Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 10

1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong luận văn 10

1.2. Về diện mạo phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu 24

Chương 2: VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Ở CÁC ĐÀI TỈNH BẮC SÔNG HẬU 37

2.1. Khái quát về chất lượng phát thanh ở các đài tỉnh Bắc sông Hậu 37

2.2. Những ưu điểm và hạn chế của chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu 50

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU 68

3.1. Những vấn đề đang đặt ra đối với phát thanh cấp tỉnh Bắc sông Hậu trong bối cảnh hiện nay 68

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu 76

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 97

 

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo. 2.1.2. Về hình thức thể hiện 2.1.2.1. Về kết cấu và thời lượng của các chương trình Các chương trình phát thanh không phải là những chương trình độc lập tuyệt đối. Các chương trình kế tiếp nhau có mối liên hệ kế thừa, bổ sung cho nhau. Trong thực tế, thính giả có thể nghe nhiều chương trình phát thanh chuyên đề khác nhau để có sự hiểu biết toàn diện hơn. Sau chương trình thời sự, bạn nghe đài đón nghe các chuyên đề có liên quan để nắm bắt thêm các thông tin chi tiết cùng các hướng dẫn cụ thể hơn. Mặt khác, theo qui luật tiếp nhận thông tin qua tai, lời và nhạc phải xen kẽ nhau, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho người nghe đài… Đây chính là cơ sở để các đài bố trí phát sóng các chương trình phát thanh. Qua khảo sát cho thấy cách bố trí phát sóng phát thanh các đài tỉnh BSH khá giống nhau. Nhìn chung, các đài thường bố trí chương trình theo các mô hình sau: Phát theo từng buổi: Sóng AM của các đài Bến Tre, Long An và Vĩnh Long; sóng AM và FM của Đài Đồng Tháp và Đài Trà Vinh phát sóng ngày ba buổi, sáng, trưa và tối, không liên tục, mỗi buổi phát sóng đều bố trí các loại chương trình Thời sự chính luận, Khoa giáo, Giải trí và Quảng cáo. Mỗi buổi lại có chương trình đặc trưng riêng. Phát thanh buổi sáng ở hầu hết các đài đều có chương trình Nông thôn với thời lượng và tên gọi khác nhau, đều phát trước hoặc ngay sau chương trình thời sự buổi sáng. Đài Tiền Giang có chuyên mục Khuyến nông, khuyến ngư, Đài Bến Tre có Chương trình Nông thôn với các chuyên đề định kỳ trong tuần như: cây trồng vật nuôi, thủy sản, môi trường… Phát thanh buổi trưa ở tất cả các đài đều có chương trình Ca nhạc cải lương. Buổi tối, ngoài thời sự và các chương trình chuyên đề, khoa giáo, giải trí, các đài thường bố trí các chương trình ca nhạc dân tộc, nhạc nhẹ và đọc truyện. Phát theo ngày: Sóng FM của các đài Bến Tre, Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long được phát liên tục trong ngày. Trong đó, Đài Vĩnh Long phát sóng 24/24, Đài Tiền Giang phát 17 giờ ngày, các đài như Long An và Bến Tre từ 14 - 16 giờ ngày. Tuy phát liên tục nhưng cũng có sự phân định các buổi phát sóng bằng nhạc hiệu và giới thiệu chương trình. Thời lượng các chương trình ca nhạc, văn nghệ, giải trí trên sóng FM được bố trí nhiều hơn sóng AM. Hệ FM của Đài Vĩnh Long phát 24/24. Bình quân hàng ngày có khoảng 45 chương trình các loại. Trong đó, có từ 21-25 chương trình giải trí với thời lượng từ 13 giờ 30 phút -14 giờ 30 phút, chiếm tỷ lệ gần 60% tổng thời lượng phát sóng. Đài Long An phát 15 giờ trên sóng FM, với khoảng 38 chương trình các loại, trong đó 13 chương trình văn nghệ, giải trí với gần 10 giờ phát sóng. Với câu hỏi Theo Ông/Bà, với việc bố trí chương trình phát sóng hàng ngày của đài địa phương mình là hợp lý hay chưa hợp lý? có 287/408 ý kiến cho là hợp lý và 81 ý kiến đánh giá chưa hợp lý. Bảng 2.1: Đánh giá của công chúng các tỉnh Bắc sông Hậu về tính hợp lý của lịch phát sóng chương trình phát thanh đài địa phương TT Đánh giá Ý kiến công chúng các tỉnh Tổng cộng Tỷ lệ % Bến Tre Đồng Tháp Long An Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long 1 Chưa hợp lý 26 16 14 21 4 81 19.85 2 Hợp lý 37 49 53 28 36 84 287 70.34 3 Không trả lời 2 7 4 2 7 6 28 6.86 4 Ý kiến khác 3 6 2 1 12 2.94 Tổng cộng 68 72 57 50 66 95 408 100.00 2.1.2.2. Về chất lượng âm thanh Theo tác giả Đức Dũng trong Chương 3 của giáo trình Báo phát thanh thì "có thể coi lời nói - tiếng động - âm nhạc là ba màu cơ bản của những bức tranh âm thanh mà phát thanh tạo ra, nhằm khơi gợi và tạo ra khả năng liên tưởng của thính giả" [30, tr. 88]. Đó chính là những đặc trưng, đồng thời cũng được coi là những phương tiện biểu đạt cơ bản của phát thanh. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét những phương tiện biểu đạt cơ bản này trong chương trình phát thanh của các đài tỉnh khu vực BSH. - Lời nói Chúng ta đều biết lời nói trên sóng phát thanh có hai dạng: dạng nói và dạng viết. Chúng "được phân biệt bởi chính những phương tiện vật chất của giao tiếp (những phương tiện của ngữ âm hay những phương tiện văn tự) và bởi chính những điều kiện hoạt động của lời nói" [25, tr.40]. Ngôn ngữ dạng viết (văn bản) của các chương trình phát thanh phải tuân thủ theo các nguyên tắc: ngắn gọn, dùng từ ngữ giản dị trong sáng, dùng văn nói và tức thời. Qua khảo sát 14 chương trình thời sự buổi chiều phát trực tiếp của Đài Vĩnh Long (tháng 6.2009), cho thấy, việc dùng các từ mang tính tức thời như: sáng nay, hôm nay, chiều nay, vừa mới… rất phổ biến. Nhưng ở các chương trình thời sự của các đài như Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh, do sản xuất theo lối truyền thống, thu âm xong chờ tới giờ mới phát sóng nên việc dùng từ, ngữ mang tính chất tức thời rất ít, các tin thường bắt đầu bằng: Ngày, tháng… Tuy nhiên, việc sử dụng các từ ngữ tượng hình, tượng thanh, nhằm miêu tả, tái hiện sự việc một cách sinh động cũng đã được các PV, BTV quan tâm vận dụng khi viết cho phát thanh. Có thể lấy một số ví dụ sau đây: - "Từ tờ mờ sáng, chiếc xe tải chở đầy bàng nguyên liệu đã cặp bến bên chân cầu Cổ Chi. Những neo bàng tươi xanh được chất xuống thành từng đống để khách hàng lựa chọn" (Bài Châu Thành nhộn nhịp bến bàng, chương trình Thời sự chiều, ngày 20.12.2008, Đài PT&TH Tiền Giang). - "Rơm rớm nước mắt, vợ anh kể cho chúng tôi nghe về nỗi lo sợ trước đây của mình. Đó là những lúc dông gió mưa bão, chị thức trắng đêm vì căn nhà mục nát, một cơn gió mạnh ùa qua cây cột cứ kêu răng rắc như sắp sập” (Bài Chuyện về người nông dân vượt khó, chương trình Thời sự trưa, ngày 22.12.2008, Đài PT&TH Tiền Giang). - "Nhìn các thửa ruộng vừa mới gặt xong còn lởm chởm gốc rạ, từng tốp nông dân đang cặm cụi gom, suốt lúa… mồ hôi nhễ nhại trên mặt trên lưng… Nhưng trên gương mặt họ đều biểu lộ niềm vui…" (Chuyên mục Nông thôn, thứ tư, ngày 25.03.2009, Đài PT&H Đồng Tháp). Ngôn ngữ dạng nói trên sóng phát thanh bao gồm: lời nói của PTV, BTV, PV và của các nhân chứng tham gia trong chương trình. Ở các đài PT&TH khu vực BSH hiện nay, những người dẫn chương trình (NDCT) thời sự, chuyên đề và giải trí thường chia thành từng kíp, mỗi kíp có hai người (một nam và một nữ). Thời gian làm việc kéo dài trong ngày. Những NDCT thường đảm nhiệm luôn việc đọc các chương trình trong ngày, như: chương trình thời sự, chuyên đề, các bản tin và một số chương trình khác. Đài Vĩnh Long có nhiều chương trình trực tiếp, nên NDCT làm nhiệm vụ nhận văn bản, viết lời dẫn và thể hiện trước máy, như: Ca cổ theo yêu cầu trực tiếp, Quà tặng - giao lưu âm nhạc trực tiếp, Tư vấn tiêu dùng, Tư vấn hôn nhân gia đình… Các biên tập viên Minh Thư và Thu Quế của chương trình Quà tặng - giao lưu âm nhạc cùng số điện thoại của chương trình đã trở nên quen thuộc hàng ngày với đông đảo thính giả trong khu vực. Các PTV và NDCT ở các đài tỉnh BSH đều phát âm theo giọng Nam Bộ. Chất giọng này gần gũi với bạn nghe đài trong vùng. Trên sóng phát thanh còn có cả giọng của PV khi thực hiện các cuộc tọa đàm hay phỏng vấn trong các chương trình thời sự hay chuyên đề. Ngoài ra, trên sóng còn xuất hiện tiếng nói của người tham gia chương trình, người trả lời phỏng vấn hay phát biểu về vấn đề nào đó… Tất cả tạo thành bức tranh âm thanh với lời nói phong phú, sinh động. Tuy nhiên, sự phong phú đa dạng và sinh động trong bức tranh âm thanh của các chương trình và của các đài có sự khác nhau về mức độ. Khảo sát chương trình thời sự tháng 4.2009 của Đài Long An, trong 40 chương trình có đến 24 bài phỏng vấn và phát biểu. Đây là thể loại được sử dụng phổ biến trong chương trình thời sự của đài này. Trong khi đó, bài viết không có lời nhân vật (còn gọi là bài chay), chiếm phần lớn trong chương trình thời sự của Đài Tiền Giang và Đài Trà Vinh. Khảo sát 42 chương trình thời sự tháng 12.2008 của Đài Tiền Giang, chỉ có 11 chương trình có lời của nhân vật trong các bài phản ánh. Trong 42 chương trình thời sự tháng 06.2009, có đến 36 bài viết không có lời nói của nhân vật (19 bài khai thác từ các báo điện tử). Xét trên bình diện chung, các đài có số đầu chương trình giao lưu càng nhiều thì âm thanh trên sóng phát thanh càng phong phú và sinh động. Đài Vĩnh Long hàng ngày có từ ba đến bốn chương trình giao lưu trực tiếp với bạn nghe đài ở các lứa tuổi khác nhau. Trong khi đó, Đài Trà Vinh và Đài Bến Tre chỉ có 2 chương trình ca nhạc theo yêu cầu vào cuối tuần. - Tiếng động hiện trường Tiếng động (còn gọi là tiếng ồn) trong các tác phẩm và chương trình phát thanh có tính chất tư liệu thực tế, chứa đựng thông tin bổ sung cho nội dung. Các thể loại tác phẩm phát thanh như tường thuật thu thanh, ghi nhanh thu thanh, phỏng vấn thu thanh… đều có thể sử dụng tiếng ồn làm nền cho bối cảnh sự kiện. Qua khảo sát các chương trình thời sự và chuyên mục của sáu đài BSH, việc sử dụng tiếng động hiện trường chưa được chú ý. Trong 42 chương trình thời sự tháng 5 của Đài Long An, chỉ có một phóng sự thu thanh của PV Kim Anh (chương trình Thời sự chiều, ngày 03.05.2009), đưa âm thanh hiện trường của nhà máy xay xát lúa thuộc Công ty Lương thực Long An. - Vấn đề sử dụng âm nhạc Kháo sát chương trình phát thanh ở sáu đài cho thấy, các chương trình âm nhạc chiếm hơn 40% thời lượng và luôn luôn có tác dụng rõ rệt trong việc lôi kéo thính giả đến với phát thanh. Hệ FM của Đài Vĩnh Long phát 24/24 và có đến 10 giờ 30 phút phát thanh âm nhạc các loại. Trong các chương trình giải trí phát thanh của các đài tỉnh BSH được nhiều thính giả theo dõi bao giờ cũng là các chương trình ca nhạc, ca cổ. Khi được hỏi: "Ông/Bà thường nghe các chương trình nào của Phát thanh?”, có 150 lượt ý kiến chọn ca cổ, kế đến là ca nhạc, 114 lượt phiếu và cải lương xếp thứ 3 trong nhóm các chương trình giải trí với 54 lượt ý kiến. Trong đó, nhóm lứa tuổi dưới 25 có đến 49 lượt ý kiến chọn chương trình ca nhạc. Nhóm lứa tuổi từ 25-45 và trên 45 chọn ca cổ nhiều hơn, với 127 lượt ý kiến. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ thính giả các tỉnh BSH theo dõi chương trình phát thanh các đài địa phương Mặt khác, xu hướng của phát thanh hiện đại là tin tức + âm nhạc. Những chương trình tin tức kết hợp âm nhạc là một hình thức thay đổi cách thể hiện nhằm tăng cường hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo phát thanh hiện nay. Đài Đồng Tháp có Chương trình Tin tức - âm nhạc, phát hàng ngày vào lúc 17 giờ. Đây là chương trình thời sự - âm nhạc tổng hợp được phát sóng trực tiếp với thời lượng 60 phút. Chương trình âm nhạc của các đài cấp tỉnh khu vực BSH khá đa dạng xét về thể loại: nhạc không lời, nhạc hòa tấu, nhạc trẻ, nhạc thiếu nhi, nhạc Việt Nam, nhạc nước ngoài, dân ca, ca cổ… Mỗi lứa tuổi cũng có chương trình dành riêng. Chương trình Ca nhạc thiếu nhi của Đài Tiền Giang, Chương trình Âm nhạc tuổi thơ của Đài Vĩnh Long đều dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. 2.1.3. Về qui trình sản xuất và trang thiết bị kỹ thuật phát thanh 2.1.3.1. Về quy trình sản xuất Hiện nay, các đài tỉnh BSH vẫn duy trì phương thức sản xuất truyền thống. Biên tập nội dung, thu in vào băng rồi phát sóng. Sau khi tập hợp một lượng tin, bài nhất định BTV chương trình sẽ biên tập, sữa chữa, cắt gọt, bổ sung... tạo ra sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức theo yêu cầu viết cho phát thanh. Sau đó, trình duyệt và chuyển sang bộ phận hậu kỳ đọc và thu âm tại studio. Sản xuất theo phương thức truyền thống có một số ưu điểm, trước hết là tránh được rủi ro, kịp thời sửa chữa sai sót trước khi lên sóng. Nhưng tính nóng hổi và tính trực tiếp vốn là ưu thế của phát thanh lại không thể phát huy ở phương thức sản xuất này. Nó chỉ phù hợp cho các chương trình cần pha âm phức tạp. Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ số trong thu phát sóng nên các đài đã bỏ qua khâu lưu trữ vào băng. Việc này đánh dấu bước phát triển mới của các đài tỉnh BSH trong việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất chương trình. Qua đó, tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như băng từ để lưu giữ chương trình. Tuy nhiên, qui trình sản xuất ở một số đài vẫn còn khá thủ công. PV nộp tin bài bằng văn bản. BTV chương trình biên tập tác phẩm trên văn bản. Khâu trình duyệt cũng trên văn bản. Sau đó, văn bản chương trình sẽ được chuyển đến cho bộ phận PTV thể hiện tại studio. Văn bản vì thế không sạch do không đủ thời gian đánh máy lại. Qua khảo sát, một số đài như Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh vẫn còn những văn bản viết tay, mặc dù việc ứng dụng vi tính vào sản xuất chương trình đã được tiến hành từ nhiều năm qua. Tính đến giữa năm 2009 các đài tỉnh BSH đều ứng dụng phương thức PTTT. Tuy nhiên, phương thức này chỉ mới triển khai bước đầu ở một số chương trình thời sự và chương trình giao lưu. Đi đầu là Đài Vĩnh Long với từ 3 - 4 chương trình trực tiếp mỗi ngày. Long An và Đồng Tháp là 2 tỉnh nằm trong Dự án Hỗ trợ phát thanh địa phương ở Việt Nam do Thụy Điển hỗ trợ, đã tiến hành phát sóng trực tiếp từ năm 1997. Hiện nay hai đài này ngoài chương trình giao lưu với tên gọi 60 phút bạn và tôi còn sản xuất một số chương trình trực tiếp khác, nhưng số đầu chương trình rất khiêm tốn. Đài Long An ngoài hai chương trình thời sự trưa và chiều 15 phút còn có thêm chương trình giao lưu cuối tuần với tên gọi Ngày chủ nhật của bạn. Nhìn chung, thời lượng và số đầu chương trình PTTT ở các đài rất ít, phương thức truyền thống vẫn được duy trì ở hầu hềt các chương trình trong ngày. Mặc dù qua khảo sát cho thấy, cơ sở vật chất và thiết bị đủ đáp ứng cho PTTT. Theo lãnh đạo một số đài, do hạn chế về mặt kinh phí nên chưa có thể áp dụng phương thức này vào sản xuất đại trà. 2.1.3.2. Về trang thiết bị kỹ thuật phát thanh Những năm gần đây, kỹ thuật số và công nghệ thông tin đã nhanh chóng làm thay đổi cách thức sản xuất các chương trình phát thanh, truyền dẫn và phát sóng phát thanh. Các đài tỉnh BSH cũng đã từng bước thực hiện việc chuyển đổi từ công nghệ phát thanh truyền thống sang công nghệ phát thanh hiện đại. Tuy nhiên, mức độ trang bị cho các khâu giữa các đài có khác nhau. Đài Vĩnh Long đã ứng dụng công nghệ số khép kín, từ khâu viết tin bài, biên tập, duyệt, đọc, thu âm, pha âm và truyền dẫn đều bằng vi tính. Các đài còn lại chỉ ứng dụng vi tính trong việc thu âm, pha âm, truyền dẫn. Các khâu còn lại như viết tin bài, biên tập và duyệt chương trình toàn bộ bằng văn bản. Việc thu âm, pha âm bằng phi tuyến đã nâng cao chất lượng âm thanh, giảm sai sót và rút ngắn thời gian so với thu, in truyền thống. Bắt đầu từ năm 2006, Đài PT&TH Bến Tre không còn sử dụng băng cối để thu, in chương trình phát thanh. Thay vào đó là sử dụng phần mềm Sound Ford, thu in trên vi tính, truyền dẫn thông qua mạng LAN nội bộ và 2 server phát sóng tự động. Trước đây đài chỉ có một phòng thu, nay được trang bị hai Studio: một dành cho thời sự, chuyên mục; một dành cho văn nghệ, giải trí. PV, BTV được trang bị máy ghi âm kỹ thuật số. Đài Tiền Giang mặc dù đã được trang bị thiết bị thu âm, truyền dẫn và phát sóng kỹ thuật số nhưng trong khâu sản xuất chương trình vẫn chưa đồng bộ, các PV, BTV vẫn còn sử dụng máy ghi âm với băng cassett. Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ phát thanh hiện đại đã giúp cho một số chương trình phát thanh sống động hơn và làm cho làn sóng của các đài từng bước được nâng lên cao hơn về chất lượng âm thanh cũng như đáp ứng được tính thời sự của phát thanh. 2.2. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU Qua khảo sát nội dung và qui trình sản xuất chương trình phát thanh của 6 đài tỉnh BSH, chúng tôi nhận thấy, chương trình của các đài đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, về nội dung, hình thức thể hiện cũng như qui trình sản xuất, phát sóng. 2.2.1. Những ưu điểm chính 2.2.1.1. Chương trình được cải tiến, ngày càng đáp ứng nhu cầu của thính giả Chúng ta đã biết: Trong đời sống hiện đại, đòi hỏi chất lượng phát thanh phải có bước biến đổi mới trên cơ sở đúng định hướng thông tin của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải nhanh hơn, hay hơn và sống động hơn, hiệu quả hơn, góp phần tích cực làm phong phú thêm "văn hóa nghỉ ngơi" và nâng cao chất lượng cuộc sống [10, tr.217]. Xuất phát từ những yêu cầu trên, các đài tỉnh BSH đã tập trung cải tiến, nâng chất lượng chương trình, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của bạn nghe đài. Các đài đều mở thêm nhiều tiết mục, chuyên mục và chương trình mới. Phát thanh Vĩnh Long trong những năm gần đây đã không ngừng cải tiến nội dung, thay đổi hình thức thể hiện và mở thêm những chương trình mới thiết thực hơn; tăng cường các chương trình trực tiếp; mở rộng thông tin, phản ánh kịp thời những sự kiện, vấn đề ở địa phương và trong nước; nâng chất các chương trình giao lưu và giải trí. Các chương trình Vĩnh Long ngày mới, chương trình Thời sự tổng hợp, chương trình Thời sự trực tiếp luôn cập nhật thông tin trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Các chuyên đề, chuyên mục phát thanh phản ánh những lĩnh vực đời sống xã hội, như: Nông thôn, Kinh tế thị trường, Văn hóa xã hội, Pháp luật và cuộc sống, An ninh xã hội... với chất lượng được nâng lên đáng kể, đáp ứng nhu cầu thính giả. Bên cạnh đó, Đài Vĩnh Long còn xây dựng các chương trình văn nghệ phù hợp với các đối tượng cụ thể, như Tạp chí văn nghệ, Thơ và cuộc sống, Văn nghệ đồng bằng, Văn nghệ Vĩnh Long, Hương sắc Việt Nam… Năm 2008, Đài mở các chương trình mới, như: Diễn đàn các vấn đề xã hội, Đọc truyện đêm khuya, Thế giới tuổi teen, Tư vấn về pháp luật, Giáo dục từ xa, Sự kiện thế giới tuần qua, Chương trình nhân đạo. Nâng thời lượng chương trình phát thanh Nông thôn từ 20 phút lên 30 phút với sự tham gia tư vấn của các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL. Từ ngày 02.9.2008 chương trình được điều chỉnh và mở thêm các chương trình phát từ 0 giờ đến 5 giờ sáng, như: Thời sự quốc tế, Âm nhạc về khuya, Những tình khúc bất hủ, Sân khấu cải lương, Câu lạc bộ hài… Ông Phan Thanh Xuân, Phó Giám đốc Đài PT&TH Vĩnh Long cho rằng: Khi nào còn một bạn nghe đài còn thức, còn nhu cầu nghe đài là chúng tôi vẫn còn phát sóng. Vĩnh Long đã phát sóng 24/24 từ ngày 02.09.2008 trên sóng FM. Chương trình vì thế cũng mở ra cho phù hợp với từng nhóm đối tượng cùng với các nhu cầu thông tin giải trí của thính giả ( Phụ lục 4). Hiện nay, tổng thời lượng chương trình giải trí của Vĩnh Long chiếm từ 13 giờ 30 phút các ngày thường, riêng ngày Chủ nhật tăng lên 15 giờ 30 phút. Về cải tiến chương trình phát thanh, Đài Long An đã mở tiết mục Đọc báo giúp bạn (đọc thẳng) và các chuyên mục: Nông dân thời nay, Việt Nam mến yêu, Về với xóm làng… Đài đã thay đổi kết cấu chương trình, hình thức thể hiện sinh động hơn, mạnh dạn đầu tư vào các chuyên mục và cho phóng viên đi ngoài tỉnh tạo sự hấp dẫn và nâng tầm thông tin theo khu vực. Đặc biệt, các chương trình phát thanh của đài đã tăng cường thông tin nhanh từ cơ sở về Đài qua đường truyền server. Chương trình thời sự buổi trưa và chiều được cập nhật mới và đọc thẳng. Những năm gần đây, Đài Tiền Giang liên tục tăng thời lượng chương trình. Từ chỗ chỉ phát 4 giờ 30 phút/ngày đã nâng dần lên và hiện đang phát tới 17giờ/ngày. Một số chương trình mới được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, thưởng thức của công chúng, như: trò chơi trực tiếp trên sóng phát thanh Hương sắc Cửu Long, chương trình tư vấn sức khỏe sinh sản Lắng nghe và trò chuyện, chương trình Quà tặng âm nhạc. Chương trình thời sự từ 3 buổi một ngày tăng lên 4 buổi. Đài còn tăng thêm tiết mục trong chương trình thời sự cho phù hợp từng thời điểm và các sự kiện chính trị của địa phương và đất nước. Thời lượng phát sóng tăng lên, nhiều chương trình được mở ra, lượng thông tin và giải trí do đó cũng tăng lên. Cùng với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật và phương thức sản xuất hiện đại đã giúp cho việc chuyển tải thông tin nhanh chóng, kịp thời. Qua kết quả khảo sát, đã có 663 lượt ý kiến công chúng đánh giá về các chương trình phát thanh thường nghe, trong đó các chương trình được nhiều lượt thính giả theo dõi nhất là của Đài Vĩnh Long, với 326/663 lượt ý kiến. Trong khi đó, Đài Đồng Tháp có số lượt ý kiến thấp nhất là 52/663, kế đến là các chương trình của Đài Tiền Giang (61) và Đài Trà Vinh (64). Tỷ lệ thính giả Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ công chúng các tỉnh BSH theo dõi đài phát thanh của địa phương Tuy nhiên, có tới 566 lượt ý kiến đánh giá khá và tốt cho chất lượng các chương trình mà họ thường nghe. Trong đó, có trên 21% ý kiến cho là "tin tức phong phú", trên 30% cho là "nội dung thiết thực" và trên 14% cho là "chương trình giải trí phong phú". Bảng 2.2: Ý kiến công chúng đánh giá tốt, khá cho chương trình phát thanh đài địa phương TT Lý do xếp loại tốt/khá Số lượt ý kiến công chúng các đài tỉnh Tổng cộng Tỷ lệ % Bến Tre Đồng Tháp Long An Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long 1 Chương trình giải trí phong phú 4 27 8 9 6 15 69 14.40 2 Có nhiều tin bài phân tích sâu sắc 7 20 14 3 9 15 68 14.19 3 Đưa tin nhanh kịp thời 12 28 4 4 14 25 87 18.62 4 Lý do khác 2 1 1 4 0.83 5 Nội dung thiết thực 18 32 10 14 20 52 146 30.48 6 Tin tức phong phú 20 33 5 4 16 27 105 21.92 Tổng cộng 63 140 41 35 66 134 479 100.00 2.2.1.2. Đầu tư thiết bị, cải tiến qui trình sản xuất chương trình theo hướng phát thanh hiện đại Tăng thời lượng, mở thêm nhiều loại chương trình đã tạo điều kiện quan trọng và cần thiết để đa dạng hóa thông tin, đảm bảo tính tức thì, sinh động, hấp dẫn và thiết thực. Việc đổi mới hệ thống chương trình còn mở đường cho việc sản xuất chương trình phát thanh theo hướng hiện đại, tăng cường trực tiếp, mở rộng giao lưu. Như vậy, bên cạnh việc tập trung nâng chất cho nội dung chương trình, các đài còn đầu tư trang thiết bị hiện đại cho phát thanh. Qui trình sản xuất cũng được cải tiến theo phương thức hiện đại, như PTTT, đọc thẳng. Công nghệ phát thanh số đã được đưa vào qui trình sản xuất, truyền dẫn phát sóng ở các đài. Mặc dù chưa đồng bộ, nhưng bước đầu đã cải tiến qui trình sản xuất truyền thống, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng chất lượng chương trình lên một bước mới. Về nguyên nhân của những ưu điểm, ông Bùi Thanh Hồng, Phó Giám đốc Đài PT&TH Đồng Tháp cho rằng: Yếu tố quan trọng nhất là gần gũi, phù hợp với "gu" thưởng thức của người dân địa phương. Ví dụ, chương trình thời sự cập nhật được thông tin địa phương mà họ muốn biết, chương trình khuyến nông đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, ứng dụng trong sản xuất, ca cổ cải lương là "gu" của người miền Tây sông nước… (Phụ lục 5). Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của công chúng, phát thanh các tỉnh trong khu vực còn cải tiến qui trình sản xuất phát thanh theo hướng mở rộng giao lưu, tăng cường trực tiếp, phát huy thế mạnh của loại hình báo nói. Mặt khác, việc chuyển sang sử dụng thiết bị hiện đại, mở rộng diện phủ sóng, góp phần nâng chất lượng âm thanh đã tăng sức hút đối với người nghe. 2.2.2. Một số hạn chế Chương trình phát thanh các đài tỉnh BSH hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về nội dung, hình thức thể hiện cũng như qui trình sản xuất. 2.2.2.1. Cơ cấu chương trình thiếu tính đồng bộ giữa thông tin và giải trí, giữa lời và nhạc Chương trình phát thanh không chỉ cung cấp thông tin mà còn là phương tiện giải trí cho công chúng. Chiếc radio làm bạn với mọi người, mọi lúc và mọi nơi là vì thế. Do đó, tỷ lệ thông tin và giải trí trên sóng phát thanh phải hài hòa. Thông tin không chỉ hướng đến đời sống thường nhật, phải mềm hơn, thiết thực hơn mà liều lượng còn phải đồng bộ với tính chất giải trí, bổ ích, trở thành món ăn tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Các đài phát trên cả hai hệ AM và FM và tăng cường các chương trình âm nhạc giải trí cho FM. Tỷ lệ này chiếm từ 50-70% ở các đài tỉnh BSH. Đài Vĩnh Long từ 50-60%, Đài Long An khoảng 75%, các đài Trà Vinh và Tiền Giang trên 60%. Mặt khác, trong việc cải tiến chương trình, thời lượng và những nội dung chính được tăng lên. Sự phát triển này dẫn đến mâu thuẫn là cơ cấu chương trình thiếu hài hòa giữa lời và âm nhạc, lời và tiếng động. Nhiều chương trình cấu tạo theo modul 05 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút và 30 phút, liên tiếp kéo dài tạo thành hệ thống tin và bài lấn át thời lượng dành cho âm nhạc. Tỷ lệ cân đối giữa lời và nhạc bị phá vỡ, đẩy chương trình đến chỗ khô cứng và đơn điệu. Bởi "một chương trình phát thanh chỉ nặng về dùng lời lẽ mà không có âm nhạc sẽ gây cảm giác căng thẳng nặng nề cho người nghe. Do đó, tỷ lệ nhạc đưa vào một chương trình phát thanh có thể là 40%, còn 60% là lời" [30, tr. 384]. Chương trình phát thanh buổi sáng của Đài Tiền Giang bắt đầu với Chuyên mục Khuyến nông khuyến ngư 20 phút, tiếp theo là Chương trình Thời sự sáng 15 phút. Ngay sau thời sự là Tiết mục Môi trường và cuộc sống (ngày thứ Hai) 15 phút. Từ tiết mục chuyển sang tiếp sóng Chương trình Thời sự Đài TNVN 30 phút. Như vậy, từ 5g10 đến 6g30 phút hàng ngày, có đến 1 giờ 15 phút liên tục phát những thông tin thời sự, chính luận. Chương trình buổi trưa từ 11g đến 12g25 cũng có đến 03 chuyên mục, tiết mục và 01 chương trình thời sự phát liên tiếp. Sau cùng là 20 phút Nhạc không lời. Hệ AM của phát thanh Long An cũng khô cứng với các chương trình Thời sự, Chuyên mục, Chuyên đề liên tiếp trong buổi phát sóng. Nội dung thông tin, giải trí chưa thật sự hấp dẫn *Nội dung thông tin thiếu tính địa phương Một tờ báo địa phương phải phải thể hiện được bản sắc của địa phương đó. M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan.doc
  • docBia- ThS.doc
  • docMuc luc- Viet tat.doc
Tài liệu liên quan