MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1. Những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng 9
1.1.1. Khái niệm và đối tượng cho vay 9
1.1.1.1. Khái niệm cho vay 9
1.1.1.2. Đối tượng cho vay 9
1.1.2. Nguyên tắc và điều kiện cho vay 9
1.1.2.1. Nguyên tắc cho vay 9
1.1.2.2. Điều kiện cho vay 10
1.1.3. Phân loại cho vay 12
1.1.3.1. Dựa vào chủ thể vay vốn 12
1.1.3.2. Dựa vào mục đích sử dụng vốn vay 12
1.1.3.3. Dựa vào thời hạn cho vay 12
1.1.3.4. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng 12
1.1.3.5. Dựa vào phương thức cho vay 13
1.1.3.6. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay 13
1.1.3.7. Dựa vào xuất sứ tín dụng 13
1.2. Những lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng 13
1.2.1. Khái niệm, đối tượng, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng 13
1.2.1.1. Khái niệm của cho vay tiêu dùng 13
1.2.1.2. Đối tượng của cho vay tiêu dùng 14
1.2.1.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 14
1.2.1.4. Lợi ích của cho vay tiêu dùng 15
1.2.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 16
1.2.2.1. Căn cứ vào mục đích vay 16
1.2.2.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả: 16
1.2.2.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ: 20
1.2.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế 21
1.2.3.1. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với khách hàng. 21
1.2.3.2. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng thương mại. 21
1.2.3.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế đất nước. 22
1.2.4. Chất lượng cho vay tiêu dùng 23
1.2.4.1. Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng 23
1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM 23
1.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 25
1.2.4.4. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM 30
1.2.5. Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các NHTM tại một số nước trên thế giới và bài học đối với các NHTM Việt Nam 36
1.2.5.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nước 36
1.2.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH GIA LÂM 44
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 44
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 44
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 45
2.1.2.1. Giới thiệu về tình hình xã hội Huyện Gia Lâm 45
2.1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển 45
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức 46
2.1.3. Khái quát tình tình hoạt động kinh doanh 47
2.1.3.1. Công tác huy động vốn 47
2.1.3.2. Công tác sử dụng vốn 48
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh 50
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 51
2.2.1. Khái quát về cho vay tiêu dùng ở Việt Nam. 51
2.2.2. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các NHTM 54
2.2.2.1. Cơ chế cho vay 54
2.2.2.2. Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD 57
2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 58
2.2.3.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên 58
2.2.3.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp 60
2.2.4. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng áp dụng tại các NHTM 61
2.2.4.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 61
2.2.4.2. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 62
2.2.5. Thực trạng về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 64
2.2.5.1. Về doanh số cho vay 64
2.2.5.2. Về dư nợ cho vay 65
2.2.6. Phân tích chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 70
2.2.6.1. Các chỉ tiêu định lượng 70
2.2.6.2. Các chỉ tiêu định tính 74
2.2.6.3. Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH GIA LÂM 82
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm 82
3.1.1. Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam 82
3.1.2. Định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Gia Lâm 83
3.1.2.1. Định hướng KD của NHNo & PTNT chi nhánh Gia Lâm năm 2010 83
3.1.2.2. Định hướng về phát triển cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm trong những năm tới. 84
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của NHNo & PTNT chi nhánh Gia Lâm. 85
3.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 85
3.2.1.1. Đối với nền kinh tế 85
3.2.1.2. Đối với khách hàng 85
3.2.1.3. Đối với ngân hàng thương mại 86
3.2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp 86
3.2.3. Nội dung các giải pháp 87
3.2.3.1. Hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng 87
3.2.3.2. Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng 87
3.2.3.2. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ và các trang thiết bị. 90
3.2.3.3. Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng 90
3.2.3.4. Mở rộng hoạt động Marketing. 92
3.2.3.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 93
3.2.3.6. Giải pháp giảm thiểu rủi ro 94
3.3. Một số kiến nghị. 95
3.3.1. Kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước 95
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 97
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 98
KẾT LUẬN 99
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong khu vực ngày càng tăng lên. Trong đó, sự tăng trưởng lớn nhất là 2 lĩnh vực tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Trong hai năm: 2007 và 2008, tiền gửi không kỳ hạn huy động được là 91.652 triệu đồng và 119.605 triệu đồng thì sang năm 2009, tiền gửi không kỳ hạn đạt 207.813 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2008 là 88.208 triệu đồng, tăng lên 73,75%. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND. Điều này chứng tỏ ngày càng nhiều các tổ chức, công ty, các đơn vị kinh doanh trong và ngoài khu vực đã có sự thanh toán qua Ngân hàng. Điều này góp phần làm phát triển mạnh mẽ hệ thống Ngân hàng cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
2.1.3.2. Công tác sử dụng vốn
Trong hoạt động Ngân hàng, nếu như huy động vốn là điều kiện cần thì sử dụng vốn là điều kiện đủ. Sử dụng vốn là nghiệp vụ hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng. Một trong những chức năng của NHTM là ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động nhiều mà không cho vay được thì sẽ đưa ngân hàng tới chỗ thua lỗ do đọng vốn, thậm chí phá sản. Sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Do vậy bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng phải hết sức được quan tâm. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, NHNo & PTNT chi nhánh Gia Lâm đã đầu tư kịp thời cho các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Công tác sử dụng vốn của Ngân hàng được thể hiện trong biểu sau:
Biểu 5: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm từ năm 2007 dến năm 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số cho vay
1.269.358
1.566.457
2.049.327
Doanh số thu nợ
1.003.965
1.372.920
1.981.295
Tổng dư nợ
603.982
100%
769.486
100%
836.844
100%
1. Theo thời gian
- Ngắn hạn
432.634
71,63%
551.117
71,62%
620.839
71,19%
- Trung hạn
53.862
8,92%
55.628
7,23%
69.836
8,35%
- Dài hạn
117.485
19,45%
162.740
21,15%
146.168
20,46%
2. Theo TPKT
- DNNN
210.133
34,79%
366.153
47,58%
228.312
27,28%
- Doanh nghiệp tư nhân
11.963
1,98%
10.004
1,30%
8.183
0,98%
- CTy cổ phần và
Cty TNHH
193.683
32,07%
208.482
27,09%
443.284
52,97%
- Hộ cá thể
106.968
17,71%
97.410
12,66%
74.721
8,93%
- HTX
206
0,03%
85
0,01%
0
0%
- Cho vay tiêu dùng
34.935
5,78%
33.847
4,40%
29.554
3,53%
- DN có vốn đầu tư nước ngoài
0%
3.870
0,50%
0
0%
- Cho vay đối tượng khác
46.092
7,64%
49.606
6,46%
52.782
6,31%
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm 2007, 2008, 2009).
Qua bảng trên ta thấy, tình hình dư nợ cho vay và tổng doanh số cho vay đều tăng. Năm 2007 dư nợ cho vay là 603.982 triệu đồng, sang 2008 dư nợ cho vay đạt 769.486 triệu đồng, tăng hơn 165.504 triệu đồng, tăng lên 27,4%. Đến 2009, dư nợ đạt 836.844 triệu đồng, tăng 67.358 triệu đồng, tăng lên 8,75%. Ta thấy, mặc dù dư nợ qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2009 giảm hơn nhiều so với năm 2008 do ảnh hưởng của các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của NHNN (Chính sách thắt chặt tín dụng đối với các NHTM trong những tháng đầu năm và chính sách nới lỏng một cách thận trọng vào cuối năm). Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên tổ chức đánh giá, xem xét để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho những năm tiếp theo. Đảm bảo cho Ngân hàng có một tốc độ tăng trưởng ổn định cả về nguồn vốn và dư nợ.
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Biểu 6: Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Gia Lâm từ năm 2007 đến 2009.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
1. Tổng thu nhập
51.357
100%
67.096
100%
143.394
100%
- Từ hoạt động tín dụng
46.256
90%
61.635
1,8%
117.839
82,2%
- Từ hoạt động dịch vụ
2.832
5,6%
3.043
4,6%
3.506
2,4%
- Thu từ KD ngoại hối
0
0%
0
0%
3.264
2,2%
- Từ các hoạt động khác
2.269
4,4%
2.418
3,6%
18.785
13,2%
2. Chi phí
43.704
100%
57.244
100%
137.042
100%
- Về hoạt động huy động vốn
31.226
71,5%
42.992
75,1%
69.349
50,6%
- Về hoạt động dịch vụ
68
0,1%
77
0,1%
464
0,3%
- Chi cho KD ngoại hối
0
0%
0
0%
209
0,1%
- Về các hoạt động khác
59
0,1%
68
0,1%
83
0,08
- Chi nộp thuế và CP, LP
196
0,6%
206
0,4%
335
0,2%
- Chi cho nhân viên
3.259
7,4%
3.650
6,4%
4.825
3,5%
- Cho hoạt động QL và CC
2.135
4,8%
2.906
5,1%
3.508
2,0%
- Chi về tài sản
3.073
7,1%
3.339
5,8%
3.569
2,6%
- Chi phí DP và BHTG
3.648
8,4%
4.006
7,0%
54.700
40,0%
Thu nhập ròng
7.653
9.852
6.352
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm 2007, 2008, 2009)
Qua bảng trên ta thấy, về thu nhập và chi phí có những thay đổi tích cực qua từng năm. Trước hết là về thu nhập, có sự tiến bộ rõ ràng, năm 2007 thu nhập là 51.357 triệu đồng, năm 2008 là 67.096 triệu đồng, nhưng sang năm 2009, thu nhập đã đạt 143.394 triệu đồng tăng hơn 2008 là 76.298 triệu đồng, tăng lên 113%. Trong đó, khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng cao nhất là thu từ hoạt động tín dụng. Năm 2008 thu từ tín dụng là 61.635 triệu đồng, sang 2009 đã là 117.839 triệu đồng, tăng 191%. Ngoài ra trong năm 2009 Ngân hàng còn có nguồn thu khác là từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu được 3.264 triệu đồng.
Chi phí, như các Ngân hàng khác, khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí là chi về huy động vốn. Năm 2007 và 2008 tỷ trọng của chi phí này là trên 70%, nhưng sang năm 2009 tỷ trọng chỉ còn là 50,6%. Và đặc biệt ta thấy chi phí cho dự phòng rủi ro và bảo hiểm tiền gửi khách hàng đã tăng rất mạnh, từ 4.006 triệu đồng năm 2008 lên 54.700 triệu đồng năm 2009 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chưa thực sự đạt hiểu quả cao, trong năm 2009 đã fải trích dự phòng rủi ro cho các khoản vay rất cao. Ngân hàng cần có các biện pháp để nâng cao chất lượng khoản vay.
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lâm
2.2.1. Khái quát về cho vay tiêu dùng ở Việt Nam.
Cùng với việc hệ thống Ngân hàng được phân thành hai cấp vào năm 1990, các NHTM bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động cho vay - nguồn thu chủ yếu của các Ngân hàng - rất được chú trọng. Tuy vậy, trong các hình thức cho vay, loại hình cho vay tiêu dùng lại chưa được các NHTM mở rộng và phát triển. Điều này chủ yếu là do chưa có một hệ thống pháp lý đầy đủ và thông thoáng về hoạt động cho vay tiêu dùng. Tại Việt Nam hiện nay, chưa có luật cho vay tiêu dùng như ở một số nước có hoạt động tiêu dùng phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới chỉ ban hành một số văn bản hướng dẫn về một vài khía cạnh, lĩnh vực cụ thể của hoạt động cho vay tiêu dùng. ở Việt Nam, các NHTM mới chỉ bước những bước đầu thận trọng vào lĩnh vực này.
Các NHTM quốc doanh hiện nay tuy có thực hiện hình thức cho vay tiêu dùng này nhưng đây không phải là loại hình tín dụng được chú trọng, do vậy quy mô và doanh số cho vay tiêu dùng ở các NHTM quốc doanh hầu như không đáng kể, có Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long có những hoạt động mạnh mẽ trong việc cung ứng các loại cho vay để xây dựng, sửa chữa nhà ở, còn các NHTM cổ phần khác cũng đã bắt đầu tiến hành các hoạt động cho vay tiêu dùng như cho vay du học, cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao độngcho vay dưới dạng thẻ tín dụng, cho vay mua ôtô, xe máy… Trong các Ngân hàng quốc doanh khác như Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp đã tiến hành cho vay tiêu dùng nhưng chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo với cán bộ công chức có lương hay lương hưu.
Bên cạnh việc các NHTM đang dần dần từng bước tiến hành hoạt động tín dụng về cho vay tiêu dùng thì các định chế tài chính khác lại có vẻ không quan tâm lắm đến lĩnh vực này. Hiện ở Việt Nam mới chỉ có một số công ty xây dựng cho các hộ gia đình vay tiêu dùng dưới hình thức: bỏ tiền ra, xây nhà cho khách hàng và để khách hàng được trả góp trong nhiều năm…
Hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam còn rất mới mẻ, tuy đây là một lĩnh vực có chi phí cao, các khoản vay nhỏ lẻ, nhưng nếu quan tâm đầu tư thì sẽ đem lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng.
Quá trình cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam
Năm 2007
Từ tháng 10/2007, 4 ngân hàng thương mại gồm Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Ngân hàng Habubank liên kết với trung tâm điện máy Nguyễn kim với dịch vụ cho vay tiêu dùng lãi suất 0%.
Theo đó, các ngân hàng cho vay một khoản tiền không thế chấp với lãi suất 0% để mua sắm hàng điện máy. Người vay sẽ phải thanh toán tối thiểu 30% giá trị đơn hàng, 70% còn lại ngân hàng cho vay. Mức cho vay sẽ gấp 10 – 12 lần mức lương người vay. Thời hạn cho vay 1 năm.
Nhiều ngân hàng vẫn chưa thể cởi mở hơn đối với các khoản cho vay tiêu dùng, dù năm 2007, dịch vụ này nở rộ và dù nhu cầu của người dân ngày càng tăng. Nguyên nhân là do áp lực trước hạn mức tăng trưởng tín dụng 30% và vì lãi suất huy động cao gần mức trần lãi suất cho vay, khiến các ngân hàng trong nước phải ngừng cho vay tiêu dùng. Thêm một cái khó là các ngân hàng còn bị khống chế bởi những hạn định về dư nợ cho vay nên khả năng cho vay tiếp là không thể.
Khi các ngân hàng trong nước đang loay hoay bài toán về tính thanh khoản thì khối ngân hàng “ngoại” nhanh chóng tranh thủ thời gian để củng cố thương hiệu và giành thị phần về mình. ANZ sẵn sàng mở tài khoản, mở thẻ cho các khách hàng có hộ khẩu tại Tp HCM và Hà Nội vay mua ô tô. Với thu nhập khoảng trên 10 triệu đồng/tháng là có thể “thế chấp” sổ đỏ để nhận về số tiền bằng 75% giá trị chiếc xe, thời hạn vay lên tới 4 năm.
Đối với HSBC, ngân hàng này tạm ngừng cho vay tiêu dùng trả góp từ ngày 18/07 nhưng lại áp dụng biện pháp giãn thời gian trả nợ và khách hàng cũng chỉ phải trả 50% thu nhập, nhằm giúp giảm áp lực cho khách hàng. Standard Chartered Bank dù giới hạn tổng mức tiền cho vay tối đa chỉ được 200 triệu đồng, nhưng lại đón nhận những khoản vay gấp 10 lần thu nhập của khách hàng.
Năm 2008
Cho vay tiêu dùng được xem là một cách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong dịp cuối năm. Do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn vì thị trường tiêu thụ hàng hoá trì trệ, từ đó hoạt động vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng cũng suy giảm hơn trước. Để bù đắp vào phần vơi đi của bộ phận kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp, bên cạnh các chương trình cho vay kinh doanh, các ngân hàng đều mở rộng hình thức và đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân.
Tiếp đó, lãi suất cho vay đã liên tục được NHNN điều chỉnh giảm. Từ 22/12, mức lãi suất cho vay cao nhất là 12,75%/năm. Nêú so sánh, mức lãi này đã thấp hơn với mức lãi của 1 năm trước. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng của các ngân hàng còn phụ thuộc vào tâm lý của người dân. Với tình hình kinh tế hiện tại, sự kỳ vọng của mọi người về mức thu nhập trong thời gian tới là không ổn định như mọi năm, từ đó, các quyết định chi tiêu, mua sắm cũng được mọi người cân nhắc hơn.
Trong dịch vụ cho vay tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà là một trong những vấn đề được các ngân hàng khai thác mạnh. Ngân hàng Seabank sẵn sàng cho vay nếu khách hàng đảm bảo tài sản thế chấp. Đối với những trường hợp dùng nhà chung cư Seabank chấp nhận những căn hộ đã bàn giao nhà, đã thanh toán xong 95%, và chỉ còn 5% chờ lấy sổ đỏ.
Mức cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà cuối năm từ 100 – 300 triệu từ 1 – 3 năm, tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp sẽ được chấp thuận mức vay cụ thể nếu chỉ vay ngắn hạn dưới 12 tháng thì hạn mức vay có thể đến 500 triệu đồng. Hồ sơ vay tiêu dùng được xử lý nhanh tối đa chỉ trong 3 ngày làm việc.
Tuy nhiên trong năm 2008, dịch vụ cho vay tiêu dùng được các ngân hàng thắt chặt do cơ chế trần lãi suất, cùng với độ rủi ro, chi phí thẩm định của loại hình này cao hơn dịch vụ khác.
Năm 2009
Kể từ đầu tháng 2/2009, Thông tư 01 của NHNN cho phép các ngân hàng được thực hiện lãi suất thoả thuận đối với các khoản vay nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm khách hàng vay. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể cho vay tiêu dùng vượt quá trần lãi suất 10,5%/năm, người dân tiếp cận vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn.
Cùng với cho vay tiêu dùng mua nhà, sửa nhà, mua ôtô có thế chấp, nhiều ngân hàng còn cho vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo) hoặc vay qua thẻ ghi nợ, với hạn mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng và thời hạn trả góp kéo dài từ 5 – 15 năm.
Lãi suất cho vay tín chấp của các NHTM đang dao động quanh khoảng 10 – 15%/năm, cá biệt có ngân hàng lên tới 18%/năm.
Tên ngân hàng
Hạn mức tín dụng
Lãi suất
LienVietBank
500 triệu đồng (18 tháng lương)
thấp nhất 12%/năm
Eximbank
500 triệu đồng (đảm bảo bằng BĐS)
Lãi tính trên dư nợ thực tế
Seabank
300 - 500 triệu đồng
14%/năm
SHB
300 triệu đồng
Lãi suất ưu đãi
ACB
250 triệu đồng
15,5%/năm
VIBank
200 triệu đồng
12-15%/năm
2.2.2. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các NHTM
Trong thời gian qua, thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ, NHNN và các bộ các ngành đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng cho vay đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng tiêu dùng đề kích thích tăng trưởng kinh tế.
2.2.2.1. Cơ chế cho vay
Giai đoạn trước khi có Pháp lệnh về ngân hàng (từ tháng 8/1988 đến tháng 10/1990), NHNN đã ban hành cơ chế cho vay theo thành phần kinh tế, đã bắt đầu mở rộng việc cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Trước khi Luật các tổ chức tín dụng ra đời (từ năm 1990 đến năm tháng 9/19980 NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo hướng mở rộng cho vay, nâng cao từng bước quyền tự chủ kinh doanh của TCTD. Các quy định nhìn chung đã thể hiện được phương châm NHNN không can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của TCTD mà tạo điều kiện cho TCTD chủ động trong kinh doanh, giảm bớt những thủ tục không cần thiết để khách hàng vay vốn thuận lợi, nhưng đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước của NHNN. Khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, NHNN đã ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 thay thế các văn bản chỉ đạo trước đó về quy chế cho vay. Về cơ bản, những quy định của Quy chế cho vay 324 đã điều chỉnh được quan hệ vay vốn giữa các TCTD và khách hàng trong quá trình vay vốn và trả nợ, thay thế cho hệ thống văn bản về cho vay khá cồng kềnh và chắp vá trước đó, đảm bảo thông thoáng hơn trong quy trình cho vay, nhấn mạnh về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động tín dụng. Cơ chế cho vay được mở rộng, thông thoáng hơn bằng Quy chế cho vay kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Theo đó, các TCTD được cho vay các đối tượng mà Quy chế không cấm. Quy chế cho vay 1627 đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng nhưng an toàn cho hoạt động cho vay, tạo điều kiện cho TCTD thực hiện đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc cho vay, áp dụng thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế và môi trường pháp lý của Việt Nam. Cơ chế 1627 tiếp tục được bổ sung, sửa đổi theo các quyết định số 127/QĐ/2005/QĐ-NHNN, số 87/QĐ/2005/QĐ-NHNN cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động của các TCTD, cũng như với các quy định quản lý khác của NHNN, góp phần tạo chủ động trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD, đồng thời nâng cao khả năng quản lý của NHNN về công tác tín dụng.
Bên cạnh những cơ chế, quy định của NHNN nêu ở trên, Ngày 31/03/2002, NHNo & PTNT Việt Nam cũng ban hành quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD, do Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Quốc Toản ký, nêu rõ những quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Bao gồm: quy định về quản lý ngoại hối, nguyên tắc vay vốn, điều kiện vay vốn, thể loại cho vay, những nhu cầu vốn không được cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, hợp đồng tín dụng, hồ sơ vay vốn, quy trình xét duyệt cho vay,…
Ngày 15/06/2010, Quyết định số 666/QĐ – HĐQT – TDHo do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam Nguyễn Thế Bình ký cũng đã được ban hành. Quyết định này ban hành bổ sung sửa đổi một số điều so với quyết định 72. Quyết định 666 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn về đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn.
- Về lãi suất cho vay, quyết định 666 có thêm điều khoản “NHNo nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về mức lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, thời hạn điều chỉnh (tối thiểu ba tháng hoặc sáu tháng một lần) phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường từng thời kỳ và quy định của NHNo & PTNT Việt Nam”.
- Về trả nợ gốc và lãi vốn vay: nếu như quyết định 72 chỉ nêu ra quy định thì quyết định 666 yêu cầu phải ghi những thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc trả nợ gốc trước hạn vào hợp đồng tín dụng.
- Về hồ sơ cho vay: Ngoài những tài liệu như quyết định 72 đã yêu cầu, quyết định 666 yêu cầu thêm cả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Danh sách thành viên sáng lập và Báo cáo tài chính có kiểm toán.
- Về thủ tục kiểm tra sau khi cho vay, quyết định 72 chỉ đề cập đến chứ không quy định rõ, nhưng quyết định 666 đã nêu rõ: “Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo tiền vay.”
- Về vấn đề điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn trả nợ: quyết định 72 yêu cầu phải gia hạn theo đúng với những quy định của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam nhưng quyết định 666 lại quy định: “Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay và thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và NHNo nơi cho vay đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì NHNo nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.”
Tóm lại, nhìn chung, quyết định 666 của NHNo & PTNT Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung nhiều điều khoản rất hợp lý và chặt chẽ hơn nhiều so với quyết định 72, từ đó giúp cho việc áp dụng, thực thi của các Ngân hàng cấp dưới được dễ dàng thuận tiện hơn và hơn thế nữa, giảm thiểu được tình trạng “lách luật” trong hoạt động của các Ngân hàng cấp dưới.
Cụ thể về cơ chế cho vay tiêu dùng, ngày 20/04/2005, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký, nêu lên vấn đề cần nâng cao chất lượng cho vay, tăng trưởng cho vay phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.
Cùng với đó, NHNo & PTNT Việt Nam cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các hình thức cho vay tiêu dùng. Dưới đây là dẫn chứng hai văn bản về cho vay mua, sửa chữa nhà ở và cho vay xuất khẩu lao động:
- Văn bản hướng dẫn số 1634/NHNo-TD, ngày 11/05/2004 do Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam Lê Văn Sở ký, đã nêu rõ phạm vi cho vay, đối tượng cho vay, mức cho vay, điều kiện cho vay, thời hạn cho vay, hồ sơ vay,… và các vấn đề về nguyên tắc xét duyệt, thu nợ gốc và nợ lãi đối với cho vay mua, sửa chữa nhà.
- Văn bản hướng dẫn số 2375/NHNo-TD, ngày 02/07/2004, do Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam Lê Văn Sở ký đã nêu rõ phạm vi cho vay, đối tượng cho vay, mức cho vay, điều kiện cho vay, thời hạn cho vay, hồ sơ vay,… và các vấn đề về nguyên tắc xét duyệt, thu nợ gốc và nợ lãi đối với cho vay xuất khẩu lao động
2.2.2.2. Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD
Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch tập trung, mang nặng tính bao cấp, ngành ngân hàng có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã thuộc các ngành nghề kinh tế theo nguyên tắc có vật tư tương đương làm đảm bảo. Việc bảo đảm tiền vay bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba cho khách hàng vay chưa được quy định.
Do điều kiện thực tế đòi hỏi NHNN phải có quy định mới về bảo đảm tiền vay, ngày 17/8/1996, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng của các TCTD kèm theo Quyết định số 217/QĐ-NH1. Theo Quy chế 217, tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn của các TCTD đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Quy định này vô hình chung đã coi việc bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là một điều kiện vay quan trọng nhất. Việc quy định bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với khoản vay hoặc các dự án vì quốc kế dân sinh do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quyết định và chịu trách nhiệm.
Thực hiện quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan, ngày 29/12/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các TCTD. Nghị định 178 và các văn bản về bảo đảm tiền vay là bước đổi mới căn bản so với trước đây, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ mà TCTD đã cho khách hàng vay, nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro.
Ngày 25/10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD. Nghị định này đã đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, theo thông lệ quốc tế. Nghị định 85 đã cho phép TCTD tự quy định và thoả thuận với khách hàng vay về việc bảo đảm tiền vay. Các quy định của Nghị định 85 rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng, đơn giản hoá thủ tục bảo đảm tiền vay cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và môi trường pháp lý hiện nay.
Thi hành các văn bản về cơ chế đảm bảo tiền vay nói trên, ngày 24/09/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam đã ký và ban hành quyết định 300/QĐ-HĐQT-TD, nêu ra những quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, đồng thời nêu lên những quy định về hợp đồng và thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh cũng như phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay...
Ngày 21/09/2005, quyết định số 411/QĐ-HĐQT-TD do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký, được NHNo & PTNT Việt Nam ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 300.
- Quyết định số 411 đã quy định rõ ràng hơn rất nhiều về vấn đề tài sản thế chấp. Điều này thể hiện qua một số trích dẫn sau: Điều kiện thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất được quy định “Trường hợp bên thế chấp, bảo lãnh chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai”, các vấn đề về Tổ chức kinh tế trong nước thế chấp, bảo lãnh bằng quyển sử dụng đất hay Hộ gia đình, cá nhân thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đều được quy định rất rõ ràng, cụ thể trong quyết định 411.
- Về Giá trị tài sản đảm bào tiền vay là quyền sử dụng đất, quyết định 411 nêu rõ “Đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân không thu tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng. Đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng mà hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng hợp pháp hoặc được Nhà nước giao có thu tiền thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh do chi nhánh NHNo nơi cho vay và khách hàng vay, bên bảo lãnh thỏa thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp, bảo lãnh.”
2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lâm
2.2.3.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên
Đối tượng vay vốn
Đối tượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu là những cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định như: cán bộ, công nhân, công chức, viên chức, giáo viên. Họ đều là công dân Việt N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lâm.doc