MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu. 1
Chương I: dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. 3
I. dự án đầu tư: 3
1.Khái niệm dự án đầu tư. 3
2. Phân loại: 4
2.1. Theo thẩm quyền quyết định: 4
2.2.Theo cách thực hiện đầu tư. 4
2.3.Theo lĩnh vực đầu tư: 4
2.4. Theo yêu cầu đánh giá dự án : 5
II. thẩm định dự án đầu tư: 6
1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư. 6
1.1. Mục đích: 6
1.2.Yêu cầu: 7
2. Nhiệm vụ của thẩm định dự án đầu tư: 8
3. Các bước thẩm định trong quá trình ra quyết định đầu tư: 9
3.1.Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: 9
3.2. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi : 10
4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư: 10
4.1. Thẩm định các yếu tố về pháp lý. 11
4.2.Thẩm định về nhu cầu thị trường 11
4.3. Thẩm định các yếu tố về kinh tế- xã hội của dự án : 11
4.5.Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư của dự án: 12
4.6.Thẩm định về phương diện kỹ thuật. 12
4.7. Thẩm định tài chính dự án đầu tư: 15
5. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư: 26
5.1. Các quan điểm thẩm định dự án đầu tư: 26
5.2. Phương pháp thẩm định dự án: 27
5.3. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong phân tích thẩm định dự án: 28
6. Quy trình thẩm định dự án đầu tư: 29
Chương II: thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây. 30
I.Vài nét về hoạt động tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây. 30
1.Quá trình hình thành và phát triển của sở kế hoạch và đầu tư hà tây. 30
1.1 Thời kỳ 1955- 1960 30
1.2.Thời kỳ 1961- 1965 30
1.3. Thời kỳ 1966- 1975 31
1.4.Thời kỳ 1976- 1980 31
1.4.1. Kế hoạch 1976-1980 31
1.4.2. Kế hoạch 1981- 1985 32
1.5. Thời kỳ 1986-1990 32
1.6. Thời kỳ 5 năm đổi mới (1991-1996) 32
2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Tây 33
2.1. chức năng: 33
2.2. Nhiệm vụ: 34
2.3. Cơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch và đầu tư. 35
2.3.2. Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức: 35
3. Phòng Xây dựng cơ bản- Thẩm định 36
1. Chức năng: 36
2. Nhiệm vụ: 36
3. Cơ cấu: 36
II. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây. 37
1. Đặc điểm của các dự án được thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây. 37
2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây. 41
3.Ví dụ về thẩm định dự án : 43
1. Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư: 43
1.1 Căn cứ pháp lý của dự án: 43
1.2 Sự cần thiết phải đầu tư: 44
2. thẩm định vị trí xây dựng công trình. 45
2.1. Phân tích địa điểm xây dựng: 45
3.thẩm định về quy mô đầu tư: 46
3.1. Phần xây lắp: 46
3.2. Thiết bị 46
4 thẩm định các giải pháp kỹ thuật: 47
4.1. Yêu cầu chung: 47
4.2. Giải pháp về nền móng: 47
4.3.Giải pháp về kết cấu: 48
4.4. Giải pháp cấp điện: 48
4.5. Giải pháp cấp thoát nước: 48
4.6. Giải pháp chống cháy: 48
4.7. Giải pháp về chống sét: 49
5.Thẩm định về giải pháp thiết kế 49
5.1. Đối với phương án I: 49
5.1.1. ý tưởng kiến trúc: 49
5.1.2. Phương án mặt bằng: 49
5.1.3. Tổ hợp kiến trúc mặt đứng: 50
5.2. Phương án 2. 51
5.2.1. ý tưởng kiến trúc: 51
5.2.2 . Phương án mặt bằng: 51
5.2.3. Tổ hợp mặt đứng: 51
6. Thẩm định khái toán vốn đầu tư: 51
7.Thẩm định hiệu quả của dự án: 52
7.1. Về doanh thu dự tính: 53
7.2. Chi phí nguyên phụ liệu bao bì: 53
7.3. chi phí điện cho một sản phẩm; 54
7.4.Lương và thu nhập bình quân: 54
7.5. Bảo hiểm xã hội: 54
7.6. Khấu hao cơ bản: 55
7.7. Khấu hao sửa chữa lớn: 55
7.8. Kế hoạch trả gốc , lãi đối với vốn vay. 55
7.8.2. Đối với vay vốn kế hoạch của tỉnh, lãi suất :0,81% / tháng 56
7.8.3. Đối với vốn vay của cb, cnvc 57
7.9. Hiệu quả sản xuất: 57
8. kết luận. 59
4.Đánh giá công tác thẩm định dự án tại Sở Kế Hoạch & Đầu tư Hà Tây. 63
4.1.Những kết quả đạt được: 63
4.2. Những khó khăn , vướng mắc trong công tác thẩm định dự án đầu tư; 64
Chương III: một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây 67
I.Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh năm 2000- 2001. 67
1.quan điểm phát triển: 67
2.Mục tiêu tổng quát: 68
2.1.Về kinh tế: 68
Với hướng chuyển dịch cơ cấu : đơn vị % 68
Ngành kinh tế 68
2.2. Về phát triển xã hội: 69
II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư: 70
1.Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư: 70
2.Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư: 71
2.1Giải pháp về nội dung thẩm định: 71
2.2 Giải pháp về quy trình thẩm định : 73
2.3.Giải pháp về con người: 73
2.4.Giải pháp về thu thập và sử lý thông tin: 75
2.5.Giải pháp về phương pháp thẩm định 76
2.6. Giải pháp về việc lập tờ trình vay vốn: 78
2.7.Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ: 79
3.Một số kiến nghị: 79
Kết luận. 81
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm xã hội , 4,8% về thu nhập quốc dân, 5% về năng suất lao động, 4,5% về lương thức bình quân đầu người.
1.4.2. Kế hoạch 1981- 1985
Nghị quyết 25 cp trong công nghiệp và chỉ thị 100 trong nông nghiệp đã ra đời trong thời kỳ này. Người nông dân đã được tự chủ trong sản xuất, trong khai thác đất đai và được tư hữu về công cụ lao động. Các xí nghiệp được tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Việc phân phối thu nhập quốc dân đã hài hoà theo 3 lợi ích: Nhà nước- Tập thể- Người lao động.
Kế hoạch 1981- 1985 đạt được một số kết quả khả quan. Bình quân hàng năm tăng 6,9% tổng sản phẩm xã hội, 1,4% giá trị sản lượng công nghiệp, 4,4% về lương thực bình quân đầu người. Ba mươi công trình xây dựng cơ bản đã được xây dựng mới và mở rộng, 75% số vốn xây dựng cơ bản đã được đầu tư cho khu vực sản xuất vật chất. Nhiều cơ sở khoa học, cơ sở phúc lợi công cộng đã được xây dựng.
1.5. Thời kỳ 1986-1990
Mở đầu thời kỳ là kế hoạch 5 năm 1986- 1990. Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm này là: ổn định sản xuất, bước đầu cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nhân dân miền núi sâu, xa, kế hoạch tập trung vào 3 chương trình kinh tế lớn: chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Trong thời kỳ này, nổi bật là Quyết Định 217 của Hội Đồng Bộ Trưởng về giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp, Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị về khoán sản phẩm cuối cùng đến tay người lao động và xác định nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã thúc đẩy nền kinh tế, nhất là nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển.
Kết quả đạt được, năm 1990 sản lượng lương thực đã đạt sấp xỉ 55 vạn tấn, giá trị công nghiệp địa phương tăng 30,1%, sản lượng lương thực tăng 13,7%. Về giáo dục, có 485 trường học, trong đó có 44 trường cấp 3, 42 vạn con em được cắp sách tới trường. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn nhiều.
1.6. Thời kỳ 5 năm đổi mới (1991-1996)
Nền kinh tế nước ta đã chuyển mạnh từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy công tác kế hoạch đã đổi mới. Sự đổi mới đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoach. Nhưng đến tháng 10 năm 1991. do có sự thay đổi về ranh giới hành chính nên kế hoạch 1991- 1995 phải xây dựng lại theo tỉnh mơí. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch này là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế: Nông- Công nghiệp- Du lịch, dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị.
Công tác kế hoạch của thời kỳ này đã đổi mới từ kế hoạch tập trung, bao cấp sang kế hoạch hoá định hướng, bảo đảm các cân đối tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh. Các chỉ tiêu pháp lệnh đã được giảm đáng kể, nhất là giảm chỉ tiêu về pháp lệnh sản xuất. Tăng tỷ trọng đầu tư bằng vốn ngân sách cho các cơ sở hạ tầng công cộng. Công tác kế hoạch đã tập trung vào việc xây dựng chiến lược kinh tế, quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành và các chương trình, các dự án nghiên cứu và đề xuất các chính sách đòn bẩy nhằm hỗ trợ các ngành, các địa phương và các cơ sở phát triển theo định hướng kế hoạch đặt ra. Các chương trình đã được xây dựng và thực thi là: chương trình lương thực, chương trình khoa học vầ phát triển kinh tế, nông thôn, chương trình 327, chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
Sự đổi mới căn bản của công tác kế hoạch cộng với sự cố gắng và công tác có hiệu quẩ của các ngành, các cấp, các địa phương có sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh nên kế hoạch 1991- 1995 của tỉnh đã đạt được một số kết quả như sau:
Trong 5 năm (1991- 1995) tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt: 9,5% về GDP, 6% về giá trị sản lượng nông nghiệp, 14,5% về giá trị sản lượng công nghiệp, 14,8% về giá trị sản lượng chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp đã giảm từ 56,8%, năm 1990 xuống còn 50% năm 1995. Công nghiệp- Xây dựng đã tăng từ 22% năm 1990 lên 25% năm 1995. Trường học ngày càng tăng và khang trang hơn, số con em cắp sách tới trường tăng 5% so với năm 1990.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Tây
2.1. chức năng:
Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng tham mưu, tổng hợp về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, thực hiện các chủ trương biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương. Làm đầu mối phối hợp giữa các Sở, ngành ở tỉnh trong công tác kế hoạch và đầu tư. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư ( theo điều 2/ 188- QĐ/ UB 30/3/1996 ).
2.2. Nhiệm vụ:
``2.2.1. Tổ chức nghiên cứu tổng hợp trình UBND tỉnh các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, lựa chọn các chương trình dự án ưu tiên, các danh mục công trình về phát triển kt- xh, các cân đối chủ yếu: Tài chính, ngân sách, vốn đầu ư ây dựng, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư với nước ngoài, lựa chọn các đối tác ký kết đàm phàn hợp đồng, kế hoạch xuất khẩu của địa phương một cách thiết thực và hiệu quả.
2.2.2. Phối hợp với Sở Tài chính- Vật giá xây dựng dự toán ngân sách tỉnh, trình UBND tỉnh. Theo dõi nắm tình hình hoạt động các đơn vị kinh tế trên địa bàn lãnh thổ để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế , xã hội của địa phương.
2.2.3. Hướng dẫn cơ quan các cấp trong tỉnh xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp cuẩ nước ngoài trên địa bàn tỉnh, là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh và những kiến nghị, khiếu nại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.4. Theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án phát triển trình UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địa phương. Trực tiếp điều hành thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh vực theo sự phân công của UBND tỉnh.
2.2.5. Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế của toàn quốc, kiến nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương và những nguyên tắc chung đã quy định.
2.2.6. Theo sự phân công cuẩ UBND tỉnh, làm nhiệm vụ thường trực hoặc phó chủ tịch thường trực Hội đồng về xét duyệt các định mức kinh tế- kỹ thuật, thẩm định các dự án đầu tư trong nước ngoài, thẩm định xét thầu và việc thành lập các doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sử dụng các nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác.
2.2.7. Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành. Xem xét, trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
2.2.8. Từng quý, từng 6 tháng, 9 tháng và từng năm có văn bản báo cáo gửi UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kiến nghị việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của tỉnh.
2.2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch và đầu tư.
2.3.1. SKH&ĐT có một Giám đốc Sở phụ trách, giúp giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác có 2 phó giám đốc.
Bên cạnh đó có Trưởng phòng phụ trách các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, phó trưởng phòng giúp việc.
Phòng XD CB-thẩm định
Phòng doanh nghiệp
Phòng hợp tác và KT ĐN
Phòng quy hoạch
Phòng Tổng hợp
Phòng PT KT ngành
Phòng TC - Hành chính
Giám đốc
Phó GĐ 1
Phó GĐ 2
2.3.2. Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức:
Phòng KH Văn hoá-XH
SKH&ĐT có 8 phòng ban chuyên môn, mỗi phòng ban có chức năng tham mưu, tổng hợp, lên kế hoạch về một hoặc một số lĩnh vực của tỉnh:
3. Phòng Xây dựng cơ bản- Thẩm định
1. Chức năng:
Phòng XDCB- Thẩm định có chức năng thẩm định các dự án đầu tư, XDCB, hướng dẫn chủ đầu tư và các phòng Kế hoạch và Đầu tư lập dự án chuẩn bị đầu tư xây dựng và công tác thẩm định, phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Sở có liên quan định hướng xây dựng các công trình, kiểm tra tiến độ đánh giá công tác đầu tư, công tác đấu thầu XDCB, hiệu quả công tác đầu tư và đấu thầu.
2. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo Sở trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư, các dự án đã đủ các điều kiện, hướng dẫn các chủ đầu tư đấu thầu theo đúng Nghị định14 CP và các văn bản bổ xung khác của Nhà nước.
-Phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Sở đôn đốc các ngành, huyện, xã có đủ hồ sơ Tham mưu cho lãnh đạo tổng hợp các dự án đầu tư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cử chuyên viên tham gia các tổ chấm thầu theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Tham gia với các ngành có chức năng soạn thảo một số chỉ tiêu định lượng đơn giá XDCB của tỉnh để phù hợp với từng thời kỳ. Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các đơn vị có các nguồn vốn đầu tư phân bổ.
-Theo dõi quá trình thực hiện các dự án, đề xuất với lãnh đạo những biện pháp tháo gỡ các khó khăn cho chủ đầu tư.
- Theo dõi việc tổ chức đấu thầu của các chủ đầu tư, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện theo quy chế đấu thầu.
-Giải quyết các vấn đề vướng mắc trong đấu thầu, tham mưu cho ban giám đốc sử lý các vấn đề kiện cáo trong đấu thầu khi được tỉnh giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của lãnh đạo Sở giao.
- Tổng hợp báo cáo theo định kỳ và đột xuất.
3. Cơ cấu:
Biên chế tối đa 6 chuyên viên , trong đó có 1 Trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 chuyên viên.``
II. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
1. Đặc điểm của các dự án được thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
Những dự án đầu tư được gửi đến Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây để thẩm định là những dự án thuộc cấp tỉnh quản lý, việc quyết định và phê duyệt dự án là do chủ tịch UBND tỉnh thực hiện. Đối với việc thẩm định dự án đầu tư, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây có nhiệm vụ lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan và tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ra quyết định phê duyệt dự án.
Có hai mảng dự án lớn được gửi đến Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây thẩm định là:
Thứ nhất: những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách nhà nước.
Nói chung đây là những dự án nằm trong kế hoạch của tỉnh. Vốn được tài trợ cho những dự án này chủ yếu là: vốn ngân sách trung ương cấp cho tỉnh và vốn ngân sách địa phương để lại. UBND tỉnh dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng năm và vốn ngân sách có trong năm để đưa ra danh mục các dự án sử dụng vốn kế hoạch cho đầu tư xây dựng. Bởi vậy đây là những dự án được UBND tỉnh xem xét, phân tích và chọn lọc kỹ càng. Việc phân tích hiệu quả của dự án là khâu quan trọng bởi những dự án đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh.
Nhìn chung, những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách nhà nước là những dự án đầu tư công cộng. Sản phẩm của những dự án là hàng hoá công cộng và mục tiêu chính là nhằm phục vụ lợi ích chung cuả công cộng, của toàn xã hội. Các dự án này không phải hoàn trả vốn cho nhà nước. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội được coi trọng.
Thứ hai: Những dự án vay vốn của Nhà nước.
Chủ yếu những dự án này sử dụng vốn vay của Nhà Nước là những dự án đầu tư cho sản xuất, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các nguồn vốn của nhà nước được dùng để cho vay những dự án này là: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, ngoài ra một số dự án còn sử dụng vốn FDI. Khi sử dụng các khoản vốn này, doanh nghiệp phải trả lãi theo quy định của nhà nước nhưng nói chung, lãi suất được sử dụng là lãi suất ưu đãi do nhà nước đưa ra với tính chất hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp nhà nước để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Thời gian sử dụng vốn vay tối đa là 10 năm. Mặc dù đây là những dự án vay vốn nhưng những dự án này cũng phải nằm trong kế hoạch cho vay của nhà nước, nằm trong quy hoạch tổng thể của ngành, lãnh thổ. Bên cạnh việc đạt được hiệu quả về kinh tế, các dự án còn phải đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Quy trình thẩm định hai loại dự án này là hoàn toàn như nhau.
* Việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây khác so với ngân hàng thương mại:
Đối với ngân hàng thương mại: những dự án được thẩm định là những dự án vay vốn của ngân hàng. Điều mà ngân hàng quan tâm nhất là làm sao bảo toàn và phát triển vốn của mình, do đó khi dự án sử dụng vốn vay của ngân hàng, ngân hàng luôn quan tâm đến việc trả gốc và lãi cho mình. Phương thức trả gốc và lãi do ngân hàng quy định. Lãi suất các doanh nghiệp phải trả có thể là lãi suất trên thị trường hay lãi suất ưu đãi do nhà nước chỉ định. Việc thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thiên về việc thẩm định hiệu quả tài chính hơn.
Đối với Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây: những dự án được thẩm định là những dự án nằm trong kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành. Những dự án này khi đi vào hoạt động, nó không những ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà điều quan trọng hơn là nó ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, tình hình kinh tế- xã hội của cả tỉnh. Việc thẩm định dự án đầu tư không thể chỉ coi trọng về hiệu quả kinh tế mà coi nhẹ các mặt khác được. Đôi khi, đối với một số dự án, việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội được đưa lên hàng đầu.
Do có sự khác nhau như vậy nên việc thẩm định dự án đầu tư giữa Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây và ngân hàng có một số điểm không giống nhau.
Sau đây là bảng tổng hợp vốn kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hà Tây trong ba năm 1999, 2000,2001.
Nhìn chung có chín ngành kinh tế được đầu tư bởi vốn ngân sách. Vốn ngân sách chủ yếu là hai nguồn chính: nguồn ngân sách trung ương, nguồn ngân sách địa phương, bên cạnh đó còn có một số nguồn khác như: các nguồn thu để lại, vốn viện trợ...
Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ba năm: 1999: 43,07 tỷ, 49,857 tỷ năm 2000 và năm 2001 là :60,717 tỷ. Điều đó đã chứng tỏ rằng: khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc đầu tư cho các ngành kinh tế có xu hướng tăng lên. Cụ thể là, vốn ngân sách năm 2000 tăng lên 6,787 tỷ tương đương với: tăng 15,8%. Trong khi đó vốn ngân sách năm 2001 tăng 10,86 tỷ tương đương với tăng: 21,8&.
Vốn ngân sách ở các năm được phân bố cho các ngành kinh tế nhưng nhìn chung ở cả ba năm vốn tập trung nhiều hơn cho các ngành: Nông, lâm, thuỷ lợi, giao thông, giáo dục đào tạo. Trong đó ngành nông- lâm - thuỷ lợi vẫn được nhà nước chú trọng hơn bởi vì tỉnh Hà Tây xuất phát là tỉnhnông nghiệp. Do đó việc chú trọng đầu tư cho ngành nông- lâm- thuỷ lợi là cần thiết.Năm 1999: tổng vốn giành cho ngành là: 12,9 tỷ chiếm 30% trong tổng số vốn. Năm 2000: 13,14 tỷ chiếm 26% trong tổng số vốn. Trong khi đó năm 2001: 11,35 tỷ chiếm 19% trong tổng số vốn. Do định hướng của nhà nước đề ra: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nhà nước giảm dần tỷ trọng phân bổ vốn cho ngành nông- lâm - thuỷ lợi để tăng tỷ trọng cho các ngành khác.
Ngành giao thông, xu hướng đầu tư tăng dần. Cụ thể là năm 1999: tổng mức vốn cấp cho ngành là: 6,5 tỷ chiếm 15% trong tổng mức vốn; năm 2000: 6,6 tỷ chiếm 13% trong tổng mức vốn ; năm 2001: 9,9 tỷ chiếm 17%. Trong một số năm gần đây, giao thông cũng là một ngành được chú trọng. Bởi muốn cho nền kinh tế của tỉnh phát triển thì cần thiêts phải cải tạo hệ thống, mạng lưới giao thông. Khi giao thôngthuận tiện, việc đi lại được dễ dàng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu với các tỉnh bạn.
Trong năm 2001 có 10 dự án được đầu tư trong ngành giao thông, trong đó có 3 công trình mới, 7 công trình chuyển tiếp.
Về giáo dục đào tạo, với mục tiêu của tỉnh là trong năm 2000 xoá nạn mù chữ. Bởi vậy việc đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo năm 2000, 2001 có một bước khởi sắc đáng kể. Năm 2001: số vốn giành cho các dự án là: 13,07 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng vốn đầu tư. Trong năm này, vốn được cấp cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư. Điều đó đã chứng tỏ , giáo dục đào tạo ngày càng được chú trọng. Trong khi đó năm 2000: tổng vốn đầu tư:7,58 tỷ chiếm 16% với 11 dự án: 4 dự án mới, 7 dự án chuyển tiếp. Năm 1999 chỉ có: 4,27 tỷ chiếm 10% trong tổng vốn với:8 dự án . Với những con số trên chứng tỏ tầm quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo, đó chínhlà bước đệm đáng mừng để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, một số ngành khác: cấp nước, công trình công cộng, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, trụ sở cơ quan quản lý... vốn đầu tư không biến động nhiều giữa các năm.
Trong năm 2001: vốn còn được phân bổ cho việc xây dựng đài phát thanh- truyền hình, lao động - thương binh xã hội và an ninh quốc phòng.
Tóm lại: thông qua danh mục các dự án đầu tư sử dụng vốn kế hoạch cho đầu tư xây dựng cơ bản, chúng ta cũng thấy được một phần nào tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh trong một số năm gần đây. Bên cạnh đó , danh mục dự án vốn kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cũng cho ta thấy kế hoạch, phương hướng phát triển của tỉnh trong năm. Tỉnh dự kiến phát triển ngành nào đó trong năm thì vốn được tập trung đầu tư cho ngành đó . Nhưng đây chỉ là vốn kế hoạch ban đầu mà chưa có bổ xung , trong qúa trình xây dựng dự án, vốn sẽ được bổ xung cho phù hợp với tiến độ.
2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.
+ chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi gửi đến Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây , trực tiếp là giám đốc tiếp nhận
+ Giám đốc sẽ gửi toàn bộ hồ sơ được gửi đến cho phó giám đốc phụ trách.
+ Phó giám đốc phụ trách sau khi xem xét hồ sơ của dự án gửi đến phòng XDCB- thẩm định.
+ Phòng XDCB- thẩm định mà trực tiếp là trưởng, phó phòng tiếp nhận.
+ Trưởng, phó phòng sau khi xem xét và phân loại dự án sẽ gửi đến cán bộ thẩm định phụ trách về mảng dự án đó.
+ Trong quá trình thẩm định dự án nếu có vướng mắc phát sinh liên quan đến các cơ quan khác thì cán bộ thẩm định báo cáo lãnh đạo sở xem xét giải quyết.
+ Sau khi các cơ quan khác có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây , cán bộ thẩm định tổng hợp ý kiến , lập tờ trình , báo cáo lãnh đạo trình UBND tỉnh.
Sở KH & ĐT Hà Tây
Chủ đầu tư
( lập báo cáo khả thi)
UBND tỉnh
Các cơ quan liên quan
Giám đốc tiếp nhận
Phó giám đốc chuyên môn
Phòng xây dựng cơ bản- thẩm định
Cán bộ thẩm định
3.Ví dụ về thẩm định dự án :
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng công ty may xuất nhập khẩu Sơn Hà- Hà Tây.
Dự án: Đầu tư chiều sâu, mở rộng năng lực sản suất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu.
Chủ đầu tư: Công ty may thêu xuất nhập khẩu Sơn Hà- Hà Tây.
Mục đích: đầu tư để mở rộng cơ sở vật chất, mua sắm một số thiết bị mới nhằm mở rộng năng lực sản xuất, nâng cao năng xuất và chất lượng .
Địa điểm: Công ty may thêu xuất nhập khẩu, số 208 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây- Hà Tây.
Tổng mức đầu tư: 2.286.000.000 đồng.
Trong đó:
Vốn vay kế hoạch của tỉnh: 1.160.000.000 đồng.
Vốn huy động vay cán bộ công nhân viên: 1.015.000.000 đồng.
Vốn khấu hao cơ bản, tự có của công ty: 111.000.000 đồng.
Quy trình thẩm định diễn ra như sau:
Dựa vào Báo cáo khả thi mà cơ quan chủ đầu tư lập và gửi đến Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây , các cán bộ , chuyên viên phòng XDCB- thẩm định sẽ thẩm định theo nội dung mà Báo cáo khả thi đưa ra. Nội dung mà Báo cáo khả thi lập dựa vào quy định chung.
1. Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư:
1.1 Căn cứ pháp lý của dự án:
Hồ sơ pháp lý của dự án gồm có:
+ Căn cứ Quyết định thành lập doanh nghiệp số: 223/QĐ- UBND tỉnh ngày 29/04/1993 của UBND tỉnh Hà tây.
+ Căn cứ giấy phép đăng ký kinh doanh số: 200-532 ngày 06/05/1993 của trọng tài kinh tế Nhà Nước tỉnh Hà tây.
+ Căn cứ Nghị định số 52/CP ngày 07/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
+ Căn cứ chủ trương của Nhà Nước và tỉnh Hà tây về việc phát triển ngành may mặc xuất khẩu.
+ Căn cứ nhu cầu cấp thiết phải đầu tư trang thiết bị máy móc và xây dựng mở rộng nhà xưởng để đảm bảo sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế của Công ty may thê xuất nhập khẩu Sơn Hà.
+ Căn cứ mặt băng hiện trạng và quỹ đất hiện có của công ty may thêu xuất nhập khẩu Sơn Hà.
Sau khi xem xét hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định thấy rằng doanh nghiệp đã có đủ các giấy tờ cần thiết.
1.2 Sự cần thiết phải đầu tư:
Công ty may thêu xuất nhập khẩu Sơn Hà được thành lập tháng 06/1969 theo quyết định số 1060 /TCUB ngày 09/06/ 1969 của UBND tỉnh Hà tây. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, được sự giúp đỡ quan tâm của các ban, ngành, chức năng trong tỉnh cùng với sự phấn đấu nỗ lực của công ty, công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn để vững bước trên đà phát triển kinh tế.
Trong quá trình phát triển Công ty, bằng nguồn vốn tự có và cải tạo một ngôi nhà 2 tầng ( trước là nhà cấp bốn) diện tích sử dụng là 1120 m2. Đồng thời xây dựng mới một ngôi nhà hai tầng với tổng diện tích 705 m2 để làm hệ thống kho thành phẩm và khu văn phòng điều hành, giao dịch với khách hàng nước ngoài của công ty.
Năm 1996, Công ty đã cho xây dựng thêm phân xưởng số 3 với diện tích sử dụng 1440 m2. Trong đó bao gồm cả các thiết bị máy móc hiện đại về cắt may và thiết kế mẫu bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi( 1,45 tỷ đồng) với lãi suất 1,1 %. Công ty đã thực hiện rất tốt việc trả gốc và lãi.
Dựa trên những căn cứ nêu trong Báo cáo khả thi , cán bộ thẩm định xem xét căn cứ về chủ trương của nhà nước và tỉnh Hà Tây về việc phát triển ngành may mặc xuất khẩu và thị trường ngành may mặc xuất khẩu trên địa bàn để xem xét về tính cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Do yêu cầu cấp bách về năng cao chất lượng sản phẩm, và tăng năng suất lao động để đáp ứngyêu cầu chất lượng sản phẩm đủ tieu chuẩn xuất khẩu đặc biệt hàng may mặc xuất sang thị trường EU đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, phong phú về chủng loại.
Để có được chất lượng đó cần phải đầu tư nhà xưởng, mua sắm một số máy móc thiết bị hiện đạiđặc chủng của ngành may mặc.
Hiện nay, mặc dù đã tận dụng đên mức tối đa nhà xưởng nhưng do căn nhà hội trường cũ đã xuống cấp trầm trọng không thể sử dụng vào bất cứ mục đích gì( trước đây được dùng làm kho ) dẫn đến việc thiếu hụt nhà xưởng.
Với diện tích sản xuất chật hẹp như hiện nay, việc phát huy hết năng lực sản xuất để nâng cao cả về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm là không thể được .Từ đó sẽ mất đi những bạn hàng, đối tác quan trọng. Bởi vậy việc xây dựng một phân xưởng mới là một việc làm hết sức cần thiết, cất bách đối với công ty nhằm sắp xếp hợp lý hoá các phân xưởng sản xuất, đảm bảo tiân thủ các điều kiều kiện cần và đủ của một dây truyền may công nghiệp hiện đại.
Dựa trên những giải trình mà chủ đầu tư đưa ra, cùng với việc đi xem xét thưc tế, các cán bộ thẩm định thấy với phân xưởng cũ không thể sử dụng vào bất cứ một số mục đích gì và số phân xưởng còn lại không đủ để sản xuất. Bên cạnh đó một số máy móc thiết bị cũ và lạc hậu bởi vậy việc đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất mới là cần thiết.
Sau khi thẩm định sự cần thiết phải đầu tư, cán bộ thẩm định sẽ thẩm định về vị trí xây dựng công trình.
2. thẩm định vị trí xây dựng công trình.
Dựa trên vị trí công trình mà chủ đầu tư đưa ra:
Phân xưởng cắtmay xuất khẩu dự kiến xây dựng tại vị trí nhà hội trường đã xuống cấp, song song với phân xưởng 3 hiện nay.
Để có diện tích xây dựng này, công ty cần phá bỏ hội trường cũ( xây dựng từ những năm 60) đã xuống cấp.
Phân xưởng 4 sẽ kết hợp với hai dãy nhà của phân xưởng 3 trở thành một khu nhà liên hoàn gằn bó với nhau thành một tổng thể thống nhất.
2.1. Phân tích địa điểm xây dựng:
Thẩm định địa điểm xây dựng công trình là một khâu quan trọng. Bởi vì địa điểm xây dựng phân xưởng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Bằng kinh nghiệm của bản thân, sau khi xem xét giải trình của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định xuống tận cơ sở để xem xét hiện trường, xem xét mặt bằng xây dựng và có một số nhận xét kết hợp với sự giải trìnhcủa chủ đầu tư.
Địa điểm xây dựng là một vị trí thuận lợi cho việc tập kết nguyên liệu cũng như sản phẩm đã hoàn thành. Công trình đặt tại vị trí kết thúc của dãy phân xưởng sản xuất nên giao thông của việc xuất nhập khẩu hàng không ảnh hưởng đến hoạt động của các phân xưởng khác. Không gian phía trước thoáng đãng, không khống chế tầm nhìn. Công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ là một điểm nhấn của quần thể kiến trúc xung quanh. Tạo nên một cảnh quan hài hoà phù hợp với dây truyền công nghệ, đảm bảo điều kiện sản xuất cũng như điều kiện về môi trường của khu vực.
3.thẩm định về quy mô đầu tư:
Dựa trên mục đích đầu tư nhằm mở rộng năng lực sản xuất của Công ty may thêu xuất nhập khẩu Sơn Hà và tình hình sản xuất thực tế của công ty, công ty đã xác định nhu cầu đầu tư xây dựng phân xưởng mới và mua sắm một số trang thiết bị mới. Bởi vậy quy mô đầu tư bao gồm:
3.1. Phần xây lắp:
phân xưởng may xuất khẩu số 4: 36m*14m: 8 gian.
Mái tôn lợp vì kèo thép, tường gạch xây bao.
+ Quy mô mặt bằng: Phân xưởng số 4 xây dựng trên tổng diện tích 1220 m2, trong đó:
phân xưởng cắt: 125m2.
Phân xưởng may: 504 m2.
Kho nguyên vật liệu: 2252 m2.
Phòng đóng gói: 63 m2.
Phòng quản đốc + giác mẫu: 47,25 m2.
- Sảnh, thang bộ, lưu không: 227,75 m2.
+ phân cấp công trình và hiệu quả sử dụng:
diện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8931.doc