Luận văn Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê

MỤC LỤC

 

Phần I . . .1

Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và

Tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất

 

1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 13

1.1.1.Chi phí sản xuất 13

1.1.1.1. Bản chất của chi phí sản xuất 13

1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 14

1.1.2. Giá thành sản xuất 17

1.1.2.1. Bản chất của giá thành sản xuất 17

1.1.2.2. Phân loại giá thành sản xuất 18

1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất 20

1.1.4. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 21

1.2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 23

1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 23

1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 23

1.2.1.2. Đối tượng tính giá thành 24

1.2.1.3. Kỳ tính giá thành và đối tượng tính giá thành 25

1.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 25

1.2.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 25

1.2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 27

1.3. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 28

1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28

1.3.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên 30

1.3.1.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ 30

1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 31

1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 32

1.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang 34

1.3.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính 35

1.3.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương 36

1.3.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành kế hoạch định mức 37

1.3.5. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất. 38

1.3.5.1. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 38

1.3.5.2. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 39

 

1.4. Tính giá thành sản phẩm trong một số doanh nghiệp chủ yếu 40

1.4.1. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất giản đơn 40

1.4.2. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. 42

1.4.3. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 44

1.5. Hệ thống sổ dùng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 45

1.5.1. Tổ chức hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký - Sổ cái 46

1.5.2. Tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung 47

1.5.3. Tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ 48

1.5.4. Tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ 49

1.6. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số nước trên thế giới 50

1.6.1. Theo chế độ kế toán Mỹ 50

1.6.1.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 51

1.6.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 52

1.6.2. Theo chế độ kế toán Pháp 53

 

Phần II . . .43

Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê

 

2.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh và tổ chức quả lý tại NXB Thống kê 55

2.1.1. Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của NXB Thống Kê 55

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của NXB Thống kê 57

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ 57

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 58

2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 60

2.1.2.4. Thị trường tiêu thụ của Nhà xuất bản Thống kê 61

2.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm tại NXB Thống kê 61

2.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm của NXB Thống kê 61

2.1.3.2. Đặc điểm quy trình sản suất sản phẩm tại NXB Thống kê 62

2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà xuất bản Thống kê 64

2.1.4.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 64

2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Nhà xuất bản Thống kê 65

2.1.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NXB Thống kê trong những năm gần đây và phương hướng phát triển trong tương lai 68

2.2. Thực trạng hach toán chi phí sản xuất tính giá thành sảnphẩm tại NXB Thống Kê 69

2.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê 69

2.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê 69

2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 70

2.2.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 72

2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại NXB Thống kê 72

2.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 73

2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 92

2.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 104

2.2.2.4. Hạch toán chi phí trả trước 125

2.2.2.5. Hạch toán chi phí thuê ngoài 129

2.2.2.6. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất toàn NXB Thống kê 130

2.2.3. Phương pháp tính giá thành tại NXB Thống kê. 132

2.2.3.1. Phương pháp tính giá thành in 133

2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành xuất bản 136

 

Phần III. . . .124

Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê

 

3.1. Những nhận xét chung về tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy kế toán tại NXB Thống kê 139

3.1.1. Những nhận xét chung về tổ chức quản lý tại NXB Thống kê 139

3.1.2. Những nhận xét chung về tổ chức kế toán tại NXB Thống kê 140

3.2. Những nhận xét cụ thể về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê 142

3.2.1. Những ưu điểm 142

3.2.2. Những nhược điểm 144

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà xuất bản Tống kê 147

3.3.1. Sự cần thiết của hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 147

3.3.2. Yêu cầu hoàn thiện 148

3.3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê 149

 

 

doc160 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho Xưởng in, kho Sản xuất – kinh doanh và kho Quản lý. Chính vì vậy, khi mua NVL, căn cứ vào hóa đơn kế toán sẽ lập bảng kê cho từng kho nhập để tiện theo dõi. Trong các kho kể trên, chỉ có NVL tại kho Xưởng in và kho Sản xuất – kinh doanh là được sử dụng trực tiếp sản xuất. Nguyên vật liệu tại kho Quản lý được sử dụng vào các hoạt động sản xuất chung cũng như các hoạt động ngoài sản xuất. Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, kế toán lập”Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào” (Biểu số 2.2) cho Xưởng in (phòng Sản xuất - kinh doanh tương tự): Đơn vị: Xưởng in BIỂU 2.2 : BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO Mẫu số 03/GTGT Kèm theo tờ khai thuế GTGT (Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng) Tháng 01 năm 2007 Tên cơ sở kinh doanh: Nhà xuất bản thống kê Địa chỉ: 98 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội Hóa đơn, chứng từ mua Tên người bán Mã số thuế người bán Mặt hàng Ghi có TK đối ứng (mua) Doanh số mua chưa có thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hóa đơn Số hóa đơn Ngày, tháng năm phát hành NVL TP 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ND 6674451 8/01 Nhà máy giấy Bãi Bằng 0100110441 Giấy BB(31x42) 112 38.402.500 10% 3.840.250 ND 6674451 8/01 Nhà máy giấy Bãi Bằng 0100110441 Giấy BB(27x39) 112 25.120.000 10% 2.512.000 ND 6674451 8/01 Nhà máy giấy Bãi Bằng 0100110441 Giấy BB(26x36) 112 21.940.000 10% 2.194.000 ND 6987551 21/01 Nhà máy giấy Bãi Bằng 0100110441 Giấy viết trắng 331 60.468.600 10% 6.046.860 SD 2600178 27/01 Công ty TNHH Bình Ngọc 0101276315 Kẽm A3P23 331 15.000.000 10% 1.500.000 … … … … … … … … … … … … Tổng cộng 197.047.500 17.882.000 Ngày…tháng…năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) “Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào” trên là cơ sở để kế toán lập Chứng từ ghi sổ( ghi Nợ TK611 và ghi Có các tài khoản khác) vào ngày 31/01/2007 (do Chứng từ ghi sổ được mở 30 ngày 1 lần). Chứng từ ghi sổ này sẽ có định khoản Nợ TK 611 Phần NVL nhập mua và giá trị thuê in ngoài Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111 Phần thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112 Phần thanh toán bằng TGNH Có TK 141 Thanh toán bằng tạm ứng Có TK 331 Phần còn nợ người bán Đồng thời, kế toán vào sổ chi tiết các TK 611, 133, 111, 112, 141, 331. 2 - Căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc kế hoạch sản xuất trong kỳ đã được Giám đốc phê duyệt, phòng Sản xuất – kinh doanh sẽ lập Phiếu tính giá (Biểu số 2.3) xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (theo như định mức) và chi phí nhuận bút (nếu có). Do đặc thù của sản phẩm in ấn là lượng nguyên vật liệu đầu vào (giấy, kẽm, bìa) có thể tính toán khá chính xác và giá trị của những yếu tố đầu vào này ít thay đổi nên có thể ước lượng trước chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do việc thỏa thuận nhuận bút được tiến hành khi ký Hợp đồng kinh tế nên trước chi sản xuất ta đã có thể xác định chi phí nhuận bút là bao nhiêu. Tuy nhiên trong Phiếu tính giá không có chi phí sản xuất chung, mà chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp và phân bổ theo mức tiêu hao nguyên vật liệu chính vào cuối kỳ. Phiếu tính giá này là cách thức quản lý chi phí rất hiệu quả do nó được lập ra dựa theo yêu cầu của khách hàng về khuôn khổ, mẫu mã, chất lượng và số lượng. Nó giảm thiểu hiện tượng lãng phí nguyên vật liệu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Cơ sở lập Phiếu tính giá: Với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: NVL trực tiếp có thể tính được trên Phiếu tính giá bao gồm: giấy in, kẽm và bìa. _ Dựa vào những thông số trên Hợp đồng kinh tế đã ký kết về số lượng, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm mà phòng Sản xuất – kinh doanh sẽ xác định được loại giấy và khối lượng giấy cho thích hợp với nhu cầu của khách hàng. Loại giấy bìa cũng được lựa chọn theo yêu cầu đã đặt ra. _ Dựa vào chủng loại, số lượng giấy in đã xác đinh, phòng Sản xuất – kinh doanh sẽ tính toán khối lượng kẽm tương ứng cần sử dụng trong khâu bình bản. Giá trị NVL trên Phiếu tính giá được xác định theo phương pháp giá đích danh (tính trực tiếp) và đã bao gồm 2% hao hụt NVL trong định mức. Với khoản mục chi phí nhuận bút: Chỉ có những ấn phẩm do NXB Thống kê lên kế hoạch xuất bản với cộng tác viên – tác giả xuất bản thì mới có nhuận bút. Khi đó căn cứ vào tiền nhuận bút phải trả cho cộng tác viên – tác giả, phòng Sản xuất – kinh doanh ghi phần chi phí này vào Phiếu tính giá. Luân chuyển Phiếu tính giá: Phòng Sản xuất – kinh doanh lập xong Phiếu tính giá sẽ chuyển lên phòng Kế toán, cụ thể là chuyển cho kế toán hàng hóa (phụ trách tình hình Nhập - Xuất - Tồn của nguyên vật liệu). Phiếu tính giá này phải được gửi kèm với Hợp đồng kinh tế đã ký. Bản sao được giữ tại phòng Sản xuất – kinh doanh để chuyển cho công nhân trực tiếp in ấn. Phiếu tính giá này được xem như lệnh xuất, vì vậy nơi tiến hành sản xuất (Xưởng in, phòng Sản xuất – kinh doanh) sẽ dựa vào đó để yêu cầu thủ kho xuất nguyên vật liệu. Phiếu tính giá này được dùng làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ (ghi Nợ TK 621, có TK611) và do kế toán hàng hóa lưu. Ví dụ về lập Phiếu tính giá: Theo kế hoạch xuất bản cuốn sách “Sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC” đã được duyệt, biểu hiện bằng Quyết định xuất bản, phòng Sản xuất - kinh doanh sẽ tiến hành lập Phiếu tính giá số 3 cho sản phẩm này. Yêu cầu của khách hàng về cuốn sách như sau: + Số trang : 228 trang (gồm 8 ảnh) + Khổ : 14,4 cm x 20,5 cm + Số bản : 500 + Màu : 1 màu + 4 màu + Giấy ruột: BB 27 x 39 + Bìa : Couche, láng nilon mịn Từ yêu cầu trên, phòng Sản xuất - kinh doanh xác định các yếu tố chi phí ghi trên Phiếu tính giá: _ Với khoản mục chi phí NVL trực tiếp: để đáp ứng yêu cầu về khuôn khổ và chủng loại ruột sách, NXB Thống kê phải dùng giấy BB 27 x 39 để in. Với loại bìa Couche, định lượng là 230g/m2, in bìa xong sử dụng nilon láng mịn. Căn cứ vào nội dung và khổ sách thì tính ra số lượng kẽm cần dùng là 58 bản. _ Với khoản mục chi phí nhuận bút: Nhuận bút phải trả cho tác giả là 6.000.000 VNĐ, đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Phiếu tính giá có dạng như sau: BIỂU 2.3 : PHIẾU TÍNH GIÁ Nhà xuất bản Thống kê PHIẾU TÍNH GIÁ 98 Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội Tên kho nhập: Sản xuất - kinh doanh Số:.. 3../PTG Tên ấn phẩm: Sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC Hợp đồng đặt in số 10 tháng 01/2007 Tên đơn vị: phòng Sản xuất - kinh doanh (đơn vị: đồng) Khoản mục chi phí Khuôn khổ vật tư Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1.Chi in ruột, bìa, chế bản _ In ruột bằng giấy và in tại Thống kê. _ In bìa bằng giấy và In tại Thống kê. _ Kẽm in _ Phim _ Mực in 27 x 39 31,5 R 58 bản 50.200 10.000 1.581.300 590.700 580.000 414.000 621 621 621 621 2.Chi đóng xén bó 500.000 622 3.Tiền bản quyền của tác giả 6.000.000 142 4.Chi khác (nếu có) Tổng cộng 9.666.000 Phiếu nhập kho số :…ngày..., số lượng nhập… Khuôn khổ 14,4 x 20,5 Số trang ruột: 228 trang Số trang quy ra khổ 13 x 19 Ngày…tháng 01 năm2007 Giám đốc Kế toán trưởng Trưởng phòng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phiếu tính giá trên được gửi lên phòng kế toán, kèm với Hợp đồng kinh tế coi như một chứng từ gốc để làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ vào cuối tháng (ngày 31/01/2007). Khi đó trên Chứng từ ghi sổ có định khoản: Nợ TK 621 Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng Có TK 611 NVL xuất dùng trong tháng Đồng thời, kế toán có thể vào sổ chi tiêt TK 621 và sổ chi tiết TK 611. 3 - Trong quá trình sản xuất, khi xảy ra hao hụt ngoài định mức, công nhân trực tiếp sản xuất sẽ có trách nhiệm phải bồi thường. Nơi sản xuất sẽ lập giấy để xác nhận mức hao hụt phải bồi thường và đối tượng bồi thường rồi gửi cho phòng Kế toán – tài chính. Căn cứ vào giấy này, kế toán có thể mở Chứng từ ghi sổ: Nợ TK 138 Số bồi thường Có TK 611 Số bồi thường Đồng thời, kế toán sẽ vào sổ chi tiết TK 138 và TK 611. Mặt khác, kế toán sẽ gửi giấy đề nghị cho thủ kho xuất lượng NVL tương ứng với số hao hụt để đảm bảo tiếp tục sản xuất. 4 – Căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định trên Phiếu tính giá, phòng Kế toán – tài chính lập 2 loại bảng kê khác nhau: “Bảng kê chi phí sản xuất sách” (Biểu số 2.4 và Biểu số 2.5) liệt kê chi phí NVL trực tiếp của Sách và “Bảng kê chi phí sản xuất biểu mẫu, chứng từ” (Biểu số 2.6) liệt kê chi phí NVL trực tiếp của biểu mẫu, chứng từ. Tác dụng của hai loại bảng kê này là theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại từng bộ phận sản xuất là Xưởng in và phòng Sản xuất - kinh doanh. Căn cứ vào hai loại bảng kê này ta cũng xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm (đơn đặt hàng) cụ thể. Bảng kê tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán so sánh mức tiêu hao NVL của từng đơn vị sản xuất, góp phần nâng cao tinh thần tiết kiệm, tránh hao hụt lãng phí NVL. Điều này giúp cho việc quản lý chi phí chặt chẽ hơn, thuận tiện hơn. Bảng kê chi phí sản xuất có 3 bảng, trong đó Xưởng in có 2 bản và phòng Sản xuất - kinh doanh có 1 bảng. Kết cấu của các bảng này như sau: Nhà xuất bản Thống kê BIỂU 2.4 : BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA SÁCH" 98 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tháng 01/2007 Đơn vị: Phòng Sản xuất - kinh doanh  Đơn vị: đồng Phiếu tính giá Tên sách Số lượng Khuôn khổ Hệ số quy chuẩn Tổng số trang in Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số N - T Bìa Giấy in Kẽm Cộng 3 03/01  Sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC 500 14,4 x 20,5 1,20 136.246 590.700 1.581.300 580.000 2.752.000 4 07/01 Những điều cần biết về Thống kê 500 17 x 24 1,65 99.109 612.350 1.982.730 208.000 2.803.080 8  07/01 Tư liệu kinh tế - xã hội 671 Huyện, Quận, Thị xã,Thành phố thuộc tỉnh Việt Nam 350 19 x 27 2,08 1.985.950 8.610.200 23.049.360 3.216.800 34.876.360 … … … …. … …. …. …. …. …. … … … …. … …. …. …. …. …. Tổng 4.268.900 9.758.600 76.750.000 17.863.100 104.371.700 Ngày…tháng…năm2007 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nhà xuất bản Thống kê BIỂU 2.5 : BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA "SÁCH" 98 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tháng 01/2007 Đơn vị: Xưởng in  Đơn vị: đồng Phiếu tính giá Tên sách Số lượng Khuôn khổ Hệ số quy chuẩn Tổng số trang in Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số N - T Bìa Giấy in Kẽm Cộng 5 06/01 Hệ thống ngân hàng 3.500 17 x 25 1,72 1.626.012 1.089.500 12.800.000 2.890.700 16.780.200 6 07/01 Bài giảng quản trị nhân lực 2.450 17 x 25 1,72 1.053.897 987.500 12.400.000 2.009.400 15.396.900 11  12/01 Các chỉ tiêu phân tích 1.550 13 x 19 1,00 162.750 600.000 1.750.000 276.000 2.626.000 17 21/01 Niên giám Thống kê năm 500 19 x 31 2,38 298.077 160.000 355.000 180.000 695.000 18 26/01 Số liệu Thống kê 900 14,5 x 20,5 1,20 360.000 758.000 4.848.000 10.765.000 16.371.000 … … … …. … …. …. …. …. …. … … … …. … …. …. …. …. …. Tổng 6.698.670 14.520.000 98.156.200 21.721.000 134.397.200 Ngày…tháng…năm2007 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nhà xuất bản Thống kê BIỂU 2.6: BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA "BIỂU MÃU CHỨNG TỪ" 98 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tháng 01/2007 Đơn vị: Xưởng in Đơn vị: đồng Phiếu tính giá Tên biểu mẫu, chứng từ Số lượng Khuôn khổ Hệ số quy chuẩn Tổng số trang in Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số N - T Giấy in Kẽm Cộng 1 02/01 Giấy thi 50.000 29 x 21 2,47 74.100 3.469.200 100.000 3.569.200 2 04/01 Biên bản theo dõi 10.500 19 x 27 2,07 21.735 1.389.640 70.000 1.459.640 7 07/01 Phiếu thu 10.000 13 x 19 1,00 10.000 201.020 40.900 241.920 9 12/01 Phiếu chi 15.000 13 x 19 1,00 15.000 307.140 59.800 366.940 15 15/01 Phiếu nhập kho 13.000 13 x 19 1,00 13.000 298.204 50.000 348.204 … … … …. … …. …. …. …. …. … … … …. … …. …. …. …. …. Tổng 1.551.978 31.198.300 2.921.000 34.119.300 Ngày…tháng…năm2007 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng, việc kiểm kê nguyên vật liệu tại các kho: Xưởng in, Sản xuất - kinh doanh, Quản lý sẽ được tiến hành. Kế toán hàng hóa, phụ trách cả phần hành nguyên vật liệu sẽ xuống các kho trực tiếp kiểm kê. Việc kiểm kê vật chất cho biết số lượng NVL thực tế tồn kho cuối kỳ. Do NXB Thống kê áp dụng phương pháp tính giá NVL là phương pháp giá thực tế đích danh (tính trực tiếp) nên có thể tính ngay ra giá trị của số NVL tồn kho cuối kỳ này. Ví dụ vể xác định giá trị NVL tồn kho cuối kỳ Ngày 8/01/2007 kho Xưởng in nhập 1 lô giấy BB (27 x 39) loại 70g/m2, độ trắng 84 với đơn giá 110VNĐ/Tờ hay 55.000/RAM (1 RAM = 500 Tờ). Tuy nhiên để thuận tiện cho công tác kiểm kê thì loại giấy này thường được tính bằng Kg, giá 15.000 VNĐ/1Kg. Cuối kỳ, khi tiến hành kiểm kê thì lô hàng trên vẫn còn 280 Kg (Tương đương 40.000 tờ hay 80 RAM). Khi đó giá trị của lượng hàng tồn kho này được tính bằng 1 trong 3 công thức sau: Giá trị tồn kho ngày 31/01/2007 của giấy BB (27 x 39) = Lượng tồn kho x 15.700/Kg = 280 x 15.700 = 4.400.000 (VNĐ) (tính bằng Kg) = Lượng tồn kho x 110/Tờ = 40.000 x 110 = 4.400.000 (VNĐ) (tính bằng Tờ) = Lượng tồn kho x 55.000/RAM = 80 x 55.000 = 4.400.000(VNĐ) (tính bằng RAM) Kế toán ghi giá trị tồn kho cuối kỳ của loại giấy BB (27 x 39) vào “Phiếu kiểm kê nguyên vật liệu”. Như vậy, trên “Phiếu kiểm kê nguyên vật liệu” phản ánh cả hai chỉ tiêu là số lượng và giá trị NVL tồn kho cuối kỳ. Số liệu này được so sánh với số liệu ghi trên Thẻ kho của thủ kho và số liệu trên bảng kê chi phí sản xuất tại phòng Kế toán – tài chính. Khi xảy ra chênh lệch, tùy vào mức độ chênh lệch mà kế toán có sự xử lý phù hợp. Chênh lệch này có thể là thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu, và sẽ được ghi trực tiếp vào “Phiếu kiểm kê nguyên vật liệu”(Biểu số 2.7): _ Nếu chênh lệch thừa, kế toán sẽ căn cứ vào cột “Thừa” trên “Phiếu kiểm kê nguyên vật liệu” để lập Chứng từ ghi sổ có định khoản: Nợ TK 611 Giá trị NVL thừa chờ xử lý Có TK 338 Giá trị NVL thừa chờ xử lý _ Nếu chênh lệch này là thiếu: + Hao hụt trong định mức, kế toán ghi: Nợ TK 632 Giá trị NVL hạo hụt trong định mức Có TK 611 Giá trị NVL hao hụt trong định mức + Hao hụt ngoài định mức, thủ kho có trách nhiệm phải bồi thường, khi đó kế toán ghi: Nợ TK 138 Phần NVL hao hụt ngoài định mức Có TK 611 Phần NVL hao hụt ngoài định mức _ Sau khi kiểm kê, kế toán sẽ căn cứ vào số liệu trên “Phiếu kiểm kê nguyên vật liệu” để kết chuyển NVL tồn kho cuối kỳ: Nợ TK 152 Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ Có TK 611 Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ “Phiếu kiểm kê nguyên vật liệu” (Biểu số 2.7) được lập thành hai bản, một bản giao cho thủ kho và một bản giao cho phòng kế toán ghi sổ và lưu. BIỂU 2.7 : PHIẾU KIỂM KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU Nhà xuất bản Thống kê 98 Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội Đơn vị: Xưởng in PHIẾU KIỂM KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU Ngày 31/01/2007 Đơn vị: đồng ST T Tên NVL ĐV Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch SL TT SL TT Thừa Thiếu 1 Giấy BB 31 x 42 Kg 370 7.104.500 370 7.104.500 2 Giấy BB 27 x 39 Kg 280 4.400.000 280 4.400.000 3 Giấy BB 26 x 36 Kg 250 4.388.000 250 4.388.000 4 Giấy viết trắng Kg 510 7.709.800 510 7.709.800 5 Giấy bìa 79x109 Tờ 4000 3.840.000 4000 3.840.000 6 Kẽm A3P23 Tờ 160 1.600.000 160 1.600.000 … … … … … … … … … … … … … … Tổng 35.023.500 35.023.500 Ngày…tháng 01năm2007 Thủ kho Trưởng ban kiểm kê (ký, họ tên) (ký, họ tên) Dựa vào Phiếu kiểm kê nguyên vật liệu, kế toán xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ của cả 3 kho. Cùng với số liệu về NVL tồn kho đầu kỳ và NVL nhập kho trong kỳ, kế toán xác định được giá trị từng loại NVL xuất kho trong kỳ (tháng) tại từng kho theo công thức sau: Giá trị NVL = Giá trị NVL + Giá trị NVL _ Giá trị NVL xuất kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ tồn kho cuối kỳ Ví dụ về tính giá NVL xuất kho trong kỳ Loại giấy BB (27 x 39) của Xưởng in có số liệu như sau: _ Giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ = 0 VNĐ. Giá trị này có thể xem trên “Bảng kê giá trị nguyên vật liệu Nhập - Xuất - Tồn” (Biểu số 2.8) cuối kỳ trước (cột “Tồn cuối kỳ”). _ Giá trị nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ = 25.120.000VNĐ. Giá trị này có thể xem trên ”Bảng kê hóa đơn, chứng từ, háng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ” (Biểu số 2.2). _ Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ = 4.400.000 VNĐ. Số liệu này lấy trên “Phiếu kiểm kê NVL cuối kỳ” (Biểu số 2.7). è Từ trên ta tính ra được giá trị xuất kho trong kỳ của loại giấy này là: Giá trị xuất kho trong tháng = 0 + 25.120.000 - 4.400.000 01/7007 của giấy BB(27x29) = 20.720.000 (VNĐ) Giá trị NVL xuất kho trong kỳ nói trên sẽ được ghi vào cột “Xuất dùng trong kỳ” của “Bảng kê giá trị nguyên vật liệu Nhập, Xuất, Tồn” (Biểu số 2.8 và 2.9). Kế toán lập hai bảng kê khác nhau cho hai bộ phận cùng tiến hành sản xuất kinh doanh là Xưởng in và phòng Sản xuất - kinh doanh. Có thể căn cứ vào cột “Xuất dùng trong kỳ” trên hai bảng kê này để tập hợp chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong toàn doanh nghiệp. Nếu “Bảng kê chi phí sản xuất Sách” và “Bảng kê chi phí sản xuất Biểu mẫu chứng từ” theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh theo từng sản phẩm (đầu sách, mẫu biểu cụ thể), thì “Bảng kê giá trị nguyên vật liệu Nhập - Xuất - Tồn” (Biểu số 2.8 và 2.9) lại theo dõi chi phí nguyên vật liệu phát sinh theo từng danh mục vật tư. Nhà xuất bản Thống kê BIỂU 2.8 : BẢNG KÊ GIÁ TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP-XUẤT-TỒN 98 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tháng 01/2007 Đơn vị: Xưởng in (Đơn vị : đồng) STT Tên nguyên vật liệu ĐV Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ Xuất trong kỳ Ghi chú SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Giấy BB 31 x 42 Kg 230 4.416.000 2000 38.402.500 370 7.104.500 1860 35.714.000 2 Giấy BB 27 x 39 Kg 0 0 1600 25.120.000 280 4.400.000 1320 20.720.000 3 Giấy BB 26 x 36 Kg 200 3.840.000 1250 21.940.000 250 4.388.000 1200 21.392.000 4 Giấy viết trắng Kg 300 4.535.000 4000 60.468.600 510 7.709.800 3790 57.293.800 5 Bìa 79 x 109 Tờ 5000 4.800.000 11000 1.320.000 4000 3.840.000 12000 2.280.000 6 Kẽm A3P23 Tờ 460 4.600.000 1500 15.000.000 160 1.600.000 1800 18.000.000 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Tổng 20.110.300 197.047.500 35.023.500 182.134.300 Ngày…tháng 01 năm2007 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nhà xuất bản Thống kê BIỂU 2.9 : BẢNG KÊ GIÁ TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP-XUẤT-TỒN 98 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tháng 01/2007 Đơn vị: Sản xuất-kinh doanh (Đơn vị : đồng) STT Tên nguyên vật liệu ĐV Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ Xuất trong kỳ Ghi chú SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Giấy BB 29,7 x 42 Kg 100 1.409.800 1200 16.918.000 350 4.934.400 950 13.393.400 2 Giấy BB 31 x 42 Kg 150 2.880.000 1500 28.800.000 420 8.064.500 1230 23.615.500 3 Giấy BB 26 x 36 Kg 310 5.441.000 1000 17.552.000 250 4.388.000 1060 18.605.000 4 Bìa 79 x 109 Tờ 3500 3.360.000 8000 7.680.000 2250 2.160.000 9250 8.880.000 5 Kẽm A3P23 Tờ 120 1.200.000 1500 15.000.000 80 80.000 1540 16.120.000 6 Giấy BB 76 IS Kg 150 2.447.800 1700 27.742.300 370 6.038.000 1480 24.152.100 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Tổng 34.769.100 125.420.000 69.435.200 90.753.900 Ngày…tháng 01 năm2007 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào “Phiếu kiểm kê NVL” và hai “Bảng kê giá trị nguyên vật liệu nhập, xuất tồn” lập cho Xưởng in và phòng Sản xuất - kinh doanh trên, cuối tháng kế toán mở 1 Chứng từ ghi sổ phản ánh giá trị NVL tồn kho cuối kỳ và giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho toàn doanh nghiệp (ghi Có TK 611). Chứng từ ghi sổ này có dạng như sau: BIỂU 2.10 : CHỨNG TỪ GHI SỔ Nhà xuất bản Thống kê 98 Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:8/1 Tháng 01 năm 2007. (Đơn vị : đồng) Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số NT Nợ Có Kết chuyển NVL tồn kho CK 152 611 35.023.500 Xuất dùng NVL cho sản xuất 621 611 272.888.200 Cộng x x 307.911.700 x Kèm theo “Phiếu kiểm kê NVL” và 2 “Bảng kê NVL Nhập- Xuất-Tồn” . Người lập (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 01. năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Từ Chứng từ ghi sổ trên, kế toán vào sổ cái TK 621. Tại NXB Thống kê, công việc vào sổ cái do Kế toán trưởng thực hiện, cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ được lập trong kỳ để vào sổ cái. Mỗi một chứng từ ghi sổ được ghi vào một dòng trong sổ cái. Do Chứng từ ghi sổ mở tại NXB Thống kê theo kỳ kết hợp với nội dụng kinh tế (1 tháng 1 kỳ) nên cuối mỗi tháng, kế toán trưởng sẽ tiến hành vào sổ cái. Sổ cái TK 621 mở vào ngày 31/01/2007 có sạng như sau: BIỂU 2.11 : SỔ CÁI TK 621 Nhà xuất bản Thống kê 98 Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội SỔ CÁI Năm 2007 Tên TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Đơn vị: đồng) N-T ghi sổ CTGS Diễn Giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số NT Nợ Có A B C D E 1 2 G 31/01 8/1 31/01 Xuất dùng NVL cho sản xuất 611 272.888.200 31/01 8/1 31/01 K/C chi phí NVLTT vào Giá thành sản phẩm 631 272.888.200 Cộng 272.888.200 272.888.200 Kèm theo ..2... “Bảng kê NVL Nhập- Xuất-Tồn” Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày.....tháng 01 năm 2007 Giám đốc (Ký,họ tên, đóng dấu) Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phiếu tính giá được lập trước khi việc sản xuất thực tế diễn ra và vì vậy chi phí trên Phiếu tính giá mang tính định mức. Tuy nhiên do đặc thù của sản phẩm in ấn là giá thành tương đối ổn định, ít biến động giữa các kỳ nên chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và chi phí định mức là không có hoặc không đáng kể. Số lượng NVL được xuất kho lại dựa trên Phiếu tính giá nên bộ phận nào xin xuất kho bao nhiêu thì sử dụng hết bấy nhiêu. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tiến hành tính giá thành, do vậy không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng đều nằm trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu này có thể được tập hợp dựa vào “Bảng kê chi phí sản xuất của Sách” (Biểu số 2.4 và Biểu số 2.5)và “Bảng kê chi phí sản xuất của Biểu mẫu chứng từ” (Biểu số 2.6) lập cho Xưởng in và phòng Sản xuất - kinh doanh nói trên. Chi phí NVL trực tiếp trước mắt được tập hợp cho 2 loại sản phẩm là “Sách” và “Biểu mẫu chứng từ” . Chi phí NVL trực tiếp của một đơn vị sản phẩm (1 quyển sách hay 1 biểu mẫu chứng từ) được phân bổ vào cuối kỳ, dựa trên số trang quy chuẩn của sản phẩm đó. Việc phân bổ này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần sau (mục 2.3). Tổng chi phí NVL trực tiếp được tập hợp cho “Sách” và “Biểu mẫu chứng từ” này lại là tiêu thức để phân bổ chi phí NCTT và chi phí SXC về sau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập = chi phí + chi phí hợp cho toàn bộ Biểu mẫu, chứng từ giấy in ruột kẽm Chi phí nguyên vật liệu trực = chi phí + chi phí + chi phí tiếp tập hợp cho toàn bộ Sách giấy in ruột bìa kẽm Ví dụ cụ thể về tập hợp chi phí NVL trực tiếp tháng 01/2007 Theo số liệu trên “Bảng kê chi phí sản xuất của Sách” lập cho Xưởng in và phòng Sản xuất - kinh doanh (Biểu số 2.4,2.5), “Bảng kê chi phí sản xuất của Biểu mẫu chứng từ” lập cho Xưởng in (Biểu số 2.6 ) ta xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho toàn bộ Sách và cho toàn bộ Biểu mẫu chứng từ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp cho toàn bộ Biểu mẫu, chứng từ (Chỉ có tại Xưởng in) = 31.198.300 + 2.921.000 = 34.119.300 VNĐ Chi phí NVL trực tiếp tập hợp cho toàn bộ Sách (tại cả Xưởng in và phòng Sản xuất - kinh doanh) = (14.520.000 + 98.156.200 + 21.721.000) + (9.758.600 + 76.750.000 + 17.863.100) = 134.397.200 + 104.371.700 = 238.768.900 VNĐ Tóm lại: Chi phí NVL trực tiếp tại NXB Thống kê chỉ bao gồm: chi phí giấy in, kẽm, phim in đối với sản phẩm Biểu mẫu chứng từ và thêm chi phí bìa in với sản phẩm Sách. Mực in tuy cũng là NVL trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành sản phẩm nhưng khi lập Phiếu tính giá, phòng Sản xuất - kinh doanh không thể xác định được lượng mực in cần thiết cho từng sản phẩm, do vậy chi phí mực in được xếp vào chi phí sản xuất chung của Xưởng in và phòng Sản xuất - kinh doanh. Nó là một bộ phận hợp thành của chi phí sản xuất chung nên sau này sẽ được tập hợp và phân bổ (theo mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp). Chi phí NVL trực tiếp tại NXB Thống kê được tập hợp căn cứ vào Phiếu tính giá và “Bảng kê chi phí sản xuất sách” và “Bảng kê chi phí sản xuất Biểu mẫu chứng từ” do trực tiếp phòng Sản xuất - kinh doanh lập. Đây là chi phí định mức nhưng rất gần với chi phí thực tế p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc350.doc
Tài liệu liên quan