Luận văn Một số ý kiến đề suất nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán bù trừ tại Ngân hàng công thương hai bà trưng

ăm 2002 thanh toán bằng tiền mặt đạt 2.625.766 triệu đồng, chiếm 25,36% và thanh toán không dùng tiền mặt là 7.726.327 triệu đồng, chiếm 74,64% trong tổng doanh số chung. Trong khi đó năm 2003 thanh toán bằng tiền mặt là 2.841.540 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 215.774 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 23,88% trong tổng doanh số thanh toán chung. Điều này càng khẳng đinh rõ vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt với những ưu điểm của nó là an toàn, chính xác, thuận lợi và nhanh chóng. Để đạt được kết quả như trên, Chi nhánh NHCT HBT đã không ngừng cải tiến công tác thanh toán và tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Trong năm 2003, đã triển khai lắp đặt máy móc tại các điểm giao dịch phục vụ thực hiện chương trình Hiện đại hoá, góp phần tạo ra những thành công của Chi nhánh.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến đề suất nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán bù trừ tại Ngân hàng công thương hai bà trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các điều khoản qui định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tín dụng. Sau khi trả tiền Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng phải báo nợ ngay cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền để tất toán thư tín dụng. Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hoá đã giao và tiền hàng đã trả do hai bên mua bán giải quyết.0 Sơ đồ quy trình thanh toán: (Phụ lục 5). 5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán gắn với kỹ thuật tin học được ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. Tại Việt Nam thẻ phát hành dùng trong nước có 3 loại. - Thẻ loại A (Thẻ ghi Nợ): Thẻ thanh toán cho những người có uy tín với Ngân hàng nhất là về tài chính. Người sử dụng thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ, căn cứ để thanh toán là số dư tài khoản tiền gửi của chủ thẻ tại Ngân hàng và hạn mức tối đa của thẻ do Ngân hàng tiền quy định. - Thẻ loại B: để sử dụng thẻ khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thông qua việc trích tài khoản tiền gửi hoặc nộp tiền mặt hoặc vay Ngân hàng, số tiền ký quý chính là hạn mức của thẻ. - Thẻ loại C (Thẻ tín dụng): áp dụng cho những khách hàng được vay vốn của Ngân hàng, khách hàng chỉ được thanh toán hoặc rút tiền trong phạm vị hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp nhận. Hiện nay do trình độ Khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư của nước ta còn hạn chế nên chưa trang bị được máy đọc thẻ ở nhiều nơi, vì vậy thẻ thanh toán chưa được sử dụng rộng rãi, chủ yếu là một số địa phương phát triển. Trong tương lai thì thẻ thanh toán sẽ là phương tiện thanh toán được dùng nhiều nhất và tiện lợi nhất. Chương II Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt và hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh ngân hàng công thương hai bà trưng I. kHái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. 1- Sơ lược về quá trình ra đời và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, trụ sở đóng tại 285 Trần Khát Chân - Quận Hai Bà Trưng - TP.Hà Nội. Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng được thành lập trên cơ sở chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận Hai Bà Trưng cùng với sự ra đời của Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trước đó hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo mô hình một cấp, hoạt động với hai chức năng chính là quản lý nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ban hành ngày 26/03/1988 và Nghị đinh số 402/CT-HĐBT ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, nay là Thủ tướng Chính Phủ và NHCT Hai Bà Trưng là một chi nhánh là một chi nhánh của NHCT Việt Nam. Sau những năm thành lập cho đến nay, từ một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp quận chuyển thành Ngân hàng thương mại khu vực, chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và giữ vững vai trò chủ đạo là một đơn vị Ngân hàng thương mại Nhà nước. Đặc biệt từ năm 1993 đến nay, sau khi NHCT Việt Nam thực hiện cơ chế Ngân hàng hai cấp và sáp nhập chi nhánh NHCT khu vực I vào chi nhánh NHCT khuvực II thành chi nhánh NHCT khu vực Hai Bà Trưng, trực thuộc NHCT Việt Nam. Đồng thời với việc đổi mới cơ chế quản lý trong kinh doanh, NHCT HBT được quyền tự chủ trong hoạch toán kinh doanh. Điều này đặt NHCT HBT trước thử thách mới là làm thế nào để hoạt động có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của NHCT. Trong điều kiện nền kinh tế mới bắt đầu khởi sắc, đầu tư tín dụng còn hạn chế, nguồn vốn huy động lớn nhưng với cơ cấu chủ yếu là tiết kiệm với lãi suất cao. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các giải pháp khắc phục. Nhờ có định hướng đúng cùng với tinh thần chủ động sáng tạo, Ngân hàng Công thươngNHCT Hai Bà Trưng đã vượt qua khó khăn ban đầu, vững bước đi lên đạt hiệu quả trong kinh doanh. Hiện nay, Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã thưc sự đứng vững, ngày càng phát triển trong hệ thống NH Việt Nam trong nhiều năm liền và được đáng giá là một trong những Chi nhánh hàng đầu của NHCT Việt Nam hiện nay. 2- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHCT Hai Bà Trưng. Cơ cấu tổ chức của NHCT Hai Bà Trưng bao gồm ban giám đốc và các phòng ban. Ban giam đốc gồm 4 vị: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc Các phong ban gồm có: Phòng kinh doanh đối nội: với chức năng cho vay VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ cầm cố, bảo lãnh cho các đơn vi kinh té vay vốn nước ngoài. Phòng kinh doanh đối ngoại: Làm nhiệm vụ kinh doanh quốc tế bằng hình thức mở L/C, nhập nhờ thu, lập những bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thu đổi ngoại tệ. Phòng kế toán: Làm nhiệm vụ kế toán Ngân hàng, hạch toán tiền gửi, hạch toán tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị và làm nhiêm vụ hạch toán nội bộ cho ngân hàng. Phòng kho quỹ: Có chức năng chủ yếu là thu chi tiền mặt, đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, đảm bảo an toàn kho quỹ. Phòng nguồn vốn: có nhiệm vụ chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chịu trách nhiệm về huy động vốn của ngân hàng. Phòng kiểm soát: Kiểm tra giám sát toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh và hoạt động của toàn chi nhánh theo sự chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng Công thương Viêt Nam. Phòng tổ chức - hành chính: có nhiệm vụ tiếp nhân và tổ chức đào tạo cán bộ, lo hậu cần tài chính cho chi nhánh. Phòng giao dịch: đươc thành lập với mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn, hoạt động chủ yếu của phòng giao dịch nay là cho vay. Phòng tổng hợp: có nhiêm vụ hoàn thành các báo cáo, tổng hợp các loại báo cáo, theo dõi thực hiên đIều hoà vốn. Cửa hàng kinh doanh vàng bạc: với chức năng mua bán và kinh doanh vàng bạc, cầm cố tài sản. Phòng thanh toán điện toán: có nhiêm vụ cài đặt và vận hành phần mềm, thực hiện chương trình lưu trữ cơ sở dữ liệu, đảm bảo an toàn máy móc, thiết bị thông tin, cung cấp các loại báo cáo, cân đối. Tổ nghiệp vụ bảo hiểm: có chức năng thực hiện các hợp đồng bảo hiểm đối với khách hàng, đồng thời có nhiệm vụ thu phí bảo hiểm. (Sơ đồ tổ chức NHCT Quận Hai Bà Trưng: phụ lục 6) 3- Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng năm 2003. Năm 2003 đã khép lại, nhưng những hoạt động sôi động và quyết liệt, những lỗ lực vượt bậc và những thành công của chi nhánh đã tạo đà để chi nhánh bước vào năm 2004 vững vàng tự tin. Dưới sự chỉ đạo sát sao của NHCTVN, NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành hữu quan, cùng với sự lỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao của toàn thể CBNV, năm 2003 chi nhánh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ: nguồn vốn tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng được cải thiện và nâng cao, dư nợ tín dụng lành mạnh ngày càng tăng, các dịch vụ Ngân hàng phát triển, thu hút thêm nhiều khách hàng. Đặc biệt là môt trong bốn Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội được chọn triển khai thí điểm chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, bước đầu thực hiện tuy có nhiều khó khăn vướng mắc nhưng Chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi thành công chương trình Hiện đại hoá, các bộ phận vận hành chương trình mới đã đáp ứng yêu cầu công việc để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng.Trong những năm gần đây chi nhánh đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch xác định. Năm 2003, công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn do biến động về lãi suất, nên ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của chi nhánh, nhất là sự cạnh tranh hết sức sôi động về lãi suất giữa các NHTM hoạt động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Mặc dù lãi suất huy động không cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác hệ thống trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động USD giảm mạnh, nhưng do chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng, nên Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn thường xuyên nộp vốn thừa theo kế hoạch bình quân hơn 1.000 tỷ đồng về NHCT Việt Nam, để điều hoà chung trong toàn hệ thống. Bên cạch đó là công tác huy động vốn tiền gửi dân cư được phát triển với màng lưới các quỹ tiết kiệm hợp lý, thái độ phục vụ văn minh lịch sự. Công tác quản lý tiền gửi dân cư được chi nhánh thực hiện thường xuyên nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức qua đó đã khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư và các giấy tờ in quan trọng tạo được truyền thống uy tín cao của chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. Song song với việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi của doanh nghiệp, thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện. Tính đến ngày 31/12/2003: Tổng nguồn vốn huy động đạt 2.094.456 triệu đồng. Tăng so với năm 2002 là 131.780 triệu đồng, tăng 6,29%. Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh năm 2002 - 2003. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2003/2002 Tăng(+), Giảm(-) 1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế VNĐ Ngoại tệ (đã quy đổi) 645.759 637.404 8.355 686109 679.995 6.114 + 6,25% + 6,68% - 26,82% 2. Tiền gửi của dân cư VND Ngoại tệ (đã quy đổi) 1.316.919 870.389 446.530 1.408347 1.058.058 350.289 + 6,94% + 21,65% - 21,55% Tổng nguồn vốn huy động 1.962.678 2.094456 + 6,71% (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2002 – 2003) b. Hoạt động cho vay (sử dụng vốn). Với bối cảnh trong nước gặp nhiều khó khăn, môI trường đầu tư không thuận lợi, số lượng dự án có đủ đIều kiện vay vốn không nhiều. Nhưng Chi nhánh đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh vững chắc. Bằng nhiều biện pháp tích cực, sáng tạo, vận dụng kịp thời linh hoạt các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của ngành nên kết quả cho vay của chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan. Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2003 đạt 1.221.260 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 189.298 triệu (18,34%). Về chất lượng tín dụng, Chi nhánh quan tâm chú ý đến việc nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ Tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định cho vay. Do vậy đã kiềm chế được nợ quá hạn mới phát sinh. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 1,01% trong tổng dư nợ cho vay. Thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam, công tác xử lý nợ tồn đọng đã triển khai rất tích cực, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà soát lại và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp nhất. Tổng số nợ xử lý trong năm 2003 được 5.184 triệu đồng, trong đó xử lý rủi ro 2.039 triệu đồng, được NHCT VIệt Nam đánh giá, xếp loại khá trong công tác xử lý nợ tồn đọng. Bảng 2: Tình hình cho vay (sử dụng vốn) tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng năm 2002 - 2003. Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2003/2002 1. Phân theo thành phần kinh tế Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh 1.031.962 969.206 62.756 1.221.260 1.149.734 71.526 + 18,34% + 11,86% + 11,39% 2. Phân theo kỳ hạn cho vay Cho vay ngắn hạn Cho vay chung, dài hạn 1.031.962 960.432 71.530 1.221.260 1.066.787 154.473 + 18,34% + 11,11% + 21,59% 3. Cho vay theo nội và ngoại tệ - Cho vay bằng VNĐ - Cho vay bằng ngoại tệ (đã quy đổi) 1.031.962 844.136 187.826 1.221.260 813.988 407.262 + 18,34% - 3,57% + 21,68% (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2002 – 2003). II. thực hiên công tác thanh toán không dùng tiền mặt tạI chi nhánh ngân hàng công thương hai bà trưng. 1. Kết quả công tác thanh toán tại chi nhánh NHCT HBT. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng. Cho đến nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã chứng tỏ nhiều ưu điểm và ngày càng chiếm tỷ lệ cao ở hầu hết các Ngân hàng. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua tình hình thực hiện công tác thanh toán tại Chi nhánh NHCT quận Hai Bà Trưng trong 2 năm 2002 và 2003. Bảng 3: Tình hình thực hiện công tác thanh toán tại NHCT HBT. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thanh toán bằng TM 2.625.766 25,36% 2.841.540 23,88% Thanh toán không dùng TM 7.726.327 74,64% 9.056.588 76,12% Tổng cộng 10.352.093 100% 11.898.128 100% (Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002, 2003). Qua bảng 3 ta thấy lượng thanh toán không dùng tiền mặt năm 2003 đã tăng đáng kể so với năm 2002 là 1.330.261 triệu đồng (17.22%) và chiếm 76,12% trong tổng doanh số thanh toán chung. Năm 2002 thanh toán bằng tiền mặt đạt 2.625.766 triệu đồng, chiếm 25,36% và thanh toán không dùng tiền mặt là 7.726.327 triệu đồng, chiếm 74,64% trong tổng doanh số chung. Trong khi đó năm 2003 thanh toán bằng tiền mặt là 2.841.540 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 215.774 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 23,88% trong tổng doanh số thanh toán chung. Điều này càng khẳng đinh rõ vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt với những ưu điểm của nó là an toàn, chính xác, thuận lợi và nhanh chóng. Để đạt được kết quả như trên, Chi nhánh NHCT HBT đã không ngừng cải tiến công tác thanh toán và tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Trong năm 2003, đã triển khai lắp đặt máy móc tại các điểm giao dịch phục vụ thực hiện chương trình Hiện đại hoá, góp phần tạo ra những thành công của Chi nhánh. 2. áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ở NHCT Hai Bà Trưng. Các thể thức thanh toán qua Nhân hàng rất đa dạng, việc sử dụng hình thức nào là do khách hàng lựa chọn. Thông thường khách hàng sẽ chọn thể thức thanh toán thuận tiên, an toàn, nhanh chóng va mang lại lợi ích kinh tế cho mình. Tại NHCT HBT tình hình áp dụng thể thức thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể được phân tích ở bảng 4 như sau: Bảng 4a: Kết cấu thể thức thanh toán theo số món Đơn vị tính: Món thanh toán. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số món Tỷ lệ % Số món Tỷ lệ % 1. Séc 2.931 3,03% 3.076 2,65% - Séc chuyển khoản 1.945 2,01% 2.097 1,81% - Séc bảo chi 986 1,02% 979 0,84% 2. Uỷ nhiệm thu 2.154 2,22% 3.010 2,59% 3. Uỷ nhiêm chi – chuyển tiền 12.274 12,67% 14.023 12,08% 4. Loại khác 79.528 82,08% 96.016 82,86% Tổng cộng 96.887 100% 116.125 100% (Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002 – 2003). Bảng 4b: Kết cấu các thể thức thanh toán theo số tiền Đơn vị tinh: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Séc 85.773 1,11% 107.387 1,19% - Séc chuyển khoản 60.235 0,78% 79.768 0,88% - Séc bảo chi 25.538 0,33% 27.619 0,31% 2. Uỷ nhiệm thu 98.476 1,28% 124.415 1,37% 3. Uỷ nhiêm chi – chuyển tiền 2.735.148 35,40% 3.263.051 36,03% 4. Loại khác 4.806.930 62,21% 5.561.735 61,41% Tổng cộng 7.726.327 100% 9.056.588 100% (Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002 – 2003) 2.1. Thể thức thanh toán bằng séc. Thanh toán bằng Séc là hình thức thanh toán trực tiếp đơn giản và thuận tiện, được sử dụng rộng rãi và thực tế thanh toán bằng Séc được khách hàng sử dụng nhiều để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ cho người bán. 2.1.1. Thanh toán bằng Séc chuyển khoản. Hình thức thanh toán bằng Séc chuyển khoản chịu ảnh hưởng của mối quan hệ kinh tế giữa hai đơn vị mua và bán cũng như tình hình kinh tế xã hội là rất lớn. Nước ta là một nước kinh tế đang phát triển và mới bước vào nền kinh tế thị trường vì vậy hàng ngày có rất nhiều giao dịch mua bán giữa các đơn vị kinh tế với nhau mà hình thức này chưa thật phù hợp với loại giao dịch đó. Nhưng cho đến khi mối quan hệ này đạt đến mức độ tin cậy cao cùng với thể chế thanh toán hợp lý thì hình thức thanh toán bằng Séc chuyển khoản sẽ được sử dụng trong thanh toán càng nhiều hơn. Qua hai bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2002 đạt 1.945 món, chiếm tỷ trọng 2,01% trong tổng số món phát sinh với số tiền 60.235 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,78% trong tổng số tiền thanh toán không dung tiền mặt. Đến năm 2003 đạt 2.097 món, chiếm 1,81% giảm 0,2% so với năm 2002 với doanh số đạt 79.768 triệu đồng chiếm 0,88% trong tổng doanh số tăng 19.533 triệu đồng (32,42%). 2.1.2. Thanh toán bằng Séc bảo chi. Tại Chi nhánh NHCT HBT, trong năm 2002 số món thanh toán bằng Séc bảo chi chỉ đạt 986 món, chiếm 1,02% tổng số món phát sinh với doanh số đạt 25.538 triệu đồng, chiếm 0,33% trong tổng doanh số. Sang năm 2003, tình hình thanh toán bằng Séc bảo chi không có gì biến động lớn mà lại giảm đi về số món phát sinh chỉ còn 979 món, chiếm tỷ trọng 0,84% nhưng số tiền thanh toán lại lớn hơn đạt 27.619 triệu đồng, tăng 2.081 triệu đồng (8,15%). Qua trên ta thấy sự biến động của thanh toán Séc bảo chi rất khác so với Séc chuyển khoản. Nếu như thanh toán bằng Séc chuyển khoản tăng vào năm 2003 cả về số món và số tiền thì thanh toán bằng Séc bảo chi năm 2003 giảm nhẹ về số món còn số tiền lại tăng cao hơn năm 2002. Dựa vào số món thanh toán thì ta thấy Séc chuyển khoản vẫn được khách hàng sử dụng nhiều hơn Séc bảo chi bởi vì những thủ tục phức tạp của Séc bảo chi trước khi phát hành phải đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán cho người hưởng thụ tại Ngân hàng của mình. 2.2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền. Với ưu điểm là thủ tục đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện, phạm vi thanh toán rộng rãi được áp dụng trong cùng hệ thống và khác hệ thống ngân hàng. Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiềm chi – chuyển tiền tại Chi nhánh NHCT HBT đã vượt trội hẳn so với các thể thức thanh toán khác cả về số món và số tiền. Qua 2 bảng số liệu trên cho thấy. Năm 2002, thanh toán bằng Uỷ nhiêm thu – chuyển tiền đạt 12.274 món chiếm 12,67% trong tổng số món phát sinh, với số tiền 2.735.148 triệu đồng chiếm tỷ trọng 35,40% trong tổng doanh số thanh toán. Sang năm 2003, con số này vẫn được duy trì ổn định và tăng cả về số món, số tiền. Đạt 14.023 món (tăng 1.749 món, 14,25%) chiếm tỷ trọng 12,08% trong tổng số món phát sinh và 3.263.051 triệu đồng (tăng 527.903 triệu, 19,30%) chiếm tỷ trọng 36,03% trong tổng doanh số thanh toán. Qua trên cho thấy thể thức thanh toán này luôn khẳng đinh vị trí đứng đầu trong thanh toán không dùng tiền mặt trong suốt thời gian qua và su hướng phát triển của nó trong tương lai. 2.3. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu năm 2002 đạt 2.154 món chiếm 2,22% tổng số món thanh toán và 98.476 triệu đồng chiếm 1,28% tổng doanh số thanh toán. Sang năm 2003, số món là 3.010 chiếm 2,59% tương đương với 124.415 triệu đồng chiếm 1,37% tổng doanh số thanh toán. Nhưng trong thực tế cho thấy tại Chi nhánh NHCT HBT, Uỷ nhiệm thu chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nên phần lớn là qua phương thức thanh toán bù trừ. Năm 2003, thanh toán Uỷ nhiêm thu qua phương thức thanh toán bù trừ là 2.768 món chiếm tới 92,56% trong tổng số món thanh toán bằng UNT và số tiền là 123.781 triệu đồng chiếm 99,49% tổng doanh số thanh toán bằng UNT. Uỷ nhiệm thu do đơn vị bán lập và hạch toán theo nguyên tắc ghi “Nợ” trước ghi “Có” sau, chứng từ phải luân chuyển qua nhiều khâu, chưa được thuận tiện, dễ dẫn tối rủi ro, vì vậy đòi hỏi người mua, người bán phải thực sự tin cậy lẫn nhau. III. thanh toán không dùng tiền mặt thông qua phương thức thanh toán bù trừ Trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay, thanh toán bù trừ (TTBT) là phương thức thanh toán rất cơ bản và thường xuyên của các TCTD trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hoạt động thanh toán này đã góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ, đảm bảo thanh toán an toàn, thuận tiện và nhanh gọn, chính xác; tạo điều kiện tập trung vốn thanh toán của các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1. Khái niêm thanh toán bù trừ. Thanh toán bù trừ là thanh toán vốn, điều hoà vốn giữa các Ngân hàng thương mại, thông qua tài khoản trung gian tại Ngân hàng nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đứng ra tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ hoặc do 1 ngân hàng được Ngân hàng cấp trên chỉ định. 2. Những quy định chung về thanh toán bù trừ. 2.1 Phạm vi thanh toán bù trừ. Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng (kể cả kho bạc Nhà nước) khác hệ thống có mở tài khoản tại một đơn vị Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đo tổ chức và chủ trì. Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng cung hệ thống sẽ do một đơn vị ngân hàng được Ngân hàng cấp trên chỉ định. 2.2. Điều kiện để thực hiện thanh toán bù trừ. Các Ngân hàng phải mở tài khoản tiền gửi ở cùng một Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ). Phải có văn bản đề nghị cho tham gia thanh toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng các quy định về kỹ thuật, nghiệp vụ hạch toán và số liệu trên các bảng kê chứng từ thanh toán. Nếu có sai sót gây tổn thất thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Ngân hàng và khách hàng. 2.3 Nguyên tắc thanh toán bù trừ. Thanh toán chênh lệch thông qua trích tài khoản tiền gửi mở ở Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh toán bù trừ. Các thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải thanh toán kịp thời, sòng phẳng số chênh lệch phải thanh toán. Nếu thiếu khả năng thanh toán thì Ngân hàng thành viên phải nộp tiền mặt vào Ngân hàng Nhà nước chủ trì hoặc xin vay Ngân hàng Nhà nước chủ trì theo chế độ cho vay thanh toán bù trừ. Nếu không được NHNN chủ trì cho vay thì số tiền thiếu hụt không thanh toán được sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. Nếu để nợ quá hạn liên tục 3 lần thanh toán sẽ bị đình chỉ tham gia thanh toán bù trừ. 3. Tài khoản sử dụng. * Tại Ngân hàng Nhà nước chủ trì. NH chủ trì mở một tài khoản chi tiêt hạch toán kết quả thanh toán bù trừ của các NH thành viên tham gia nghiệp vụ thanh toán này. Số hiệu TK5011: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì. Nội dung TK: - Bên Nợ: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải thu trong TTBT. - Bên Có: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải trả trong TTBT. Tài khoản này khi thanh toán hết số dư. * Tại các Ngân hàng thành viên. Ngân hàng thành viên mở một tài khoản chi tiết mang số hiệu 5012 để phản ánh toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ đối với Ngân hàng khác. Nội dung tài khoản: - Bên Nợ: + Số tiền phải thu từ NH khác. + Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ. + Chuyển số dư (nếu có) vào TK thích hợp, sau khi kết thúc thanh toán. - Bên Có: + Số tiền phải trả cho các NH khác. + Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ. + Chuyển số dư (nếu có) vào TK thích hợp, sau khi kết thúc thanh toán. - Dư Nợ: Phản ánh số tiền chênh lệch phải thu lớn hơn phải trả. - Dư Có: Phản ánh số tiền chênh lệch phải trả lớn hơn phải thu. 4. Chứng từ kế toán dùng trong thanh toán bù trừ. 4.1. Các chứng từ do khách hàng (doanh nghiệp) lập. Các tờ séc do đơn vị mua ơ NH khác phát hành. Các bảng kê nộp séc (sau khi các tờ séc đã được ghi Nợ). Các giấy uỷ nhiệm chi (sau khi đã ghi Nợ TK khách hàng). Các giấy uỷ nhiệm thu (sau khi đã ghi Nợ TK của khách hàng). 4.2. Các loại bảng kê do Ngân hàng lập. Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12) do Ngân hàng thành viên lập. Bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) do Ngân hàng thành viên lập. Bảng kết quả thanh toán bù trừ (mẫu 15) do NHNN chủ trì lập. Bảng tổng hợp kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ (mẫu 16) do NHNN chủ trì lập. 5. Kỹ thuật hạch toán thanh toán bù trừ. 5.1 Tại Ngân hàng thành viên (trước khi thanh toán bù trừ). Căn cứ vào các chứng từ thanh toán bù trừ để lập bảng kê số 12, riêng cho vế Nợ và vế Có và lập riêng cho từng Ngân hàng thành viên. Căn cứ để lập bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế Nợ được lâp căn cứ vào séc bảo chi. Căn cứ để lập bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế Có gồm: Các bản kê nộp séc (sau khi đã ghi Nợ). Giấy uỷ nhiệm thu (sau khi đã ghi Nợ TK khách hàng). Giấy uỷ nhiêm chi (sau khi đã ghi Nợ TK khách hàng). Bảng kê số 12 đươc lập thành 2 liên: 1 liên giao trực tiếp cho Ngân hàng đối phương, 1 liên làm chứng từ hạch toán vào TK 5012. Hạch toán khi thanh toán: - Căn cứ bảng kế số 12 vế Nợ, thanh toán viên ghi: Nợ: TK 5012 (thanh toán bù trừ của NH thành viên). Có: TK thích hợp (TK khách hàng). - Căn cứ bản kê số 12 vế Có, thanh toán viên ghi: Nợ: TK thích hợp (TK khách hàng). Có : TK 5012 (thanh toán bù trừ của NH thành viên). Dựa vào bảng kê số 12, NH thành viên lập 2 bảng kê thanh toán bù trừ số 14. Bảng kê số 14 thanh toán phiên chiều ngày 13/7/2004 của NHCT HBT lập: Ngân hàng công thương Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ Số hiệu: 20104 Kính gửi: Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội Thanh toán phiên: Chiều Ngày 13/7/2004 STT SNHN Tên ngân hàng Doanh số (Séc bảo chi) Doanh số (Ctừ khác) Chênh lệch Thu Trả Thu Trả Thu Trả 1 20302 Nhn/ithuong tw 0 0 0 127,530,242 0 127

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29286.doc
Tài liệu liên quan