Luận văn Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 3

I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3

1.Khái niệm chi phí sản xuất. 3

2. Phân loại chi phí sản xuất. 3

2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế. 4

2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng. 4

II. Giá thành, phân loại giá thành trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 5

1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 5

2. Phân loại giá thành sản phẩm. 5

2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và số liệu để tính. 5

2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành. 6

3. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 7

4. Vai trò, nhiệm vụ của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 7

III. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 8

1. Các nhân tố về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất. 8

2. Các nhân tố về mặt quản lý sản xuất, quản lý tài chính của doanh nghiệp. 8

3. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 9

Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPĐT XÂY DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY 10

I. Khái quát về công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy 10

1. Lịch sử hình thành và phát triển. 10

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty. 11

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. 11

2.2. Nhiệm vụ kinh doanh và bộ máy tổ chức sản xuất. 14

3. Kết quả hoạt động SXKD trong 2 năm 2006 - 2007 của công ty. 16

II. Thực trạng về công tác quản lý, sử dụng CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty. 17

1. Tình hình thực hiện quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. 17

1.1. Tình hình sử dụng, quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 19

1.2. Tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp( NCTT ). 20

1.3. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung ( CPSXC ). 21

2. Giá thành sản phẩm qua một số sản phẩm công ty SXKD. 22

3. Các chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 26

Chương III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CPSX & HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CPĐT XÂY DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY 26

I. Những kết quả và tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty. 26

1. Những kết quả đạt được. 26

2. Những mặt yếu kém còn tồn tại. 26

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty. 26

KẾT LUẬN 26

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n gây lãng phí sức lao động từ đó có thể tiết kiệm được chi phí nhân công trong giá thành. + Việc phát huy đầy đủ vai trò của công tác quản lý tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức đảm bảo đầy đủ, kịp thời, với chi phí sử dụng tiết kiệm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh có hiệu quả. Việc phân phối sử dụng vốn hợp lý, tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao. Từ đó có tác động tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 3. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. + Đối với doanh nghiệp khai thác, nguồn tài nguyên cũng như điều kiện khai thác có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện khai thác thuận lợi thì chi phí khai thác sẽ thấp và ngược lại. + Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất chưa ổn định sẽ khó khăn trong việc hạ giá thành. Hoặc trong điều kiện sản xuất kinh doanh cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư hơn nhiều cho đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đào tạo lao động, quảng cáo tiếp thị, đây cũng là các yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPĐT XÂY DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY I. Khái quát về công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy - Tên doanh nghiệp: Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy - Tên giao dịch quốc tế: Vinh Tuy construction and concrete company - Trụ sở giao dịch: Ngõ 124 - Phố Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà Nội. - Điện thoại: 04 8 611 354 Fax: 8 624 896 - 8 629 159 - Cơ quan chủ quản: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. - Giấy đăng ký kinh doanh số: 0103008097 Ngày 02 tháng 06 năm 2005 - Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công xây lắp công trình. - Vốn điều lệ: 9 999 000 000 đồng (trong đó, vốn Nhà nước: 5 094 900 000 đồng tương đương 51%). 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được hình thành từ năm 1969 với trụ sở giao dịch đóng tại phường Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội. Từ một xí nghiệp chuyên sản xuất bê tông đúc sẵn nhỏ với sự nhạy bén và sáng tạo của cán bộ lãnh đạo đã dần dần đưa nó phát triển không ngừng và kết quả của quá trình đó là: Theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là chính phủ về việc sắp xếp, đăng ký lại cho các doanh nghiệp. Xí nghiệp bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy cũng được Thành lập và đổi tên thành Nhà máy Bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy theo quyết định 336/QĐ-UB ngày 22/12/1992 và đăng ký Kinh doanh số 105753 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 10/3/1993 với tổng số vốn được nhà nước cấp là 1108 triệu đồng ( Trong đó: Vốn cố định là 545 triệu đồng, Vốn lưu động là 563 triệu đồng). Vốn doanh nghiệp tự bổ xung là 251 triệu đồng. Đây là một sự thay đổi về chất và lượng của xí nghiệp bê tông Vĩnh Tuy với một số vốn ban đầu không nhiều nhưng với sự năng động của ban Giám Đốc và của các thành viên trong công ty đã giúp công ty phát triển và mở rộng quy mô. Tháng 6 năm 2005 công ty tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ (thông tư số 33/2005/TT - BTC ngày 29/04/2005 của Bộ tài chính) và đổi tên thành công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy. Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 35 năm phát triển cùng với sự biến đổi sâu sắc của nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy luôn vận động không ngừng để thích nghi và hoàn thiện về mọi mặt, trở thành một trong những đơn vị sản xuất công nghiệp bê tông lớn của ngành xây dựng. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty. 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy được tổ chức quản lý theo cơ cấu quản trị phổ biến hiện nay với bộ máy tổ chức điều hành sản xuất hoạt động theo nguyên tắc trực tuyến tham mưu. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty như mô hình sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Kế toán trưởng P.vật tư, KH P.Kỹ thuật Công nghệ P. TC HC P.Tài chính- kế toán P.Kinh doanh XN xây lắp XN BTTP XN CK XNBTDS Chi nhánh Hà Nam Bộ máy tổ chức quản lý của công ty hoạt động linh hoạt, sáng tạo nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất, trong đó: * Tổng Giám đốc công ty là người đại diện cho pháp luật của công ty và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm chung trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, có trách nhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản trị chấp thuận cơ cấu cán bộ quản lý của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông khi được yêu cầu. * Phó giám đốc công ty giúp việc Tổng giám đốc công ty theo phân công và uỷ nhiệm của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao. Giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực kỹ thuật - chất lượng thi công xây dựng và trực tiếp phụ trách các mặt công tác : + Công tác quản lý kỹ thuật - chất lượng, các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất vật liệu xây dựng. + Phụ trách công tác đời sống của cán bộ, công nhân viên. + Giám sát thi công, quản lý chất lượng. * Kế toán trưởng công ty có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong công ty. Thực hiện chức năng giám sát bằng tiền các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo kịp thời với giám đốc của công ty về tình hình tài chính của công ty. Các phòng ban trong công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành từng lĩnh vực công tác. Tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, bao gồm: *Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc và Hội đồng quản trị về công tác tổ chức, công tác cán bộ, tiền lương, thi đua khen thưởng, quản lý hành chính, công tác an ninh, nhân sự, cũng như những giải pháp lớn liên quan đến con người để thực hiện trong phạm vi công ty. *Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị, giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán, quản lý vốn và tổ chức hạch toán kinh tế trong công ty theo pháp lệnh thống kê kế toán hiện hành. *Phòng Kinh doanh có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc công ty trong công việc xây dựng các mục tiêu chiến lược, hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tổ chức vận chuyển, cung cấp các sản phẩm trong nội bộ cũng như cho các bạn hàng bên ngoài công ty. Thực hiện nhiệm vụ điều hành và quản lý kinh doanh. Làm ra lợi nhuận qua việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. *Phòng Kỹ thuật - Công nghệ có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc công ty trong công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, công nghệ và an toàn vệ sinh lao động, môi trường. Tổng hợp nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển kỹ thuật - công nghệ, phương hướng và kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ ngắn hạn và dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Đào tạo tay nghề và chuyển giao công nghệ - kỹ thuật. *Phòng Kế hoạch - Vật tư có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng và thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về cung cấp, quản lý, sử dụng vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Tất cả các phòng ban đều có quan hệ mật thiết với nhau, có nghĩa vụ giúp đỡ tổng giám đốc một cách tích cực trên tất cả các mặt để tổng giám đốc đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ kinh doanh và bộ máy tổ chức sản xuất. * Hoạt động sản xuất chính của công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy được thể hiện qua các nghiệp vụ: + Sản xuất các sản phẩm bê tông bằng phương pháp dư ứng lực, sản xuất các loại ống cấp thoát nước, các cấu kiện bê tông như panel, dầm, cột, cọc móng, phục vụ cho các công trình xây dựng. + Thực hiện dịch vụ bơm bê tông thương phẩm cho các công trình xây dựng. + Thi công xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi. * Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm 4 xí nghiệp trực thuộc và một chi nhánh Hà Nam. Mỗi đơn vị có chức năng và nhiệm vụ riêng của mình: + Xí nghiệp bê tông đúc sẵn: Có nhiệm vụ sản xuất gia công cốt thép; các cấu kiện bê tông định hình, bê tông đúc sẵn theo hợp đồng; Sản xuất các loại vật liệu xây dựng nung hoặc không nung; Quản lý và giao nhận thành phẩm bê tông cấu kiện đúc sẵn. + Xí nghiệp bê tông thương phẩm: Có nhiệm vụ sản xuất bê tông thương phẩm trộn sẵn theo hợp đồng; Cung cấp bê tông trộn sẵn theo yêu cầu của các xí nghiệp trực thuộc công ty. + Xí nghiệp cơ khí - sửa chữa: Có nhiệm vụ sản xuất, gia công các cấu kiện thép trong xây dựng; Sản xuất gia công khuôn, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty và của xí nghiệp theo hợp đồng; Sửa chữa phương tiện, máy móc thiết bị cho toàn công ty. + Xí nghiệp xây lắp: Xây dựng các dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật,hồ sơ dự thầu các công trình đầu tư xây dựng trong và ngoài công ty; Kinh doanh nhà ở, đấu thầu thi công xây dựng; Thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ; Sửa chữa, cải tạo các công trình xây dựng trong công ty. + Chi nhánh Hà Nam: Chi nhánh là đầu mối giao dịch về quan hệ kinh tế, thu thập dữ liệu, tìm kiếm cơ hội đầu tư, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của công ty. Đối với các doanh nghiệp sản xuất việc tổ chức hợp lý, khoa học quá trình chế tạo công nghệ sản phẩm là vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Với công nghệ sản xuất liên tục, không gián đoạn, công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy có quy trình sản xuất khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối để tạo ra sản phẩm. 3. Kết quả hoạt động SXKD trong 2 năm 2006 - 2007 của công ty. BẢNG 01: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ THỰC HIỆN QUA 2 NĂM 2006-2007 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tăng ( giảm ) % Doanh thu thuần 22.443.979.439 17.165.454.305 (5.278.525.130 ) (23.52 ) Giá vốn hàng bán 21.794.158.031 16.366.828.282 (5.427.329.749) (24.9) Lãi gộp 649.821.408 798.626.023 148.804.615 22.9 Doanh thu HĐTC 383.919.025 70.046.242 (313.872.785 ) ( 81.75) Chi phí tài chính 1.844.103.396 3.134.705.661 1.287.602.265 69.82 Chi phí bán hàng 124.202.854 99.908.835 (24.294.019 ) (19.56) Chi phí QLDN 4.416.951.287 2.304.265.544 (4.186.524.743 ) (94.78) LN thuần từ hoạt động kinh doanh (5.351.517.104) (4.670.207.775) ( 681.309.329 ) (12.73) Thu nhập khác 4.125.578.752 1.610.776.929 ( 2.514.801.823) (60.96) Chi phí khác 2.479.110.229 880.736.292 (1.598.373.937) (64.47) Lợi nhuận khác 1.646.468.523 730.040.637 (916.427.886) (55.66) Lợi nhuận (3.705.048.581) (3.940.167.138) (592.884.838) (17.71) ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2006-2007 ) Do những khó khăn của những năm trước để lại, cộng với những thách thức từ thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng nên tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2007 giảm 5.278.525.130 đồng với tỷ lệ 23.52 % so với năm 2006, cộng với các khoản chi phí vẫn phải gánh chịu, trong đó phải kể đến chi phí lãi vay tăng 905.578.260 đồng. Đây là điều rất đáng lo ngại của công ty về việc duy trì sản suất bền vững, công ty cần xem xét để phục hồi khả năng sản xuất nhanh chóng thì mới có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Lợi nhuận gộp năm 2007 tăng 22.9 % so với năm 2006 tương ứng tăng 148.804.615 đồng. Về chi phí tài chính tăng 69.82 % tương đương 1.287.602.625 đồng. Chi phí bán hàng giảm 19.56 % tương đương 24.294.019 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 94.78 % tương đương 4.186.524.743 đồng. II. Thực trạng về công tác quản lý, sử dụng CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty. 1. Tình hình thực hiện quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. Với đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, dự toán chi phí hợp lý. Công ty tập hợp chi phí theo phương pháp định mức và áp dụng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó .Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty trong 2 năm được thể hiện qua bảng sau: BẢNG 02: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHI PHÍ SXKD NĂM 2006 - 2007 ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tăng ( Giảm) Tỉ lệ % Chi phí NVL 15.896.855.207 0.465.008.329 (5.431.846.878) (34.17) Chi phí NC 1.639.994.868 1.347.111.386 (292.883.482) (17.86) Chi phí SXC 5.625.014.124 4.460.599.794 (1.164.414.330) (20.7) Chi phí QLDN 4.416.951.287 2.304.265.544 (4.186.524.743) (94.78) Chi phí tài chính 1.844.103.396 3.134.705.661 1.287.602.265 69.82 Tiền Lương 3.278.083.264 3.777.542.285 499.459.021 15.24 Tổng cộng 32.701.002.146 25.489.232.999 (7.211.769.147) (22.05) ( Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán ) Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 tổng chi phí SXKD giảm so với năm 2006 là 22.05 % tương đương với 7.211.769.147 đồng. Nhìn chung trong năm 2007 công ty đã thực hiện tốt công tác sử dụng và quản lý chi phí. Tổng chi phí NVL phục cho hoạt động SXKD của toàn công ty năm 2007 giảm so với 2006 là 34.17% tương đương 5.431.846.878 đồng, chi phí nhân công giảm 17.86% tương đương với 292.883.482 đồng, chi phí sản xuất chung giảm 20.7% tương đương với 1.164.414.330 đồng. Chi phí QLDN năm 2007 giảm 94.78% tương đương 4.186.524.743 đồng lớn nhất từ trước tới nay, là do trong năm 2007 các khoản thuế, phí và lệ phí phát sinh trong kỳ giảm đi, chi phí vật liệu quản lý và chi phí khấu hao TSCĐ cũng giảm đi rất nhiều. Chi phí về tiền lương của toàn công ty năm 2007 tăng 15.24% so với năm 2006 là do mức lương bình quân của nhân công theo đầu người tăng đã làm cho tổng quỹ lương tăng lên. Chi phí tài chính năm 2007 so với năm 2006 tăng 69.82% là do công ty phải chịu chi phí lãi vay tăng cao. BẢNG 03: MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ LOẠI CHI PHÍ VÀ DOANH THU BÁN HÀNG Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 1. Tỷ lệ GVHB/DTT % 0.971 0.953 -0.017 2. Tỷ lệ CPBH/DTT % 0.005 0.006 0.001 3. Tỷ lệ CPQLDN/DTT % 0.162 0.134 -0.028 Như vậy, tỷ lệ giá vốn hàng bán so với Doanh thu bán hàng ở cả hai năm vừa qua là rất lớn, cụ thể năm 2006 tỷ lệ này là 97.1% đến năm 2007 tỷ lệ này là 95.3% giảm 1.7 % điều này chứng tỏ công ty đã từng bước thực hiện được kế hoạch hạ giá thành sản phẩm bằng cách hạ thấp chi phí trực tiếp cấu thành như: Chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí sản suất chung, tuy nhiên giá thành vẫn cao cũng một phần do trong năm 2007 vừa qua giá cả một số yếu tố đầu vào tăng mạnh đặc biệt là của thép, cát đá, xăng dầu, không những thế chi phí cố định thuộc lĩnh vực sản suất công nghiệp nên có chi phí cao trong khi sản lượng và doanh thu giảm mạnh do vậy cũng phải chịu chi phí cố định cao hơn so với những năn trước đây. Đối với chi phí bán hàng có giảm trong năm 2007 nhưng thực tế tính theo tỷ lệ doanh thu bán hàng vẫn tăng 0,1%. 1.1. Tình hình sử dụng, quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất , là loại trực tiếp để tạo ra sản phẩm và tính giá thành sản phẩm. + Chi phí NVL chính: xi măng, cát, đá, thép… + Chi phí NVL phụ: Dầu bôi khuôn, thép bản mã hộp đầu cọc, que hàn… BẢNG 04: CHI PHÍ NVL DÙNG CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM NĂM 2006 - 2007. ĐVT: VNĐ TT Loại vật liệu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tăng ( giảm ) % 1 Xi măng 7.654.176.094 3.576.281.009 (4.077.895.085) (53.3) 2 Đá 2.463.426.110 1.438.658.389 (1.024.767.721) (41.6) 3 Cát 1.395.120.330 751.531.413 (643.588.917) (46.13) 4 Thép 3.054.403.304 3.562.657.895 508.254.591 14.5 5 Vật liệu phụ 826.414.005 392.734.707 (433.679.298) (52.47) Tổng cộng 15.393.539.840 9.721.872.413 (5.671.667.427) (36.84) Sản lượng (m3) 27.011,376 15.501,836 ( 11.509,54) (42.6) ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán ) Qua bảng trên ta thấy: Mặc dù năm 2007 là năm mà giá cả thị trường nguyên vật liệu biến động lớn, mọi chi phí đều tăng lên gần như gấp đôi nhưng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty trong năm 2007 giảm so với năm 2006 là 36.84% tương đương với 5.671.667.427 đồng. Kết quả này có được là do công ty đã xây dựng được định mức chi phí nguyên vật liệu hợp lý, có biện pháp quản lý và sử dụng chi phí nguyên vật liệu một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Song bên cạnh đó cần phải kể đến là sản lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2007 là 15.501,836 m3 giảm so với năm 2006 là 27.001,376 m3 tương đương với 42.6%, đây cũng là một trong những yếu tố then chốt làm cho chi phí vật liệu trong năm 2007 giảm so với năm 2006. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm năm 2007 nhìn chung đều giảm so với năm 2006 cụ thể là: Xi măng, cát, đá, vật liệu phụ đều lần lượt giảm là do công ty đã xây dựng định mức chi phí hợp lý, cải tiến mẫu mã sản phẩm hợp lý vừa thỏa mãn được thị hiếu của người tiêu dùng vừa giảm được mức tiêu hao về nguyên vật liệu, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Riêng chi phí về thép tăng lên 14.5% tương đương với 508.254.591 đồng là do giá cả thép trong năm 2007 tăng đột biến. Tóm lại, việc giảm các khoản chi vật liệu trong năm là do công ty đã xây dựng định mức tiêu hao vật tư hợp lý, tăng chất lượng của công tác sản xuất nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng. 1.2. Tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp( NCTT ). Trong tổng giá thành cũng như giá thành đơn vị sản phẩm, chi phí nhân công thường chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong chi phí sản xuất, đồng thời nó có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý lao động, kích thích sản xuất phát triển. Do đó việc giảm chi phí nhân công cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm được giá thành sản phẩm. BẢNG 05: CHI PHÍ NCTT DÙNG CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM 2006 - 2007. ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tăng( giảm ) % Lương 1.113.371.277 1.022.212.651 (91.158.626) (8.187) KPCĐ 21.609.323 19.840.034 (1.769.289) (8.187) BHXH & BHYT 92.821.867 85.211.963 ( 7.609904 ) (8.198) Tổng tiền lương 1.227.862.467 1.127.274.648 (100.587.819) (8.192) Khối lượng SP SX (m3) 27.001,376 15.501,836 (11.499,5) (42.59) CP tiền lương / 1 ĐVSP 45.474 72.719 27.245 59.9 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán ) Ta thấy: Mặc dù chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm tạo ra tăng 59.9% nhưng tổng chi phí tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất trong năm 2007 giảm so với năm 2006 là 100.587.819 đồng tương đương với 8.192% là do trong năm 2007 khối lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty giảm 42.59 % tương đương với 11.499,5 m3 vì vậy việc giảm chi phí nhân công trực tiếp của công ty là chưa hợp lý. 1.3. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung ( CPSXC ). Để tiến hành sản xuất, ngoài những chi phí trực tiếp về NVL, chi phí về nhân công còn phát sinh chi phí sản xuất chung như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài… phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. Tình hình sử dụng và quản lý CPSXC của công ty thể hiện qua bảng sau: BẢNG 06: CPSXC DÙNG CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM NĂM 2006 - 2007. ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So Sánh Tăng( giảm ) % 1.Chi phí NVPX 493.141.450 459.375.640 (33.765.810) (6.85) 2.CP vật liệu 525.213.771 245.632.107 (279.581.664) (53.23) 3.CP công cụ SX 96.970.868 69.079.861 (27.891.007) (28.76) 4.CP khấu hao TSCĐ 1.235.236.757 1.086.816.093 (148.420.664) (12.02) 5.CP dịch vụ mua ngoài 418.358.748 375.167.111 (43.191.637) (10.42) 6.CP khác bằng tiền 25.981.546 26.489.191 507.645 1.95 Tổng cộng 2.794.903.140 2.262.560.003 (532.343.137) (19.05) ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán ) Qua các số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy: Tổng chi phí sản xuất chung dùng phục vụ cho sản xuất sản phẩm năm 2007 so với năm 2006 giảm 19.05 % tương đương với 532.343.137 đồng. Trong đó, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài đều giảm lần lượt là: 6.85 %, 53.23 %, 28.76 %, 12.02 %, 10.42 %, riêng chi phí khác bằng tiền tăng nhẹ 1.95 % là do công ty đã sử dụng lao động và phân bổ lao động hợp lý, xây dựng định mức NVL và trích khấu hao TSCĐ một cách khoa học dẫn đến tiết kiệm được chi phí sản xuất chung. 2. Giá thành sản phẩm qua một số sản phẩm công ty SXKD. Chi phí là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý tốt các khoản chi phí bỏ ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Để hiểu rõ vấn đề, ta xem xét giá thành thực tế được phản ánh qua chi phí sản xuất một số sản phẩm của công ty trong 2 năm 2006 - 2007. Qua bảng 07 ta thấy doanh thu thuần năm 2006 là 22.443.979.439 đồng trong khi tổng chi phí bỏ ra là 23.883.196.735 đồng làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thua lỗ 1.389.217.314 đồng. Là do, hầu hết các mặt hàng chủ đạo của công ty như: Cống, panel, vữa bê tông, cọc… có chi phí bỏ ra lớn hơn lợi nhuận thu về làm cho kết quả hoạt động SXKD giảm, trong đó sản phẩm vữa bê tông có số lỗ lớn nhất là 587.594.831đồng chiếm 42.3 %. Nhìn chung, năm 2006 gần như toàn bộ các mặt hàng công ty sản xuất kinh doanh đều không có lãi, chỉ có một mặt hàng duy nhất là cống hộp thu lại lợi nhuận là 404.692 đồng chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Đến năm 2007 ( Bảng 08 ), công ty không ngừng đổi mới, xây dựng định mức chi phí NVL hợp lý, tiết kiệm được các khoản chi phí sản xuất nên mặc dù trong năm sản lượng sản phẩm sản xuất ra không nhiều nhưng cũng mang lại lợi nhuận là 1.749.481.697 đồng. Trong đó: Cống chịu lực, pannel, cột điện, cọc móng... tạo ra lợi nhuận là chủ yếu. Đặc biệt sản phẩm cống chịu lực có lợi nhuận lớn nhất là 1.564.803.351 đồng. Riêng mặt hàng vữa bê tông cũng là sản phẩm chủ lực của công ty nhưng do chưa xây dựng tốt định mức tiêu hao nguyên vật liệu, bên cạnh đó giá nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm như: Xi măng, cát... trong năm tăng cao nên chi phí bỏ ra rất lớn nên chưa thu về lợi nhuận. BẢNG 07: GIÁ THÀNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2006. ĐVT: VNĐ STT Loại sản phẩm Giá thành thực tế Chi phí QLDN Tổng cộng chi phí Doanh thu thuần Lãi ( Lỗ ) 1 Cống hộp 198.525.487 48.741.529 247.267.016 247.671.708 404.692 2 Cọc 2.171.024.091 492.515.712 2.663.539.803 2.502.634.007 (160.905.796) 3 Cống chịu lực 2.100.332.574 450.318.778 2.550.651.352 2.288.217.538 (262.433.814) 4 Đan có cốt thép 187.718.926 38.207.888 225.926.814 194.146.820 (31.779.994) 5 Đan ko cốt thép 183.037.423 36.659.080 219.696.503 186.276.818 (33.419.685) 6 Đai & Đế cống 135.647.131 22.500.020 158.147.151 114.329.986 (43.817.165) 7 Gạch lát hè 18.246.389 3.000.990 21.247.379 15.249.016 (5.998.363) 8 Pannel 1.575.982.464 326.216.230 1.902.198.694 1.657.611.751 (244.586.943) 9 Vữa bê tông 12.779.578.139 2.987.258.682 15.766.836.821 15.179.241.990 (587.594.831) 10 Vứa 66.152.823 11.532.379 77.685.202 58.599.804 (19.085.398) Tổng cộng 19.416.245.447 4.416.951.287 23.833.196.735 22.443.979.439 (1.389.217.314) ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán ) BẢNG 08: GIÁ THÀNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2007. ĐVT: VNĐ STT Loại sản phẩm Giá thành thực tế Chi phí QLDN Tổng cộng chi phí Doanh thu thuần Lãi ( Lỗ ) 1 Cống va rung 17.538.903 2.375.714 19.914.617 17.697.703 ( 2.216.914 ) 2 Cọc móng 4.013.124.587 646.069.992 4.659.194.579 4.812.850.218 153.655.639 3 Cống chịu lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQL73.doc
Tài liệu liên quan