầu của Toà án chỉ cấp bản sao bản án, quyết định cho người được thi hành mà không phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, vì trong các bản án, quyết định đều có phần án phí, đây là phần bản án, quyết định mà đương sự phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Do đó, Toà án vẫn phải chuyển giao cả bản sao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án. Trước đây tại Thông tư liên ngành số 981/TANDTC - VKSNDTC có hướng dẫn khi cấp cho đương sự, Toà án đều phải chuyển giao tất cả các loại bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án.
Thời gian cấp bản sao bản án, quyết định hiện nay được thực hiện theo Điều 19 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 như sau:
+ Đối với bản án, quyết định của Toà án qui định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải gửi bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
+ Đối với bản án, quyết định được qui định theo qui định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải gửi bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra bản án, quyết định đó.
Đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao ngay quyết định đó cho cơ quan thi hành án cùng cấp.
+ Khi chuyển giao bản án, quyết định Toà án phải gửi kèm theo biên bản kê biên, tạm giữ tang vật, tài sản, các tài liệu khác có liên quan( nếu có ).
+ Trong trường hợp nhận được yêu cầu của thủ trưởng Cơ quan thi hành án về việc giải thích bản án, quyết định thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Toà án đã ra bản án, quyết định đó phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Để đảm bảo cho quá trình thi hành án được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng kịp thời giúp cho Cơ quan thi hành án cũng như chấp hành viên lắm bắt được nội dung vụ án một cách chính xác toàn diện để từ đó lập ra kế hoạch thi hành án thì khi chuyển giao bản sao bản án, quyết định, Toà án phải chuyển giao kèm theo các biên bản kê biên, biên bản tạm giữ tài sản, tang vật (nếu có) cho cơ quan thi hành án. Nếu Toà án chưa chuyển giao đầy đủ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu Toà án phải thực hiện yêu cầu đó.
Sau khi nhận được bản sao bản án, quyết định Toà án chuyển giao, Cơ quan thi hành án phải vào sổ nhận bản sao bản án, quyết định và phải ghi rõ nội dung bản án, quyết định; nội dung biên bản kê biên, tạm giữ tài sản tang vật (nếu có). Việc vào sổ nhận bản sao bản án, quyết định của Toà án nhằm mục đích giúp cho Cơ quan thi hành án biết được nội dung bản án, quyết định mà Toà án phải chuyển giao để tiến hành việc phân loại. Đối với những phần quyết định thuộc quyền chủ động thì Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành. Đối với những phần thi hành theo đơn yêu cầu thì vào sổ theo dõi khi có đơn yêu cầu của đương sự, Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án.
2. Quyền yêu cầu thi hành án và thời hiệu thi hành án:
a, Quyền yêu cầu thi hành án.
Khi bản án, quyết định của toà àn đã có hiệu lực pháp luật phải được các đương sự tự nguyện thi hành. Nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án quyết định dân sự có quyền gửi đơn đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đây là điểm khác biệt giữa Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã được bổ sung quy định, người phải thi hành án cũng có qưyền làm đơn thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành phải được gửi kèm theo bản sao bản án,quyết định của Toà án. Người được thi hành án cũng có thể trực tiếp đến Cơ quan thi hành án yêu cầu thi hành án.Trong trường hợp đó Cơ quan thi hành án lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu của đương sự. Như vậy nhà nước chỉ tham gia vào quá trình thi hành án khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành và người được thi hành án có yêu cầu. Đơn yêu cầu thi hành án phải được gửi trong thời hiệu thi hành án.
b, Thời hiệu thi hành án:
Thời hiệu thi hành án là thời hạn người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định.
Nếu trong thời hiệu thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án không yêu cầu thi hành án thì sau đó họ không có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định nữa. Việc qui định thời hiệu thi hành án buộc người được thi hành án phải yêu cầu thi hành án trong thời hạn do luật qui định. Nếu hết thời hạn đó thì người được thi hành án không có đơn yêu cầu thì bản án, quyết định hết hiệu lực thi hành. Điều 25 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 qui định thời hiệu thi hành án dân sự như sau:
- Thời hiệu chung về thi hành án dân sự:
+Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân hay tổ chức có quyền gửi đơn đến Cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành án.Hết thời hạn đó, nếu người thi hành án, người phải thi hành án không có đơn yêu cầu thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật pháp luật sẽ hết hiệu lực thi hành.
+Thời hiệu này được tính theo ngày nhận đơn, nếu đơn được trực tiếp đưa đến cơ quan thi hành án hoặc tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện nếu đơn gửi qua bưu điện.
- Thời hiệu thi hành án trong trường hợp đơn yêu cầu thi hành án được trả lại hoặc việc thi hành án bị tạm ngừng.
+Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Toà án thì thời hạn 3 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
+Theo qui định tại Điều 29 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 khi bản án, quyết định được đưa ra thi hành mà xác định người phải thi hành án không có tài sản để thi hành, thì Cơ quan thi hành án trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án. Trong trường hợp này, thời hiệu 3 năm được tính từ ngày người phải thi hành án có điều kiện thi hành.
- Thời hiệu thi hành án theo định kỳ:
+ Bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 3 năm, được áp dụng cho từng kỳ, tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Ví dụ: Bản án có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 ghi nhận sự thoả thuận ông A phải trả nợ cho ông B là 10.000.000 đồng nhưng phải trả làm 3 kỳ, mỗi kỳ 3 tháng. Ngày 20/01/2000 ông A đã trả cho ông B là 3.000.000 đồng và ngày 20/4/2001 lại trả 3.000.000 đồng nữa. Thời hạn trả 4.000.000 đồng lần thứ 3 là ngày 20/7/2002 nhưng ông A không trả được nữa. Do đó, thời hiệu tính từ ngày 20/7/2002 tức là tính hết ngày 20/7/2005 mà ông B không yêu cầu thi hành án để đòi nốt 4.000.000 đồng thì không có quyền yêu cầu thi hành án nữa.
-Thời hiệu thi hành án trong trường hợp người được thi hành án vì trở ngại khách quan hoặc do điều kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án trong thời hạn luật định không tính vào thời hiệu thi hành án
Khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 qui định như sau:
+ Nếu người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Việc cho thi hành bản án, quyết định sau khi đã hết thời hiệu thi hành gọi là khôi phục thời hiệu. Tại khoản 3 Điều 25 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 qui định về khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án do thủ trưởng Cơ quan thi hành án nơi có thẩm quyền ra quyết định thi hành án xem xét ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án, trong trường hợp không có căn cứ khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn của người đó.
Tóm lại: khi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật sẽ được các bên tự nguyện thi hành, Nhà nước chỉ tham gia vào quá trình thi hành án khi có yêu cầu của người được thi hành án, người phải thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải được làm trong thời hiệu thi hành án theo qui định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và được gửi kèm theo bản sao bản án.
Thông thường sau khi có quyết định thi hành án thì các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành được đưa ra thi hành. Tuy nhiên có những trường hợp nhất định mà việc thi hành án có thể phải tạm ngừng, ngừng hẳn việc thi hành án hoặc trả lại đơn yêu cầu thi hành án mà pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 01/7/2004 gọi đó là hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án.
3.Chủ động ra quyết định thi hành án, ra quyết định thi hành án theo yêu cầu.
a, Chủ động ra quyết định thi hành án.
Bên cạnh quyền yêu cầu thi hành án của đương sự, pháp luật còn trao cho Cơ quan thi hành án quyền chủ động ra quyết định thi hành án. Theo Điều 22 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây:
- án phí, lệ phí Toà án, trả lại tiền tạm ứng án phí;
- Hình phạt tiền;
- Tịch thu tài sản, truy thu thuế,truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính;
- Xử lý tài sản, vật chứng đã thu giữ;
- Thu hồi đất theo qui định của Toà án;
- Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
Như vậy, thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án là buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ nhất định về tài sản cho Nhà nước. Khoản thu này được nộp vào ngân sách Nhà nước và thuộc quyền sở hữu, quản lý của Nhà nước chứ nó không thuộc quyền sở hữu riêng của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Còn việc đưa ra quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời chính là để đảm bảo cho lợi ích cấp thiết của đương sự cũng như đảm bảo cho công tác xét xử và thi hành án được tiến hành thuận lợi. Pháp lệnh cũng qui định thời hạn thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định còn đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án.
b, Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu.
Căn cứ vào bản sao bản án, quyết định có hiệu lực thi hành và đơn yêu cầu của đương sự thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu ( Điều 23 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 ).
Quá thời hạn trên mà thủ trưởng Cơ quan thi hành án không ra quyết định thi hành thì đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp việc không ra quyết định gây ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo qui định tại Điều 642 Bộ luật dân sự hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 305 Bộ luật hình sự.
Đối với những bản án, quyết định có nhiều điều khoản, trong đó có một hoặc nhiều điều khoản thuộc diện chủ động và một hoặc nhiều điều khoản thuộc diện thi hành theo đơn yêu cầu thì thủ trưởng Cơ quan ra một quyết định thi hành chung cho tất cả các khoản thuộc diện chủ động thi hành, còn đối với các khoản thi hành án theo đơn yêu cầu thì tuỳ trường hợp cụ thể căn cứ vào số lượng yêu cầu thi hành án thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án có ra một hoặc nhiều quyết định thi hành.
Đối với bản án, quyết định theo đó có nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên đới thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành chung cho những người có quyền và nghĩa vụ liên đới.
Khi đã có quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án vào sổ thụ lý vụ án, ghi rõ căn cứ nội dung của quyết định thi hành án và chấp hành viên được phân công. Ngày thụ lý việc thi hành án được tính từ ngày vào sổ thụ lý thi hành án. Quyết định thi hành án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, Toà án đã chuyển giao bản sao bản án, quyết định cho đương sự và người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thi hành án để họ có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án
Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá trình thi hành án nếu thấy bản án, quyết định của Toà án chưa rõ ràng hoặc có sai sót về số liệu do tính toán sai thì cơ quan thi hành án phải gửi văn bản yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm đính chính, trả lời bằng văn bản cho Cơ quan thi hành án.
4. Tổ chức thi hành án
a, Tự nguyện thi hành án.
Tự nguyện thi hành án là trường hợp sau khi có quyết định thi hành án của thủ trưởng Cơ quan thi hành án, người phải thi hành án tự mình thực hiện nghĩa vụ qui định trong bản án, quyết định của Toà án mà không cần có sự can thiệp bằng biện pháp cưỡng chế từ phía Cơ quan thi hành án. Việc đương sự tự nguỵên thực hiện nghĩa vụ của mình giúp cho quá trình thi hành án được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo hiệu lực bản án, quyết định mà Toà án đã tuyên trên thực tế mà không gây lên mâu thuẫn, bất đồng giữa các đương sự, tránh được những vụ án phát sinh từ việc thi hành án. Mặt khác, nó còn tiết kiệm được tiền của, công sức của Nhà nước cũng như của các đương sự trong quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên cần phân biệt biện pháp tự nguyện thi hành án với trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án trước khi có quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành. Trong trường hợp người có nghĩa vụ qui định trong bản án, quyết định của Toà án tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình theo yêu cầu của người có quyền thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật thi hành án dân sự mà chỉ làm phát sinh quan hệ pháp luật thông thường giữa các bên đương sự. Vì vậy, thực chất đây không phải là biện pháp tự nguyện thi hành án. Theo qui định tại khoản 3 Điều 6 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì Chấp hành viên có thể định thời hạn tự nguyện một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng số thời gian không quá 30 ngày. Hết thời hạn đó, nếu đương sự không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế.
b, Cưỡng chế thi hành án.
Cưỡng chế thi hành án là biện pháp bảo đảm cho việc thi hành án được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình, bao gồm các biện pháp kê biên và bán đấu gía tài sản, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang cho người khác giữ, cưỡng chế trả nhà, cưỡng chế giao đồ vật, cưỡng chế hành vi trái pháp luật. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp và áp dụng biện pháp nào là do chấp hành viên lựa chọn và quyết định tuỳ thuộc vào vụ việc cụ thể.
Cưỡng chế thi hành án được áp dụng một trong ba trường hợp sau:
- Đối với bản án, quyết định thuộc thẩm quyền chủ động thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế khi cần thiết mà không phải định cho người phải thi hành án thời gian tự nguyện thi hành án;
- Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu hết thời hạn tự nguyện mà đương sự không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay sau đó;
- Trong quá trình tổ chức thi hành án, kể cả đang trong thời hạn tự nguyện thi hành mà người phải thi hành án có biểu hiện tẩu tán hoặc huỷ hoại tài sản thì chấp hành viên có thể áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế là kê biên nhằm bảo vệ tài sản đảm bảo cho việc thi hành án.
Để đảm bảo tính khách quan, công khai của hoạt động thi hành án cũng như nhằm đảm bảo tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên không được tiến hành trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Trong trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, người phải thi hành án chụi chi phí về cưỡng chế thi hành án bao gồm tiền thuê giữ, bảo quản tài sản kê biên, tiền thuê chuyên chở tài sản, chi phí tổ chức định giá tài sản...
5. Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án
a, Hoãn thi hành án.
Hoãn thi hành án được qui định tại Điều 26 Pháp lệnh thi hành án năm 2004. Theo Điều 26 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định hoãn thi hành án trong những trường hợp sau:
- Người phải thi hành án ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định người đó phải tự mình thực hiện. Thông thường đây là nghĩa vụ có gắn liền với nhân thân như: viết bài cải chính trên báo chí vì đã có bài viết không đúng sự thật, xúc phạm danh dự người khác. Với những việc mà pháp luật qui định cho người phải thi hành án phải tự mình thi hành mà người phải thi hành án ốm nặng không tự mình thi hành được hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được. Nếu phải thi hành án về mặt tài sản mà người phải thi hành án ốm nặng nhưng họ vẫn có tài sản thì pháp luật qui định vẫn tiến hành thi hành án.
- Pháp luật còn qui định những trường hợp người được thi hành án yêu cầu hoặc đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án thì phải có đơn yêu cầu hoặc đồng ý cho hoãn thi hành án của người thi hành án. ở đây người được thi hành án và người phải thi hành án có thể đến trực tiếp Cơ quan thi hành án yêu cầu hoãn thi hành án. Trong trường hợp này Chấp hành viên lập biên bản ghi nhận yêu cầu của đương sự và đương sự kí tên vào biên bản. Pháp luật qui định có những trường hợp này thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án quyết định hoãn thi hành án vì xuất phát từ quyền tự định đoạt của người được thi hành án họ có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành án cho mình nhưng cũng có quyền yêu cầu với Cơ quan thi hành án có thẩm quyền hoãn thi hành án cho người phải thi hành án.
- Người phải thi hành nộp các khoản ngân sách Nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản đó không thuộc loại được kê biên hoặc có tranh chấp về tài sản kê biên thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án.
- Ngoài những trường hợp thủ trưởng Cơ quan thi hành án được hoãn thi hành án, khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 còn qui định người có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án có quyền hoãn thi hành án một lần để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị. Khi phát hiện những bản án, quyết định có vi phạm pháp luật cần phải hoãn thi hành án. Việc hoãn như thế này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự, ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra do thi hành những bản án, quyết định của Toà án có vi phạm pháp luật. Trong những trường hợp này, người có quyền kháng nghị phải thông báo cho Cơ quan thi hành án và thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án. Thời hạn hoãn thi hành án không quá 90 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành án. Hết thời hạn đó mà không có kháng nghị thì Cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị biết. Trong trường hợp Cơ quan thi hành án đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án rồi mới nhận được thông báo hoãn thi hành án thì phải thông báo ngay cho người có thẩm quyền kháng nghị biết.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày điều kiện hoãn thi hành án không còn hoặc đã hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị mà không có kháng nghị thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định tiếp tục thi hành án.
-Trong trường hợp nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị mà bản án quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị biết.
b, Tạm đình chỉ thi hành án
Tạm đình chỉ thi hành án được qui định tại Điều 27 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Việc thi hành án bị tạm đình chỉ trong những trường hợp sau:
- Người phải thi hành án bị Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi người phải thi hành án bị Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, trừ việc thi hành các khoản tiền qui định theo Pháp lệnh này đó là những khoản tiền: tiền cấp dưỡng, tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.
- Người đã kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ thi hành không quá 6 tháng, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan ra quyết định tiếp tục thi hành án khi nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án hoặc khi có quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị.
Trong trường hợp nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị mà bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người kháng nghị biết
c, Đình chỉ thi hành án.
Thi hành án luôn là một quá trình phức tạp vì vậy pháp luật thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nội dung một số qui định cơ bản của pháp luật về thi hành án dân sự.doc