Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2

1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. 3

1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các Doanh nghiệp vừa

và nhỏ 5

1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5

1.2.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏP 5

1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của

Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6

1.3. Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các Ngân hàng Thương mại. 7

1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 7

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay với các Doanh nghiệp

vừa và nhỏ. 8

1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với các

doanh nghiệp vừa và nhỏ 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Ở NGÂN HÀNG SACOMBANK THANH HOÁ 11

2.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank 11

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank 11

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank Thanh Hóa 13

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh. 15

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 15

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng. 16

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ. 16

2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hoá đến tháng 6/2007. 17

2.2.1. Môi trường pháp lý cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 17

2.2.2. Thực trạng cho vay của Sacombank với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 19

2.2.3. Tình hình thu hồi nợ và tỷ lệ quá hạn của các DNVVN tại Sacombank Thanh Hoá. 22

2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNVVN của Sacombank: 24

2.3.1. Một số kết quả đạt được: 24

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 25

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NGÂN HÀNG SACOMBANK THANH HÓA 27

3.1. Định hướng hoạt động cho vay với các DNVVN của Sacombannk Thanh Hóa tới năm 2010. 27

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với các DN VVN tại Sacombank Thanh Hóa. 28

3.2.1. Thực hiện đúng qui trình và qui định cho vay: 28

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay: 28

3.2.3. Phát triển các khách hàng chiến lược: 29

3.2.4. Thường xuyên phân tích hoạt động kinh tế các đơn vị vay vốn 30

3.2.5. Có phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro. 30

3.2.6. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng: 31

3.3. Một số kiến nghị. 32

3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 32

3.3.1.1. Cải cách hành chính. 32

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. 32

3.3.2. Kiến nghị với Sacombank Thanh Hóa 33

3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa 34

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc khoản vay). Thông qua đó, các Ngân hàng không ngừng gia tăng vốn tự có trong quá trình hoạt động đồng thời ổn định và lành mạnh hoá tình hình tài chính của Ngân hàng. Với nền kinh tế vĩ mô, nếu chất lượng cho vay nói riêng được nâng cao và các Ngân hàng Thương mại thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh nói chung sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, kích thích sự tăng trưởng, ổn định tiền tệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tránh được tình trạng lạm phát. Chính vì vậy, sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay ở các ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩy các tác động tích cực của cho vay với nền kinh tế, tạo ra một môi trường tiềm năng, linh hoạt và năng động. Sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tăng dần theo quá trình hội nhập toàn cầu. Chương 2 Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng sacombank thanh hoá 2.1. Sự hình thành và phát triển của sacombank 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín Tên giao dịch quốc tế: Sài gòn thương tin comercial joint stock bank Tên viết tắt: sacombank Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 3 – Tp.Hồ Chí Minh Webstite: www.sacombank.com Sacombank (Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín) được thành lập ngày 03/01/1992 theo giấy phép số 05/GP-UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hồ Chí Minh và hoạt động theo Quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở chuyển đổi Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và hợp nhất 3 tổ chức tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia. Vốn điều lệ khi mới thành lập của Sacombank là 3 tỷ đồng – một con số có lẽ là rất khiêm tốn so với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần khác. Thế nhưng, sau một chặng đường hơn 15 năm hoạt động, qua 21 lần tăng vốn điêu lệ, năm 2007, theo công bố Sacombank có vốn điều lệ 4450 tỷ đồng – trở thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam”. Sacombank cũng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất, với hơn 9.000 cổ đông cả trong và ngoài nước. Trong đó phải kể đến 3 cổ đông nước ngoài chiến lược là: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC); Quỹ đầu tư Dragon Financial Holding (Anh) và Ngân hàng ANZ (Aurtralia và New Zealand Banking Group). Tháng 07/2006, cổ phiếu của Sacombank (STB) chính thức gia nhập trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, đi tiên phong trong các Ngân hàng Cổ phần Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Với định hướng là một Ngân hàng bán lẻ – hiện đại - đa năng, được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, Sacombank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động. Tính đến ngày, Sacombank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần có mạng lưới hoạt động rộng nhất ,đã có tới 189 điểm giao dịch trải rộng khắp các tỉnh/thành trọng điểm trên cả nước, phủ khắp 40/64 tỉnh/thành. Bên cạnh đó, Sacombank còn thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, trao đổi Swiftkey với hơn 9.600 đại lý của hơn 240 ngân hàng tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. Khách hàng của Sacombank được cung cấp đầy đủ mọi tiện ích về dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và uy tín. Ngoài việc mở rộng mạng lưới, Sacombank còn thành lập các Công ty trực thuộc, tham gia góp vốn vào nhiều công ty trong lĩnh vực tài chính và tham gia thành lập cũng như giữ cổ phần của nhiều công ty lớn khác. Trên thực tế, Sacombank đã tạo được giá trị thương hiệu trong tâm lý dân cư do hoạt động kinh doanh hiệu quả, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm luôn từ 42 – 45%, được người tiêu dùng bình chọn là “Thương hiệu mạnh năm 2006”. Sacombank Chi nhánh Thanh Hoá khai trương ngày 22/02/2006, đặt tại số 02 Phan Chu Trinh – P.Điện Biên – Tp – Thanh Hoá, nằm ở một đầu ngã tư nối hai đầu Bắc – Nam của Thành phố Thanh Hoá. Nhờ đó, ngân hàng có được những lợi thế nhất định về vị trí địa lý – một yếu tố vốn dĩ khá quan trọng với ngành ngân hàng. Đây cũng là khu vực trung tâm đông dân cư, có nhiều cơ quan, tổ chức kinh tế đặt trụ sở rất phù hợp cho hoạt động ngân hàng. Là một chi nhánh mới nên hoạt động của ngân hàng đang thiên về các nghiệp vụ: chuyển tiền nhanh, cho vay và huy động vốn. Tuy thời gian hoạt động chưa dài (hơn một năm), phải cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh (Sacombank là ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tiên có mặt tại Thanh Hoá). Song nhờ đổi mới phong cách phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo cộng với chất lượng sản phẩm – dịch vụ tốt nên chi nhánh đã nhanh chóng đi vào ổn định, hiệu quả, kết quả kinh doanh tốt đáng khích lệ. Sacombank Thanh Hoá đã tạo được tiếng vang tốt trong lòng khách hàng địa phương. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank Thanh Hóa Ban giám đốc chi nhánh P. Dịch vụ khách hàng P. Quản lý Tín dụng P. Kế toán - quỹ P. HCQT Bộ phận tín dụng cá nhân Bộ phận tín dụng Doanh nghiệp Bộ phận dịch vụ tiền gửi Bộ phận Kiểm soát tín dụng Bộ phận Quản lý Nợ Quỹ chính KT. Tổng hợp KT. Liên ngân hàng (Nguồn: www.sacombank.com/manglươihoatdong) Cho đến nay, Sacombank Thanh Hoá có cơ cấu tổ chức bao gồm: - Ban Giám đốc : + Giám đốc là ông: Lê Quang Vinh + 2 Phó Giám đốc là: ông Mai Lê Trung và bà Phạm Thị Thu Hà - 4 Phòng ban: P. Dịch vụ khách hàng; P. Kế toán – quỹ; P. Quản lý Tín dụng; P. Hành chính. - Toàn bộ ngân hàng có tổng số 47 cán bộ nhân viên, trong đó 07 nhân viên có trình độ trung cấp, còn lại toàn bộ 40 cán bộ nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học. Đây chính là một niềm tự hào của ngân hàng. Ban Giám đốc: Ban Giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản trị của Ngân hàng. Ban Giám đốc kiểm tra, đôn đốc, xử lý các hoạt động của các phòng ban hàng ngày để đảm bảo cả chi nhánh hoạt động hiệu quả; xây dựng các chính sách, quy chế, quy trình, các chỉ tiêu áp dụng cho chi nhánh; đề ra các chiến lược trình về Hội sở; quyết định và thực hiện các hoạt động đối ngoại trong thẩm quyền được phép; tham gia vào Ban tín dụng để ký duyệt cho vay với khách hàng; liên lạc chặt chẽ với Hội sở và các chi nhánh trong cùng hệ thống. Phòng dịch vụ khách hàng: Phòng dịch vụ khách hàng bao gồm bộ phận Dịch vụ tiền gửi và bộ phận Tín dụng. a. Bộ phận tín dụng: - Gồm có 2 mảng: Tín dụng cá nhân và Tín dụng Doanh nghiệp. - Có trách nhiệm: + Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng về sản phẩm-dịch vụ ngân hàng, tư vấn, góp ý về các sản phẩm-dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng. + Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, sự chuyển biến ngành nghề của khách hàng, xây dựng tiêu chí thẩm định, đánh giá khách hàng, xây dựng quan hệ với khách hàng, lập các báo cáo về khách hàng chính xác làm cơ sở cấp tín dụng cho khách hàng. b. Bộ phận dịch vụ tiền gửi: Bộ phận dịch vụ tiền gửi thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, huy động vốn, thu chi hộ,…đồng thời thu thập ý kiến của khách hàng về các sản phẩm, đề xuất ý kiến phục vụ cho công tác cải tiến dịch vụ sản phẩm. Các giao dịch viên hàng ngày phải tiếp nhận quỹ từ thủ quỹ, hạch toán chính xác các bút toán tài khoản của các giao dịch, cuối ngày phải tạo nhật ký quỹ của đối chiếu tổng số thu, chi trong nhật ký quỹ trên máy với tổng số thu, chi trên chứng từ, bàn giao nhật ký quỹ và tiền mặt cho thủ quỹ… Phòng quản lý tín dụng: - Gồm 2 bộ phận: Kiểm soát Tín dụng và Quản lý Nợ. - Nhiệm vụ chính của phòng này là sau khi tiếp nhận các báo cáo của bộ phận Tín dụng thì sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành hồ sơ tín dụng, thực hiện việc giải ngân và quản lý, theo dõi các khoản nợ đã cấp, lập các báo cáo về tín dụng theo quy định. Phòng kế toán quỹ: - Gồm 3 bộ phận: Quỹ chính, kế toán tổng hợp, kế toán liên ngân hàng. - Quỹ chính: Thực hiện các nghiệp vụ về tiền tệ, kho quỹ; thu – chi các khoản tiền mặt bằng VNĐ và các loại ngoại tệ, vàng; thực hiện việc xuất – nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh; thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. - Kế toán tổng hợp và kế toán liên ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế dưới hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh và kiểm tra toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. + Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo tài chính của các phòng ban. + Hậu kiểm tra các chứng từ thanh toán của phòng giao dịch. + Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh. + Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh. + Thực hiện nộp thuế, trích lập và sử dụng các quỹ. + Thực hiện các khoản bù trừ, thanh toán giữa các ngân hàng thành viên và giữa ngân hàng thành viên với ngân hàng Nhà nước. + Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh. 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại. ở tầm vĩ mô huy động có ý nghĩa là sự phục hồi ổn định và phát triển của nền kinh tế, lại càng có vai trò to lớn với một nước đang phát triển như nước ta. Với ngân hàng, huy động vốn làm hình thành nên nguồn vốn quan trọng chủ yếu, là cơ sở để ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân mở rộng sản xuất, kinh doanh…. Từ nhận thức đúng đắn trên kết hợp mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Sacombank Thanh Hoá đã dành sự quan tâm đúng mức cho hoạt động này. Ngân hàng không ngừng nâng cao các hình thức huy động nhằm tạo ra sức hấp dẫn mới mẻ với khách hàng, từ đó đã thu hút được nguồn vốn lớn. Kết quả về huy động vốn mà chi nhánh đạt được : - Số dư thời điểm tính đến giữa năm tài chính 2007 như sau:Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt mức 130,86 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động bằng VNĐ là 116,675 tỷ, chiếm tỷ trọng 89,16%; vốn huy động bằng USD là 883,195 USD, chiếm tỷ trọng 10,84% so với tổng nguồn vốn. (Tỷ giá USD quy đổi thời điểm là 16.061).6 tháng đầu năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt mức 72,3 tỷ đồng, tăng tới 53,82% so với cùng kỳ năm 2006. Thật là một kết quả khả quan cho ngân hàng. Ngân hàng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch của năm 2006, 6 tháng đầu năm 2007 về nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy những quan tâm của chi nhánh về hoạt động này là đúng đắn, đồng thời hứa hẹn về một thị trường rộng lớn cần được khai thác. Cơ cấu về nguồn vốn huy động được cũng rất hợp lý, theo hướng tích cực: tỷ trọng nguồn vốn lãi suất thấp huy động được là khá cao, giúp chi nhánh giảm được đáng kể chi phí vốn bình quân. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng. Tuy chỉ mới hoạt động được hơn một năm rưỡi, song chi nhánh đã đạt được những kết quả hoạt động cho vay khả quan. Bảng 2.1. Hoạt động tín dụng năm 2006 Đơn vị tính: 1000 VNĐ Hoạt động tín dụng Năm 2006 Tỷ trọng % 6 tháng đầu năm 2007 Tỷ trọng % Dư nợ cho vay 100.722.222 100 70.232.156 100 - Ngắn hạn 60.052.795 59.62 42.013.784 59.82 - Trung hạn 36.999.427 36.73 20.854.162 29.69 - Dài hạn 3.670.000 3.65 7.364.210 10.49 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006-2007) 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ. Thanh toán quốc tế Tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 74.545.000 USD (kể cả bằng ngoại tệ khác quy ra USD) trong đó: phát hành L/c nhập khẩu doanh số 124.000USD ,thanh toán L/c xuất khẩu doanh số 52.165.000USD. Thanh toán nhập khẩu bằng TTR: Doanh số 5.448.000USD (kể cả bằng ngoại tệ khác quy đổi ra USD). Thu hộ cho ngân hàng nước ngoài: doanh số 626.000USD.Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: doanh số 62.187.000USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi ra USD).Thu phí thanh toán quốc tế 192 triệu đồng. Kinh doanh ngoại tệ: Dollar Mỹ- doanh số mua vào 92.080.000USD; doanh số bán ra 290.674.000USD.Các loại ngoại tệ khác: tuy không chiếm tỷ lệ cao nhưng cũng đạt kết quả tương đối. Bảo lãnh: Chi nhánh chưa phá sinh bảo lãnh thanh toán L/c trả chậm.- Bảo lãnh thanh toán nội địa: doanh số 30,.574 tỷ đồng.Thu phí hoạt động bảo lãnh là 116,5 triệu đồng. Chuyển tiền nhanh trong nước:Với lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp, khách hàng tin tưởng đã đến với chi nhánh Sacombank Thanh Hoá và yên tâm chuyển tiền. Nhờ đó, dịch vụ này đã thu được kết quả ổn định. Doanh số chuyển tiền đi: đạt 1132,65 tỷ đồng.Doanh số chuyển đến: đạt 353,981 tỷ đồng.Thu phí chuyển tiền là: 349,35 triệu đồng. Như vậy, các hoạt động dịch vụ của Sacombank đang tăng trưởng tốt, cần được phát huy và mở rộng. 2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hoá đến tháng 6/2007. 2.2.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước hết, hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ đúng theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Trong đó, quy định rõ loại hình doanh nghiệp nào được phép vay vốn cũng như quyền lợi và nghĩa vụ khi vay tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn phải tuân thủ quy chế cho vay của Sacombank được ban hành ngày 22/8/2005 theo quyết định số 0320/ 2005/ QĐ-HĐQT. Theo đó tất cả các loại hình doanh nghiệp nào được phép vay vốn theo Quy chế cho vay của ngân hàng nhà nước đều có thể vay tại Sacombank. Vì phần lớn khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên quy trình tín dụng sau đây áp dụng cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn, gồm 8 bước: Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp 1. Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ 2. Tiếp nhận hồ sơ vay 3a. Nhân viên phục vụ khách hàng (A/O) doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt (trừ TSĐB) 3b. Bộ phận thẩm định TSĐB (tài sản ĐB) thực hiện định giá TSĐB và lập tờ trình 4. Tập hồ sơ tín dụng trình ban tín dụng và hội đồng tín dụng 5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng 6. Thực hiện cho vay 7. Kiểm tra và xử lý nợ vay 8. Tất toán hợp đồng tín dụng (Nguồn: Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng) Về hồ sơ, một bộ ấn chỉ (hồ sơ vay vốn) của các doanh nghiệp nói chung bao gồm: - Đơn xin vay vốn. - Biên bản họp thành viên Công ty. - Biên bản giới thiệu chủ doanh nghiệp. - Kế hoạch, phương án kinh doanh. Như vậy, ta có thể thấy quá trình cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Sacombank đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, minh bạch để hạn chế tối đa rủi ro liên quan. 2.2.2. Thực trạng cho vay của Sacombank với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tại Sacombank Thanh Hoá. Với phương châm trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng, Ngân hàng Sacombank Thanh Hoá ngày càng thu hút được nhiều khách, trong đó có số lượng đáng kể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến vay vốn. Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn tại Sacombank Thanh hoá. Đơn vị tính: doanh nghiệp Chỉ tiêu Đến 6 tháng đầu năm 2006 Đến 6 tháng cuối năm 2006 Đến 6 tháng đầu năm 2007 Doanh nghiệp vừa và nhỏ dề nghị vay vốn 55 132 210 Doanh nghiệp vừa và nhỏ được duyệt cho vay vốn 43 110 190 Tỷ lệ doanh nghiệp được vay vốn/ Doanh nghiệp đề nghị vay vốn (%) 78 83,3 90,5 (Nguồn: Thống kê phòng tín dụng doanh nghiệp – Ngân hàng Sacombank) Thông qua bảng 2.3, chúng ta thấy tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được phép vay vốn tại Sacombank luôn tăng trưởng. (Từ 55 doanh nghiệp đến hiện nay là 210 doanh nghiệp). Nhìn vào hàng tỷ trọng trong bnảg 2.3 thì phần trăm doanh nghiệp được cấp phép vay vốn ngày càng cao chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đến vay hay khách hàng đã tin tưởng vào ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến vay vốn tại Sacombank rất đa dạng nhưng chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như Công ty TNHH, Công ty Tư nhân, Công ty Cổ phần, hộ kinh doanh – sản xuất…Điều này thể hiện sự linh hoạt trong hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng. Hơn nữa, trong đó số lượng các công ty tư nhân và công ty TNHH chiếm tới 2/3, đây đều là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân cao nên đều có tài sản đảm bảo vay. Tuy nhiên, ngân hàng phải đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay đối với các công ty cổ phần để phù hợp với chiến lược cổ phần hoá các doanh nghiệp của Chính phủ đã và đang thực hiện. Tổng dư nợ và doanh số cho vay với các doanh nghiệp VVN tại Sacombank: hiện nay Sacombank Thanh Hoá áp dụng nhiều phương thức cho vay như: cho vay theo hạnh mức tín dụng, cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo dự án đầu tư, … để tiếp cận được nhiều khách hàng, nâng cao tổng dư nợ và doanh số cho vay. Bảng 2.3. Tình hình dư nợ và doanh số cho vay đối với DNVVN Đơn vị tính:1000 VNĐ Thời gian Chỉ tiêu Đến 6 tháng đầu năm 2006 Đến 6 tháng cuối năm 2006 Đến 6 tháng đầu năm 2007 Tổng dư nợ cho vay 40.102.304 100.722.222 170.945.378 Dư nợ cho vay DNVVN 10.712.000 65.555.106 117.952.310 Doanh số cho vay DNVVN 10.401.000 65.002.311 112.703.108 Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trong tổng số dư nợ (%) 26.7 65 69 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Sacombank 2006-2007) Tổng dư nợ cho vay của Sacombank: 6 tháng đầu năm 2006 đạt 40, 102 tỷ đồng, đến 6 tháng cuối năm 2006 đã đạt 60,62 tỷ đồng, tăng 51,17% chứng tỏa chi nhánh đã thu hút khách hàng đến vay được nhiều. Xét đến 6 tháng đầu năm 2007, tổng dư nợ cho vay đạt mức 70,223 tỷ đồng, tăng 15,84% so với cuối năm 2007. Tuy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm nhưng là do chi nhánh đã bước vào thời kỳ bắt đầu phát triển ổn định, còn thực tế về số tuyệt đối, tổng dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2007 cao hơn so với cùng kỳ năm 2006 tới 30,121 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay của Sacombank tăng liên tục với tỷ lệ cao như ta đã phân tích ở trên, nên dễ hiểu là dư nợ cho vay đối với các DNVVN cũng liên tiếp tăng với tỷ lệ cao (vốn dĩ ở phân tích cơ cấu ta đã biết 2/3 khách hàng của NH là các doanh nghiệp VVN). Nhưng nhìn vào các con số từng sáu tháng hoạt động một lần, ta mới thấy rõ sức phát triển mạnh mẽ của ngân hàng,dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 10,7 tỷ VND (6 tháng đầu thành lập) đến 65,5 tỷ (6 tháng cuối năm 2006) và 117,9 tỷ (6 tháng đâù năm 2007). Tuy cùng một khoảng cách thời gian nhưng tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đều gần như gấp đôi cộng với tỷ trọng dư nợ cho vay ổn định, có thể nói, hoạt động cho vay với DNVVN ở Sacombank đã thực sự đạt được kết quả tốt. Ngoài ra khi xem xét chỉ tiêu đối với cơ cấu vốn cho vay đối với các DNVVN so với tổng nguồn vốn huy động của Sacombank người ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Đây là một tín hiệu tốt vì dù mới chỉ thành lập được gần 2 năm mà Sacombank Thanh Hoá đã có thể điều chỉnh nguồn vốn cho vay không quá phụ thuộc vào nguồn vốn huy động, giảm thiểu được ruỉ ro. Điều này cũng chứng minh rằng tình hình lợi nhuận của ngân hàng tốt. Có thể nói, phần lớn các DNVVN vay vốn tại ngân hàng nhằm bổ sung vốn lưu động trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh dưới hình thức vay vốn theo hạn mức hay vay theo từng lần là chủ yếu. Do đó, các khoản vay chủ yếu là trong ngắn hạn còn lại ít khoản vay trung và dài hạn tài trợ cho các dự án đầu tư vào đổi mới trang thiết bị công nghệ kỹ thuật (xem bảng 2.1,) thực chất, do mới đi vào hoạt động được gần 2 năm, cơ cấu vốn cho vay như trên giúp ngân hàng cho vay an toàn, thu hồi vốn nhanh. Song từ năm 2007 này,ngân hàng đã bắt đầu điều chỉnh lại cơ cấu vốn cho vay theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với các DNVVN, từ đó nâng cao được lãi suất bình quân cho vay nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ tích luỹ được vốn nhiều hơn. Xét về các nghành nghề kinh doanh, Sacombank Thanh Hoá có các lĩnh vực cho vay khá phong phú: Bảng 2.4: Tình hình cho vay theo các ngành nghề kinh doanh Đơn vị tính: % (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank Thanh Hoá 2006 – 2007) Trong đó ngân hàng đã trọng tâm cho vay vào lĩnh vực thương mại dịch vụ một lĩnh vực luôn thu hút nhiều vốn đầu tư và được coi như một khu vực tâm của nền kinh tế (theo con số thống kê năm 2006, lĩnh vực này chiếm tới 34% tổng vốn tín dụng đầu tư trong cả nước). Phương hướng cho vay này sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm hơn đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. 2.2.3. Tình hình thu hồi nợ và tỷ lệ quá hạn của các DNVVN tại Sacombank Thanh Hoá. Công tác thu hồi nợ là một phần quan trọng của hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay sau khi thực hiện cho vay cuả một ngân hàng.Công tác thu hồi nợ tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trả nợ của các doanh nghiệp đi vay, khi doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, nhiều lợi nhuận doanh nghiệp trả nợ đúng hạn các khoản vay còn ngược lại, khi thua lỗ, daonh nghiệp đi vay sẽ trở thành con nợ quá hạn với ngân hàng. Xem xét tình hình thu hồi nợ chính là xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người ta tính tỷ lệ này như sau: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN = x 100% Bảng 2.5: Tình hình dư nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 Tổng dư nợ chung 100.7222 70.232 Nợ quá hạn 116,8 91.675 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 0,12 0,13% Nợ phải xóa 0 0 (Nguồn: Báo cáo thực thiện hoạt động tín dụng 2006 - 2007) Sacombank Thanh Hoá luôn nỗ lực thực hiện một quy trình tín dụng ngiêm túc và có sự sát sao đôn đốc của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi nên tỷ lệ nợ quá hạn cuả các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nhgiệp vừa và nhỏ nói riêng tương đối thấp.Ngân hàng mới chỉ phát sinh dư nợ quá hạn là 208,875 triệu đồng (tính đến ngày 30/6/2007 vừa qua), chỉ chiếm 0,13% trên tổng dư nợ. Thấp hơn con số 0,5% mà ngân hàng đã dự kiến và thấp hơn nữa so với con số 0,7% cuả đa số các ngân hàng, đảm bảo tình hình chất lượng cho vay cao cho ngân hàng. Như vậy, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cao dẫn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt. 2.3. Đánh giá chất lượng cho vay đối với các DNVVN của Sacombank: 2.3.1. Một số kết quả đạt được: Hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt và khó khăn, nhưng bằng những nỗ lực của chính mình, Sacombank Thanh Hoá đã đạt được mức chất lượng cho vay cao và đang phát huy trong suốt quá trình hoạt động của mình. Điều này được thể hiện qua các mặt sau đây: Thứ nhất, quy mô cho vay đối với thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở rộng một cách đáng kể, cả về số lượng doanh nghiệp được giải quyết cho vay (tăng 147doanh nghiệp)đến tổng dư nợ và doanh số cho vay đều tăng (gần như gấp 2 lần).Như vậy, Sacombank đã thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn của các daonh nghiệp vừa và nhỏ. Danh mục cho vay của ngân hàng gồm nhiều loại hình doanh nghiệp khá đa dạng về các nghành nghề, hơn nữa, hướng cho vay đã đi đúng trọng tâm. Thứ hai, về cơ cấu trong số các doanh nghiệp VVN vay vốn tại Sacombank thì Công ty tư nhân, Công ty THHH, Công ty Cổ phần chiếm tỷ lệ cao, đã có sự tương thích với chiến lược phát triển các các loại hình doanh nghiệp tư nhân, Cổ phần hoá của các danh nghiệp của Chính phủ. Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệpVVN của Sacombank đã đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn nền kinh tế khi có tới 48,62% vốn cho vay phục vụ cho lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Thứ ba, về thu nhập cho vay ,vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Sacombank bằng khoản lợi nhuận thu được từ cho vay doanh nghiệpVVN chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Bảng 2.6: Tình hình thu nhập từ cho vay DNVVN ở Sacombank Đơn vị tính: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 Tổng thu nhập của ngân hàng 5.860.000 8.810.000 Thu thập từ cho vay DNVVN 4.257.000 6.599.000 Tỷ trọng (%) 72,6 74,9 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2006- 2007) Lãi suất bình quân cho vay đang dần được nâng cao lên( với vấn đề này Sacombank Thanh Hoá đã có một chiến lựơc rất thông minh như sau: ngay từ đầu, đơn vị đã khuếch trương các kênh Marketing nhằm tăng lượng khách hàng cho vay trả góp - đặc biệt là cho vay trả góp Cán bộ công nhân viên trong toàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh được lãi suất đầu ra). Thứ tư, công tác thu hồi nợ vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đạt được thành tích đáng phát huy:tỉ lệ nợ quá hạn cho vay rất thấp (0.13%,) thu nhập từ cho vay các doanh nghiệpVVN chiếm tỷ lệ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng cho thấy tình hình tài chính của khác hàng ở Sacombank nhìn chung ổn định, công tác thẩm định cho vay vốn rất tốt, khách hàng đủ khả năng lực để trả nợ. NH không có một khoản nợ khó đòi nào hay khoản nợ nào phải xoá. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, Sacombank còn có những hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục kịp thời nếu muốn nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Về huy động vốn, tình hình hoạt động của chi nhánh rất tốt. Song để thu hút khách hàng, lãi suất huy hộng và các ưu đãi đang cao nên về cơ cấu, nguồn vốn lãi suất thấp huy động được chưa nhiều lắm, cần phải đẩy mạnh hơn để đóng góp vào vốn cho vay. Về cơ cấu vốn vay theo thời hạn đang nghiêng về cho vay ngắn hạn,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng cho vay đối với các DNVVN ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa.doc
Tài liệu liên quan