Công tác huy động vốn của Sở giao dịch I vẫn duy trì kết quả tốt, năm 2005 đạt được 20.650 tỷ đồng, tăng 28.8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống Vietcombank đạt 15.8%. Trên địa bàn Hà Nội, mức tăng trưởng tổng vốn huy động của các Tổ chức tín dụng (TCTD) bằng 19.2% so với năm 2004. Tính đến năm 2005, thị phần huy động vốn của Sở giao dịch I đạt 9.125% trên địa bàn Hà Nội.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4951 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá báo cáo 15.875 VND/USD)
2.1.2.1.1. Về huy động vốn
Công tác huy động vốn của Sở giao dịch I vẫn duy trì kết quả tốt, năm 2005 đạt được 20.650 tỷ đồng, tăng 28.8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống Vietcombank đạt 15.8%. Trên địa bàn Hà Nội, mức tăng trưởng tổng vốn huy động của các Tổ chức tín dụng (TCTD) bằng 19.2% so với năm 2004. Tính đến năm 2005, thị phần huy động vốn của Sở giao dịch I đạt 9.125% trên địa bàn Hà Nội.
BẢNG 1. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CÁC NĂM
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số vốn
Tăng trưởng
2003
2004
2005
04/03
05/04
Tổng nguồn huy động
13302.5
16025
20650
20.47%
28.86%
1. Theo nguồn huy động
- Từ khu vực dân cư
9817.5
11337.5
14577
15.48%
28.57%
- Từ khu vực doanh nghiệp
3485
4687.5
6073
34.51%
29.56%
2. Theo đồng tiền
- Tiền gửi VND
5565
7087.5
10175
27.36%
43.56%
- Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi sang VND)
7737.5
8937.5
10475
15.51%
17.20%
3. Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn
-
-
1740
-
-
- Tiền gửi có kỳ hạn
-
-
18910
-
-
Huy động từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm 90% tổng nguồn vốn, còn lại là từ các TCTD nước ngoài và Kho bạc Nhà nước. Huy động vốn ngoại tệ chiếm tỷ lệ cao hơn so với đồng Việt Nam (chiếm 51%), một phần do tác động tích cực của quyết định tăng lãi suất đầu tư đầu năm của Sở giao dịch I theo lãi suất điều chỉnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ làm chênh lệch lãi suất giữa VND và USD ngày càng bị thu hẹp, một phần là do tâm lý người dân lo ngại lạm phát gia tăng, khi chỉ số tăng giá tiêu dùng hiện nay đang ở mức cao. Từ năm 2004 đến cuối năm 2005, FED liên tục tăng lãi suất 13 lần từ 1,25% lên tới 4,25%/năm trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2005 tăng 8,4%.
Mức huy động vốn của Sở giao dịch phân theo loại tiền huy động năm 2005 như sau:
- Huy động USD đạt 660 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2004
- Huy động VND đạt 10.175 tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2004
Về cơ cấu nguồn vốn, do nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nên nguồn vốn huy động bị ảnh hưởng bởi điều kiện lãi suất trên thị trường, nhất là với chiều hướng lãi suất gia tăng trong cả năm 2005. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi thanh toán vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, đạt 4350 tỷ đồng vào cuối năm 2005. Các đợt huy động kỳ phiếu của Ngân hàng cũng đạt được kết quả khả quan, góp phần tăng cao nguồn vốn huy động.
2.1.2.1.2. Về sử dụng vốn
Công tác quản lý và sử dụng vốn của Sở giao dịch I được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.
Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98,6% tổng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I, trong đó đầu tư tín dụng chiếm 43%, phần còn lại thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Nguồn vốn lớn đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động và vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác sử dụng vốn có hiệu quả của Sở giao dịch đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Kết quả như sau:
BẢNG 2. SỐ LIỆU VỀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2005
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2005
% so với năm 2004
Tổng sử dụng vốn
20.650,4025
128,77
A. Đồng Việt Nam
10.174,2525
143,33
- Tổng dư nợ cho vay
4.276,33
107,62
Trong đó:
+ Dư nợ vốn ngắn hạn
3.005,385
95,56
+ Dư nợ vốn Trung và dài hạn
1.064,1225
135,62
+ Nợ quá hạn
206,825
-
- Tiền gửi tại VCBTW
5.112,4075
199,56
- Các khoản khác
785,515
139,12
B. Ngoại tệ (quy VND)
10.476,15
117,23
- Tổng dư nợ cho vay
4.518,74
110,21
Trong đó:
+ Dư nợ vốn ngắn hạn
3.297,7925
107,48
+ Dư nợ vốn trung và dài hạn
1.186,4975
117,23
+ Nợ quá hạn
34,45
-
- Tiền gửi tại VCBTW
5.841,8025
135,86
- TSCD, TSLD và khác
115,6075
21,50
2.1.2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
A. Tín dụng
Năm 2005 hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I tiếp tục được mở rộng với phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Đến cuối năm 2005, dư nợ tín dụng đạt 8795 tỷ đồng, tăng 8,95% so với năm 2004. Mức tăng trưởng của toàn hệ thống Vietcombank là 15,7%. Trong khi đó, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà Nội tăng 20,6% so với cuối năm 2004; thị phần cho vay của Sở giao dịch I chiếm 8,35% trên địa bàn Hà Nội.
Trong năm 2005, Sở giao dịch I bắt đầu thực hiện triển khai thí điểm mô hình quản lý tín dụng mới áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tách rõ chức năng, nhiệm vụ giữa công tác Quan hệ khách hàng và công tác Quản trị rủi ro, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Sở giao dịch I, kiểm soát tốt hơn rủi ro cho ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, trong giai đoạn này, mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng tạm thời chưa phải là mục tiêu hàng đầu của Sở giao dịch I.
Về cơ cấu tín dụng, cho vay USD chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay VND. Đây là xu hướng từ năm 2003 khi có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của thành phố Hà Nội. Cụ thể:
- Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đạt 4517,5 tỷ đồng (quy VND), chiếm 51,38% tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay bằng VND năm 2005 đạt 4277,5 tỷ đồng, chiếm 48,62% tổng dư nợ.
Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ Sở giao dịch I đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sở giao dịch luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Sở giao dịch đã tạo niềm tin và uy tín đối với các khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.
B. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu.
Năm 2005, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta gặp nhiều khó khăn: môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế… Tuy nhiên, với nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi của Chính phủ, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2004. Tại Sở giao dịch, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh.
Kim ngạch thanh toán XNK qua Sở giao dịch năm 2005 đạt 1206.925 triệu USD, tăng 15,9% so với năm 2004.
Kim ngạch thanh toán nhập khẩu đạt 822,25 triệu USD, tăng 9,2% so với 2004. Trong đó:
- Thanh toán L/C: 633,425 triệu USD, tăng 14,7% so với 2004
- Nhờ thu và chuyển tiền: 188,325 triệu USD, giảm 5,9% so với 2004.
Kim ngạch thanh toán xuất khẩu đạt 384,675 triệu USD, tăng 52,7% so với 2004
Bảo lãnh:
- Phát hành bảo lãnh: 100 tỷ đồng
- Giải toả bảo lãnh: 130 tỷ đồng
- Dư nợ bảo lãnh: 362,5 tỷ đồng
Năm 2005 không phát sinh rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh. Có được kết quả như trên là do uy tín, chất lượng thanh toán quốc tế luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong công tác thanh toán XNK tại Sở giao dịch. Do làm tốt công tác phục vụ khách hàng, công tác phát triển mạng lưới và sự phối hợp có hiệu quả của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của Sở giao dịch như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán tài chính.
C. Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch năm 2005 đạt 2152,5 triệu USD, tăng 15,06% so với năm 2004. Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2005 đạt 28,9 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2004. Nhu cầu ngoại tệ khách hàng mua để trả nợ, nhận nợ vay và thanh toán với nước ngoài là rất lớn, trong khi đó, lượng mua vào không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu cấp thiết đó. Sở giao dịch đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm nguồn ngoại tệ, áp dụng các chính sách tỷ giá mua chuyển khoản bằng tỷ giá bán ra của ngân hàng để khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu, đồng thời để tăng thêm doanh thu cho ngân hàng.
BẢNG 3. SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ NĂM 2005
Đơn vị: nghìn USD
Chỉ tiêu
Năm 2005
% so với 2004
- Doanh số mua vào
1.077.332,5
115,19
+ Mua của Tổ chức kinh tế
676.302,5
152,65
+ Mua của VCB chi nhánh
165.487,5
119,02
+ Mua của TCTD
190.950
73,44
- Doanh số bán ra
1.074.557,5
114,93
+ Bán cho tổ chức kinh tế
701.687,5
132,68
+ Bán cho VCB chi nhánh
167.400
214,94
+ Bán cho TCTD
190.895
76,86
Mặc dù khối lượng và doanh số ngoại tệ tăng cao nhưng công tác kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch luôn được thực hiện đúng chế độ Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
D. Công tác kế toán
Với việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, công tác thanh toán của ngân hàng đã đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn ngân hàng.
Nhờ đó, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng đông, số lượng khách hàng mở mới tài khoản năm 2005 tăng 22,43% so với năm 2004, đưa tổng số tài khoản doanh nghiệp tại Sở giao dịch cuối năm 2005 là khoảng 3275 tài khoản, không có sự phàn nàn hoặc khiếu nại của bất cứ khách hàng nào về thái độ phục vụ và chất lượng phục vụ tại khâu thanh toán, kế toán ngân hàng. Công tác thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán IBT online đạt kết quả cáo về số lượng và chất lượng.
Sở giao dịch thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế với Nhà nước.
E. Công tác Ngân quỹ
Doanh số thu chi VND và ngoại tệ của Sở giao dịch tăng 28% so với năm 2004. Với ý thức trách nhiệm cao trong công việc, công tác Ngân quỹ của Sở giao dịch luôn đảm bảo an toàn, kiểm đến, phân loại, đóng bó tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
BẢNG 4. SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ NĂM 2005
Đơn vị: Tỷ đồng và triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2005
% so với 2004
- Đồng Việt Nam
+ Tổng thu
35.224
128
+ Tổng chi
35.242,5
128
- USD
+ Tổng thu
1.057,3525
115
+ Tổng chi
1.056,265
115
Hiện nay, tiền giả đồng Việt Nam cũng như ngoại tệ lưu thông tiền tệ trên thị trường rất nhiều, đặc biệt loại 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ cotton cũ không thể kiểm tra bằng máy, hầu hết phải kiểm đếm thủ công, mất khá nhiều thời gian. Đặc biệt trong thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện loại 100.000đ và 50.000đ polymer giả, gây nhiều khó khăn cho cán bộ làm công tác kho quỹ. Số lượng tiền giả đã được phát hiện và tịch thu như sau:
+ VND: 231.925.000
+ USD: 5.950
+ EUR: 2.500
+ GBP: 120
Bên cạnh đó, với tinh thần trách nhiệm và trung thực cao trong công việc, trong năm 2005, cán bộ làm công tác Ngân quỹ của Sở giao dịch đã phát hiện và trả lại cho khách tổng số tiền thừa là VND1.241 triệu đồng và USD 7.000.
G. Kinh doanh dịch vụ
Công tác dịch vụ ngân hàng của Sở giao dịch luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo ngân hàng. Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống. Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được đông đảo khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch.
H. Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch.
Trong những điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn, Sở giao dịch đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhờ vậy, những năm qua, Sở giao dịch đã đạt kết quả kinh doanh khả quan.
BẢNG 5. KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC NĂM 2003 – 2005
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Số tiền
So sánh 04/03
Số tiền
So sánh 05/04
+/-
%
+/-
%
Doanh thu
570.865
796.565
225.7
39.54%
1093.5
296.93
37.28%
Chi phí
465.483
599.143
133.66
28.71%
926.9
327.76
54.70%
Lợi nhuận
105
197.426
92.426
88.02%
166.59
-30.836
-15.62%
2.1.2.1.4. Các công tác khác
Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ được duy trì thường xuyên nhằm đôn đốc các phòng nghiệp vụ thực hiện và tuân thủ đúng các quy trình nghiệp vụ, các chế độ quản lý của ngành và của Nhà nước. Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ còn phối hợp với các phòng khác kiểm kê kho quỹ, quản lý thanh lý tài sản, nghiệm thu, xét chuyển đổi lương.
Trong năm 2005 đã tổ chức hai đợt tuyển dụng để bổ sung, đáp ứng nhu cầu làm việc ngày càng cao cho các phòng ban, đồng thời đóng góp ý kiến cho ban giám đốc qua việc luân chuyển cán bộ trong các tổ nghiệp vụ để mỗi cán bộ có thể nắm bắt được nhiều nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng trong công việc và đóng góp vào hiệu quả kinh doanh của Sở giao dịch.
Sở giao dịch luôn quan tâm nâng cấp, hiện đại hoá các máy móc, trang thiết bị với các chương trình thuận tiện cho người sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao dịch phục vụ khách hàng, góp phần giải phóng khách hàng nhanh, đồng thời đáp ứng các yêu cầu điều chuyển vốn và thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển và chính sách khách hàng, Sở giao dịch luôn quan tâm đến công tác khuếch trương, quảng bá nhằm đưa các tiện ích dịch vụ sản phẩm ngân hàng tới từng khách hàng.
Sở giao dịch cũng đã tiến hành đánh giá chấm điểm và phân loại doanh nghiệp để có các chính sách ưu đãi khách hàng linh hoạt và thích hợp. Các chính sách ưu đãi khách hàng cũng được áp dụng tại các mảng dịch vụ như chính sách lãi suất ưu đãi và các mức phí hấp dẫn. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I đã khẳng định được vị trí cao trong hệ thống ngân hàng ở Thủ đô.
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn tại SGD
2.2.1. Tình hình cho vay ngắn hạn tại SGD
Cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch I luôn là hoạt động chủ yếu trong hoạt động cho vay và trong hoạt động tín dụng nói chung. Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỉ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay, vào khoảng từ 71% đến 77% dư nợ cho vay. Cụ thể như sau: 77,81% năm 2003, 77,21% năm 2004 và 71,66% vào năm 2005. Mặc dù xu hướng trong cho vay của Sở giao dịch là tăng dần tỉ trọng cho vay trung và dài hạn, giảm dần tỉ trọng cho vay ngắn hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động chính và có tăng trưởng. Tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2005 đạt mức 61,57% năm 2004 nhưng đến năm 2005 mức tăng trưởng thấp, chỉ ở mức 1,12%. Sở dĩ có mức thấp như vậy là do ngân hàng Ngoại thương đang thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng, việc mở rộng tín dụng bằng mọi giá trong thời gian trước đây đã được thay bằng chính sách “an toàn, hiệu quả”.
BẢNG 6. DƯ NỢ CHO VAY VÀ CHO VAY NGẮN HẠN CÁC NĂM 2003 – 2005
Đơn vị: tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
So sánh 04/03 %
Số tiền
Tỉ trọng
So sánh 05/04 %
Tổng dư nợ cho vay
4957.5
100.00%
8073
100.00%
62.83%
8795
100.00%
8.95%
Nợ ngắn hạn
3857.5
77.81%
6233
77.21%
61.57%
6302.5
71.66%
1.12%
Nợ trung và dài hạn
1100
22.19%
1840
22.79%
67.27%
2492.5
28.34%
35.46%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2003 – 2005
Biểu đồ 1: Dư nợ các năm 2003 - 2005
Không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, cho vay ngắn hạn còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Với đặc điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên nên cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng.
2.2.1.1. Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Đặc điểm chung của cơ cấu dư nợ cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng là thành phần kinh tế quốc doanh (QD) luôn chiếm tỉ trọng dư nợ lớn hơn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (NQD).
BẢNG 7. DƯ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị: tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số
tiền
Tỉ trọng (%)
So sánh 04/03 %
Số tiền
Tỉ trọng (%)
So sánh 05/04 %
Tổng dư nợ cho vay
4957.5
8073
8795
QD
3966
80.00
5893
73.00
48.59
6156.5
70.00
4.47
NQD
991.5
20.00
2180
27.00
119.83
2638.5
30.00
21.06
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2003 - 2005
Dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế QD chiếm tỉ trọng rất cao, có năm đã lên tới 80% (năm 2003). Từ năm 2003, cùng với chủ trương đổi mới, sắp xếp lại các DNNN, theo định hướng của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch cũng đã có sự thay đổi chiến lược, lấy hiệu quả và an toàn là mục tiêu hàng đầu để cho vay, không phân biệt thành phần kinh tế. Sở giao dịch đã mở rộng cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cho đến nay, tỉ trọng cho vay đã có sự chuyển biến tốt, nhưng vẫn ở mức cao, chiếm 70% năm 2005.
Trong tổng dư nợ ngắn hạn, dư nợ đối với doanh nghiệp QD luôn chiếm tỷ trọng cao.
BẢNG 8. CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 2004 -2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Dư nợ
%
Dư nợ
%
Tổng dư nợ ngắn hạn
6232.5
6302.5
Dư nợ đối với khu vực QD
4362.75
70
4222.675
67
Dư nợ đối với khu vực NQD
1869.75
30
2079.825
33
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2005
Đối với khu vực quốc doanh, dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cho vay theo thời hạn. Năm 2004, dư nợ đối với khu vực này là 5893 tỷ đồng thì đã có đến 4362,75 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, chiếm tới 74%. Năm 2005, các doanh nghiệp này có dư nợ là 6156,5 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 4222,675 tỷ đồng, chiếm 68,6%
Cũng giống như khu vực quốc doanh, cho vay ngắn hạn khu vực ngoài quốc doanh cũng chiếm một tỉ trọng lớn. Năm 2004, cho vay khu vực ngoài quốc doanh là 2180 tỷ đồng, tăng 119,83% so với năm 2003. Năm 2005 số tiền cho vay đã tăng 21,06%, với giá trị tăng tuyệt đối là 458,5 tỷ đồng.
Theo bảng số liệu trên, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với khu vực ngoài quốc doanh có tỉ trọng tăng dần, từ 30% năm 2004 đã đạt đến 33% vào năm 2005. Như vậy, dư nợ ngắn hạn đối với khu vực này không chỉ tăng lên về tỉ trọng mà còn tăng lên rõ rệt ở số tuyệt đối.
Phần lớn khách hàng vay ngắn hạn tại Sở giao dịch là các công ty kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp này hoạt động mang tính chất thời vụ. Họ vay vốn ngắn hạn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay từ ngân hàng dùng để chi trả nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá, dự trữ và các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất.
Điều này cho thấy, cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch. Qua các số liệu có thể thấy tình hình tăng trưởng của dư nợ cho vay qua các năm, đồng thời tỉ trọng cho vay các khu vực đang dần trở nên hợp lý hơn, nó phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đang trở nên ngày càng thuận lợi.
Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng tỉ trọng cho vay khu vực quốc doanh còn quá cao, chiếm khoảng 70%, trong khi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước còn kém hiệu quả, năng lực tài chính kém, hoạt động trong các lĩnh vực nhiều rủi ro, không ổn định… Ngược lại là khu vực NQD, với tính năng động và hiệu quả, đang dần nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng còn hạn chế. Đây là khu vực tiềm năng mà Sở giao dịch cần hướng đến trong thời gian sắp tới, không chỉ mở rộng cho vay mà còn nâng cao chất lượng cho vay các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
2.2.1.2. Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
Đối tượng khách hàng của Sở giao dịch là tất cả các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện được vay, trong đó ưu tiên định hướng khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Những năm vừa qua, Sở giao dịch có định hướng mở rộng phạm vi đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Cho vay các ngành công nghiệp vẫn là trọng tâm, đặc biệt là cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp chế biến. Năm 2004, dư nợ cho vay công nghiệp là 3110,6 tỷ đồng, nhưng đến năm 2005 con số này đã là 3266,6 tỷ đồng, tăng 5%. Đồng thời tỉ trọng cho vay ngắn hạn cũng tăng lên, từ 49,91% vào năm 2004 lên 51,83% năm 2005. Mức tăng trưởng chỉ là 5% nhưng là phù hợp với chính sách cho vay chung của hệ thống ngân hàng Vietcombank.
Ngành thương mại – dịch vụ cũng là ngành chiếm tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tại Sở giao dịch và có xu hướng tăng dần tỉ trọng. Năm 2004, dư nợ cho vay là 859,5 tỷ đồng, chiếm 13,8%, năm 2005 tăng lên 1037,21 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng dư nợ.
BẢNG 9. CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ NĂM 2004 - 2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Dư nợ
Tỉ trọng
Dư nợ
Tỉ trọng
Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn
6232.5
100.00%
6302.5
100.00%
Công nghiệp chế biến
3110.6408
49.91%
3266.5858
51.83%
Thương mại - Dịch vụ
859.46175
13.79%
1027.3075
16.30%
Xây dựng - Giao thông vận tải
976.63275
15.67%
835.08125
13.25%
Nông lâm nghiệp
1285.7648
20.63%
564.07375
8.95%
Khác
-
-
609.45175
9.67%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2005
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ trong những năm vừa qua đã có bước phát triển khá, do vậy không những giá trị tuyệt đối của dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mà tỉ trọng cho vay cũng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Xây dựng – giao thông vận tải làm ăn không hiệu quả, không trả lãi và gốc đầy đủ, nhiều lần xin gia hạn nợ nên ngân hàng đã chủ trương kiểm soát chặt chẽ đối tượng này. Dư nợ năm 2005 so với 2004 đã giảm đi 141,549 tỷ đồng, tỉ trọng cũng giảm từ 15,67% xuống còn 13,25% (năm 2005).
Như vậy, về cơ bản, cơ cấu cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch thời gian qua đã thực hiện được theo đúng chỉ đạo của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: một cơ cấu linh hoạt theo định hướng cho vay “An toàn và hiệu quả”, điều chỉnh kịp thời với những biến động của thị trường.
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn tại SGD
2.2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính
Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, trong những năm qua, Sở giao dịch đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, quy chế, quy trình cho vay của VCB và quy chế tại Sở giao dịch. Không chỉ cố gắng mở rộng quy mô cho vay, Sở giao dịch đã cố gắng nâng cao chất lượng các khoản cho vay bằng việc thực hiện bài bản và nghiêm túc hơn các điều kiện, kiểm soát trong cho vay. Sở giao dịch đã có những khách hàng lớn và trung thành, với quy mô vốn vay lớn. Điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay, không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng, mà còn tạo được niềm tin đối với khách hàng. Cũng từ đó, khách hàng có thể tin tưởng và kinh doanh hiệu quả, thực hiện trả gốc và lãi cho ngân hàng.
2.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn:
Quy mô dư nợ cho vay ngắn hạn là một chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay. Qua bảng số liệu, ta thấy cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2003 – 2005 duy trì được sự tăng trưởng về mức dư nợ. Mức dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của Sở giao dịch. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay có hiệu quả, không giảm sút về dư nợ, các doanh nghiệp được tài trợ vẫn coi vốn từ ngân hàng là nguồn cung cấp vốn hiệu quả. Tuy mức tăng của năm 2005 chỉ đạt 1,12% nhưng đó là một con số phù hợp trong giai đoạn này của NHNT, do đây là năm cuối của việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng Vietcombank nên những dự án được cấp vốn là những dự án có hiệu quả cao, mức sinh lợi ổn định, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của ngân hàng.
b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Vòng quay vốn ngắn hạn phản ánh tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn của ngân hàng, cũng thể hiện tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp. Vòng quay này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, kỳ thu nhập của khách hàng, hiệu quả sản xuất và thiện chí trả nợ của khách hàng. Xét trong tổng thể nguồn cho vay ngắn hạn, vòng quay vốn ngắn hạn còn phụ thuộc vào cơ cấu cho vay theo ngành, lĩnh vực. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng – giao thông vận tải sẽ có kỳ trả nợ dài hơn so với các doanh nghiệp hoạt động thương mại, dịch vụ.
Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn càng cao chứng tỏ chất lượng trong việc tính toán dòng tiền của dự án, định kỳ hạn nợ chính xác, công tác quản lý được quan tâm đúng mức và được thực hiện nghiêm chỉnh, chất lượng cho vay được nâng cao.
BẢNG 10. VÒNG QUAY VỐN CHO VAY NGẮN HẠN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Doanh số thu nợ (1)
16609.08
19122.625
30326.635
Dư nợ cho vay ngắn hạn(2)
3857.5
6232.5
6302.5
Vòng quay vốn ngắn hạn (1)/(2)
4.3056591
3.068211
4.8118421
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2005
Đối với Sở giao dịch I vòng quay vốn cho vay ngắn hạn đạt 4,3 vòng năm 2003, 3,068 vòng năm 2004 và đạt mức cao nhất là 4,81 vòng vào năm 2005. So với toàn hệ thống thì đây có thể nói là chỉ tiêu rất cao (theo số liệu thống kê thì vòng quay vốn trung bình là 2,894 vòng năm 2003). Tại Sở giao dịch, công tác phân tích tín dụng, lựa chọn doanh nghiệp để cho vay, định kỳ hạn nợ, gia hạn nợ vay, kiểm tra, kiểm soát đã luôn được coi trọng. Đối tượng khách hàng mà ngân h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K2551.DOC