Luận văn Một số ý kiến nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại xí ngiệp xây dựng số 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU BẢNG

LỜI NÓI ĐẦU . 1

PHẦN I:

Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC

HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 2

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 3

1. Tiền lương 3

1.1. Khái niệm tiền lương 3

1.2. Khái niệm tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế 5

1.2.1. Tiền lương danh nghĩa 5

1.2.2. Tiền lương thực tế 6

1.3. Tiền lương tối thiểu 6

1.3.1. Tiền lương tối thiểu 6

1.3.2. Tiền lương tối thiểu điều chỉnh trong Doanh nghiệp 7

2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 8

2.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 8

2.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 9

3. Các hình thức trả lương 12

3.1. Hình thức trả lương thời gian 12

3.1.1. ý nghĩa, điều kiện áp dụng 12

3.1.2. Các chế độ trả lương thời gian 13

3.2. Hình thức trả lương sản phẩm 14

3.2.1. ý nghĩa và điều kiện áp dụng 14

3.2.2. Các chế độ trả lương sản phẩm 18

3.3. Hình thức tiền thưởng 29

3.3.1. Khái niệm 29

3.3.2. Nội dung của tổ chức tiền thưởng 29

3.3.3. Các hình thức tiền thưởng 30

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC

HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG .31

PHẦN II:

PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI

XNXD SỐ 2 33

I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP 34

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG VIỆC TRẢ LƯƠNG

CỦA XÍ NGHIỆP 37

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 37

2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 41

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị 42

4. Đặc điểm về lao động 43

III. PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG

TẠI XÍ NGHIỆP 45

1. Quy chế trả lương 45

2. Các hình thức trả lương 46

2.1. Đối với bộ phận QLGT 46

2.1.1. Đối với bộ phận QLGT tại các phòng ban 46

2.1.2. Đối với bộ phận QLGT tại công trình 57

2.2. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất 63

2.2.1. Đối tượng áp dụng 63

2.2.2. Điều kiện áp dụng 63

2.2.3. Cách trả lương 66

a. Trả lương khoán theo khối lượng công việc được giao 66

b. Trả lương theo công nhật 71

2.2.4. Nhận xét 71

PHẦN III:

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC

TRẢ LƯƠNG TẠI XNXD SỐ 2 73

I. HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG ĐỐI VỚI

KHỐI GIÁN TIẾP 75

1. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý 75

2. Hoàn thiện hình thức trả lương khối QLGT tại

các phòng ban của Xí nghiệp 75

2.1. Tiền lương cơ bản 75

3. Hoàn thiện hình thức trả lương khối QLGT tại

công trường 79

II. HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG ĐỐI VỚI

KHỐI TRỰC TIẾP 82

1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương sản phẩm khoán 82

1.1. Hoàn thiện hệ thống định mức 82

1.2. Hoàn thiện công tác tổ chức, phục vụ và bố trí lao động 83

1.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm 84

2. Hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm khoán 84

2.1. Trả lương theo khối lượng công việc 84

2.2. Trả lương theo công nhật 88

3. Các điều kiện khác 88

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại xí ngiệp xây dựng số 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i địa bàn Hà Nội và khu vực phía Bắc cùng một số tỉnh miền trung như Quảng Ngãi, Đà Nẵng.v.v… Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động SXKD của xí nghiệp đạt được qua các năm như sau: Bảng (1): Bảng tổng kết HĐSXKD trong các năm: 2000; 2001; 2002. Đơn vị :nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị So 2000 Giá trị So 2001 Tổng giá trị sản lượng 25.083.464 31.573.000 125,87 32.856.708 104,07 Tổng doanh thu 23.007.955 28.894.332 125,58 30.994.320 107,27 Số nộp ngân sách 108.686 433.044 398,44 305.824 70,62 Tổng vốn cố định 2.233.606 2.167.865 97,06 2.475.407 114,19 Tổng vốn lưu động 9.248.044 12.392.357 134,00 13.927.750 112,39 Lợi nhuận sau thuế 314.311 300.103 95,48 300.104 100,01 Tỷ suất lợi LN/ Vốn 2,74 2,06 1,83 Tỷ suất LN/DT 1,37 1,04 0,97 Tổng quỹ lương 4.063.624 6.914.242 170,15 4.715.172 68,19 Thu nhập bình quân/ tháng 1.046 1.140 109,00 1.200 105,26 Nguồn: Báo cáo tổng kết tài chính năm 2002 Qua một số chỉ tiêu đánh giá khái quát trên ta thấy Xí nghiệp Xây dựng số 2 là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định về mọi mặt. Giá trị sản lượng xây lắp hàng năm tăng khá cao, năm 2001 đạt 31,57 tỷ tăng 125,87% so với năm 2000, năm 2002 đạt 32,86 tỷ, tăng 104,07% so với năm 2001.Trong 2 năm: 2001và 2002 tuy tỷ suất lợi nhận/vốn và doanh thu có giảm nhưng thu nhập bình quân của người lao động vẫn tăng, sự giảm sút này là do đặc điểm sản xuất không ổn định, mang tính mùa vụ của ngành xây dựng. Trong những năm qua, sản phẩm của xí nghiệp luôn đạt chất lượng cao, giá thành hợp lý, nhận được sự tín nhiệm của các chủ đầu tư, tạo ra khả năng chiếm lĩnh thị trường, dành được những hợp đồng xây lắp có giá trị lớn, đặc biệt qua việc đấu thầu cạnh tranh hết sức gay gắt. Hoạt động kinh doanh của xí nghiệp phát triển làm cho đời sống cán bộ công nhân viên xí nghiệp ổn định với thu nhập bình quân/ tháng trong năm đạt 1.200.000 đồng, tăng 5,26% so với năm 2001. Đây là sự khuyến khích rất lớn gắn bó mọi người với đơn vị, hăng say lao động và công tác vì mục tiêu phát triển xí nghiệp. II. Những đặc điểm ảnh hưởng đến việc trả lương của Xí nghiệp 1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: Sơ đồ (1): Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp Xây dựng số 2 Giám đốc P. GĐ kỹ thuật P. GĐ tài chính P. Quản lý sản xuất P. Tài chính kế toán P. Tổ chức hành chính Công trình ( Chủ nhiệm CT ) Kế toán đội Thủ kho Bảo vệ Cán bộ kỹ thuật Công nhân trực tiếp Đội sản xuất - Giám đốc: đứng đầu bộ máy quản lý của xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp, là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn xí nghiệp, trực tiếp đưa ra các quyết định quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh tới các phòng ban, các đội sản xuất hoặc gián tiếp thông qua các phó giám đốc chức năng. Giám đốc là đại diện pháp nhân của xí nghiệp chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước tổng công ty và công ty về kết quả hoạt động SXKD của xí nghiệp. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng đảm nhiệm, thay mặt giám đốc (theo thứ tự uỷ quyền) giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặt. Có quyền đưa ra những quyết định đối với các phòng ban và các đội sản xuất trong giới hạn, trách nhiệm của mình. Xí nghiệp có 2 phó giám đốc: + Phó giám đốc kỹ thuật + Phó giám đốc kinh tế, nội chính Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc Xí nghiệp và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Phòng quản lý sản xuất: nhận nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, theo giõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Chủ trì trong công tác đấu thầu các công trình đồng thời giám sát kỹ thuật, theo giõi khối lượng và tiến độ thi công các công ttình. Tổ chức lập hồ sơ thanh toán, quyết toán theo từng giai đoạn và sau khi hoàn thành bàn giao công trình, theo giõi việc thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật. - Phòng tài chính kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ tài sản về mặt giá trị, vốn SXKD của xí nghiệp, tổ chức và thực hiện công tác tài chính kế toán - thống kê tại xí nghiệp. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phòng tài chính kế toán cấp trên về việc thực hiện chế độ tài chính - kế toán của nhà nước. Thông qua việc thu nhận và xử lý các thông tin kế toán, phòng tài chính kế toán giúp giám đốc xí nghiệp và Công ty nắm bắt được tình hình biến động tài sản, kết quả hoạt động SXKD và sử dụng vốn, đưa ra những phân tích, đánh giá về hoạt động kinh tế tại Xí nghiệp làm cơ sở cho các quyết định quản lý. - Các bộ phận quản lý gián tiếp tại công trường và đội sản xuất: chịu sự quản lý của Xí nghiệp và trực tiếp tham gia thi công các công trình là các chủ nhiệm công trình và các đội sản xuất. Các đội sản xuất thi công những hạng mục, phần việc chuyên môn tại các công trình theo sự yêu cầu của các chủ nhiệm công trình. Ngoài ra tại mỗi công trường có thể còn được bố trí một cán bộ kế toán thống kê, thủ kho và bảo vệ. - Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý các công tác về: Tổ chức bố trí lao động trong Xí nghiệp, tiến hành tuyển dụng nhân lực, theo giõi quản lý ngày công của người lao động. Tổ chức thi nâng bậc, theo giõi quản lý việc xếp lương, nâng lương cho người lao động. Tính toán và theo giõi tình hình nộp bảo hiểm xã hội của người lao động, giải quyết các chế độ chính sách như hưu chí, thai sản, ốm đau cho người lao động. Thực hiện theo giõi cấp phát trang thiết bị phòng hộ cho người lao động. Thực hiện công tác hành chính, y tế, quản lý các thiết bị văn phòng. Thực hiện chức năng bảo vệ chính trị nội bộ, công tác an ninh trật tự và bảo vệ tài sản của Xí nghiệp. Sơ đồ (2): Cơ cấu phòng Tổ Chức - Hành Chính: Trưởng phòng TC- HC Quản lý nhân lực Văn thư Quản lý thiết bị văn phòng Y tế Lái xe Bảo vệ BHXH và các chế độ khác Bộ máy quản lý của xí nghiệp tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Mô hình này được áp dụng rộng rãi tại các đơn vị có quy mô nhỏ, tính chất hoạt động không phức tạp, hoạt động của hệ thống quản lý tương đối đồng nhất. Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, các quyết định quản lý dễ triển khai, các cấp thực hiện thuận tiện trong việc thi hành vì chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ một đầu mối. * Đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp Xây dựng số2: (Trích thuyết minh báo cáo tài chính năm 2002) - Hình thức sở hữu vốn: ngân sách nhà nước - Hình thức hoạt động: Doanh nghiệp nhà nước - Lĩnh vực hoạt động: Xây lắp - Tổng số công nhân viên: 120 Từ đặc điểm này ta nhận thấy việc Xí nghiệp áp dụng mô hình trực tuyến chức năng trong tổ chức bộ máy quản lý là hợp lý, qua đó những ưu điểm trong phương pháp này sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của Xí nghiệp. Nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế những nhược điểm Xí nghiệp Xây dựng số 2 đã không áp dụng một cách máy móc, giám đốc Xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo các phòng ban hoặc gián tiếp đưa ra các quyết định quản lý thông qua các phó giám đốc. Phó giám đốc chỉ đạo các phòng ban thực hiện những nhiệm vụ mà giám đốc giao. Điều này khắc phục tính quan liêu có thể nảy sinh trong quá trình quản lý do sự tập trung quyền lực và giải toả bớt gánh nặng cho người lãnh đạo. Tuy nhiên người lãnh đạo phải chỉ đạo toàn diện các công việc và sự phát triển của Xí nghệp sẽ làm các lĩnh vực hoạt động SXKD ngày càng phức tạp, do đó người lãnh đạo sẽ không thể quán xuyến hết được các công việc, khả năng bao quát sẽ bị hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này ban giám đốc cần phát huy tính dân chủ trong công tác quản lý nhằm tập hợp các ý kiến và phát huy tính năng động sáng tạo của các thành viên, các bộ phận trong công tác quản lý. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Xí nghiệp Xây dựng số 2 là xây lắp. Do vậy hoạt động SXKD mang những nét đặc trưng của một đơn vị xây lắp. Khi có công trình, phòng quản lý lập dự toán, chủ trì trong công tác đấu thầu. Sau khi nhận thầu, Xí nghiệp chỉ định chủ nhiệm công trình, đồng thời phòng bố trí cán bộ giám sát kỹ thuật, theo giõi tiến độ thi công của các công trình. Chủ nhiệm công trình nhận nhiệm vụ thi công các công trình theo kế hoạch phòng quản lý sản xuất đã lập, là người duy nhất chịu trách nhiệm về mặt tài chính trên công trường, nếu công trường ở xa trụ sở công trình có thể được mở một mã tài khoản tại ngân hàng để nhận tiền tạm ứng thi công. Do đặc điểm các công trình thi công phát sinh tại nhiều nơi, thời gian thi công thường kéo dài, tiến độ thi công khẩn trương, sản phẩm là các công trình xây dựng yêu cầu phải được sản xuất đúng nơi tiêu thụ, toàn bộ nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị … phục vụ thi công phải được tập kết đến chân công trình. Để tạo ra một sản phẩm yêu cầu phải trải qua nhiều khâu khác nhau như: khảo sát - thiết kế - dự toán - thi công và cuối cùng là tạo ra một sản phẩm công trình mới. Chính vì vậy đòi hỏi Xí nghiệp phải áp dụng những biện pháp quản lý hữu hiệu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tại mỗi công trường đều thiết lập hệ thống kho bãi tập kết vật liệu, tổ chức công tác thủ kho bảo vệ tránh thất thoát. Bố trí một nhân viên kế toán thống kê chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ gốc, tính và lập bảng thanh toán tiền lương nhân công trực tiếp, đối chiếu ghi sổ sách phục vụ kịp thời cho công tác hoàn ứng, theo giõi chi phí và tính giá thành công trình. Trên công trường luôn có sự giám sát, chỉ đảo của các cán bộ kỹ thuật đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công và tránh lãng phí vật tư, giờ công lao động. Phòng quản lý sản xuất thực hiện việc kiểm tra và xác nhận số lượng vật liệu nhập vào công trường và cùng với phòng tài chính đảm nhiệm việc thu nhận và theo giõi tình hình sử dụng vật liệu trên mặt giá trị và chủ nhiệm công trình phối hợp quản lý chặt chẽ toàn bộ nguyên vạt liệu sử dụng (chi phí vật tư thường chiếm 50% - 70% tổng chi phí) đồng thời theo giõi việc mua sắm và điều chuyển thiết bị, công cụ sản xuất giữa các công trường để tận dụng tối đa năng lực thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên, chủ nhiệm công trình vẫn được uỷ nhiệm rộng trong việc mua sắm nguyên vật liệu, thiết bị nhằm tạo thế chủ động trong quá trình thi công. Trường hợp cần mua sắm các thiết bị có giá trị lớn phải thông qua giám đốc và phải ký hợp đồng mua bán với Xí nghiệp. Về chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp thông qua các chủ nhiệm công trình giao khoán theo khối lương công việc cho các tổ đội công nhân và trên căn cứ hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu thanh toán, bảng chấm công để tính và trả lương. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị Bảng ( 2 ): Bảng thống kê máy móc thiết bị của Xí nghiệp Đơn vị: Đồng TT Tên tài sản Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại % 1 Vận thăng nâng hàng 01 29.200.000 10.937.587 37.46 2 Máy trộn bê tông 02 7.500.000 1.871.622 24.96 3 Vận thăng 19m (300 Kg) 01 28.000.000 6.987.398 24.96 4 Máy trộn JG 150 01 20.000.000 17.382.000 86.91 5 Máy đầm cóc 01 15.500.000 4.944.628 31.9 6 Máy trắc địa NICON 01 7.766.990 4.439.618 51.16 7 Máy đầm MICASA 02 18.095.200 16.372.536 90.48 8 Máy xoa nền 01 17.747.919 9.858.211 55.55 9 Máy phát điện 01 66.000.000 47.923.150 72.61 10 Máy LURUNG- MICASA 01 81.047.620 46.145.123 56.93 11 Máy đầm cóc 2 kỳ MICASA 01 7.200.200 5.798.880 80.54 12 Máy hàn Lincoln R3R500I 04 34.076.506 28.797.492 84.51 13 Máy thuỷ chuẩn AX-1S 01 5.529.000 4.739.460 85.72 14 Máy lốc tôn ba trục Model: ZDW-11-20x2000 01 179.593.545 154.645.005 86.11 … … … … … … … … … … … … … … … … … … Nguồn: Giới thiệu năng lực hoạt động của xí nghiệp Qua bảng thống kê trên ta thấy Xí nghiệp Xây dựng số 2 có hệ thống máy móc thiết bị khá phong phú, đa dạng. Phần lớn thiết bị đều mới, có công suất sử dụng cao, giá trị còn lại >80%, có nhiều loại giá trị còn lại >90%. Chỉ có một số máy là còn 20% - 40%., không có máy nào quá cũ <20%. Do đó tạo điều kiện tiết kiệm nguyên vật liệu, thời gian vận hành, góp phần vào việc đảm bảo tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. 4. Đặc điểm về lao động: Lao động là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất cứ tổ chức nào. Đây là nguồn lực quyết định trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải hình thành được đội ngũ lao động tối ưu và phân công bố trí một cách hợp lý. Đứng trước nhu cầu này, ngoài việc đổi mới máy móc thiết bị, hàng năm Xí nghiệp còn tuyển thêm một số lương lao động có trình độ cao vào làm việc tại các phòng ban, các đội xây lắp. Đồng thời tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân. Hiện nay, xí nghiệp có một đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề có trình độ khoa học, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi. Hàng năm Xí nghiệp còn tiếp nhận thêm lực lượng lao động đáng kể làm hợp đồng, tuy nhiên, nòng cốt vẫn là lực lượng lao động trong biên chế của Xí nghiệp. * Cơ cấu lao động của xí nghiệp năm 2002: Tổng số CBCNV: 120 người Nữ: 22 người Trong đó: + Biên chế: 66 Nữ: 16 + Hợp đồng 3 năm: 12 Nữ: 01 + Hợp đồng <1 năm: 42 Nữ: 05 Phân loại nghành nghề: + Đại học 47 + Cao đẳng 03 + Trung cấp 15 + Nhân viên 02 + Dịch vụ 02 + Lái xe 08 + Bảo vệ 16 + Công nhân kỹ thuật 27 + Công nhân thời vụ 180 Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức hành chính năm 2002 Ta có bảng cơ cấu các phòng ban của Xí nghiệp như sau: Bảng (3): Cơ cấu các phòng ban của Xí nghiệp Chỉ tiêu Số lượng Nữ Trình độ Đại học Trung cấp LĐPT Ban giám đốc 03 0 03 0 0 P.Tổ chức hành chính 11 04 03 02 06 P. Quản lý sản xuất 06 03 06 0 0 P. Tài chính kế toán 06 02 05 01 0 Bộ phận quản lý gián tiếp tại công trình 34 07 20 02 12 Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức hành chính năm 2002 Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức gọn nhẹ với 60 thành viên trong đó có 16 nữ, chiếm 26.67%, với trình độ đại học là 37 người, chiếm 61.67%, trung cấp là 05 người, chiếm 8.3% còn lại là nhân viên tạp vụ, thủ kho, bảo vệ, gồm 18 người, chiếm 30%. Bộ máy quản lý gọn nhẹ với trình độ nghiệp vụ cao, được tổ chức khoa học là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Xí nghiệp. iii. phân tích các hình thức trả lương tại XNXD số 2. 1. Quy chế trả lương: Căn cứ vào NĐ số 26/CP ngày 23/05/1993 quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp nhà nước. Căn cứ nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. Thông tư hướng dẫn số 13/LĐ- TBXH-TL ngày 29/12/1998 của BLĐTB-XH. Hướng dẫn số 818/CV- HĐQT ngày 01/06/2000 về việc xây dựng quy chế trả lương của tổng công ty Dầu khí Việt Nam và quyết định số 3099/ HĐQT ngày 18/01/1995 của HĐQT tổng công ty Dầu khí Việt Nam quy định điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty thiết kế và xây lắp Dầu khí. Xí nghiệp Xây dựng số 2 xây dựng quy chế trả lương với nội dung sau: Phù hợp với quy chế trả lương của công ty chủ quản: Công ty thiết kế và xây lắp dầu khí. Việc trả lương cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động; mức độ hao phí lao động của từng công nhân viên chức được thể hiện ở chức danh công việc đảm nhận và chế độ tiền lương do nhà nước quy định nhằm khuyến khích công nhân viên chức phát huy tính chủ động sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ theo chức danh công việc được giao. Đối tượng thực hiện quy chế này bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc. Cán bộ chuyên trách Đảng, Công đoàn. Lao động hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 01 năm trở lên. * Nguồn hình thành quỹ lương: từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Quỹ tiền lương gồm hai phần: Quỹ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và quỹ tiền lương bộ máy quản lý. Quỹ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được hình thành từ đơn giá nhân công cấu thành trong giá bán sản phẩm, dịch vụ… Quỹ tiền lương của bộ máy quản lý được hình thành từ chi phí chung cấu thành trong giá bán sản phẩm, dịch vụ. Quỹ tiền lương của bộ máy quản lý được trích trong nguồn chi phí chung thu được từ 20% - 40%. Việc xác định tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm thực hiện và mức độ tiết kiệm chi phí chung của bộ máy quản lý. 2. Các hình thức trả lương: Các hình thức trả lương được áp dụng thống nhất trong xí nghiệp là hình thức trả lương sản phẩm kết hợp lương thời gian theo quy định hiện hành của nhà nước. Đối tượng hưởng lương bao gồm: Bộ phận quản lý gián tiếp (QLGT) và Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất. Bộ phận quản lý gián tiếp chia làm 2 bộ phận: QLGT tại các phòng ban và QLGT tại công trình. 2.1. Đối với bộ phận QLGT. Quỹ tiền lương của bộ phận này = 3.5% tổng giá trị sản lượng kế hoạch. Trong đó, bộ phận QLGT tại các phòng ban = 1.7% và bộ phận QLGT tại công trường = 1.8%. Đây chỉ là con số tạm trích để thanh toán lương hàng tháng cho các bộ phận, đến cuối kỳ căn cứ vào doanh thu thực hiện, Xí nghiệp tiến hành điều chỉnh (6 tháng điều chỉnh một lần). 2.1.1. Đối với bộ phận QLGT tại các phòng ban: a. Đối tượng áp dụng: Hình thức trả lương áp dụng với các BPQLGT tại các phòng ban của Xí nghiệp, bao gồm: Cán bộ lãnh đạo quản lí. Cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ kỹ thuật. Cán bộ hành chính. Cán bộ làm công tác đoàn thể. áp dụng lương thời gian đối với những đối tượng này do công việc của họ không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác bởi tính chất công việc của đối tượng này là không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Tiền lương mà người lao động nhận được hàng tháng bao gồm hai phần: - Lương cơ bản (lương cứng) – Lcb. - Lương chức danh (lương mềm) – Lcd. + Lcb: Được trả theo hệ thống thang bảng lương trong nghị định 26/CP đảm bảo đúng chế độ quy định, bao gồm cả phụ cấp trách nhiệm. + Lcd: Được trả theo hệ số lương chức danh công việc đảm nhận của từng cá nhân theo quy định của tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Thể hiện trong các bảng sau: Bảng (4): Bảng hệ số lương chức danh công việc Đối với cán bộ lãnh đạo TT Hạng doanh nghiệp Chức danh II 1 Giám đốc 7.89 2 Phó GĐ, KTT 6.90 3 Trưởng phòng 5.91 4 Phó phòng 4.92 Bảng (5): Bảng hệ số lương chức danh công việc Đối với chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành phục vụ TT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 1 Chuyên viên, kỹ sư nhóm 2 4.47 4.89 5.31 5.73 2 Chuyên viên, kỹ sư nhóm 3 2.44 2.80 3.16 3.52 3.88 4.24 3 Trung cấp, cán sự, KTV 1.82 2.15 2.48 2.81 3.14 3.47 4 Nhân viên văn thư sơ cấp 1.46 1.74 2.02 2.30 2.58 2.86 5 Nhân viên phục vụ 1.00 1.28 1.56 1.84 2.12 2.40 6 Thủ kho, bảo vệ, thủ quỹ, lễ tân 1.80 2.16 2.52 2.88 3.24 3.60 7 Lái xe 2.30 2.95 3.60 Nguồn: Quy chế trả lương của Cty PVECC (Ngày 06 tháng 03 năm 2001) b. Cách trả lương: Căn cứ tính trả lương hàng tháng là bảng chấm công làm việc thực tế của CNVC, HSL theo nghị định 26/CP, các phụ cấp (nếu có) và hệ số lương theo chức danh công việc. Riêng phụ cấp trách nhiệm chỉ tính cho phần lương cơ bản phần lương chức danh đã được tính trong hệ số chức danh đảm nhiệm. Hệ số phụ cấp trách nhiệm quy định như sau: Giám đốc: 0.4 Phó giám đốc và chức vụ tương đương: 0.3 Trưởng phòng, phó phòng và các chức vụ tuỳ theo tính chất phức tạp của công việc chịu trách nhiệm mà áp dụng hệ số: 0.1 – 0.2. * Cách tính lương: (b1). Tiền lương cơ bản (Lcb) – Tiền lương cứng. Công thức tính: Lmin x Hi Lcb = ắắắắ x Ni 22 Trong đó: Hi: Bậc lương, bao gồm hệ số lương theo cấp bậc (căn cứ theo nghị định 26/ CP) và phụ cấp trách nhiệm. Lmin: Mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của nhà nước. Ni: Số ngày công làm việc thực tế trong tháng của người thứ i. Được xác định dựa vào bảng chấm công. Việc chấm công do các trưởng phòng đảm nhiệm. Cuối tháng các bộ phận gửi bảng chấm công về phòng tài chính kế toán (có xét duyệt của phòng TC- HC) để kế toán tiền lương tính ra số tiền phải trả cho từng người. 22: Số ngày làm việc trong tháng ở Xí nghiệp theo quy định của nhà nước. (b.2). Tiền lương chức danh (Lcd) – Tiền lương mềm. Công thức tính: Lcd = HSốM x ĐgLM/ NC x NI Trong đó: + HSốM: Hệ số lương theo chức danh đảm nhận, bao gồm cả phần phụ cấp trách nhiệm. + NI: Xác định như phần tiền lương cơ bản. + ĐgLM/ NC: Đơn giá ngày công tiền lương mềm. Căn cứ vào giá trị sản lượng dự kiến năm kế hoạch, Xí nghiệp xác định quỹ lương gián tiếp, quỹ lương mềm, từ đó xác định đơn giá tiền lương mềm làm căn cứ trả lương hàng tháng: Cách tính: QL GTCQXN = 1.7% TGTSLKH QLM = QL GTCQXN – QLC TLM = QLM /12 tháng TLM ĐgLM/ NC = THSLM x 22 Trong đó: QLGTCQXN: Quỹ tiền lương của khối gián tiếp của các phòng ban xí nghiệp. TGTSLKH: Tổng giá trị sản lượng xây lắp dự kiến năm kế hoạch. QLC: Quỹ tiền lương cứng theo định biên trong năm kế hoạch. QLM: Quỹ tiền lương mềm theo định biên trong năm kế hoạch. TLM: Quỹ tiền lương mềm hàng tháng để tính đơn giá tiền lương mềm. THSLM: Tổng hệ số tiền lương mềm. (Căn cứ theo quy định của công ty chủ quản), bao gồm cả phần phụ cấp trách nhiệm. 22: Số ngày làm việc trong tháng áp dụng ở Xí nghiệp, theo quy định của nhà nước. Trong 06 tháng đầu năm 2002, Xí nghiệp áp dụng đơn giá tiền lương mềm cho 01 ngày công là 10.000 đồng. Xác định như sau: TGTSLKH = 22.496.400.000 đồng. QL GTCQXN = 1.7% x 22.496.400.000 =382.438.800 (đồng) QLC = 148.402.800 (đồng) QLM = 382.438.800 - 148.402.800 = 234.036.000 (đồng) TLM = 234.036.000 /12 = 19.503.000 (đồng) THSLM = 88.65 19.503.000 + ĐgLM/ NC = 88,65 x 22 =10.000 (đồng) Đơn giá này chỉ là tạm tích, áp dụng trong kỳ. Đến cuối kỳ (6 tháng 1 lần) dựa vào thực tế quỹ lương đã chi và giá trị sản lượng thực tế trong kỳ, Xí nghiệp tiến hành điều chỉnh đơn giá này cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất của Xí nghiệp. 6 tháng đầu năm 2002, Xí nghiệp áp dụng đơn giá là 10.000 đồng. Cuối kỳ sau khi cân đối Xí nghiệp áp dụng đơn giá cho 06 tháng cuối năm 2002 là 10.000 đồng. * Tiền lương tháng của cán bộ QLGT các phòng ban: TL = Lcb+ Lcd + LTG+ LLĐ + TAC- BHXH – BHYT Trong đó: LLĐ: Phụ cấp lưu động. Không tính cố định vào tiền lương hàng tháng. Tuỳ theo công việc của mỗi người phát sinh trong tháng mà Xí nghiệp trả phụ cấp lưu động. LTG: Tiền lương làm thêm giờ. Do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, Giám đốc Xí nghiệp có thể huy động người làm thêm giờ. Sau khi làm thêm giờ, người lao động được bố trí nghỉ bù là chủ yếu, nếu không bố trí nghỉ bù thì thanh toán lương theo quy định tại điều 8 khoản 4 – Quy chế trả lương, trả thưởng của công ty thiết kế và xây dựng Dầu khí ngày 06/03/2001. TAC: Tiền ăn ca. TAC = 8.000 x Ni BHXH, BHYT: Tính theo quy định của nhà nước. BHXH = 5% x Lmin x Hi BHYT = 1% x Lmin x Hi Tiền lương tháng thực lĩnh của cán bộ hưởng lương thời gian còn phụ thuộc vào hệ số bình bầu theo tiêu chuẩn xếp loại A, B, C. Loại A: = 100% tiền lương. Loại B: = 80% tiền lương. Loại C: = 50% tiền lương. (+) Tiêu chuẩn bình xét: * Loại A: Đảm bảo số công quy định ( như hiện nay là: 22 công/ tháng), không có ngày đi muộn về sớm. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với thời hạn nhanh nhất kể cả công việc đột xuất. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và nội quy cơ quan. Có ý thức vươn lên trong công việc. Đoàn kết với đồng nghiệp. * Loại B: Đảm bảo từ 20 – 22 công/tháng. Đi muộn về sớm không quá 1 – 2 lần. Hoàn thành đầy đủ công việc được giao. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và nội quy cơ quan. Đoàn kết với đồng nghiệp * Loại C: Chỉ đảm bảo số công trong tháng dưới 20 công. Đi muộn về sớm trên 2 lần. Hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, không đạt hiệu quả. Không có ý thức vươn lên trong công tác. Vi phạm kỷ luật lao động. Không đoàn kết với đồng nghiệp. Nguyên tắc bình bầu là công khai, dân chủ, công bằng, được sự đồng ý của mọi người ký nhận vào tiêu chuẩn bình xét của mình. Được tiến hành 01 lần/tháng vào cuối tháng. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về việc tổ chức bình bầu. Các tiêu chuẩn bình xét trên không khống chế tỷ lệ %. ffffffffffgflgrtlọy hgjh Mẫu bảng chấm công có dạng như sau: Bảng (6): Bảng chấm công tháng 11/2002 P.TC - HC TT Họ và tên Bậc lương Ngày trong tháng Số công hưởng lương thời gian 1 2 … 30 31 1 Lê Minh Sơn x x … x x 21 2 Trần Thiên Hương x x … x x 21 … … … … … … … … 11 Nghiêm T. N. Lan x x … x x 21 Nguồn: Bảng chấm công tháng 11/2002 của doanh nghiệp Bảng chấm công này là căn cứ để kế toán tiền lương tính ra số tiền phải trả cho bộ phận hưởng lương thời gian của Xí nghiệp. Ví dụ: Chị Trần Thiên Hương: + Hệ số lương theo cấp bậc: 2.68 + Hệ số lương theo chức danh: 2.81 + Số ngày công trong tháng: 21 Tiền lương tháng 11 năm 2002 của chị Hương là: * Phần tiền lương cơ bản: 2.68 x 210.000 Lcb = ———— x 21 = 537.218 (đồng) 22 * Phần tiền lương chức danh: Đơn giá tiền lương mềm xí nghiệp áp dụng trong năm 2002 là 10.000 đồng/công. Tiền lương chức danh của chị Hương là: Lcd = 2.81 x 10.000 x 21 = 590.100 (đồng) * Các khoản phải khấu trừ: bao gồm BHXH 5% và BHYT 1%. Số tiền phải đóng là: BHXH = 5% x 210.000 x 2.68 = 28.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28349.DOC
Tài liệu liên quan