MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG 3
I. Các quan điểm cơ bản về thị trường 3
1. Khái niệm thị trường 3
1.1. Theo định nghĩa của kinh tế học 3
1.2. Theo quan điểm Maketing 3
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường 3
2.1. Xét theo sự tác động của các lĩnh vực thị trường 3
2.2. Theo tính chất quản lý, cấp quản lý 4
II. Các quan điểm cơ bản về tiêu thụ 5
1. Khái niệm về tiêu thụ 5
2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5
2.1. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất trong các Công ty 6
2.2. Tiêu thụ sản phẩm giúp cho Công ty tạo ra doanh thu và lợi nhuận 6
2.3. Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa Công ty và khách hàng 6
2.4. Tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 7
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 7
3.1. Các nhân tố thuộc về thị trường 7
3.2. Các nhân tố thuộc về bản thân Công ty 9
3.3. Nhân tố cạnh tranh 10
3.4. Sự điều tiết của nhà nước 10
4. Nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 10
4.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 10
4.2. Xây dựng chính sách giá cả 14
4.3. Xây dựng chính sách phân phối sản phẩm theo kênh tiêu thụ 19
5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 21
5.1. Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ 22
5.2. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm 22
5.3. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ 22
5.4. Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ 23
III. Mối quan hệ giữa thị trường và tiêu thụ 23
IV. Những phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các Công ty 24
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 24
2. Chính sách giá bán 24
3. Tổ chức kênh tiêu thụ 25
4. Công tác bảo hành 25
5. Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm 26
6. Kích thích vật chất tổ chức khuyến mại 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI MỖ 27
I. Đặc điểm chung của Công ty 27
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 27
2. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 29
2.1. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty 29
2.2. Đặc điểm máy móc thiết bị 30
2.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm về sản phẩm của Công ty 30
2.4. Đặc điểm về tình hình cung ứng nguyên vật liệu và đặc điểm về vốn 33
2.5. Đặc điểm về lao động và tổ chức bộ máy của Công ty 34
2.6. Thị trường tiêu thụ 39
II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 40
1. Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty 40
2. Phương thức tiêu thụ và hình thức thanh toán của Công ty 48
2.1. Đặc điểm và phương thức tiêu thụ sản phẩm 48
2.2. Phương thức bán hàng và hình thức thanh toán 49
3. Phân tích thị trường tiêu thụ và khách hàng của Công ty 49
4. Những biện pháp mà Công ty đã làm để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm 51
5. Đánh giá khái quát hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 52
5.1. Kết quả đạt được và ưu điểm 52
5.2. Những tồn tại chủ yếu trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty và nguyên nhân của những tồn tạn 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỤNG ĐẠI MỖ 60
I. Phương hướng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian tới 60
1. Đặc điểm tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian tới 60
2. Mục tiêu của Công ty 61
2.1. Mục tiêu sản xuất 61
2.2. Mục tiêu đầu tư 62
II. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ 64
1. Hoàn thiện bộ phận Maketing 64
2. Nâng cao chất lượng và giảm giá bán sản phẩm 70
3. Xây dựng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 75
4. Áp dụng quy trình tự động hoá trong thiết kế, chế tạo và quản lý sản phẩm 78
5. Hỗ trợ bán hàng 80
6. Một số kiến nghị đối với nhà nước 82
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .87
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IETCOMBANK
Công ty luôn thanh toán các khoản vay ( cả gốc lẫn lãi) đúng hạn, không để nợ quá hạn, đảm bảo quay vòng vốn nhanh, không để ứ đọng vốn, do vậy rất được các Ngân hàng tin tưởng khi cấp tín dụng cho Công ty. Qua đó cho thấy Công ty có khả năng bảo toàn và phát triển vốn của mình.
2.5. Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Đặc điểm về lao động
Số lượng lao động:
Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ là một đơn vị kinh tế lớn đang có những bước phát triển vững mạnh. Công ty đã giải quyết tốt vấn đề về lao động; có những năm tổng số lao động của Công ty là 500 người ( số liệu năm 1980), hiện nay số lượng lao động của Công ty giảm xuống còn 300 người ( số liệu năm 2002).
Chất lượng lao động:
Trước đây, do gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Công ty làm ăn thua lỗ nên đã để mất đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề cao. Hiện nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân được đào tạo cơ bản, tuy nhiên còn có những hạn chế đó là:
+ Tay nghề của công nhân sâu nhưng không đa dạng
+ Tuổi trung bình cao (40 tuổi) nên việc tiếp thu và thích nghi với công nghệ, hoàn cảnh mới còn chậm. Do đó, Công ty luôn mở lớp đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ tay nghề và tuyển mới, nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ, lao động của Công ty. Tính đến cuối tháng 12/2002, số lượng và trình độ lao động của Công ty như sau: ( xem biểu 2).
Qua đó, ta có thể nhận thấy: Trình độ lao động của Công ty tương đối cao, phù hợp với những yêu cầu của sản xuất trong cơ chế hiện nay. Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất khá vững vàng, số công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ lớn. Có thể nói Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt, với kết cấu lao động hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
Do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức năm qua đã kịp thời chuyển biến để phù hợp với yêu cầu mới và cấp bách. Riêng năm 2002 vừa qua, công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ đã được tiến hành thường xuyên và đúng hướng, vì vậy năm 2002 Công ty đã đề bạt được:
+ 01 Phó giám đốc Công ty
+ 04 giám đốc Xí nghiệp
+ Đã tiếp nhận thêm 9 kĩ sư và cử nhân kinh tế trẻ có trình độ
+ Hàng chục công nhân trẻ có tay nghề
Cơ cấu lao động
Biểu 2: Cơ cấu lao động của Công ty Cơ khí xây dựng Đại Mỗ
TT
Ngành nghề
Hiện có ( người)
%
I
1
2
3
Cán bộ KHKT
Kĩ sư
Cao đẳng
Trung cấp
72
45
15
12
24
15
5
4
II
1
2
3
4
5
6
7
Công nhân trực tiếp
Công nhân bậc I
Công nhân bậc II
Công nhân bậc III
Công nhân bậc IV
Công nhân bậc V
Công nhân bậc VI
Công nhân bậc VII
228
4
9
20
35
70
60
30
76
1,3
3
6,7
11,67
23,33
20
10
Tổng cộng
300
100
Theo số liệu cuối năm 2002 tổng số lao động của Công ty là 300 người. Trong đó:
Cán bộ khoa học kĩ thuật: 72 người.
Công nhân trực tiếp: 228 người.
Chi tiết về các loại lao động của Công ty được thể hiện qua kết cấu lao động của Công ty.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ như vậy, cộng với sự nỗ lực lao động sáng tạo có trí tuệ, phát huy cao độ nội lực, khai thác triệt để tiềm năng chất xám, Công ty đã hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Chỉ đơn cử 3 năm gần đây, toàn Công ty đã có 250 sáng kiến, làm lợi trên 4 tỷ đồng. Tính riêng năm 2002, toàn công ty có 134 sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá và tiết kiệm. Con số trên cho ta thấy rõ chất lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng cao, được toàn Công ty quan tâm. Kết quả cho thấy, với những sáng kiến mới đã làm lợi cho Công ty số tiền trên 1,9 tỷ đồng. So với năm 2000 ( 26 sáng kiến) và năm 2001 ( 90 sáng kiến) thì năm 2002 là một thành công đáng mừng mà Công ty cần duy trì, phát huy và trân trọng.
Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, là một thành viên trực thuộc Tổng công ty xây dựng, Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ cũng giống như các Công ty sản xuất khác, để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất của mình.
Công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của người lao động. Đứng đầu là ban giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban và từng phân xưởng sản xuất. Giúp việc cho giám đốc là các phòng ban chức năng, thực hiện các chức năng quản lý nhất định.
* Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty CKXdĐM
Giám đốc
Phó Giám đốc
phụ trách KD
Phó Giám đốc
phụ trách KT
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Hành chính
Phòng Tổ
chức
Phòng Tài chính
kế toán
Phòng Kinh doanh
Phân xưởng
Rèn dập
Phân xưởng
Cơ khí
Phân xưởng
Đúc
Phân xưởng
Lắp ráp
Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc: Một phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh và Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
+ Giám đốc công ty: Có trình độ đại học, là người phụ trách, chỉ huy toàn bộ mọi hoạt động quản lý, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các phòng ban thông qua hai phó giám đốc và các trưởng phòng, đồng thời đi sâu chỉ đạo từng phân xưởng sản xuất thông qua các quản đốc phân xưởng.
+ Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật: Có trình độ đại học, là người chịu trách nhiệm chỉ đạo kĩ thuật, nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm, chỉ đạo các biện pháp KCS, nghiệm thu sản phẩm một cách nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: Có trình độ đại học, có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất ở các phân xưởng, kí kết các hợp đồng mua bán vật tư, bán các sản phẩm.
Phòng kĩ thuật: Bao gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng đều có trình độ đại học chịu trách nhiệm quản lí kĩ thuật, công nghệ sản xuất, gia công lắp đặt các loại sản phẩm và công trình do Công ty thực hiện, bóc tách bản vẽ thiết kế, tính toán định mức vật tư, năng lượng, nguyên vật liệu phụ, nhân công … chung của toàn Công ty. Thiết kế các bản vẽ theo yêu cầu của sản phẩm hoặc khách hàng; quản lí thiết bị kĩ thuật, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, bồi dưỡng kiểm tra, sát hạch tay nghề công nhân hàng năm.
Phòng tổ chức: Gồm một trưởng phòng và một phó phòng có trình độ đại học, có nhiệm vụ quản lý tổ chức nhân sự và lao động tiền lương, quản lý công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên, quản lý nhà ăn tập thể, nhà trẻ, các công trình phúc lợi công cộng của cơ quan.
Phòng hành chính: Gồm một trưởng phòng và các nhân viên, quản lý về hành chính và bảo vệ an ninh trong cơ quan.
Phòng tài chính kế toán: Bao gồm một kế toán trưởng, hai phó kế toán trưởng và hai nhân viên đều có trình độ đại học có nhiệm vụ quản lý tài sản tiền vốn của Công ty theo chế độ hiện hành, hạch toán kinh tế độc lập theo chế độ kế toán nhà nước ban hành, tính toán giá thành các sản phẩm của Công ty; lập báo cáo định kỳ và báo cáo quyết toán theo chế độ quy định, tính toán lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kinh doanh ( còn gọi là phòng kế hoạch vật tư): Bao gồm một trưởng phòng, hai phó phòng đều có trình độ đại học và các nhân viên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn ( tháng – quý – năm), trung hạn và dài hạn của Công ty, lập báo cáo theo quy định lên cấp trên, tìm kiếm nguồn hàng và khách hàng; kí kết các hợp đồng kinh tế, thanh lí hợp đồng và đối chiếu thanh toán công nợ cùng với phòng tài chính kế toán, phát lệnh sản xuất, điều độ sản xuất, cung ứng vật tư công cụ, dụng cụ, phụ tùng đảm bảo chất lượng, số lượng thời gian yêu cầu của sản xuất, quản lý bảo quản, nhập xuất vật tư, bán hàng theo đúng quy định; tham gia nghiên cứu thị trường, xác định sự biến động của thị trường về nhu cầu, giá cả, các chính sách thương mại của nhà nước… từ đó có các nghiên cứu và triển khai việc thực hiện tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá của Công ty. Đây là phòng có chức năng kinh doanh nối liền khách hàng với Công ty nên vai trò của phòng có tác động không nhỏ tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
2.6. Thị trường tiêu thụ.
Sản phẩm công nghiệp của Công ty có nhiều uy tín trên thị trường. Do đặc điểm về giá trị sử dụng của mỗi loại sản phẩm của Công ty là khác nhau nên thị trường tiêu thụ từng loại sản phẩm là khác nhau.
Với sản phẩm phụ tùng xây dựng thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là Hà Nội và các tỉnh huyện phía bắc như: Hoà Bình, Bắc Ninh, Sơn Tây, Đông Anh, Sơn La, Ninh Bình, Hà Đông, Vĩnh phúc và một số tỉnh khác tuy vậy số lượng tiêu thụ trên thị trường Hà nội vẫn là chủ yếu .
Đối với sản phẩm là hàng cơ khí, Công ty có những bạn hàng quen thuộc hàng năm đã ký kết những hợp đồng tiêu thụ và thực hiện cung ứng theo đúng hợp đồng đã ký kết như: Tổng công ty Sông Đà, Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị, Công ty xây dựng số 9 – VINACONEX, Công ty lắp đặt thiết bị Vạn Xuân và các Công ty khác... Hiện nay, Công ty đang tăng cường các hoạt động tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ, ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các Nhà máy, Công ty khác.
Với sản phẩm cột điện, cột vi ba hàng năm chủ yếu cung ứng cho các tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu và một số các tỉnh khác, với đội ngũ xe máy vận chuyển có năng lực, Công ty có thể đưa sản phẩm sang địa bàn các tỉnh khác nhau ở khu vực phía Bắc, hiện nay nhu cầu về phát triển và hoàn thiện mạng lưới điện quốc gia vẫn đang là vấn đề cấp bách, do đó trong những năm tới sản phẩm của Công ty có nhiều triển vọng phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ.
II.Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ.
1. Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, Công ty luôn chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp với các loại sản phẩm như cốt pha, giàn giáo, cột chống, cột điện, cột vi ba, hàng cơ khí… Hàng năm, Công ty đã sản xuất một sản lượng lớn có sức tiêu thụ trên thị trường.
Để thấy được thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Công ty ta đi phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất phản ánh khả năng hoàn thành hay năng lực làm việc thực sự của máy móc, cán bộ công nhân viên điều hành và trực tiếp tham gia sản xuất. Phản ánh khả năng cung ứng sản phẩm hàng hoá ra thị trường của Công ty có đảm bảo các mục tiêu mà Công ty đặt ra hay không.
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho thấy khả năng thâm nhập thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng và khả năng tiêu thụ lượng sản phẩm sản xuất ra. Các biểu và đồ thị sau cho thấy thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua một số năm.
Biểu 3: Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty năm 1999.
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng sản xuất
Khối lượng tiêu thụ
So sánh %
KH
TH
KH
TH
KHTT
TTSX
1
Phụ tùng XD
Tấn
608
589
588
564
95,92
95,75
2
Hàng cơ khí
Tấn
523
522
508
445
87,60
85,06
3
Cột điện, vi ba
Tấn
269
264
259
245
94,59
92,80
Biểu 4: Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty năm 2000.
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng sản xuất
Khối lượng tiêu thụ
So sánh %
KH
TH
KH
TH
KHTT
TTSX
1
Phụ tùng XD
Tấn
720
648
624
628
100,64
96,91
2
Hàng cơ khí
Tấn
445
1214
1159
1171
101,03
96,46
3
Cột điện, vi ba
Tấn
299
293
288
275
95,49
93,85
Biểu 5: Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty năm 2001.
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng sản xuất
Khối lượng tiêu thụ
So sánh %
KH
TH
KH
TH
KHTT
TTSX
1
Phụ tùng XD
Tấn
851
821
852
833
97,77
101,46
2
Hàng cơ khí
Tấn
2032
2081
2184
2203
100,86
105,86
3
Cột điện, vi ba
Tấn
230
316
358
324
90,50
102,53
Biểu 6: Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty năm 2002.
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng sản xuất
Khối lượng tiêu thụ
So sánh %
KH
TH
KH
TH
KHTT
TTSX
1
Phụ tùng XD
Tấn
864
914
876
911
103,99
99,67
2
Hàng cơ khí
Tấn
2159
2212
2096
2191
104,53
99,05
3
Cột điện, vi ba
Tấn
300
431
380
368
96,84
85,38
Biểu đồ I: Tiêu thụ phụ tùng xây dựng của công ty qua một số năm
Biểu đồ II: Tiêu thụ hàng cơ khí của công ty qua một số năm
Biểu đồ III: Tiêu thụ cột điện, cột vi ba của công ty qua một số năm
Qua các biểu trên cho thấy khối lượng sản xuất tăng lên qua các năm. Tuy nhiên % thực hiện kế hoạch trong từng năm về mặt hàng phụ tùng xây dựng từ năm 1999 đ 2001 luôn nhỏ hơn 100%. Chỉ có năm 2002 là cao hơn 100%. Thực hiện năm 2000 so với năm 1999 là 110,02% nhưng phần trăm hoàn thành kế hoạch năm 2000 chỉ đạt 90%. Năm 2001 so với năm 2000 tăng lên đến 126,69% nhưng phần trăm hoàn thành kế hoạch mới chỉ là 96,5%, đến năm 2002 thì vượt mức kế hoạch là 105,79%.
Sở dĩ không hoàn thành kế hoạch sản xuất là do khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra giảm so với kế hoạch đề ra, nên đã có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Như vậy, các tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch sản xuất cho thấy năng lực sản xuất của máy móc tương đối ổn định mà Công ty còn chưa khai thác được hết năng lực sản xuất này.
Đối với hàng cơ khí, sản lượng sản xuất qua các năm luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch: năm 1999 là 100,2%, năm 2000 là 272,8%, năm 2001 là 102,4%, năm 2002 là 102,45%. Sản lượng thực hiện tăng mạnh qua các năm. Năm 2000 so với năm 1999 là 232,12%, năm 2001 so với năm 2000 là 171,41%, năm 2002 so với năm 2001 là 106,29%. Tỷ lệ này cho thấy khả năng mở rộng sản xuất theo quy mô của Công ty là rất lớn, Công ty có khả năng đáp ứng một lượng lớn hàng cơ khí miễn là có nhu cầu tiêu thụ.
Đối với sản xuất cột điện, cột vi ba Công ty đều hoàn thành kế hoạch sản xuất trong các năm 2000, 2001, 2002. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất còn hạn chế, tốc độ tăng lên qua các năm của sản xuất không lớn.
Về việc tiêu thụ, qua các biểu đồ I; II; III ta thấy sản lượng tiêu thụ của các loại sản phẩm qua các năm đều tăng lên theo tốc độ tăng của sản xuất. Sản phẩm phụ tùng xây dựng năm 2000 so với năm 1999 lượng tiêu thụ tăng 111,34%, năm 2001 so với năm 2000 đạt 132,64%, năm 2002 so với năm 2001 đạt 109,36%. Sản phẩm hàng cơ khí năm 2000 so với năm 1999 đạt 263,14%, năm 2001 so với năm 2000 đạt 188,13%, năm 2002 so với năm 2001 đạt 99,59%. Sản phẩm cột điện, cột vi ba năm 2000 so với năm 1999 đạt 111,78%, năm 2001 so với năm 2000 đạt 117,81%, năm 2002 so với năm 2001 đạt 113,58%. Tuy nhiên, với sản phẩm phụ tùng xây dựng năm 1999, 2000 sản lượng tiêu thụ chỉ đạt tương ứng 95,75% và 96,91% so với sản lượng thực tế sản xuất. Như vậy vẫn còn lượng sản phẩm tồn kho không tiêu thụ được. Sang năm 2001 Công ty mở rộng các hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tăng cường các hoạt động tiếp thị, cải tiến đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, do vậy lượng sản phẩm tiêu thụ không những đáp ứng được lượng sản xuất mà còn tiêu thụ được lượng sản phẩm đã tồn đọng trước đó, mặc dù vậy vẫn chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sang năm 2002 tuy Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ nhưng so với thực tế sản xuất lại không đạt 100% do vậy lượng sản phẩm tồn kho lại tăng lên.
Khó khăn về thị trường tiêu thụ phụ tùng xây dựng là chủ yếu, năm 1999 đạt 95,92% so với kế hoạch, năm 2000 tăng lên đạt 100,64% nhưng sang năm 2001 giảm xuống còn 97,77% và tăng lên 103,99% năm 2002. Do lượng cung phụ tùng xây dựng ra thị trường ngày càng lớn, điều này tác động mạnh mẽ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Do vậy kết quả đạt được là đáng khích lệ, Công ty vẫn đảm bảo được tái sản xuất và tăng quy mô, nâng cao chất lượng phụ tùng xây dựng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Về mặt hàng cơ khí năm 1999 tiêu thụ chỉ đạt 84,08% so với thực tế sản xuất, đạt 87,6% so với kế hoạch tiêu thụ. Bước sang năm 2000, 2001 và tới năm 2002, với sự nỗ lực tổ chức tốt các hoạt động tiếp thị hàng cơ khí của Công ty được nhiều khách hàng chú ý tới nên đã ký thêm được nhiều hợp đồng tiêu thụ do vậy lượng sản xuất ra được tiêu thụ gần hết, vượt mức kế hoạch tiêu thụ. Năm 2000 đạt 101,03%, năm 2001 đạt 100,86%, năm 2002 đạt 104,53%. Sản phẩm này chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của Công ty. Đến đầu năm nay, sản phẩm hàng cơ khí vẫn được các bạn hàng tin dùng với xu hướng tiêu dùng ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên để khai thác hết được tiềm lực sản xuất của máy móc, Công ty đang tiến hành các hoạt động nhằm thu hút thêm các bạn hàng mới, tăng khối lượng tiêu thụ qua các hợp đồng tiêu thụ mới.
Nhu cầu về cột điện, cột vi ba qua mấy năm gần đây không lớn và có xu hướng giảm, lượng tiêu thụ của Công ty chủ yếu được thực hiện bởi các Xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty. Cột điện chủ yếu được đưa vào sử dụng trong các công trình mà các xí nghiệp này đang thi công, lượng bán ra ngoài còn hạn chế. Do vậy, đều không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ qua các năm chỉ đạt từ 90,50% đ 96,84%.
Để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty ta cần xem xét khối lượng tiêu thụ và tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường. Các biểu sau cho thấy khối lượng tiêu thụ và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo thị trường ở các khu vực địa lý qua một số năm.
Biểu 7: khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng tiêu thụ
1999
2000
2001
2002
TH
% so với 1999
TH
% so với 2000
TH
% so với 2001
Phụ tùng xây dựng
Hàng cơ khí
Cột điện, vi ba
Tấn
Tấn
Tấn
564
445
245
628
1171
275
111,35
263,15
112,24
833
2203
324
132,64
188,13
117,82
911
2191
368
109,36
99,46
113,58
Qua biểu 7 ta thấy khối lượng sản phẩm tiêu thụ đều tăng qua các năm, chỉ có khối lượng hàng cơ khí năm 2002 là giảm so với năm 2001 ( Cụ thể như đã phân tích ở trên ). Sở dĩ có sự tăng lên về khối lượng sản phẩm tiêu thụ như vậy là do đã tận dụng được lòng tin tưởng của bạn hàng và đã kí kết được ngày càng nhiều các hợp đồng. Ví dụ về mặt hàng phụ tùng xây dựng và cột điện, cột vi ba gần đây nhà nước ta đang tiến hành các dự án quốc gia như các công trình giao thông ( Bao gồm hệ thống cầu vượt, hầm bộ…), phát triển và hoàn thiện mạng điện lưới quốc gia và đặc biệt là dự án xây dựng sân vận động quốc gia, các dự án này cần một số lượng lớn về sản lượng phụ tùng xây dựng, cột điện, cột vi ba cũng như các mặt hàng cơ khí khác của Công ty. Do vậy, Công ty đã nắm bắt được cơ hội này và đã kí kết được nhiều hợp đồng nên khối lượng sản phẩm mà Công ty tiêu thụ được đã tăng dần lên qua các năm.
Biểu 8: Thực hiện tiêu thụ phụ tùng xây dựng theo thị trường
Đơn vị: Tấn
TT
Thị trường
1999
2000
2001
2002
1
Hà Nội
293
326
443
502
2
Hoà Bình
43
47
63
65
3
Bắc Ninh
32
35
36
39
4
Sơn Tây
27
30
39
41
5
Đông Anh
37
41
55
56
6
Sơn La
21
24
31
35
7
Ninh Bình
24
27
35
38
8
Hà Đông
45
50
67
68
9
Vĩnh Phúc
29
33
43
46
10
Các tỉnh khác
13
15
20
21
Tổng cộng
564
628
833
911
Qua biểu 8 ta thấy thị trường tiêu thụ phụ tùng xây dựng của Công ty chủ yếu là ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Mức tiêu thụ ở các thị trường đều tăng lên sau mỗi năm, tuy nhiên lượng tiêu thụ trên thị trường Hà Nội vẫn là chủ yếu ( năm 1999 là 51,9%, năm 2000 là 51,88%, năm 2001 là 53,18%, năm 2002 là 55,13%). Lượng tiêu thụ ở các tỉnh khác còn chiếm rất ít. Vấn đề đã và đang được đặt ra với Công ty là phải mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng khối lượng bán ở các tỉnh lẻ, Công ty cần chủ động cử các nhân viên nghiên cứu thị trường đến các khu vực khác nhau chủ yếu là ở miền Bắc để tìm hiểu nhu cầu xây dựng ở các địa phương, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty và ký kết hợp đồng tiêu thụ với các Công ty khác. Nói chung, do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đất nước phần nào gây ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ phụ tùng xây dựng. Trong điều kiện đó, việc tiêu thụ và mở rộng thị trường của Công ty gặp không ít khó khăn, có thời điểm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp lại, tuy nhiên thị trường Hà Nội luôn giữ ở mức ổn định, đảm bảo mức lãi.
Sản phẩm của Công ty chịu sự cạnh tranh của các Công ty khác như Công ty TNHH Hoà Phát, các Công ty tư nhân và kể cả các Công ty thuộc Tổng công ty ( Công ty cơ khí số 2 ) nhưng do từng bước cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng nên sản phẩm phụ tùng xây dựng của Công ty dần dần đã thâm nhập được vào các thị trường, từng bước ổn định và tăng trưởng.
Biểu 9: Thực hiện tiêu thụ hàng cơ khí theo khách hàng
Đơn vị: Tấn.
Khách hàng
1999
2000
2001
2002
Tổng công ty Sông Đà
357
916
1842
1851
Công ty XL và KDTBVT
6
14
20
19
Công ty XD số 9 – VINACONEX
11
44
48
45
Công ty lắp đặt thiết bị điện Vạn Xuân
27
76
41
39
Tổng công ty xây dựng
38
106
163
166
Các công ty khác
5
83
90
72
Tổng cộng
445
1171
2203
2191
Qua biểu 9 cho thấy sản phẩm hàng cơ khí của Công ty được tiêu thụ chủ yếu bởi các khách hàng như Tổng công ty Sông Đà chiếm từ 76% đ 84,43% ( chiếm 80,22% năm 1999, 76% năm 2000, 83,61% năm 2001 và 84,43% năm 2002), còn lại các khách hàng có nhu cầu nhỏ hơn nên hàng năm nhận tiêu thụ hàng cơ khí của Công ty với một lượng không đáng kể.
Với sản phẩm cột điện, cột vi ba như đã nói chủ yếu được tiêu thụ trong nội bộ Tổng công ty, lượng bán ra ngoài không đáng kể. Sản phẩm này chủ yếu được cung ứng cho một số tỉnh như Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu và một số tỉnh khác.
Tóm lại, qua thực tế tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tình hình tiêu thụ theo thị trường của các loại sản phẩm của Công ty cho thấy một kết quả tương đối khả quan. Công ty có thể duy trì và mở rộng quy mô sản xuất với tất cả các loại sản phẩm: cốt pha, giàn giáo, cột chống, cột điện, cột vi ba và hàng cơ khí trong những năm tới. Đầu tư đổi mới và cải tiến trang thiết bị sản xuất, tăng cường các hoạt động tiếp thị, nhất định Công ty sẽ ổn định và phát triển trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
2. Phương thức tiêu thụ và hình thức thanh toán cúa Công ty.
2.1. Đặc điểm và các phương thức tiêu thụ sản phẩm
Là đơn vị sản xuất chủ yếu trên cơ sở các hợp đồng kinh tế nên thị trường tiêu thụ sản phẩm không phức tạp, khách hàng chủ yếu là những bạn hàng có mối quan hệ lâu dài và thường xuyên. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là thông qua sự giới thiệu của bạn hàng. Hay nói cách khác là qua việc đảm bảo chữ tín của Công ty đối với sản phẩm sản xuất ra, nhất là trong điều kiện hiện nay trên thị trường cơ khí của Công ty còn bị nhiều Công ty, Nhà máy, tư nhân cạnh tranh…Do đó, để đảm bảo thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, thu tiền hàng nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng Công ty đã mở văn phòng đại diện và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. Đồng thời việc mở rộng thị trường tiêu thụ, chất lượng của sản phẩm đem đi tiêu thụ cũng được quan tâm kiểm tra chặt chẽ( do bộ phận kỹ thuật và KCS kiểm tra trước khi nhập kho ), nên khối lượng sản phẩm sản xuất được tiêu thụ nhanh, việc quay vòng nhanh đồng vốn của Công ty cũng là biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty. Do thực hiện tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm trên cả hai mặt chất lượng và số lượng, nên trong những năm vừa qua Công ty đã ký kết được nhiều các hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng cũng ngày càng nhiều và điều đó đã chứng tỏ được vị trí sản xuất của Công ty trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Các phương thức tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bắt đầu từ khâu xuất giao hàng cho khách và kết thúc khi khách hàng thanh toán tiền. Tuy công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty đã được quan tâm nhiều nhưng phương thức bán hàng ở Công ty chưa phong phú. Công ty chỉ quan tâm đến phương thức tiêu thụ trực tiếp. Như vậy quá trình tiêu thụ bao gồm hai giai đoạn: giao hàng và thu tiền bán hàng.
Ngoài ra Công ty còn có phương thức tiêu thụ qua cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Thực chất, Công ty coi các cửa hàng này như một khách hàng. Dù hàng ở cửa hàng này chưa tiêu thụ được nhưng khi họ lấy hàng thì phòng tiêu thụ đã viết phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT cho nhân viên cửa hàng và xác định doanh thu.
2.2. Phương thức bán hàng và hình thức thanh toán.
Công ty bán hàng theo phương thức trực tiếp. Theo phương thức này sản phẩm sản xuất xong theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì sẽ được bộ phận tiêu thụ giao tận tay cho khách hàng. Lúc này hàng sản xuất đi được coi là tiêu thụ.
Trường hợp khách hàng đến mua trực tiếp ( ít xẩy ra) thì phòng kinh doanh sẽ viết hoá đơn bán hàng ( hoá đơn GTGT ). Căn cứ vào hoá đơn này thủ kho sẽ xuất hàng cho khách. Lúc này sản phẩm cũng được coi là tiêu thụ.
Để tạo điều kiện cho quá trình tiêu thụ diễn ra một cách nhanh chóng Công ty đã sử dụng linh hoạt các hình thức thanh toán thuận lợi cho cả hai bên trong quan hệ mua bán sản phẩm:
Bán hàng thu tiền ngay: khi Công ty giao hàng cho khách hàng thì khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, ngân phiếu hoặc chuyển khoản.
Bán trả chậm: khách hàng mua hàng và chấp nhận sau một thời gian sẽ thanh toán, hình thức này thường áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên mua bán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100670.doc