Luận văn Một số ý kiến về định hướng và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

Giáo dục phổ thông là nền tảng của hệ thống giáo dục, hướng dẫn, giáo dục các em có một phương pháp, tư duy học tập khoa học, chủ động, sáng tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tiếp thu kiến thức được truyền đạt.

Phương pháp dạy và học trong hệ thống giáo dục phổ thông theo hướng học vẹt, đọc thuộc lòng, tập nhắc lại và làm bài tập không giúp các em hình thành một cách học tư duy, chủ động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, nó kìm hãm, làm thui chột khả năng sáng tạo, năng lực sẵn có của mỗi học sinh.

Do đó việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước là rất quan trọng nhằm khơi dậy tiềm năng trong mỗi học sinh, hình thành một tư duy phân tích sáng tạo, tổng hợp, thích nghi với những biến đổi của cuộc sống. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng đó, để phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2006-2010 thì việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông là một giải pháp cần thiết. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông như:

+ Giảm hợp lý nội dung chương trình học cho phù hợp với tâm sinh lý của học sinh cấp tiểu học và THCS.

+ Cung cấp kịp thời và đầy đủ, đồng bộ sách giáo khoa, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt quan tâm đến các vùng sâu, vùng khó khăn và có các biện pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương.

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến về định hướng và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số lớp học phổ thông Đơn vị: lớp Tiểu học THCS THPT 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Cả nước 315070 308807 299418 153700 161329 165650 48684 52131 55784 ĐBS Hồng 51381 49242 47442 34690 35051 35082 11921 12438 12959 Đông Bắc 48410 47480 45810 21322 22977 23023 5763 6348 7011 Tây Bắc 15218 14961 15037 5187 5386 5722 992 1204 1349 Bắc Trung Bộ 46631 44996 41863 25022 26232 26795 7344 7999 8737 DHNTrungBộ 27034 26326 25514 13025 13916 14542 4513 4640 4889 Tây Nguyên 22527 22722 22763 8628 9365 10202 2476 2766 3146 Đông Nam Bộ 29599 39444 39372 19208 20358 21114 7198 7582 7998 ĐBSCửu Long 64270 63636 61617 26618 28044 29170 8324 9004 9684 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003 Qua bảng trên cho thấy số lớp học bậc học tiểu học giảm qua các năm học, số lớp học bậc học THCS và THPT đều tăng qua các năm, trong đó tốc độ tăng số lớp học THPT nhanh hơn tốc độ tăng lớp học THCS. Năm học 2003-2004 số lớp học THPT tăng 7.100 lớp so với năm học 2001-2002, tương ứng 2,9%/năm, số lớp học THCS tăng là 11.950 lớp, trung bình khoảng 1,6%/năm, số lớp tiểu học giảm 15.652 lớp tương ứng giảm khoảng 1%/năm. Nguyên nhân do quy mô học sinh tiểu học giảm, quy mô học sinh THCS và THPT tăng qua các năm, nhu cầu tăng dẫn đến số lớp tăng để đáp ứng nhu cầu học tập. Trong bậc học tiểu học, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số lớp nhiều nhất là 61.617, nhưng trong bậc học THCS và THPT vùng Đồng bằng sông Hồng lại có số lớp nhiều nhất tương ứng là 35.082 lớp và 12.959 lớp. Đáng chú ý trong đó tốc độ tăng số lớp của các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên nhanh hơn các vùng khác, năm học 2003-2004 số lớp THPT của vùng Tây Bắc tăng 357 lớp so với năm học 2001-2002, trung bình khoảng 7,2%/năm cao hơn tốc độ trung bình cả nước, vùng Tây Nguyên số lớp THCS tăng 670 lớp, tốc độ tăng trung bình khoảng 5,4%/năm. Các vùng khác mức tăng ổn định hơn do đã đi vào ổn định. Từ bảng số liệu trên và quy mô học sinh thực tế sẽ xác định mức độ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh thông qua việc đánh giá chỉ tiêu số học sinh/ lớp học của các cấp học qua bảng sau: Bảng 13: Số học sinh/lớp học của các cấp học Đơn vị: học sinh/lớp Tiểu học THCS THPT 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Cả nước 29,6 28,5 27,9 40,7 40,7 39,7 47,9 47,1 46,4 ĐBS Hồng 32,5 31,6 31,2 41,5 41,5 40,6 51,2 50,2 49,3 Đông Bắc 23,9 22,6 21,5 37,6 37,6 36 47,5 46,6 45,9 Tây Bắc 22,2 21,3 21,2 33,7 33,7 34,2 45,6 42,6 46,6 Bắc Trung Bộ 29,7 28,4 28,1 41 41 39,8 50,6 49 47,7 DHNTrung Bộ 31,6 30,9 30,2 41,3 41,3 41,6 47,4 46,4 47,4 Tây Nguyên 30,4 29,5 28,9 40,6 40,6 39,4 44,7 43,4 45,1 Đông Nam Bộ 44,6 32,5 31,8 43,3 43,3 41,7 46,8 45,6 45,4 ĐBSCửu Long 29,6 28,6 27,6 41 41 40 43,8 44,8 42,1 Nguồn: Tổng hợp các tài liệu Nhìn chung so với chuẩn về số học sinh/lớp học theo văn bản 7977/TT_TB ngày 7/12/1993 chuẩn số học sinh/lớp học của bậc tiểu học thấp hơn chuẩn nhiều nhất 27,9 (chuẩn là 35), còn bậc học THCS và THPT đều gần đến chuẩn trong đó THCS là 39,7 (chuẩn là 40), THPT là 46,4 (chuẩn là 47). Chỉ tiêu này có xu hướng giảm trong thời gian qua ở cả 3 cấp tiểu học, THCS và THPT, cụ thể tiểu học từ 29,6 xuống 27,9; THCS từ 40,7 (năm học 2001-2002) xuống 39,7 (năm học 2003-2004) còn THPT giảm từ 47,9 (năm học 2001-2002) xuống 46,4 vào năm học 2003-2004. Nguyên nhân chủ yếu do số lượng học sinh THCS và THPT tăng chậm hơn tốc độ tăng số lớp học, còn bậc tiểu học mặc dù quy mô học sinh giảm nhưng số lớp học cũng giảm theo với tốc độ giảm nhanh hơn làm cho chỉ tiêu này giảm. Chỉ tiêu này giảm sẽ tạo điều kiện cho giáo viên quan tâm tới học sinh nhiều hơn, tạo thuận lợi cho giảng dạy, chất lượng sẽ được nâng cao hơn. Về bậc học tiểu học: tất cả các vùng đều thấp hơn so với chuẩn, cao nhất là vùng Đông Nam Bộ là 31,8 học sinh/lớp học, vùng Đông Bắc, Tây Bắc là vùng cao nên chỉ tiêu về chuẩn chỉ là 25 học sinh/lớp học. Qua 3 năm học hầu hết các vùng đều có số học sinh/lớp học giảm dần. Về giáo dục THCS: hầu hết các vùng đều đạt chuẩn, cũng như bậc học tiểu học, số học sinh/lớp học cũng giảm dần qua các năm học. Đặc biệt, nếu tính theo chuẩn cho các vùng khác nhau thì Tây Bắc, Đông Bắc vượt chuẩn cho vùng cao tương ứng là 34,2 và 39,8 (chuẩn là 30). Về giáo dục THPT: Các vùng hầu hết đều đạt gần đến chuẩn, tuy nhiên chỉ tiêu này biến động khác nhau qua các năm ở các vùng khác nhau, hầu hết các vùng giảm dần, một số vùng biến động đôi chút như Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long 2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông: * Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp: Chỉ tiêu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp cho biết số học sinh thi đỗ kỳ thi hết cấp của một cấp học trong tổng số học sinh dự thi vào cuối năm học. Nó phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông, cho biết khả năng hoàn thành một bậc học nhất định của học sinh là bao nhiêu. Bảng 8: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp Đơn vị: % Tiểu học THCS THPT 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2000-2001 2001-2002 2002-2003 Cả nước 99,26 99,42 99,58 95,24 96,88 96,25 93,32 89,84 92,13 Đb sông Hồng 99,87 99,80 99,92 98,49 99,33 99,27 97,95 97,34 97,82 Đông Bắc 99,58 99,57 99,79 96,03 96,43 98,01 95,66 92,31 94,13 Tây Bắc 98,78 99,05 98,88 94,27 96,84 97,27 93,85 90,83 94,78 Bắc Trung Bộ 99,29 99,30 99,33 95,26 95,14 93,11 98,13 95,78 95,40 DhNTrung Bộ 99,73 99,62 99,79 91,62 96,37 94,99 90,22 84,03 89,85 Tây Nguyên 98,56 98,40 98,66 89,99 94,43 91,89 87,70 77,82 82,01 Đông Nam Bộ 98,85 99,56 99,68 94,05 96,83 96,97 89,02 85,96 89,14 ĐbS Cửu Long 98,72 99,21 99,60 93,52 96,10 95,05 85,16 77,81 83,88 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003 Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy nhìn chung tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông là rất cao, rất khả quan. Tính trong cả nước tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học đều trên 90%, cao nhất là ở bậc tiểu học, qua các năm đều đạt trên 99%, bậc THCS đạt khoảng 96% và thấp nhất là bậc THPT với tỷ lệ khoảng 90%. Tỷ lệ tốt nghiệp trong cả nước ở bậc tiểu học và THCS tương đối ổn định qua các năm, chỉ có bậc học THPT là biến động đôi chút (giảm xuống 89,84% vào năm học 2001-2002 nhưng đã tăng trở lại lên 92,13% vào năm học sau). Điều này thể hiện thành quả của việc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 2000 và công tác đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS được thực hiện trong giai đoạn 2001-2005. Về giáo dục tiểu học: Nhìn chung các vùng đều duy trì và củng cố được thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đã đạt được từ năm 2000. Tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học đều giữ ở mức ổn định khoảng 99% qua các năm, giữa các vùng không có sự chênh lệch nhau. Về giáo dục THCS: đại bộ phận các vùng tỷ lệ tốt nghiệp THCS đều đạt trên 90% và đều tăng qua các năm học chứng tỏ sự chỉ đạo điều hành tốt của Ban chỉ đạo quốc gia phổ cập THCS và sự nỗ lực cố gắng phấn đấu, khắc phục khó khăn của các vùng để đẩy mạnh công tác phổ cập THCS. Tuy nhiên giữa các vùng cũng có sự chênh lệch nhau về tỷ lệ tốt nghiệp, cao nhất là Đồng bằng sông Hồng 99,27% (năm học 2002-2003) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên 91,89% còn các vùng khác chênh lệch không đáng kể. Về giáo dục THPT: nhìn chung tỷ lệ tốt nghiệp của bậc học THPT có sự biến động đôi chút qua các năm, năm học 2001-2002, tỷ lệ tốt nghiệp của hầu hết các vùng đều giảm so với năm học trước nhưng tăng vào năm học 2002-2003. Giữa các vùng có sự chênh lệch tương đối về tỷ lệ tốt nghiệp THPT, các vùng ở phía Bắc thường cao hơn các vùng ở phía Nam, cao nhất vẫn là Đồng bằng sông Hồng 97,82%, thấp nhất là Tây Nguyên 82,01% và Đồng bằng sông Cửu Long 83,88%, đáng chú ý có Tây Bắc là vùng kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng cho giáo dục còn hạn chế nhưng đã đạt được tỷ lệ tốt nghiệp THPT 94,78%, chỉ sau Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là một tín hiệu rất đáng mừng, các vùng khác cần tham khảo và học tập. * Tỷ lệ chuyển cấp: Tỷ lệ chuyển cấp cho biết tỷ lệ giữa số học sinh lên cấp học cao hơn so với số học sinh tốt nghiệp của cấp học dưới. Tỷ lệ chuyển cấp được thể hiện qua bảng sau: Bảng 10: tỷ lệ chuyển cấp Đơn vị: % Năm học Tiểu học THCS 2001-2002 97,3 76,4 2002-2003 97,3 76,4 2003-2004 98,2 77,24 Nguồn: Thống kê giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên năm học 2001-2002, 2002-2003, 2003-2004 Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ chuyển cấp qua các năm học đều tăng ở bậc tiểu học và THCS, cụ thể tiểu học tăng từ 97,3% lên 98,2% vào năm học 2003-2004, THCS tăng từ 76,4% lên 77,24% vào năm học 2003-2004. Tỷ lệ này cho biết xu hướng học sinh tốt nghiệp tiểu học và THCS tiếp tục học lên các bậc học cao hơn ngày càng tăng, đây là kết quả của công tác phổ cập, sự đẩy mạnh chăm lo, phát triển cho giáo dục phổ thông. Tóm lại đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông qua một số chỉ tiêu cho thấy chất lượng giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao, tuy nhiên chất lượng giáo dục phổ thông vẫn ở trình độ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, năng lực thực hành của học sinh phần lớn là yếu, chất lượng và hiệu quả đào tạo ngoài công lập còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra cho kế hoạch giáo dục phổ thông thời kỳ 2001-2005. Theo ước lượng của các chuyên gia về giáo dục cũng như trong một số tài liệu điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh phổ thông có chất lượng thấp hơn trung bình thực tế lên đến 30%, thậm chí một số nơi lên đến 50%, trong khi tỷ lệ học sinh có chất lượng cao hơn mức trung bình chỉ khoảng dưới 15%. Hệ thống giáo dục phổ thông mới chỉ đào tạo được khoảng 10% nhân lực đạt yêu cầu của đất nước, còn khoảng 90% là không đạt yêu cầu, trong đó có đến 30% là quá thấp so với yêu cầu. Chất lượng giáo dục so với mục tiêu và chương trình giáo dục mới chỉ đạt tỷ lệ khoảng 1/3, trong khi tỷ lệ kém lại tương đối lớn, cũng khoảng 1/3 trong hệ thống giáo dục phổ thông. 3. Chỉ tiêu nguồn lực phục vụ cho nhu cầu phát triển giáo dục phổ thông: 3.1. Trường học phổ thông: Mạng lưới các trường của hệ thống giáo dục phổ thông được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 11: Số trường phổ thông Đơn vị: trường Tiểu học THCS THPT 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Cả nước 13897 14163 14346 8092 8396 8745 1392 1532 1664 ĐBS Hồng 2489 2505 2512 2249 2252 2255 440 459 467 Đông Bắc 1937 1922 1979 1227 1280 1401 207 221 243 Tây Bắc 470 493 523 305 354 409 52 60 65 Bắc Trung Bộ 2347 2358 2343 1606 1620 1625 256 264 283 DHNTrung Bộ 1120 1141 1152 563 892 610 123 128 132 Tây Nguyên 887 922 945 377 437 472 51 57 68 Đông Nam Bộ 1749 1789 1833 700 737 768 127 173 188 Đbs Cửu Long 2901 3033 3059 1065 1124 1205 136 170 218 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003 Nhìn chung qua bảng cho thấy hệ thống giáo dục phổ thông đã xây dựng được một mạng lưới các trường phổ thông tương đối hoàn chỉnh, có ở hầu hết các địa bàn dân cư, tạo thuận lợi cho người học. Đến năm học 2003-2004, cả nước có 14.346 trường tiểu học, 8.745 trường THCS và 1.664 trường THPT. Số liệu qua các năm cho thấy mạng lưới trường tiểu học ngày càng được mở rộng nhưng mức độ có xu hướng giảm dần, năm học 2003-2004 chỉ tăng thêm 449 trường so với năm học 2001-2002, tốc độ tăng khoảng 1%/năm, nguyên nhân chủ yếu là do quy mô học sinh tiểu học có chiều hướng giảm trong những năm học vừa qua. Do việc đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS nên số trường THCS tăng nhanh, trung bình khoảng 4%/năm, đến năm học 2003-2004 số trường tăng hơn so với năm học 2001-2002 là 653 trường. So với tiểu học và THCS, THPT có chỉ số phát triển trường học cao nhất, khoảng 9%/năm, do số học sinh tăng đột biến trong thời gian qua. Đây là dấu hiệu cho thấy trình độ dân trí đã được nâng lên dần, đáp ứng yêu cầu mới về chất lượng nguồn nhân lực. Về giáo dục tiểu học: Hầu hết các vùng số trường có tăng nhưng mức độ tăng thấp, không đáng kể, thậm chí Bắc Trung Bộ còn giảm từ 2.347 trường (năm học 2001-2002) xuống 2.343 trường (năm học 2003-2004). Về giáo dục THCS:. Các trường phân bố chủ yếu ở các vùng tập trung nhiều dân cư, học sinh như Đồng bằng sông Hồng có 2.255 trường chiếm 25,7%, Bắc Trung Bộ có 1.635 trường chiếm 16,8% tổng số trường THCS trong cả nước, các vùng này đã dần đi vào ổn định, mức độ phổ cập THCS tương đối nên tốc độ tăng chậm. Tốc độ tăng nhanh chủ yếu là ở các vùng còn kém phát triển như Tây Bắc khoảng 6,8%, Tây Nguyên khoảng 5%. Điều này cho thấy sự mở mang giáo dục, nhu cầu học tập tăng lên đáng kể ở các vùng này, cần được triển khai nhân rộng hơn. Về giáo dục THPT: Quy mô trường học THPT ở tất cả các vùng đều tăng, tuy nhiên điều đáng mừng là tốc độ tăng các trường THPT tại các vùng kém phát triển, kinh tế khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long tốc độ tăng tương ứng đạt 12,5%, 16% và 30%/năm, nhanh hơn so với các vùng còn lại, chứng tỏ nhu cầu học tập tăng, là yếu tố thuận lợi để nâng cao dân trí, tăng chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ để phát triển các vùng này. *Phòng học phổ thông: + Quy mô các phòng học phổ thông được thể hiện trong bảng sau: Bảng 14: Quy mô phòng học phổ thông Đơn vị: phòng học Tiểu học THCS THPT 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Cả nước 212101 220035 213068 101442 101823 106215 32972 35695 34991 ĐbsôngHồng 37787 37817 38792 27124 25952 27082 8941 9745 9888 Đông Bắc 35792 37711 29970 14368 14112 14792 3998 4404 3944 Tây Bắc 8600 10232 8907 3730 3654 3720 874 910 1055 Bắc Trung Bộ 30412 31553 30554 17781 19030 18969 5183 5684 6075 DhNTrungBộ 18501 18743 18768 7952 7942 8642 2836 2745 3020 Tây Nguyên 12416 14170 15403 4321 5108 5515 1374 1586 1602 ĐôngNam Bộ 26462 26967 27506 11777 11763 12194 5026 5907 4921 ĐbsCửuLong 42131 42842 43168 14389 14262 15300 4740 4714 4486 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003 Qua bảng trên cho thấy số phòng học THCS tăng dần và số phòng học tiểu học và THPT có sự biến động tăng vào năm học 2002-2003 nhưng lại giảm vào năm học 2003-2004. Tuy nhiên xét qua 3 năm học số phòng học ở các cấp đều tăng, năm học 2003-3004 số phòng học THPT tăng 2.019 phòng học so với năm học 2001-2002, tốc độ tăng 3%/năm, tương ứng ở cấp tiểu học tăng 967 phòng tốc độ tăng không đáng kể, số phòng học THCS tăng lên là 4.773 phòng, tốc độ tăng khoảng 2%/năm, do công tác phổ cập THCS và phát triển THPT được đẩy mạnh ở cả nước, đồng thời chương trình kiên cố hoá, xây dựng mới trường lớp tạo nên nhiều phòng học mới. Giáo dục tiểu học: ngoại trừ Bắc Trung Bộ, các vùng còn lại đều có số phòng học tăng sau 3 năm học, cụ thể Tây Nguyên tăng 2.987 phòng so với năm học 2001-2002 tốc độ tăng khoảng hơn 10%/năm, Đông Nam Bộ tăng 1.044 phòng học, tương ứng gần 2%/năm. Trong khi đó vùng Đông Bắc giảm nhiều nhất 5.822 phòng, tương ứng giảm 8%/năm, là nguyên nhân chủ yếu làm cho số phòng học tiểu học cả nước giảm mặc dù ở các vùng khác có tăng lên. Giáo dục THCS: So với năm học 2001-2002, số phòng học THCS ở hầu hết các vùng đều tăng, do quy mô học sinh THCS đều tăng ở tất cả các vùng, nhu cầu tăng dẫn đến số phòng học cũng tăng theo. Mặc dù so với năm học 2001-2002, số phòng học THCS của Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc năm học 2003-2004 giảm tương ứng là 42 và 10 phòng nhưng so với năm học 2002-2003, số phòng học lại tăng 1.130 phòng và 66 phòng học, nên sự biến động này chỉ là nhất thời. Giáo dục THPT: hầu hết các vùng đều tăng số phòng học THPT trừ một số vùng như Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Một số vùng miền núi, vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên đã có những tiến bộ đáng kể, số phòng học THPT năm học 2003-2004 của 2 vùng trên tăng thêm 181 và 228 phòng học so với năm học 2001-2002, tương ứng tốc độ tăng khoảng 10% và 8,2%/năm, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các vùng này trong đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông, cụ thể là THPT. Một số vùng như Đông Nam Bộ số phòng học giảm 105 phòng hay Đồng bằng sông Cửu Long giảm 254 phòng so với năm học 2001-2002 khoảng 2,3%/năm, vấn đề này cần phải khắc phục, huy động người học đến trường đông hơn để nâng cao dân trí. + Chất lượng phòng học: Đến năm học 2003-2004, số phòng học 3 ca hầu như đã không còn, ở tiểu học chỉ còn 108 phòng, THCS là 104 phòng và THPT là 13 phòng, dự kiến đến năm học 2004-2005 sẽ không còn phòng học 3 ca, hiện còn 25.000 phòng học tre, nứa, lá tạm bợ. Như vậy so với mục tiêu của kế hoạch 2001-2005 là thực hiện kiên cố hoá trường lớp học, giải quyết tình trạng học ca 3 trong năm học 2002-2003, trong năm học 2003-2004 thanh toán tình trạng học 3 ca trong cả nước, quyết tâm đến hết năm 2005 về cơ bản không còn phòng học tranh, tre, nứa, lá, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư đối với các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các xã nghèo miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng ngập lũ, vùng có nhiều dân tộc thiểu số thì vẫn chưa đạt đúng tiến độ của kế hoạch đặt ra. Trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy, học tập mới đáp ứng khoảng 20% yêu cầu dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay còn phổ biến, đặc biệt là các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. *Giáo viên: Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông, là người truyền thụ kiến thức cho học sinh, để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông đòi hỏi phải tăng số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục. + Quy mô giáo viên phổ thông được thể hiện qua bảng sau: Bảng 15: Số giáo viên phổ thông Đơn vị: giáo viên Tiểu học THCS THPT 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Cả nước 353804 363094 366215 243130 271755 290410 81549 88622 98759 Đbs Hồng 64164 65957 64517 63672 67737 68744 25421 23205 25987 Đông Bắc 53313 55478 55376 35210 38891 40921 9558 10747 12090 Tây Bắc 17696 17849 19039 7589 9762 11330 1534 2104 2509 Bắc Trung Bộ 50908 51691 51798 36410 41805 45809 12235 14431 15698 DhNTrungBộ 29592 30094 30418 20127 22978 24437 7059 8283 8614 Tây Nguyên 23078 24572 25574 12269 14887 16350 3714 4509 5253 ĐôngNam Bộ 45100 45551 46677 30232 32698 35164 10696 12596 13788 ĐbsCửuLong 69953 71902 72816 37621 42997 47655 11059 12747 14820 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003 Nhìn vào bảng cho thấy, trong cả nước số lượng giáo viên ở tất cả cấp học đều tăng dần qua các năm. Trong đó bậc học THPT tăng nhanh nhất, so với năm học 2001-2002 số giáo viên tăng 17.210 giáo viên, trung bình khoảng 10%/năm; số giáo viên THCS tăng nhiều nhất là 47.280 giáo viên, từ 243.130 giáo viên năm học 2001-2002 lên 290.410 giáo viên năm học 2003-2004. Số giáo viên tiểu học tăng ít nhất và chậm nhất, năm học 2003-2004 số giáo viên tăng là 12.411 giáo viên so với năm học 2001-2002, bình quân tốc độ khoảng 1,7%/năm. Giáo dục tiểu học: so với năm học 2001-2002, tất cả các vùng đều có số giáo viên tăng lên, nhưng tốc độ tăng không đáng kể, đáng chú ý có Tây Nguyên và Tây Bắc tốc độ tăng trung bình đạt khoảng 5%/ năm và 3,7%/năm, số giáo viên tăng tương ứng là 2.496 và 1.343 giáo viên, điều này cho thấy sự nỗ lực của vùng trong việc huy động trẻ em đến trường, thực hiện xoá mù chữ. Hầu hết các vùng đều đủ giáo viên, nhưng so với chuẩn Tây Nguyên vẫn còn thiếu khoảng 2.000 giáo viên. Giáo dục THCS: Do công tác phổ cập THCS được đẩy mạnh nên nhìn chung tất cả các vùng số giáo viên THCS đều tăng qua các năm học với số lượng nhiều, tốc độ tăng trung bình đạt khoảng trên dưới 10%/năm, đặc biệt là Tây Bắc và Tây Nguyên có tốc độ tăng rất cao, như Tây Bắc tăng 3.741 giáo viên tương ứng khoảng 24%/năm và Tây Nguyên tăng 4.081 giáo viên, trung bình 16%/năm. Đồng bằng sông Cửu Long số giáo viên tăng nhiều nhất là 10.034 giáo viên, tốc độ tăng trung bình 13%/năm, nhưng so với chuẩn vẫn còn thiếu khoảng 7.000 giáo viên. Giáo dục THPT: số giáo viên cũng tăng dần qua các năm ở các vùng nhưng tốc độ tăng của các vùng có sự chênh lệch tương đối. Ngoại trừ Đồng bằng sông Hồng là vùng đã đi vào phát triển ổn định về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, tốc độ tăng giáo viên không đáng kể khoảng 1%/năm còn hầu hết các vùng khác tốc độ tăng rất cao trên dưới 15%/năm, cũng giống như bậc tiểu học và THCS, các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, tốc độ tăng số lượng giáo viên THPT rất cao, như Tây Bắc là 30%/năm, Tây Nguyên là 20%/năm Nguyên nhân là do giáo dục THPT được đẩy mạnh, sự ưu tiên tạo điều kiện của nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của địa phương trong phát triển giáo dục. Nhưng tính theo chuẩn thì hầu hết các vùng đều thiếu giáo viên, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long thiếu tới 5.000 giáo viên. Như vậy so với kế hoạch 2001-2005, quy mô giáo viên phổ thông vẫn chưa đảm bảo mục tiêu đủ giáo viên cho các cấp học, giáo viên THCS thiếu khoảng 25.500 giáo viên và THPT thiếu khoảng 21.100 giáo viên. + Số giáo viên/lớp học: Thông qua bảng quy mô lớp học và bảng quy mô giáo viên phổ thông xác định được chỉ tiêu số giáo viên/lớp học thực tế qua các năm theo bảng sau: Bảng 16: Số giáo viên/lớp học Đơn vị:giáo viên/lớp Tiểu học THCS THPT 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Cả nước 1.12 1.18 1.22 1.58 1.68 1.75 1.68 1.7 1.77 Đb sông Hồng 1.25 1.34 1.36 1.84 1.93 1.96 2.13 1.87 2.00 Đông Bắc 1.10 1.17 1.21 1.65 1.69 1.78 1.66 1.69 1.72 Tây Bắc 1.16 1.19 1.27 1.46 1.81 1.98 1.55 1.75 1.86 Bắc Trung Bộ 1.09 1.15 1.24 1.46 1.59 1.71 1.67 1.80 1.8 DhNTrung Bộ 1.09 1.14 1.19 1.55 1.65 1.68 1.56 1.79 1.76 Tây Nguyên 1.02 1.08 1.12 1.42 1.59 1.60 1.5 1.63 1.67 Đông Nam Bộ 1.52 1.15 1.19 1.57 1.61 1.67 1.49 1.66 1.72 Đbs Cửu Long 1.09 1.13 1.18 1.41 1.53 1.63 1.33 1.42 1.53 Nguồn: Tổng hợp tài liệu Nhìn chung qua 3 năm học tỷ lệ giáo viên/lớp tính cả nước ở bậc tiểu học, THCS và THPT đều tăng. Tỷ lệ này ở bậc tiểu học tăng từ 1,12 lên 1,22 vào năm học 2003-2004, chuẩn quy định là 1,15; bậc THCS tỷ lệ này tăng từ 1,58 vào năm học 2001-2002 lên 1,75 vào năm học 2003-2004 trong khi bậc THPT tăng từ 1,68 lên 1,77 vào năm học 2003-2004. Mặc dù tỷ lệ này có tăng dần qua các năm nhưng trong cả 3 cấp học mới có bậc học tiểu học đáp ứng yêu cầu chuẩn về tỷ lệ giáo viên/lớp học còn THCS và đặc biệt là THPT còn thiếu rất nhiều giáo viên để đáp ứng chuẩn tỷ lệ giáo viên/lớp học. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới phải tập trung đào tạo đội ngũ giáo viên cho bậc học THCS và THPT đáp ứng yêu cầu. Về giáo dục tiểu học: đến năm học 2003-2004 hầu hết các vùng đều đạt chuẩn tỷ lệ giáo viên/lớp học chỉ có Tây Nguyên vẫn chưa đạt chuẩn, mới có 1,12 (chuẩn là 1,15). Tất cả các vùng đều cố gắng nỗ lực trong việc đào tạo nhiều giáo viên đáp ứng yêu cầu nên tỷ lệ giáo viên/lớp học đều tăng qua các năm, một số vùng vượt chuẩn khá cao như Đồng bằng sông Hồng là 1,36; đặc biệt là Tây Bắc là 1,27. Về giáo dục THCS: Do công tác phổ cập giáo dục THCS được đẩy mạnh đòi hỏi nhiều giáo viên phục vụ giảng dạy nên tất cả các vùng tỷ lệ này đều tăng qua các năm, ngoại trừ Đồng bằng sông Hồng vượt chuẩn là 1,96 và Tây Bắc là 1,98 hầu hết các vùng còn lại đều thấp hơn so với chuẩn quy định, thấp nhất là Tây Nguyên là 1,6 và Đồng bằng sông Cửu Long là 1,63. Về giáo dục THPT: mặc dù có sự biến động tăng giảm của các vùng qua các năm khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các vùng đều chưa đạt chuẩn về tỷ lệ này cho giáo dục THPT, cao nhất là Đồng bằng sông Hồng mới đạt 2,0, các vùng tỷ lệ này có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi yêu cầu, vẫn còn một số vùng tỷ lệ này rất thấp so với chuẩn như Đông Nam Bộ mới đạt 1,53, Tây Nguyên đạt 1,67. + Chất lượng đội ngũ giáo viên: Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện qua tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên được thể hiện qua bảng sau: Bảng 17: Tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn Đơn vị: % Năm học Tiểu học THCS THPT 2001-2002 87,6 91,1 95,4 2002-2003 87,0 91,2 95,3 2003-2004 91,2 92,8 97 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo giáo dục Qua bảng cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao trong cả 3 cấp học. Bậc tiểu học tăng từ 83,5% lên 91,2% vào năm học 2003-2004, trên chuẩn là 19,5%, bậc học THCS tăng từ 89,5% lên 92,8 % vào năm học 2003-2004, vượt chuẩn 19,5% và bậc học THPT tăng từ 95,3% lên 97% vượt chuẩn 2,7%, điều này cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. So với kế hoạch giáo dục 2001-2005, chất lượng đội ngũ giáo viên về cơ bản là đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên trong cấp học tiểu học mặc dù đủ về số lượng nhưng lại thiếu giáo viên các môn nhạc, h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3052.doc
Tài liệu liên quan