LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA 3
I- Tổng quan về xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. 3
1. Khái niệm, thực chất và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. 3
1.1. Khái niệm và thực chất cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. 3
1.2. Sự cần thiết phải thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. 5
1.2.1. Vai trò và thực trạng của khu vực kinh tế Nhà nước. 5
1.2.2. Tác dụng của cổ phần hóa. 7
2. Khái niệm giá trị doanh nghiệp và xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa. 8
2.1. Giá trị doanh nghiệp. 9
2.1.1. Giá trị thanh lý. 9
2.2.2. Giá trị kiểm kê. 10
2.2.3. Giá trị tài chính. 10
2.2.4. Giá trị kinh tế. 10
2.2. Xác định giá trị doanh nghiệp. 11
3. Cơ sở khách quan của việc xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa trong nền kinh tế thị trường. 12
3.1. Cơ sở khách quan của việc xác định giá trị doanh nghiệp và các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp. 12
3.1.1. Cơ sở khách quan của việc xác định giá trị doanh nghiệp. 12
3.1.2. Các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp. 13
3.2. Mục đích, yêu cầu của việc xác định giá trị doanh nghiệp. 15
3.3. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa. 16
4. Mối quan hệ giữa giá trị xác định và giá bán doanh nghiệp. 17
II- Một số phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. 18
1. Nguyên tắc của phương pháp định giá. 18
2. Phương pháp giá trị nội tại. 19
2.1. Để xác định giá trị tài sản hữu hình có thể sử dụng các cách tính toán sau: 19
2.2. Xác định giá trị tài sản vô hình. 21
2.3. Nhận xét về phương pháp xác định bằng giá trị nội tại. 23
3. Phương pháp giá trị lợi nhuận. 24
3.1. Đánh giá qua vốn hóa lợi nhuận. 24
3.2. Đánh giá qua lợi tức cổ phần hiện tại hóa. 26
3.3. Nhận xét chung. 27
4. Phương pháp đấu giá trực tiếp. 28
PHẦN II: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU. 29
I- Tổng quan về Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 29
A. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 29
1. Lịch sử phát triển Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu trước khi tiến hành cổ phần hóa. 29
2. Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 31
2.1. Mục tiêu, chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 31
2.1.1. Mục tiêu của Công ty: 31
2.1.2. Chức năng của Công ty: 31
2.1.3. Quyền hạn của Công ty: 31
2.1.4. Nghĩa vụ của Công ty: 31
B. Một số đặc điểm của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 32
1. Đặc điểm lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 32
1.1. Đặc điểm lao động - tiền lương. 32
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 34
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 34
2.2. Các phòng ban, phân xưởng trong Công ty. 35
3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu trước và trong quá trình cổ phần hóa. 39
3.1. Đặc điểm năng lực sản xuất của Công ty. 39
3.1.1. Tổng tài sản. 39
3.1.2. Tổng nguồn vốn. 40
3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 41
3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 42
3.4. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 44
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây. 45
4.1. Doanh thu. 45
4.2. Lợi nhuận. 46
4.3. Mức nộp ngân sách Nhà nước. 47
II- XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HÓA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU. 47
1. Nhu cầu tất yếu phải tiến hành cổ phần hóa ở Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 47
1.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 48
1.2. Nhu cầu Công ty. 48
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến về xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa qua trường hợp Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phụ, tìm kiếm thị trường mới. Vì vậy, sản xuất được phát triển, đời sống công nhân được ổn định, phong trào quần chúng sôi nổi, trong khi nhiều Nhà máy khác điêu đứng vì thiếu việc làm, công nhân phải nghỉ việc hàng loạt.
Vào đầu những năm 90, khi mà hệ thống XHCN sụp đổ, Nhà nước bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi sang cơ chế mới, Nhà máy bắt đầu gặp phải những khó khăn khi mất một bạn hàng lớn, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm sản xuất có giá thành cao nhưng chất lượng lại chưa đáp ứng được nhu cầu nên khả năng cạnh tranh kém cả ở thị trường nội địa lẫn khả năng xuất khẩu. Lúc này, Nhà máy đã rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn khi không có vốn để đầu tư thiết bị mới, đội ngũ công nhân tay nghề cao còn thiếu...Không chịu bó tay, Nhà máy đã tìm con đường đi riêng cho mình bằng cách tìm kiếm thị trường ở các nước thứ 3, nhận làm một số sản phẩm phụ do UNICEF tài trợ, tìm bạn hàng hợp tác xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc...Bằng cách đó, Nhà máy đã dần dần vượt qua khó khăn, lấy lại vị thế vốn có của mình.
Đến năm 1996, để phù hợp với vai trò của mình trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cơ khí, được phép của các cơ quan chủ quản, Nhà máy đổi tên thành Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Trong 3 năm, từ 1997 đến 1999, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng đáng kể. Đó là kết quả của quá trình đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới con người, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân...nó cho thấy sự năng động trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong cơ chế thị trường.
2. Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
Năm 1999, Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu bắt đầu tiến hành cổ phần hoá. Hình thức cổ phần hoá của Công ty là: bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đẻ chuyển thành Công ty cổ phần. Đến năm 2000, quá trình cổ phần hoá ở Công ty đã hoàn thành và bắt đầu từ ngày 1/1/2001, Công ty chính thức trở thành công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Tên công ty : Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
Tên giao dịch quốc tế: Export Mechanical Tool Stook Company.
Tên giao dịch viết tắt: EMTSC.
Trụ sở công ty: 229 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội.
2.1. Mục tiêu, chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
2.1.1. Mục tiêu của Công ty:
- Giải quyết công ăn việc làm.
- Tạo lợi nhuận tối đa cho các cổ đông.
- Đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
2.1.2. Chức năng của Công ty:
- Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, dụng cụ, phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô, lắp ráp xe máy, sản phẩm điện lạnh, các sản phẩm tiêu dùng, hàng gia dụng Inox, thiết bị y tế, bia và nước giải khát, vật tư thiết bị ngành cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng.
- Kinh doanh các dịch vụ và ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Quyền hạn của Công ty:
- Quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
- Quyền quản lý tài chính.
2.1.4. Nghĩa vụ của Công ty:
- Thực hiện các nghị quyết của Đại hội cổ đông.
- Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Có trách nhiệm thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách với người lao động theo quy định của Luật Lao động.
- Thực hiện pháp lệnh kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước.
- Nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định.
- Báo cáo và công bố công khai hoạt động tài chính trước Đại hội đồng cổ đông.
- Chia cổ tức đúng kỳ hạn.
Để thực hiện được các mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của mình, Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, vừa sản xuất những mặt hàng truyền thống, vừa sản xuất những mặt hàng mới để tận dụng tối đa thế mạnh của mình, thực hiện việc liên doanh, liên kết với nhiều đối tác trong và ngoài nước như Công ty HONDA Việt Nam (sản xuất linh kiện và lắp ráp xe máy), Thụy Sỹ (phân xưởng thiết bị điện), Đài Loan (phân xưởng cơ khí thực hiện gia công một số chi tiết của xe máy VMEP), CHLB Đức (sản xuất bi), thực hiện việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tìm kiếm bạn hàng...
B. Một số đặc điểm của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
1. Đặc điểm lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
1.1. Đặc điểm lao động - tiền lương.
a) Số lượng lao động:
- Tổng số CBCNV trong Công ty: 630 người.
- Cán bộ gián tiếp: 108 người.
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 522 người.
b) Trình độ chuyên môn:
- Đại học: 67 người.
- PTTH : 55 người.
- Công nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên: 355 người.
- Bậc thợ bình quân: 4,7.
Tiền công lao động là biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động và trở thành đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động. Để phát huy được những chức năng cơ bản của tiền công, việc trả công người lao động của Công ty luôn đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động: điều này bắt nguồn từ bản chất của tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, bởi vậy tiền lương của Công ty trả cho người lao động không những phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng về số lượng và chất lượng lao động mà còn đảm bảo nuôi sống gia đình họ.
- Tiền lương trả cho người lao động phụ thuộc vào hiệu quả lao động của người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do vậy, Công ty đã áp dụng các hình thức trả lương khác nhau để thực hiện được các nguyên tắc trên. Ngoài hình thức trả lương theo sản phẩm, Công ty còn kết hợp một số hình thức trả lương khác như trả lương theo thời gian, theo ngày công, theo khối lượng công việc và có kèm theo hình thức chấm công. Ngoài ra, để khuyến khích người lao động, Công ty còn sử dụng nhiều hình thức khen thưởng vật chất kịp thời và thiết thực, có chế độ đãi ngộ thoả đáng với người lao động như xây dựng các chương trình phúc lợi và dịch vụ cho người lao động. Để gắn liền quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, Công ty cũng có những hình thức kỷ luật, phạt tiền đối với những sai phạm do người lao động gây ra.
Không chỉ tạo các điều kiện về vật chất, Công ty còn luôn tạo động lực tinh thần cho người lao động. Cách làm của Công ty là luôn tạo cho người lao động một môi trường tâm sinh lý thuận lợi trong quá trình lao động; xây dựng các hình thức khuyến khích về mặt tinh thần như xây dựng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng bằng giấy khen, huy chương...Việc thường xuyên cử cán bộ công nhân đi học thêm, đào tạo lại để trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề là một trong những nét nổi bật trong chính sách sử dụng lao động của Công ty.
Nhờ việc áp dụng chính sách hợp lý, hiệu quả mà người lao động luôn gắn bó với Công ty, hăng say làm việc, có tinh thần trách nhiệm cao, phát huy tính sáng tạo trong công việc, góp phần làm cho Công ty ngày càng phát triển.
Bảng1: Thu nhập bình quân CBCNV Công ty năm 2000.
Đơn vị tính: đồng.
Phòng ban - Phân xưởng
Thu nhập bình quân
Phòng Tài vụ
985.500
Phòng TCLĐ-TL
950.300
Phòng Kế hoạch
995.600
Phòng Kỹ thuật
1.025.000
Phòng Hành chính
850.000
Phòng Kinh doanh
865.700
Đội Xây dựng
980.800
Phân xưởng Cơ khí 1
1.115.000
Phân xưởng Cơ khí 2
1.285.700
Phân xưởng Cơ khí 3
846.800
Phân xưởng Rèn dập
1.095.400
Phân xưởng Mạ
1.315.100
Phân xưởng Dụng cụ
1.120.300
Phân xưởng Cơ điện
1.094.000
Bình quân
1.037.514
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu 2000)
Hiện nay, số lượng lao động trong Công ty là 630 người, nhưng cán bộ, công nhân có trình độ đại học hay trình độ tay nghề cao chưa thực sự tương ứng với tầm vóc của Công ty. Vì vậy, hàng năm Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công nhân trong Công ty. Có như vậy, Công ty mới có thể có được sức mạnh nội lực và phát huy được sức mạnh đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nắm bắt được những cơ hội để phát triển.
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Từ ngày 1/1/2001, Công ty chính thức trở thành công ty cổ phần, do đó cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Bộ máy quản lý gồm có:
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 11 thành viên, trong đó 10 thành viên do đại hội bầu, 1 thành viên là chủ tịch Công đoàn đương nhiệm. Hội đồng quản trị bầu một Chủ tịch và một phó chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc: gồm 2 phó giám đốc.
+ Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách chủ yếu mảng đối ngoại của doanh nghiệp từ việc hiệp tác sản xuất, liên doanh liên kết đến công tác mua vật tư, tổ chức tiêu thụ sản phẩm...
+ Phó giám đốc kỹ thuật: trực tiếp chỉ huy các phân xưởng, có trách nhiệm tổ chức và chỉ huy quá trình sản xuất hàng ngày từ khâu chuẩn bị sản xuất đến bố trí, điều khiển lao động, tổ chức cấp phát vật tư.
- Ban kiểm soát: có quyền và nhiệm vụ được quy định trong Luật Doanh nghiệp và điều lệ Công ty.
- Ngoài ra, trong Công ty còn có các tổ chức chính trị như Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2.2. Các phòng ban, phân xưởng trong Công ty.
- Phòng Tổ chức lao động - tiền lương: tổ chức quản lý lao động của Công ty theo nhiệm vụ của Công ty như sắp xếp, bố trí lao động, trả lương cho lao động, trên cơ sở nắm vững các quy định của Luật Lao động và hợp đồng lao động. Quy hoạch về đào tạo và tuyển dụng lao động theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Giải quyết khiếu nại, tố tụng và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược kinh doanh, đề xuất các phương án kinh doanh có hiệu quả, thực hiện việc mua bán các loại nguyên nhiên vật liệu, vật tư kĩ thuật phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất; đảm nhận từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường cho đến việc tổ chức, giám sát công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty;
- Phòng Tài vụ: đảm nhận công tác theo dõi xuất nhập hàng hoá, lập các báo cáo tài chính theo kì; có chức năng giám đốc tiền tệ thông qua việc kiểm soát và quản lý tiền vốn, tài sản của Công ty, có trách nhiện hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh về mở sổ sách, theo dõi mọi hoạt động của đơn vị, các số liệu thống kê, báo cáo hạch toán nội bộ theo quy định của Công ty và Bộ Tài chính; kiểm tra, góp ý với các phương án kinh doanh đã duyệt, đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hạch toán chính xác; xác định lợi nhuận-chi phí của Công ty; xây dựng quy chế, phương thức vay vốn, giám sát, theo dõi việc sử dụng vốn vay của Công ty và bảo lãnh vốn vay của ngân hàng; nắm vững quá trình luân chuyển của từng hợp đồng nhằm ngăn chặn nguy cơ tồn đọng hoặc thâm hụt vốn; lập quỹ dự phòng để giải quyết kịp thời các phát sinh bất lợi; chủ động xử lý khi có thay đổi về nhân sự, lao động khi có liên quan đến vấn đề tài chính;
- Phòng Hành chính: có chức năng phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính, văn thư lưu trữ tài liệu hồ sơ chung, thực hiện các công việc mang tính chất hành chính; khám, chữa bệnh đơn giản cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, làm chế độ bảo hiểm y tế theo đúng quy định của Nhà nước.
- Phòng Kế hoạch: theo dõi và lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty; theo dõi tình hình sử dụng nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất, tránh lãng phí, đề xuất mua, xuất nhập kho vật tư, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục.
- Phòng Kỹ thuật: hoàn thiện các sản phẩm thông qua công tác thiết kế, tổ chức thiết kế sản phẩm mới; ; xây dựng và quản lý các định mức trong sản xuất, tìm các biện pháp nhằm giảm định mức nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm.
- Các phân xưởng sản xuất: thực hiện chức năng sản xuất của Công ty, đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng với giá thành thấp.
+ Phân xưởng rèn-dập: tạo phôi cho các sản phẩm.
+ Phân xưởng cơ khí 1-2-3: sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
+ Phân xưởng mạ: gia công tạo lớp bảo vệ bề mặt sản phẩm.
+ Phân xưởng dụng cụ: sản xuất các khuôn mẫu sản phẩm, dụng cụ cắt, các dụng cụ cần thiết khác.
+ Phân xưởng cơ điện: lắp đặt các thiết bị, máy móc; thực hiện công tác bảo dưỡng, sữa chữa dự phòng, định kỳ, theo kế hoạch.
+ Đội xây dựng: làm móng, đế để đặt các máy móc sửa chữa, cải tạo các công trình trong Công ty.
+ Phân xưởng bia: sản xuất bia từ thiết bị của CHLB Đức, là đơn vị hạch toán độc lập, tự trả lương cho công nhân viên và hàng tháng trích nộp % cho Công ty.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức sản xuất Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
PGĐ Kinh doanh
PGĐ Kỹ thuật
Ban Kiểm soát
Phòng Kế hoạch
Phòng Kinh doanh
Phòng Tài vụ
Phòng
Tổ chức LĐ-TL
Phòng Hành chính
Phòng Kỹ thuật
Đội Xây dựng
Phân xưởng Rèn dập
Phân xưởng Cơ khí 1
Phân xưởng Cơ khí 2
Phân xưởng Cơ khí 3
Phân xưởng Mạ
Phân xưởng Dụng cụ
Phân xưởng Cơ điện
Phân xưởng Bia
3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu trước và trong quá trình cổ phần hóa.
3.1. Đặc điểm năng lực sản xuất của Công ty.
3.1.1. Tổng tài sản.
a) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Là công ty lớn lại là một công ty chuyên về các sản phẩm cơ khí nên tổng tài sản cố định của Công ty là khá lớn, trong đó gồm nhiều loại máy móc thiết bị chuyên dụng như: máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan, máy cưa, máy nén khí máy phun bi, máy cán thép, máy hàn Inox, lò tần số...Ngoài số lượng máy móc, thiết bị đáng kể trên, giá trị tài sản cố định của Công ty còn có một diện tích đất rộng với 9 khu nhà xưởng và 1 khu nhà chính cùng nhiều tài sản có giá trị khác.
Mặc dù hàng năm Công ty luôn có những khoản đầu tư để sửa chữa hay đổi mới máy móc thiết bị nhưng nhìn chung, phần lớn số máy móc thiết bị của Công ty do Trung Quốc, Liên Xô (cũ) sản xuất từ những năm 1960-1970 nay đã trở nên lạc hậu, năng suất kém, sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu về chất lượng, thời hạn giao hàng. Vì vậy, để tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty cần phải đổi mới, thay thế các máy móc thiết bị đã quá lạc hậu bằng những dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của Công ty.
Bảng 2: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty.
(1997-2000)
Đơn vị tính: đồng.
Tài sản
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
I. TSCĐ
4.277.131.020
4.929.316.620
4.892.066.035
4.933.120.320
II. Đầu tư dài hạn.
0
2.047.514.000
2.047.514.000
2.047.514.000
Tổng cộng
4.277.131.020
6.976.830.620
6.939.580.035
6.980.634.320
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty 1997-2000)
b) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu và các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm. Tài sản lưu động là một yếu tố cơ bản, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Xác định được điều này, Công ty đã tìm mọi cách có thể để bảo toàn và tăng lượng vốn của Công ty như phát hành cổ phiếu, vay vốn Ngân hàng...Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là 12 tỷ đồng, với một nguồn vốn khá lớn như vậy, Công ty có đủ khả năng để ký kết được những hợp đồng kinh tế tầm cỡ, cũng như thực hiện được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.
Bảng 3: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty.
(1997-2000)
Đơn vị tính: đồng.
Tài sản
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
I.Tiền
1.025.016.526
943.781.227
632.592.128
650.243.000
II.Đầu tư ngắn hạn
0
0
510.000.000
571.320.000
III.Các khoản phải thu
1.510.496.091
4.546.864.333
3.113.801.372
3.302.123.150
IV.Hàng tồn kho
4.595.390.288
2.648.658.947
4.417.466.143
3.396.154.267
V.TSLĐ khác
20.900.000
926.328.641
40.836.142
123.656.365
VI.Chi sự nghiệp
0
30.000.000
0
0
Tổng cộng
7.151.802.905
9.095.633.148
8.714.695.785
8.043.496.782
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty 1997-2000)
3.1.2. Tổng nguồn vốn.
Bảng 4: Tổng nguồn vốn của Công ty.
(1997-2000)
Đơn vị tính: đồng
Nguồn vốn
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
I. Nợ phải trả
3.110.397.172
6.730.796.347
6.285.799.821
6.326.254.150
1. Nợ ngắn hạn
2.597.793.172
5.548.078.347
5.312.731.821
5.351.356.000
2. Nợ dài hạn
450.000.000
1.150.000.000
886.000.000
904.634.150
3. Nợ khác
62.604.000
32.718.000
87.068.000
70.264.000
II. Vốn CSH
8.318.536.753
9.363.051.421
9.368.475.999
9.400.231.147
1. Vốn-quỹ
8.318.536.753
9.333.051.421
9.368.475.999
9.400.231.147
2. Kinh phí
0
30.000.000
0
0
Tổng cộng
11.428.933.925
16.093.847.768
15.654.275.820
15.726.485.297
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty 1997-2000)
Có thể thấy, tổng nguồn vốn của Công ty là không nhỏ nhưng vấn đề là cần sử dụng đồng vốn đó như thế nào để có hiệu quả, để không những đồng vốn được bảo toàn mà còn phát triển. Ngoài ra, Công ty cần huy động thêm vốn từ nhiều nguồn khác như phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng... để đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh sự tăng trưởng của Công ty.
Nhận xét: Như đã trình bày ở trên, các loại máy móc của Công ty chủ yếu là máy lớn nên khá dễ dàng trong kiểm kê; hơn nữa chủ yếu là máy chuyên dụng nên việc xác định % còn lại của các tài sản này nằm trong khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ định giá của Công ty. Tuy nhiên do máy móc chuyên dùng, phần lớn trong số đó đã lạc hậu vài thế hệ nên xác định giá thị trường của các loại tài sản này là rất khó khăn, thậm chí là không thể.
Các khoản phải thu của Công ty là khá lớn (tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 1/1/2000 là 3.113.801.372 đồng) nhưng không bao gồm các khoản nợ khó đòi và được ghi chép đầy đủ nên rất thuận lợi trong kiểm kê.
3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Nếu thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Nếu xét về mặt vật chất, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Về mặt tài chính, vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn lưu động (40%-60%).Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành, yếu tố nguyên vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng cao (60%-80%). Vấn đề đặt ra cho Công ty là trong công tác quản lý phải cung ứng nguyên vật liệu đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách; ngoài ra cần tìm nguồn nguyên vật liệu có giá cả thấp (nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu) để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Bảng 5: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Chủng loại NVL
Định mức tiêu thụ/năm
I. Nguyên vật liệu chính
500 tấn
II. Vật liệu phụ
1. Than
2. Xăng
3. Điện
400 tấn
200 tấn
3.500.000 Kwh
(Nguồn: Kế hoạch tiêu dùng nguyên vật liệu Công ty 2000)
Hầu hết nguyên vật liệu chính Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là từ Hàn Quốc. Mặc dù đã được phép nhập khẩu trực tiếp nhưng việc nhập khẩu nguyên vật liệu như vậy rất dễ xảy ra tình trạng phụ thuộc nhà cung ứng nước ngoài, khó đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa khi nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài sẽ phải chịu nhiều loại chi phí phát sinh nên giá cao sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây khó khăn cho Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.
Vì vậy Công ty cần thiết phải tìm được nhà cung ứng đầu vào ổn định, chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo nhưng giá thành hạ.
Nhận xét: Do nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu phải nhập khẩu nên thường phải mua với số lượng lớn do đó giá trị nguyên vật liệu tồn kho lớn. Việc định giá căn cứ vào lượng nguyên vật liệu tồn kho không đảm bảo chính xác do giá cả nguyên vật liệu trên thị trường thường xuyên biến động.
3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Là một công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một quy trình rất phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, nhưng được tổ chức một cách khá hợp lý.
Nếu xét theo cách tổ chức sản xuất theo không gian thì cách thức tổ chức sản xuất của Công ty tổ chức theo hình thức công nghệ, tức là mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một loại công nghệ nhất định. Tại đây, được bố trí thiết bị, máy móc cùng loại để chế tạo cùng loại sản phẩm là các bán thành phẩm để tiếp tục được lắp ráp thành thành phẩm. Từ đây có thể thấy, để có thể có được một sản phẩm hoàn chỉnh, nó phải đi qua nhiều phân xưởng, nhiều bộ phận khác nhau, do đó phải sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển, nhiều kho trung gian khác nhau.
Còn nếu xét theo cách tổ chức theo thời gian thì có thể thấy Công ty áp dụng phương thức song song. Theo phương thức này, việc sản xuất sản phẩm được thực hiện đồng thời trên tất cả các nơi làm việc. Nói cách khác là: trong cùng một thời điểm, loạt sản phẩm được chế tạo ở tất cả các nơi làm việc, mỗi chi tiết sau khi được chế biến ở bước công việc thứ nhất được chuyển ngay sang bước công việc thứ hai, sau bước hai lại chuyển sang bước ba... cứ như vậy cho đến khi đến bước công việc cuối cùng chứ không chờ đợi chế biến xong cả đợt ở mỗi bước công việc rồi mới chuyển.
Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng nói chung, tất cả các sản phẩm của Công ty đều trải qua một số giai đoạn công nghệ chủ yếu sau:
1-Cắt phôi bằng máy cắt dập liên hợp.
2-Gia công áp lực bằng máy dập khí nén hoặc bằng máy cơ trụ khuỷu.
3-Gia công cơ khí thực hiện trên các máy công cụ như: máy phay, máy khoan, máy mài khô kim loại...
4-Nhiệt luyện để nâng cao tính năng (tăng độ cứng) của sản phẩm bằng các thiết bị chuyên dụng như lò tần số hay lò muối.
5-Gia công bảo vệ và trang trí bề mặt sản phẩm, bao gồm: đánh bóng bề mặt, tẩy rửa, làm sạch, mạ bóng hoặc mạ mờ bằng Niken và Crôm; hoặc nhuộm đen sản phẩm bằng dầu đun mạ kẽm.
6-Sau khi sản phẩm được trang trí bề mặt, để nguội rồi làm sạch, lắp ráp, bảo quản bằng dầu để chống gỉ, đóng bao gói.
7-Nhập kho thành phẩm của Công ty.
Như vậy, quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty gồm có 6 giai đoạn chủ yếu, từ cắt phôi, đến gia công bảo vệ, trang trí bề mặt, cuối cùng là lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm.
Nguyên vật liệu
Chế tạo phôi
Gia công cơ khí
Nhiệt luyện
Gia công nguội
Mạ sản phẩm
Lắp ráp hoàn chỉnh
Nhập kho thành phẩm
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Nhận xét: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty rất phức tạp trong khi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà Công ty sử dụng là phương pháp nội tại nên chưa tính đến yếu tố tổ chức nên giá trị xác được sẽ không thể hiện được hết giá trị của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty.
3.4. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Thị trường với những chức năng chủ yếu của nó như chức năng thừa nhận, chức năng thực hiện, chức năng điều tiết và kích thích, chức năng thông tin, sẽ là nơi kiểm nghiệm xác thực nhất, chính xác nhất đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Doanh nghiệp nào được thị trường chấp nhận sẽ tồn tại và ngược lại, nếu không được thị trường chấp nhận sẽ không thể tồn tại.
Là một Công ty mới chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có nghĩa là để có thể tồn tại và phát triển, Công ty phải luôn quan tâm đến thị trường: không ngừng nghiên cứu, phân tích thị trường để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, duy trì và mở rộng thị trường trong và ngoài nước...
Với nhiều sản phẩm truyền thống và độc đáo như: kìm điện, clê, tuốc nơ vít, đĩa, hàng inox..., trước đây cũng như hiện nay, Công ty luôn tạo được hình ảnh tốt đẹp và tích cực trong con mắt người tiêu dùng. Với phương châm "lấy chữ tín làm đầu", "chất lượng sản phẩm là trên hết" Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và phát triển ngày càng lớn mạnh. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành phố trong cả nước, trong đó 40% ở miền Bắc, 40% ở miền Nam, phần còn lại ở miền Trung. Ngoài ra, nhiều sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là các mặt hàng inox, trong đó lớn nhất là thị trường Nhật Bản với doanh thu hàng năm lên tới 2 tỷ đồng.
Mặc dù sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên đất nước nhưng phân bố không đồng đều mà chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng ở miền Bắc; Đà Nẵng ở miền Trung; hay thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam. Vì vậy, duy trì và mở rộng thị trường là ưu tiên hàng đầu của Công ty trong thời gian tới. Để có thể mở rộng được thị phần của mình, Công ty cần chú trọng hơn đến công tác nghiên cứu thị trường, cả đối với thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0288.doc