Luận văn Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : CHỦ TRƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VỀ NĂM DU LỊCH ĐIỆN BIÊN VÀ Ý TƯỞNG THIẾT LẬP TUOR DU LỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 5

I. Chủ trương của Nhà nước về năm du lịch Điện Biên 5

1. Chỉ đạo của Chính phủ và tổng cục du lịch 5

2. Tỉnh Điện Biên và các đơn vị du lịch trong việc triển khái chủ trương của nhà nước về năm du lịch Điện Biên 6

II. Ý tướng về tour du lịch Điện Biên Phủ 14

1. Khái niềm về du lịch lịch sử 14

2. Nội dung tour du lịch lịch sử Điện Biên phủ 15

3. ý nghĩa của việc thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ 16

CHƯƠNG II: THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN VÀ HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 19

I. Thành phố Điện Biên Phủ 19

1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên 20

2. Điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá 22

II. Hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ và các tiềm năng du lịch khác của Điện Biên 27

1. Lý do Pháp chọn Điện Biên Phủ làm hệ thống cứ điểm phòng ngự 27

2. Hệ thống các di tích lịch sử Điện Biên Phủ 29

3. Tiềm năng du lịch của Điện Biên Phủ 34

CHƯƠNG III CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NĂM DU LỊCH ĐIỆN BIÊN VÀ TOUR DU LỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 47

I. Những mục tiêu của Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004 47

II. Các hoạt động và các sự kiện chính của Năm du lịch Điện Biên Phủ 48

1. Các hoạt động văn hoá lễ hội 48

2. Các hoạt động khác 50

III. Tour du lịch Điện Biên Phủ 52

1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh và định hướng phát triển du lịch đến năm 2010 52

2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thiết lập tour du lịch Điện Biên Phủ 53

3. Quan điểm thiết lập tour du lịch Điện Biên Phủ 56

4. Điều kiện thiết lập tour du lịch lịch sử 58

5. Một số ý kiến đề xuất của khoá luận 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 74

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ huy của tập đoàn cứ điểm khổng lồ của Pháp đẫ bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Đây là cơ quan đầu não của binh đoàn tác chiến Tây Bắc (G.O.N.O) của đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương do tên đại tướng Christiane de castries chỉ huy và là mục tiêu cuối cùng quyết định của các chiến sỹ Điện Biên Phủ trong suốt chiến dịch lịch sử này. Sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ( địch gọi là Ê-péc-vi-ê theo tiếng Pháp nghĩa là "chim cắt") nằm trên hữu ngạn sông Nậm Rốm, cách đồi A1 khoảng 500m về phía Tây Bắc. Sở chỉ huy đặt trong một hầm bằng gỗ được xây trong đất khá kiên cố, với những phiến gỗ tròn và những bao cát trồng lên nhau tạo thành mái hầm vững chắc, bên trên được che chở bởi các vòm sắt uốn cong có gắn những ăng ten điện đài. Hầm rộng 20m dài 8m, chiều cao 2,5m. Hầm có hai cửa, một cửa quay về hướng đông, một cửa quay về hướng nam, trước cửa hướng đông có bia ghi chiến công kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Gần cử phía nam có một của nách thông sang hầm tổng đài, bên trong hầm Đờ Cát có bốn gian, mỗi gian có 36m2, cao 2,5m, những bức tường ngăn dầy gần 1m thông giữa 4 gian là một đường hành lang chạy dọc. Trong hầm có đủ tiện nghi để sinh hoạt và làm việc, gian nào cũng có giường gấp căng vải bạt, ghế gấp, bàn gấp, có đèn, có máy đièu hòa nhiệt độ, có bồn tắm... Đây là điểm tham quan khá hấp dẫn khi du khách được nghe về chiến công bắt sống tướng Đờ Cát cùng toàn thể bộ tham mưu của quân ta vào ngày 7/3/1954. 2.3 Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng - đồi Đại Tướng Đến với Điện Biên Phủ, không ai lại không mong chờ được tham quan Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng- đồi Đại Tướng. Đây thường là điểm tham quan sau khi đã tham quan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của pháp tại thành phố. Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về hướng đông. Nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử như hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, nhà làm việc của bộ tư lệnh mặt trận... Từ thành phố Điện Biên theo hướng Tuần Giáo (quốc lộ 279) km63+450 thì rẽ trái, đi khoảng 15km sẽ đến Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng. Con đường dẫn vào sở chỉ huy nếu ai đã từng qua chắc không thể quên, con đường bắc ngang qua những dãy núi Mường Phăng, núi Khau Huốt, núi Huổi Sáng... những bản làng dân tộc của người H’mông, bản người Xá, người Thái... Đây là một mảnh đất có nhiều ưu thế trong quân sự, đất tuy cao nhưng không cao lắm, tuy rộng phẳng nhưng có núi rừng kín đáo; lương thực thì dồi dào, dân tình thì thuần phác, đường đi từ Mường Phăng xuống lòng chảo cũng tiện, nếu đi vòng theo đường ô tô hiện nay thì khoảng 30km, nếu đi tắt qua lối Tà Lèng thì chỉ trên 10 km. Với những lợi thế này mà trong các thời đại xưa Mường Phăng đã được chọn làm nơi dụng võ của các nghĩa quân. Sau hội nghị Thẩm Púa ngày14/1/1954 Bộ tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ đã chuyển từ hang Thẩm Púa huyện Tuần Giáo về khu rừng Phiêng Nặng, xã Mường Phăng. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ tên Mường Phăng là một địa danh quen thuộc trong tâm trí của người dân, họ vinh dự được bảo vệ ngay trên mảnh đất của mình cơ quan đầu não của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày nay trong thời đại mới được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương Mường Phăng đã có nhiều đổi mới . Theo quyết định số 313/VH-VP do bộ trưởng bộ văn hóa Hoàng Minh Giám ký ngày 28/4/1992 Nhà nước quyết định dành 200 tỷ đồng cho việc trùng tu tôn tạo khu di tích Điện Biên. Dự án trùng tu tôn tạo sở chỉ huy Mường Phăng khoảng 12 tỷ đồng đã hoàn thành vào ngày 30/4 để phục vụ mừng 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm du lịch Điện Biên 2004. Ngoài ra trong hệ thống các di tích lịch sử Điện Biên Phủ, có các ngọn đồi C1, C2, E1 là những cứ điểm phòng thủ kiên cố bảo vệ khu trung tâm của địch, tại đây cũng diễn ra những trận đánh rất ác liệt. Hiện cũng đang được trùng tu tôn tạo nhằm phục chế lại những cảnh quan của chiến trường để phục vụ cho mục đích tham quan du lịch của du khách. Để hiểu đầy đủ về chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa mời du khách đến tham quan bảo tàng Điện Biên Phủ, nơi lưu giữ những hiện vật, sơ đồ, hình ảnh về chiến dịch lịch sử này. Đối diện với Bảo tàng Điện Biên Phủ là nghĩa trang đồi A1, nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đặc biệt, nghĩa trang là nơi yên nghỉ của các anh hùng bất tử Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can...Nghĩa trang đã trở thành nơi thăm viếng của nhân dân và du khách bốn phương và là nơi diễn ra lễ dâng hương để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sỹ trong những dịp lễ khánh tiết của tỉnh. Hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ đẫ trở thành những đối tượng tham quan du lịch hết sức đặc biệt, nó không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi tính lịch sử, tính thời đại mà nó là những bằng chứng cho một kỳ tích của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là niềm tự hào của nhân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Do vậy việc bảo vệ giữ gìn khu di tích là trách nhiệm của cả cộng đồng, xây dựng nó thành điểm tham quan không thể thiếu trong các tuyến du lịch của quốc gia, từ đó tạo điều kiện để khai thác các tiềm năng du lịch khác của tỉnh. 3. Tiềm năng du lịch khác của Điện Biên Phủ. Ngoài tiềm năng lớn về du lịch lịch sử Điện Biên còn là một mảnh đất gắn liền với những huyền thoại trong những thời kỳ khác nhau, là địa bàn cư trú của 21 dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc sắc của vùng Tây Bắc, mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi về cảnh sắc thiên nhiên. Chính vì vậy mảnh đất này còn chứa đựng nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. 3.1 Di tích thành Bản Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất. Có những vùng đất ở thời nào cũng oanh liệt, lịch sử tồn tại của nó gắn liền với những sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử vĩ đại, trong lòng nó chứa đựng nhiều di tích vô giá, dân gian gọi đó là vùng đất phát tích, Điện Biên Phủ là một trong số đó. Từ cổ xưa, Điện Biên đã là nơi cư trú của loài người, điều này có thể chứng minh qua kho tàng thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc. Vào thế kỷ VI, VII ở vùng Vân Nam (Trung Quốc) quốc gia Nam Chiếu ra đời. Những cuộc tranh chấp giữa Nam Chiếu và các tộc người khác thường diễn ra sau đó đã làm cho vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương bất ổn định. Trong thời kỳ này đất Mường Thanh (Điện Biên ) cũng trải qua nhiều biến động lớn. Đến thế kỷ IX, X người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, từ phía Bắc họ phát triển thế lực khắp lòng chảo Mường Thanh và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo... Thế kỷ XI, XII người Thái đen từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống Mường Lò ( Nghĩa Lộ), trong thời gian đó họ làm chủ cả một vùng Mường Lò qua Mường La tới Mường Thanh. Cũng từ đây cuộc tranh chấp Mường Thanh giữa người Lự và người Thái diễn ra liên miên, khi thì người Lự khi thì người Thái làm chủ vùng đất này, nhưng các thủ lĩnh của họ đều thuần phục triều đình Trung ương Lý-Trần. Sang thế kỷ XV, nhà Lê sơ đã có nhiều cố gắng củng cố biên cương, thực hiện chính sách nhu viễn, đoàn kết các tù trưởng các dân tộc thiểu số. Do biên cương được củng cố Tây Bắc ổn định hơn. Năm 1643 trấn Hưng Hóa được thành lập. Mặc dù vậy các thủ lĩnh người Lự vẫn cơ bản làm chủ Mường Thanh và trong thời kỳ này họ đã xây dựng thành Tam Vạn ở phía Nam Mường Thanh. Thành Tam Vạn có diện tích rất lớn bằng 1/5 cánh đồng Mường Thanh . Phía trước thành có hai chiến lũy dài tới ba cây số, cao vượt đầu người, chân lũy được trồng tre kín mít và đào hào sâu phái trước. Nội thành rộng hàng chục cây số vuông, bao gồm mấy xã mà trung tâm là xã Sam Mứn ngày nay. Theo Hưng Hóa kỷ lược, tương truyền trong thành có 3 vạn dân đinh, ba vạn cối giã gạo bằng sức nước nên nó được gọi là thành Tam Vạn (tiếng Thái là Sam Mứn). Qua 19 đời, các thủ lĩnh người Lự chiếm Mường Thanh, Tam Vạn đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, dinh luỹ kiên cường của Tây Bắc và đặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền phong kiến Trung ương. Mãi cho tới thế kỷ 18, dưới thời Vua Bảo Thái, kẻ thù từ phía Nam Trung Quốc (giặc Phẻ) tràn sang chiếm mất thành Tam Vạn. Hoàng Công Chất, vị lãnh tụ nông dân Thái Bình tính đường cố thủ lâu dài để chống lại triều đình Phong kiến. Lúc đầu họ Hoàng đóng ở thành Tam Vạn, sau đó nhận thấy tuy rộng nhưng cách bố phòng quá sơ sài, không hợp với các loại vũ khí mới xuất hiện thời đó như súng thần công, súng hỏa mai… lại không phù hợp với sự phòng thủ từ Lào sang từ xuôi đánh lên. Hoàng Công Chất quyết định xây dựng thành Chiềng Lê (nay thường gọi là thành Bản Phủ) – nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên – cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9km). Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng. Thành rộng 80 mẫu, dựa lưng vào dòng sông Nậm Rốm, có đường thành đắp bằng đất, trồng tre gai mang từ Thái Bình lên vây kín, bên ngoài có hào rộng từ 4 – 5m, sâu 10m. Thành cao 5m, mặt thành rộng 4 – 6m, trên đó ngựa voi đi lại được, thành có 4 cửa; tiền, hậu, tả, hữu, ở mỗi cửa có đắp đồn cao, có vọng, tiêu và lính gác. Trong thành có khu ngoại vi là nơi lính đóng, ở đây họ Hoàng cho đào 133 chiếc giếng và ao hình dạng khác nhau vuông, tròn, tam giác, lục giác, bát giác để trữ nước cho quân lính tiêu dùng. Để ghi nhớ công ơn của Hoàng Công Chất, nhân dân các dân tộc Mường Thanh đã dựng đền thờ ông ngay ở trung tâm thành Bản Phủ để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân. Ngôi đền nằm cách thành phố Điện Biên Phủ ngày nay 12 km về phía Tây nam là di tích lịch sử văn hoá quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn của người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Điện Biên) khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ. Đền là điểm du lịch hấp dẫn của Điện Biên, ngoài ra đền còn là nơi tín ngưỡng của nhân dân trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng hai âm lịch hàng năm. 3.2. Tiềm năng du lịch sinh thái của Điện Biên Phủ. Du lịch sinh thái là một loại hình Điện Biên có nhiều tiềm năng, nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Do còn thiếu cơ sở vật chất cũng như các thiết bị, hướng dẫn viên để phục vụ cho loại hình này. Trong các điểm du lịch sinh thái của Điện Biên không thể không kể đến điểm du lịch hồ Pa Khoang, điểm du lịch sinh thái Uva, suối khoáng nóng Hua Pe, khu du lịch Huổi Phạ... 3.2.1. Hồ Pa Khoang. Hồ Pa Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, có vị trí thuận lợi nằm kề quốc lộ 279 cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch – Mường Phăng. Đây là một hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Lai Châu trên độ cao 908m so với mặt biển, hàng năm hồ Pa khoang bổ sung thêm cho công trình đại thuỷ Nậm Rốm 45 triệu m3 nước. Đồng thời là khu du lịch Pa Khoang có tổng diện tích 2400 ha trong đó: diện tích rừng 1320ha đất nông nghiệp 300ha, đất xây dựng cơ bản 150 ha, diện tích mặt nước 600ha (có sức chứa là 37,2 triệu m3 nước). Khu vực hồ có nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch như: thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ dưỡng… Trong các thảm rừng trong hồ có nhiều thú và nhiều hoa phong lan đủ chủng loại. Dưới hồ có nhiều loài cá và thực vật nổi (đã thống kê được 65 loài thực vật nổi, 14 loài động vật nổi, 6 loài động vật đáy…). Hồ Pa Khoang nằm ở trung tầm nhiều ngọn núi, giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo nên một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu, những luồng gió nam mát dịu, vút tầm mắt ra xa ngắm mây trời non nước hoặc chèo thuyền du ngoạn, ngắm cảnh. Tất cả tạo một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ lòng người. Đặc biệt trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc anh em còn lưu giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có… Trong tương lai không xa hồ Pa Khoang là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh. Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Pa Khoang trị giá hàng chục tỷ đồng hiện đang được triển khai từ nay đến năm 2005. 3.2.2. Suối khoáng nóng Hua Pe. Suối khoáng nóng Hue Pe thuộc xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 5km về phía Tây Bắc. Tại đây có nguồn nước khoáng lớn với nhiệt độ thường xuyên khoảng 600C, bên cạnh là hồ nước nhân tạo Pe Luông quanh năm gió lộng, hình thành nên điểm du lịch sinh thái tắm nước khoáng nóng và nghỉ dưỡng chữa bệnh, thu hút ngày càng đông du khách. Hiện nay, Điện Biên tiếp tục đầu tư nâng cấp đường giao thông vào khu suối khoáng đầu tư mở rộng cơ sở vật chất phục vụ du lịch… Do đó, trong tương lai không xa suối khoáng nóng Hue Pe sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái đầy triển vọng của tỉnh Điện Biên. Do cách trung tâm thành phố không xa (khoảng 5km) là điều kiện hết sức thuận lợi để du khách sử dụng loại sản phẩm du lịch này, làm tăng tính hấp dẫn cho Tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. 3.2.3. Điểm du lịch sinh thái Uva: Uva thuộc xã Noong Luông, huyện Điện Biên, cách trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km. Tại đây có nguồn suối khoáng quanh năm với nhiệt độ từ 600c – 650c. Đến đây khách du lịch có thể thưởng ngoạn, hòa mình với thiên nhiên hùng vĩ và tận hưởng những dịch vụ hấp dẫn, đắm mình trong nước khoáng nóng thiên nhiên. Bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức những giá trị tinh hoa văn hóa – vùng văn hóa cổ của đất Mường Thanh trường tồn hàng ngàn năm lịch sử tại đây. Cùng với sự nâng cấp đường giao thông vào tới điểm du lịch, đầu tư nâng cấp các dịch vụ du lịch… Uva được xây dựng thành khu du lịch tham quan nghỉ dưỡng và chữa bệnh thu hút ngày càng nhiều khách trong và ngoài nước. Điểm du lịch sinh thái Uva gồm Hồ Uva diện tích 73.000m2 có dịch vụ bơi thuyền, câu cá giải trí, khoa vật lý trị liệu 12 phòng mát xa, nhà tắm gia đình gồm 10 phòng, bể tắm ngoài trời diện tích 320m2, chiều sâu trung bình 1,5m. Trong tương lai, đây sẽ là điểm du lịch nghỉ dưỡng và chữa bênh lý tưởng với những tiện nghi đầy đủ và dịch vụ hoàn hảo. 3.2.4. Động Pa Thơm Động Pa Thơm nằm ở phía tây huyện Điện Biên, giáp với biên giới Việt Lào. Nhân dân địa phương gọi là “Thẩm Nang Lai” (hang nhiều nàng tiên). Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, cửa động hình mái vòm, cửa cao 12m, rộng 17m mái đá nhô ra 7m. Chính giữa lối vào là một khối đá khổng lồ sừng sững giống như đầu voi đang rũ xuống. Chiều sâu động khoảng hơn 350m chạy theo hướng Nam. Động có 9 vòm lớn nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng chừng 20m. Lối vào động giáp cửa hang có ba khối đá lớn nằm ngang uốn lượn như con trăn khổng lồ ngăn đôi động và tạo thành hai lối vào ra. Ngay từ ngoài cửa hang đã có nhiều nhũ đá với nhiều hình hài hết sức sống động, nhũ đá óng ánh, mầu sắc huyền ảo lung linh dưới ngọn nến. Các vòm động đều cao vút, mỗi vòm tựa như là một tòa điện nguy nga, lộng lẫy, khối nhũ nhô lên, những mảng đá đủ mọi hình tượng mềm mại từ trên mái rủ xuống những tua rua óng ánh. Bên vách những khối đá như những dòng thác lớn đang chảy. Ngoài giá trị về cảnh quan, Động Pa Thơm được gắn với những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa, làm cho cảnh quan thêm chất thi ca trở thành địa danh du lịch hấp dẫn. Ngoài động Pa Thơm, đến Điện Biên nếu du khách có sở thích về du lịch hang động thì đến với hang Thẩm Púa (hang thuộc xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo). Đây là một hang sâu, rộng và cao gồm 10m, có nhiều ngách. Giữa hang có phiến đá bằng phẳng như mặt bàn. Du khách đến đây để ngắm nhìn nhũ đá có hình thù khác nhau như rồng, phượng, sư tử… hoặc những đóa phong lan tuyện đẹp. Nơi đây người dân địa phương còn phát hiện được rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá và một số mẩu xương động vật hóa thạch, hang Thẩm Púa còn là sở chỉ huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây ngày 14/1/1954 đã diễn ra hội nghị quan trọng, quyết định cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hiện nay, hang đang được đề nghị xếp hạng di tích và là điểm tham quan, tìm hiểu, thưởng thức thiên nhiên của du khách. Nếu du khách đến Điện Biên bằng đường bộ, chắc chắn phải vượt qua đèo Pha Đin dài 37km một con đèo ngoạn mục. Một con đèo đã đi vào thơ ca của nhiều tác giả. Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát (Tố Hữu) Pha Đin theo tiếng Thái nghĩa làTrời Đất, theo truyền thuyết địa phương là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Xưa kia vì có tranh chấp giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu, người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc hai bên phi hướng vào nhau nơi gặp giỡ sẽ là ranh giới. Ranh giới đó chính là đèo Pha Đin ngày nay. Với độ cao trên 1000m, con đường đèo khúc khuỷu chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Qua đèo Pha Đin du khách sẽ khám phá được thiên nhiên hùng vĩ và ngoạn mục giữa baola điệp trùng của cảnh núi rừng Tây Bắc. Còn nếu du khách đi bằng đường sông, xuất phát từ thị xã Lai Châu xuôi dòng sông Đà theo hướng Đông qua các huyện Sìn Hồ, Tủa Chùa hoặc theo hướng Tây khoảng vài chục km, du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh quan hùng vĩ, những mái đá đen, những đỉnh núi cao vút tầng mây. Hai bên bờ là nơi sinh sống của những dân tộc với những mái nhà thấp thoáng những nét chấm phá vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Dọc lòng sông luôn luôn lộng gió thực sự là nơi thích hợp với du lịch sông nước trên thuyền, vừa vãn cảnh vừa nghe những làn điệu dân ca Thái và thưởng thức các món ăn dân tộc. Khi nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng xong thì khu vực lân cận thị xã Lai Châu như một lòng hồ mênh mông rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái hồ nước, mang lại những hấp dẫn mới cho du lịch của Điện Biên. 3.3. Tiềm năng du lịch nhân văn của tỉnh. Dân số khoảng 443,529 vạn người, là địa bàn cư trú của 21 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc Thái chiếm 40,4% dân tộc Mông chiếm 28,8%, dân tộc kinh chiếm 19,79% còn lại là các dân tộc khác như Lào, Khơ Mú, Xá… Phần lớn các dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán truyền thống đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch nhân văn cụ thể là du lịch bản làng. Du khách đến Điện Biên Phủ không ai không ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên và con người Tây Bắc, đặc biệt họ thực sự thích thú khi đi du lịch được ở lại trong bản của các dân tộc và ba cùng với họ ở trong những nếp nhà sàn đơn sơ, nhưng ấm áp tình người, cùng thưởng thức những món ăn truyền thống, cùng sinh hoạt cộng đồng với họ. Nếu đã từng một lần đến với Điện Biên, được ở trong bản dân tộc, đêm đêm bên ánh lửa, được nghe trưởng bản kể về những truyền thuyết, huyền thoại, lịch sử phát triển của vùng đất, làng nghề hay áng văn thơ, kiến trúc, tín ngưỡng…thì thực sự chắc bạn không thể quên được mảnh đất này. Biết bao nhiêu nhũng lý thú đang chờ đón du khách đến với những bản làng này. Tìm hiểu kiến trúc nhà ở của người Thái hay tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm của người Thái, trang phục của phụ nữ chưa kết hôn và phụ nữ đã kết hôn khác nhau như thế nào, hoa văn, hoạ tiết được trang trí ra sao… là những vấn đề vô cùng hấp dẫn để bạn có hiểu biết thêm về các dân tộc. Ngoài ra, những bữa cơm thân mật cùng gia đình chủ nhà, bạn sẽ biết được chiêu đãi những món ăn rất truyền thống, đặc sắc của dân tộc như: món cá, món gà nướng, món gỏi cá… uống với Lẩu sơ, hoặc rượu Mông Pê, Sùng Phài sẽ mang lại cho du khách những cảm giác khó quên về vùng cao với dáng vẻ nguyên sơ nhưng giầu lòng hiếu khách này. Đặc biệt, đến với Điện Biên du khách sẽ được tham gia vào các lễ hội truyền thống, một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, phong tục tập quán của nhân dân địa phương. - Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ – là ngày lễ quan trọng nhất của tỉnh có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7/5 hàng năm. - Lễ hội thành Bản Phủ: Là lễ hội lớn được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất cùng các tướng Ngải, tướng Khanh và nghĩa quân trong cuộc giải phóng Mường Then (Điện Biên) khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 24, 25 tháng 2 âm lịch hàng năm tại Bản Phủ với các phần lễ, ẩm thực dân tộc, múa, biểu diễn các tiết mục của các dân tộc ở địa phương… - Hội hoa ban Đây là lễ hội của dân tộc Thái, ngoài những lễ khác, lễ hội hoa ban vào đầu mùa xuân được xem như ngày hội tình yêu và hạnh phúc của trai gái xứ Thái. Hàng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân ấm áp, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Hoa ban vừa là cây để dự báo về mùa màng, vừa là dùng để chế biến món ăn: hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với ớt măng chua… là món ăn vô cùng độc đáo của người Thái để thiết khách, Hoa ban còn dùng để chữa bệnh ho khan, viêm họng rất tốt. Ngoài những công cụ đó, hoa ban theo phong tục của người Thái thì hội hoa ban là hội lớn nhất. Cứ đến hội, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau hò hẹn, tâm tình. Hội hoa ban còn là hội cầu mùa màng, cầu hạnh phúc của người Thái, họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống thanh bình, no ấm. Vào ngày hội, từ sáng sớm, khắp các bản làng, tiếng trống, tiếng chiêng đã vang lên giục giã. Các bếp nhà sàn đỏ lửa, người ta luộc gà, đồ xôi làm cỗ, những vò rượu ngon để sẵn sàng để đón khách. Những người già ngồi quây quần quanh bếp lửa ôn lại chuyện cũ, trai gái vừa hái hoa vừa hát giao duyên. - Hội tung còn. Hội tung còn cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa của người Thái. Cứ mỗi độ xuân về trên vùng cao Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai người Thái lại nô nức kéo nhau đi Hội tung còn. Hội tung còn cũng là nơi kết bạn, giao duyên của các chàng trai, cô gái Thái. Qua hội này, tình yêu giữa chàng trai, cô gái Thái như gắn chặt hơn, tha thiết hơn. - Lễ hội mừng măng mọc (kin Lẩu Nó) Là lễ hội của các dân tộc Mảng, Kháng, Xinh Mun, La Hú, Khơ Mú… lễ hội diễn ra vào đầu mùa mưa khi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất mà theo quan niệm của người dân tộc là thời điểm bắt đầu sản xuất trong năm. Họ mở hội với một ước mong: mùa màng tốt tươi, dân bản no ấm đồng thời bầy tỏ lòng biết ơn khấn trời, thần đất… - Lễ cúng bản của người Cống Hàng năm cứ vào tháng 3 âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản, sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng. - Tết cơm mới của người La Hủ Người La Hủ thường tổ chức Lễ cơm mới vào tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch. Điều đặc biệt trong dịp tết cơm mới này, người La Hủ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây tốt tươi quanh năm. Trong dịp tết, có trống để múa xoè – một điệu múa rất đặc trưng của người La Hủ. - Hạn khuống giao duyên Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái, lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm. Lễ hội thường được tổ chức trên khoảng đất rộng của bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Bên sàn thanh niên nam nữ hát đối đáp đến khuya. Lễ Hạn khuống do bên gái tổ chức, thực ra là một cuộc tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn khuống đã để lại biết bao nhiêu kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi. Đây là những nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên nét đặc trưng của du lịch vùng Tây Bắc và du lịch Điện Biên. Du lịch văn hóa, cụ thể là du lịch bản làng là một loại hình du lịch, Điện Biên có nhiều ưu thế so với các vùng khác vì là địa bàn cư trú của 21 dân tộc anh em. Do vậy, nhằm tạo điều kiện cho loại hình du lịch phát triển, trong Năm du lịch 2004, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển các bản văn hóa phục vụ khách du lịch, khôi phục và phát triển văn hóa cộng đồng tại các bản để phục vụ du khách. Trong tổng số 6 bản được hỗ trợ đầu tư, có 3 bản thuộc huyện Điện Biên là Bản Mển, Bản Uva, bản Ten, 3 bản thuộc thành phố Điện Biên là: bản Him Lam 2, bản Noong Bua, bản Phiêng Lơi. Hiện nay, bản Him Lam 2 được xem là điểm dừng chân khá lý tưởng của du khách khi lên thành phố Điện Biên. Bản Him Lam 2 thuộc phường Him Lam, thành phố Điện Biên, diện tích tự nhiên khoảng 20ha, là nơi sinh sống của 83 hộ, 242 khẩu, 100% dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Đời sống vật chất của đồng bào có nhiều cải thiện, 50% số hộ có nhà xây, nhà gỗ lợp ngói, kiên cố, bán kiên cố, nhiều hộ có xe máy, tivi, điện thoại… Tình hình an ninh trật tự của bản Him Lam 2 khá ổn định, không có tình trạng trộm cắp hay tệ nạn xã hội… Tổ chức chính quyền, hoạt động đoàn thể tốt. Tháng 12/2000 bản Him Lam II được công nhận là bản văn hoá cấp phường. Do sự phát triển đô thị chưa mạnh nên môi trường bị tác động, nhân dân trong bản có ý thức bảo vệ môi trường, sinh thái. Đặc biệt bản đã bảo tồn giữ gìn được văn hóa truyền thống, khoảng 60 hộ duy trì được nghề dệt thổ cẩm, đan mây tre

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 147.doc
Tài liệu liên quan