Luận văn Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Tính hợp pháp của quyết định áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ

án hình sự của VKSND còn được thể hiện ở việc các quyết định áp dụng pháp

luật đó được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo đúng quy

định. Trước hết, pháp luật đã quy định VKSND phải kiểm tra tính có căn cứ,

trình tự ban hành các quyết định của cơ quan điều tra như: khởi tố vụ án, khởi

tố bị can, quyết định tạm giam. Đến lượt mình, VKS khi ban hành các quyết

định phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra cũng phải tuân theo các

quy định của pháp luật. Ví dụ, khi VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can

của cơ quan điều tra thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố

bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên

quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xem xét phê chuẩn việc

khởi tố. "Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị

can Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết

định khởi tố bị can và phải gửi ngay cho cơ quan điều tra"

pdf130 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kiểm sát điều tra các vụ án hình sự Yêu cầu việc áp dụng pháp luật trong KSĐT của VKSND là đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải đ−ợc phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác theo các quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo không làm oan ng−ời vô tội, đồng thời đảm bảo không để lọt tội phạm. Cụ thể là: Đảm bảo cho các hoạt động điều tra, truy tố các vụ án hình sự đ−ợc tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Để đạt đ−ợc các mục đích, các yêu cầu đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; đặc biệt là chất l−ợng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự. Trong điều kiện cải cách t− pháp hiện nay, vấn đề bảo đảm, nâng cao chất l−ợng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự lại càng quan trọng, đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu mang tính lý luận, thực tiễn. 60 Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác KSĐT các vụ án hình sự; từ yêu cầu đặt ra của công cuộc cải cách t− pháp hiện nay; trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới; trên cơ sở quy định của pháp luật có thể xác định yêu cầu cơ bản đối với áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là hợp pháp, chính xác, khách quan, đảm bảo tính khả thi. * Yêu cầu hợp pháp: Đây là yêu cầu cơ bản của quá trình áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Yêu cầu này đòi hỏi khi áp dụng pháp luật phải phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định của BLTTHS năm 2003. Pháp luật TTHS hiện hành quy định rất chặt chẽ nhiệm vụ quyền hạn của VKSND nói chung và các chức năng pháp lý của VKS nói riêng. Quá trình thực hiện các biện pháp này của VKS phải phù hợp, đúng theo các quy định đã quy định trong pháp luật tố tụng, Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã đ−ợc sửa đổi, bổ sung. trong khi thực hiện chức năng của mình thì phải xác định rõ đ−ợc cơ quan tiến hành tố tụng; ng−ời tiến hành tố tụng có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể nh− thế nào. Ví dụ, Viện tr−ởng, Phó Viện tr−ởng, kiểm sát viên VKSND đ−ợc ký các loại văn bản nào khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t− pháp. Tính hợp pháp của việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS thể hiện ở chỗ có thực hiện theo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không. Thẩm quyền áp dụng pháp luật của VKS theo lãnh thổ và theo cấp ra quyết định đ−ợc quy định chặt chẽ. Cấp huyện đ−ợc xử lý những vụ án có khung hình phạt đến m−ời lăm năm tù (đến nay, để phù hợp với lộ trình cải cách t− pháp, quy định thẩm quyền này đ−ợc áp dụng cho một số đơn vị cấp huyện - quận - thị xã - thành phố trực thuộc tỉnh đ−ợc áp dụng 61 thẩm quyền trên). Cấp tỉnh đ−ợc thụ lý xử lý những loại án này; nếu có tranh chấp về thẩm quyền thì đ−ợc giải quyết theo trình tự nào; thẩm quyền giải quyết đ−ợc xác định theo nơi phát hiện tội phạm hay nơi kết thúc điều tra các vụ án hình sự: …. cũng đ−ợc pháp luật quy định một cách chặt chẽ. Tính hợp pháp của quyết định áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND còn đ−ợc thể hiện ở việc các quyết định áp dụng pháp luật đó đ−ợc ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo đúng quy định. Tr−ớc hết, pháp luật đã quy định VKSND phải kiểm tra tính có căn cứ, trình tự ban hành các quyết định của cơ quan điều tra nh−: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định tạm giam... Đến l−ợt mình, VKS khi ban hành các quyết định phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Ví dụ, khi VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xem xét phê chuẩn việc khởi tố. "Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đ−ợc quyết định khởi tố bị can Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và phải gửi ngay cho cơ quan điều tra" [25, tr. 104]. Nh− vậy, phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định là yêu cầu tất yếu không thể thiếu đ−ợc của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. * Yêu cầu chính xác, khách quan: áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là nhằm đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải đ−ợc phát hiện, xử lý chính xác, kịp thời và đúng theo các quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng ng−ời đúng tội, đúng chính sách pháp luật. Chính vì vậy các quyết định áp dụng pháp luật của VKS phải luôn chính xác, phải khách quan; điều này đòi hỏi tr−ớc khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên 62 cứu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hình sự, các tài liệu, chứng cứ mà tự VKS thu thập đ−ợc một cách khách quan và toàn diện. Khi xem xét quyết định khởi tố vụ án, cần xem xét căn cứ khởi tố vụ án có đảm bảo nh− quy định tại Điều 100 BLTTHS năm 2003 không; đã xác định đ−ợc dấu hiệu của tội phạm ch−a. Khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, VKS cần phân tích, đánh giá và phải có kết luận: ai là ng−ời đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó đã đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự ch−a; đặc biệt cần xác định rõ tuổi, nghề nghiệp, nơi c− trú của đối t−ợng phạm tội để tr−ớc khi ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra. Khi phê chuẩn quyết định tạm giam, lệnh tạm giam bị can của cơ quan điều tra cần xác định rõ: Có đúng bị can đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không, tuổi của bị can, tạm giam bao nhiêu ngày, có đáng phải tạm giam hay không. Khi ra quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra thì phải căn cứ vào đâu, lý do nh− thế nào, lý do không phê chuẩn có khách quan hay không hay phụ thuộc vào ý chí chủ quan của kiểm sát viên… Tính chính xác, khách quan của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS đ−ợc thể hiện bằng việc vận dụng đúng nội dung của quy định pháp luật. Khi áp dụng, đòi hỏi ng−ời có thẩm quyền phải đánh giá phân tích kỹ những quy phạm pháp luật cần áp dụng; nội dung quy phạm pháp luật cần điều chỉnh. Tính chính xác, khách quan còn thể hiện ở chỗ khi áp dụng pháp luật ng−ời có thẩm quyền không đ−ợc áp đặt ý chí chủ quan của mình; đánh giá các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra một cách sơ sài hoặc phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra khi ra các quyết định áp dụng pháp luật. 63 * Yêu cầu đảm bảo tính khả thi: Tính khả thi của áp dụng pháp luật đòi hỏi các quyết định áp dụng pháp luật có đ−ợc thi hành có hiệu quả trên thực tế hay không. Các quyết định, các yêu cầu, các kiến nghị của VKS phải đ−ợc chấp hành, thực hiện trong quá trình điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan, ban ngành hữu quan. Các quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam của VKS phải đ−ợc thi hành ngay. Khi VKS phê chuẩn lệnh tạm giam bị can thì lệnh tạm giam của cơ quan điều tra mới có hiệu lực pháp luật. Quyết định trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra bổ sung, quyết định đó phải là có căn cứ, ngoài yếu tố mang tính mệnh lệnh thì yếu tố mang tính thuyết phục, có khả năng thực hiện phải đ−ợc đặt lên hàng đầu. Hoặc phê chuẩn lệnh tạm giam, quyết định tạm giam bao nhiêu ngày khi đó cơ quan VKS phải tính đến mức độ phức tạp của vụ án, khả năng kết thúc điều tra vụ án của cơ quan điều tra nói chung và khả năng của điều tra viên nói riêng; thời hạn tạm giam đó có đủ để làm rõ các tình tiết phạm tội của bị can cũng nh− của vụ án không. Nh− vậy, hợp pháp, chính xác, khách quan và đảm bảo tính khả thi là những yêu cầu cơ bản của việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Thực hiện tốt các yêu cầu này thì việc áp dụng pháp luật của VKSND sẽ đạt hiệu quả cao; đảm bảo cho việc điều tra các vụ án hình sự đ−ợc bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Kết luận ch−ơng 1 Ch−ơng 1, Luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận về những khái niệm, đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật nói chung; khái niệm, đặc điểm của điều tra các vụ án hình sự, KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Thông qua phân tích những vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, luận văn tập trung làm rõ những khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Từ đó phân tích phạm vi, thẩm quyền và những yêu cầu cơ bản, vai trò hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND trong giai đoạn cải cách t− pháp hiện nay. 64 Ch−ơng 2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 - 2005 Bắc Ninh, là một tỉnh mới đ−ợc tái thành lập từ năm 1997. Điều kiện kinh tế, xã hội và đời sống của cán bộ, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nh−ng d−ới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân dân; nền kinh tế đã đ−ợc ổn định và phát triển, đời sống mọi mặt của nhân dân đ−ợc nâng lên. Tuy nhiên, do điều kiện tái thành lập tỉnh, mức độ đô thị phát triển mạnh, nhiều tiêu cực đã xảy ra, tình hình vi phạm và tội phạm còn diễn biến phức tạp, nhất là trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội. Ngành kiểm sát tỉnh Bắc Ninh mặc dù còn nhiều hạn chế, khó khăn nhiều mặt nh−ng cán bộ, kiểm sát viên đã nỗ lực phấn đấu, nắm chắc vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ đ−ợc Nhà n−ớc giao. Tuy đã nỗ lực phấn đấu, đạt đ−ợc những thành tích đáng kể, nh−ng qua hoạt động áp dụng pháp luật, đơn vị vẫn còn vấp phải những vi phạm, những hạn chế trong KSĐT các vụ án hình sự. D−ới đây, tác giả luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và hạn chế áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 - 2005. Để từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục sai sót, hạn chế; góp phần đ−a công tác KSĐT các vụ án hình sự đáp ứng đ−ợc với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn cải cách t− pháp hiện nay. 2.1. Khái quát kết quả hoạt động áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc khởi tố Khởi tố vụ án hình sự là một quyết định mang tính pháp lý của các cơ quan tiến hành tố tụng. Khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý đầu tiên để tiến 65 hành các hoạt động điều tra tội phạm. Do tính chất quan trọng của việc khởi tố vụ án nên pháp luật TTHS quy định chặt chẽ các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Pháp luật TTHS cũng quy định chặt chẽ chức năng giám sát và quy trình giám sát của VKSND đối với hoạt động khởi tố vụ án hình sự nhằm đảm bảo cho việc khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra đ−ợc tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Khởi tố bị can là việc cơ quan điều tra hoặc VKS xác định một ng−ời đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể bằng một quyết định để bắt đầu tiến hành TTHS về ng−ời đó với t− cách là bị can. Khởi tố bị can phải có đầy đủ tài liệu xác định một ng−ời đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể đ−ợc quy định trong BLHS hiện hành. * Những kết quả đạt đ−ợc: Trong những năm qua công tác KSĐT việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh đã đạt đ−ợc những tiến bộ đáng kể. Về nguyên tắc cơ bản, đã đảm bảo đạt đ−ợc: Các hành vi vi phạm và tội phạm đều đ−ợc kịp thời phát hiện và xử lý; đã hạn chế thấp nhất làm oan ng−ời vô tội cũng nh− để lọt kẻ phạm tội. VKSND tỉnh Bắc Ninh đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, tăng c−ờng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về hình sự; kiềm chế sự gia tăng của tội phạm; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. VKS đã có nhiều đề xuất, kiến nghị với cấp ủy và chính quyền địa ph−ơng, tăng c−ờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên lĩnh vực quản lý Nhà n−ớc, kinh tế xã hội, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa ph−ơng. Theo báo cáo thống kê của VKSND tỉnh Bắc Ninh thì từ năm 2001 đến năm 2005 số l−ợng khởi tố vụ án, khởi tố bị can và hoạt động áp dụng pháp luật trong công tác KSĐT nh− sau: 66 Bảng 2.1: Số vụ án, bị can VKS phải thụ lý KSĐT Năm Số vụ Số bị can Số vụ kết thúc điều tra Số bị can kết thúc điều tra Số vụ quá hạn điều tra Đạt tỷ lệ xử lý (vụ)** 2001 576 870 502 743 01 86,5 2002 617 920 532 804 01 86,2 2003 621 965 573 885 0 92,2 2004 573 918 539 876 0 94 2005 671 938 588 849 0 87,6 Ghi chú: ** Không kể số vụ án đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc chuyển thẩm quyền. Bảng 2.2: Số vụ án, bị can VKS phải xử lý Năm Số vụ thụ lý Số bị can thụ lý Số vụ đã truy tố Số bị can đã truy tố Số vụ quá hạn điều tra Đạt tỷ lệ xử lý (vụ)** 2001 520 760 475 501 0 94,8 2002 542 826 527 779 0 97,2 2003 573 887 553 856 0 96,5 2004 526 884 512 842 0 97 2005 533 870 524 844 0 98,3 Ghi chú: ** Không kể số vụ án đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc chuyển thẩm quyền. Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44]. Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù số l−ợng án hình sự phải thụ lý KSĐT không lớn; nh−ng so với tỷ lệ dân số của địa ph−ơng thì số l−ợng án trên là khá cao so với các địa ph−ơng trong cả n−ớc. Theo số liệu trên thì thấy rằng, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, năm sau cao hơn năm tr−ớc nhiều. Các vụ án về an ninh chính trị xảy ra không nhiều; các vụ án về kinh tế xảy ra nhiều nh−ng hành vi gây thiệt hại không lớn. Số l−ợng ma túy 67 trong các vụ án về ma túy không lớn; nh−ng điều đáng chú ý là các vụ án xảy ra khá phổ biến trên khắp các địa bàn từ thành thị đến nông thôn. Các vụ án tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy đang là điểm nóng, gây nhức nhối tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù tình hình tội phạm diễn biến phức tạp nh− vậy, nh−ng các cơ quan bảo vệ pháp luật của địa ph−ơng nhất là ngành kiểm sát đã có nhiều cố gắng nhất định, nỗ lực phấn đấu, kiểm soát đ−ợc tình hình vi phạm về tội phạm. Về cơ bản, ở cả hai cấp tỉnh và cấp huyện - thành phố đã nắm và quản lý tốt tin báo tội phạm. Tất cả các đơn vị của hai cấp tỉnh và huyện đều mở sổ sách và cử kiểm sát viên theo dõi tin báo tội phạm. Mọi diễn biến vi phạm, tội phạm hàng ngày đều đ−ợc các đơn vị quản lý chặt chẽ. Nhiều đơn vị đã thực hiện chức năng KSĐT các vụ án hình sự ngay từ giai đoạn đầu (tức là giai đoạn phân loại, xử lý tin báo tội phạm). Các vụ án hình sự khi đ−ợc khởi tố điều tra, nhất là từ khi khởi tố bị can đã đ−ợc các kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ; các diễn biến và kết quả điều tra của điều tra viên đã đ−ợc các kiểm sát viên theo dõi giám sát th−ờng xuyên, kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra sát thực tế và có hiệu quả. Góp phần làm cho công tác điều tra của cơ quan điều tra đ−ợc áp dụng pháp luật đầy đủ và đúng luật. Hạn chế thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ, đình chỉ không có lý do chính đáng. Đến nay, ch−a phát hiện sai phạm nghiêm trọng nào của điều tra viên trong quá trình điều tra các vụ án hình sự. Đối với ngành kiểm sát, do đã thực hiện đ−ợc việc KSĐT ngay từ giai đoạn đầu nên các quyết định áp dụng pháp luật của VKS th−ờng là chuẩn mực, đúng quy định của pháp luật TTHS; khi hồ sơ kết thúc điều tra chuyển sang VKS, phần lớn công tác truy tố đ−ợc tiến hành nhanh. Tỷ lệ xử lý án của VKS đạt rất cao, năm 2005 - 2006 kế hoạch của toàn ngành đề ra là đạt 68 tỷ lệ xử lý 97%; đến nay 100% các đơn vị trong toàn ngành đã đạt và v−ợt tỷ lệ trên. * Những hạn chế: Bên cạnh những kết quả đã đạt đ−ợc trong năm năm qua, công tác KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh (ở cả hai cấp tỉnh - huyện, thành phố) vẫn còn một số hạn chế, vi phạm sau: - Công tác nắm và quản lý tin báo tội phạm, về cơ bản đã đ−ợc thực hiện tốt nh−ng vẫn còn một số đơn vị, những vụ việc ch−a thực sự làm tốt; việc nắm tin báo nhiều khi chỉ là hình thức, việc theo dõi việc xử lý của cơ quan điều tra nhiều khi còn buông lỏng, không theo kịp diễn biến tình hình của vụ việc. - Còn có những cán bộ, kiểm sát viên đ−ợc phân công thụ lý KSĐT các vụ án hình sự, có khi chỉ tiến hành các thủ tục ban đầu nh−: phê giam, phê quyết định khởi tố bị can … sau đó gần nh− để mặc cho điều tra viên tiến hành điều tra, mọi diễn biến liên quan đến việc giải quyết vụ án của điều tra viên hoặc của cơ quan điều tra thì kiểm sát viên gần nh− không quan tâm hoặc không nắm đ−ợc. Chỉ đến khi vụ án đ−ợc kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang VKS đề nghị truy tố thì kiểm sát viên mới nắm đ−ợc. Đến khi đó mới trực tiếp tiến hành xem xét đánh giá các tài liệu chứng cứ, do vậy không còn đủ thời gian để xử lý những sai sót, những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án dẫn tới phải ra quyết định hoàn hồ sơ để điều tra bổ sung. Theo số liệu báo cáo thống kê của VKSND tỉnh Bắc Ninh thì số vụ án VKS phải hoàn cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung là năm 2001: 16 vụ; năm 2002: 33 vụ; năm 2003: 21 vụ; năm 2004: 19 vụ; năm 2005: 8 vụ. - Cũng do việc không tuân thủ chặt chẽ của quy trình KSĐT các vụ án hình sự của cơ quan điều tra, cụ thể là của các điều tra viên; nên trong quá trình điều tra, KSĐT việc khởi tố vẫn còn các sai phạm không đáng có nh−: quá trình điều tra vụ án hình sự mới phát hiện cơ quan điều tra, điều tra không đúng thẩm quyền một vụ án; hủy quyết định khởi tố hai vụ án với hai bị can; 69 phải yêu cầu khởi tố bổ sung m−ời bẩy bị can; còn để quá hạn điều tra hai vụ án … Các vi phạm trên là khá nghiêm trọng, tuy đã đ−ợc khắc phục sửa chữa ngay nh−ng nếu ngành kiểm sát, nhất là các kiểm sát viên tuân thủ quy trình áp dụng pháp luật tốt thì các sai phạm trên không thể xảy ra đ−ợc trong quá trình KSĐT các vụ án hình sự. 2.1.2. Thực trạng việc áp dụng pháp luật trong các biện pháp ngăn chặn của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh Các biện pháp ngăn chặn là những biện pháp c−ỡng chế trong TTHS, do những ng−ời có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan đ−ợc giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với bị can, bị cáo. Các biện pháp ngăn chặn trong TTHS gồm: tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi c− trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Trong phạm vi của luận văn, tác giả căn cứ vào tình hình thực tế của địa ph−ơng, chỉ xin đề cập đến một số biện pháp ngăn chặn th−ờng đ−ợc áp dụng nhiều nhất đó là các biện pháp ngăn chặn: tạm giữ, tạm giam (các biện pháp ngăn chặn nh− cấm đi khỏi nơi c− trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, bảo lĩnh th−ờng rất ít áp dụng). * Những kết quả đã đạt đ−ợc: Những đối t−ợng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, đã bị t−ớc một số quyền nhân thân bị ảnh h−ởng lớn đến danh dự và nhân phẩm. Do đó, khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những đối t−ợng bị bắt, cơ quan ra quyết định cần xem xét, cân nhắc một cách cẩn trọng; chỉ đ−ợc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi có đầy đủ căn cứ theo quy định và xét thấy yếu tố cần thiết. Mục đích của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn đối t−ợng bị bắt cản trở công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. 70 Số liệu các biện pháp ngăn chặn đã đ−ợc áp dụng trong năm năm qua của VKSND tỉnh Bắc Ninh. Bảng 2.3: Số liệu kiểm sát tạm giữ Số thụ lý Số giải quyết Năm Tổng số Bắt khẩn cấp Bắt quả tang Bắt truy nã, đầu thú Đã khởi tố Xử lý hành chính Trả tự do vì không có tội 2001 505 97 337 71 488 17 2 2002 500 89 347 41 477 16 2003 525 69 408 50 522 * 1 2004 502 46 409 56 502 ** 2 2005 500 29 425 50 500 1 Ghi chú: * chết 01, trốn 01; ** chết 02, trốn 02 Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44]. Bảng 2.4: Số liệu tạm giam Các vi phạm Năm Số giải quyết Tạm giam Chết Trốn Quá hạn 2001 435 03 0 2002 455 0 2003 505 06 0 2004 474 03 0 2005 517 02 01 0 Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44]. Qua số liệu trên cho thấy, số l−ợng các đối t−ợng bị bắt để tạm giữ, tạm giam là lớn. Tuy nhiên, do thực hiện tốt công tác phân loại nên việc bắt giữ hình sự sau đó phải xử lý hành chính t−ơng đối ít. Trong năm năm qua, toàn ngành mới phải xử phạt hành chính 34 tr−ờng hợp. Điều chú ý là càng về 71 những năm về sau các đối t−ợng bị xử về hành chính đã giảm đáng kể, nhiều đơn vị, trong nhiều năm liền đã không phải xử lý hành chính các đối t−ợng bị bắt giữ về hình sự. Đây là một cố gắng lớn của công tác kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Qua công tác kiểm sát, đã xác định không có tr−ờng hợp nào khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà không có lệnh, không phát hiện tr−ờng hợp nào bị tạm giữ, tạm giam quá hạn. Việc trích xuất bị can đ−ợc thực hiện nghiêm túc; chế độ quản lý nhà tạm giữ, tạm giam đ−ợc VKS hai cấp thực hiện giám sát th−ờng xuyên theo ngày; mỗi năm VKS cả hai cấp đã tiến hành kiểm sát trực tiếp chế độ tạm giữ, tạm giam đ−ợc hai lần; qua công tác kiểm sát đã kịp thời phát hiện một số sai phạm, VKS đã ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu sửa chữa, khắc phục vi phạm kịp thời. Nhìn chung công tác kiểm sát các biện pháp ngăn chặn đối với cơ quan điều tra đã đ−ợc ngành kiểm sát Bắc Ninh tuân thủ nghiêm chỉnh, hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể xảy ra; công tác này ngày càng đi vào hoạt động có nề nếp và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn bộc lộ một số vi phạm, yếu kém sau: - Do công tác phân loại xử lý ch−a tốt nên vẫn còn để những tr−ờng hợp bị bắt giữ về mặt hình sự sau đó phải xử lý về hành chính. Cá biệt có hai tr−ờng hợp bị bắt tạm giữ vào năm 2001 sau đó phải trả tự do vì hành vi không cấu thành tội phạm. - Trong năm năm qua, các nhà tạm giữ, tạm giam của lực l−ợng Công an tỉnh Bắc Ninh đã để m−ời đối t−ợng trốn. Lý do các đối t−ợng trốn phần lớn do công tác quản lý, bảo vệ nhà tạm giữ, tạm giam không nghiêm; bên cạnh đó còn có một phần do các nhà tạm giữ, tạm giam bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các nhà tạm giữ, tạm giam ở đơn vị cấp huyện. - Còn để m−ời một bị can bị chết trong nhà tạm giữ, tạm giam; trong đó có hai bị can tự sát, số còn lại do bị ốm đau, suy kiệt hoặc bị HIV dẫn tới 72 chết. Việc để bị can chết trong nhà tạm giữ, tạm giam là do công tác quản lý của cán bộ chuyên trách còn yếu kém, quan liêu, không kịp phát hiện những tr−ờng hợp ốm yếu để có những biện pháp xử lý kịp thời. 2.1.3. áp dụng pháp luật trong hoạt động đình chỉ, tạm đình chỉ các bị can trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự Khởi tố vụ án hình sự là sự kiện pháp lý mở ra toàn bộ quá trình hoạt động điều tra vụ án. Nh−ng trong quá trình điều tra, nếu thấy có một trong các tr−ờng hợp đ−ợc quy định tại khoản 2 Điều 169 BLTTHS năm 2003 thì vụ án phải bị đình chỉ, khép lại toàn bộ hoạt động điều tra vụ án. Nhiệm vụ của hoạt động điều tra là thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định, chứng minh ng−ời phạm tội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình điều tra, khi đã xác định đ−ợc bị can nh−ng vì lý do khách quan mà không thể tiếp tục điều tra vụ án hoặc do bị can bỏ trốn thì vụ án phải đ−ợc tạm đình chỉ điều tra vì có điều kiện mới xuất hiện. * Những kết quả đã đạt đ−ợc trong việc áp dụng pháp luật hoạt động đình chỉ, tạm đình chỉ, điều tra các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh Bảng 2.5: Số l−ợng tạm đình chỉ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Năm Tổng số Vụ/bị can Ch−a phát hiện bị can Trốn Mắc bệnh hiểm nghèo Tổng số Vụ/bị can Ch−a phát hiện bị can Trốn Mắc bệnh hiểm nghèo 2001 14/14 5/5 2 7 2002 9/16 4/7 2 8 2003 10/28 5/13 2 3 1/1 1 2004 22/15 14/8 1 6 1/1 1 2005 58/8 53/3 5 Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44]. 73 Bảng 2.6: Số l−ợng đình chỉ tại cơ quan điều tra Lý do đình chỉ Năm Tổng số vụ/bị can Chết Bị hại rút đơn Theo Điều 25 BLHS Không có tội 2001 11/11 1/1 7/7 1/1 2/2 2002 6/6 2/2 3/3 1/1 2003 9/13 1/1 8/12 2004 9/9 1/1 8/8 2005 9/9 2/2 7/7 Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44]. Bảng 2.7: Số l−ợng đình chỉ tại VKSND Lý do đình chỉ Năm Tổng số vụ/bị can Chết Bị hại rút đơn Theo Điều 25 BLHS Không có tội Lý do khác* 2001 17/50 11/40 1/3 5/7 2002 12/19 3/3 2/4 5/6 2/6 2003 9/13 2/2 6/9 1/2 2004 8/13 4/9 3/3 1/1 2005 2/3 1/2 1/1 Ghi chú: * Đình chỉ theo Nghị quyết số 32 của Quốc hội X. Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44]. Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù số l−ợng vụ án, bị can đã khởi tố điều tra nhiều nh−ng tỷ lệ tạm đình chỉ, đình chỉ không lớn. Phần lớn bị can bị tạm đình chỉ đều có lý do chính đáng nh−: chết, bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, hành vi ch−a đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự …. Các căn cứ tạm đình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh.pdf
Tài liệu liên quan