Luận văn Nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần chè Kim Anh

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 4

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp 5

1.1. Hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong Doanh nghiệp. 5

1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp. 5

1.1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp 6

1.1.3. Các phương thức và hình thức tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 8

1.2. Quản trị tiêu thụ hàng hoá trong Doanh nghiệp thương mại 9

1.2.1. Một số nét về quản trị doanh nghiệp thương mại. 9

1.2.2. Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 11

1.2.3. Nội dung của quản trị tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. 12

1.2.3.1. Quản trị tiêu thụ theo các chức năng: Gồm có 4 chức năng sau: 12

1.2.3.2. Quản trị tiêu thụ theo các hoạt động tác nghiệp 18

1.3. Sự cần thiết và phương hướng nhằm nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 20

1.3.1. Một số vấn đề về chất lượng của công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 20

1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 21

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá. 23

1.3.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 23

1.3.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp. 25

1.3.4. Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 26

1.3.4.1. Nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng hoá theo chức năng: 26

1.3.4.2. Nâng cao chất lượng công tác quản trị theo thương vụ. 27

Chương 2: Khảo sát và đánh giá Thực trạng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần chè Kim Anh. 28

2.1. Khái quát về công ty cổ phần chè Kim Anh. 28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Kim Anh. 28

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần chè Kim Anh. 29

2.1.3. Cơ cấu bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Kim Anh. 30

2.1.4. Một số đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần chè Kim Anh. 35

2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một số chỉ tiêu chủ yếu (2001- 2003). 37

2.2. Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty cổ phần chè Kim Anh (2001- 2003). 39

2.2.1. Tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm chè của công ty theo cơ cấu mặt hàng. 39

2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ chè của công ty theo khu vực thị trường . 41

2.2.3. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm chè theo phương thức bán. 44

2.3. Đánh giá công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần chè Kim Anh trong thời gian qua. 46

2.3.1. Đánh giá công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá theo chức năng. 46

2.3.1.1. Công tác hoạch định tiêu thụ hàng hoá: 46

2.3.1.2. Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá: 48

2.3.1.3. Công tác lãnh đạo điều hành hoạt động tiêu thụ hàng hoá 51

2.3.1.4. Công tác kiểm soát hoạt động tiêu thụ hàng hoá. 52

2.3.2. Đánh giá công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá theo hoạt động tác nghiệp 53

2.3.2.1. Trước khi thực hiện thương vụ: 53

2.3.2.2. Trong thương vụ: 54

2.3.2.3. Sau bán hàng 54

2.4. Đánh giá công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần chè Kim Anh từ năm 2001-2003 55

2.4.1. Đánh giá kết quả đã đạt được: 55

2.4.2. Một số tồn tại cần khắc phục: 56

Chương 3: một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần chè Kim Anh. 57

3.1. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chè Kim Anh trong thời gian tới 57

3.1.1. Xu hướng phát triển về sản phẩm. 57

3.1.2. Phướng hướng và mục tiêu phát triển của công ty. 58

3.1.3. Kế hoạch của công ty trong những năm tới: 59

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty Cổ phần chè Kim Anh. 60

3.2.1. Giải pháp về công tác hoạch định tiêu thụ hàng hoá : 60

3.2.2. Giải pháp về tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá: 63

Công ty cổ phần chè Kim Anh 65

3.2.3. Giải pháp về lãnh đạo điều hành hoạt động tiêu thụ hàng hoá: 66

3.2.4. Giải pháp về kiểm soát hoạt động tiêu thụ hàng hoá : 66

3.2.5. Giải pháp về quản trị tiêu thụ theo thương vụ 67

3.2.5.1. Đối với hoạt động trước tiêu thụ: 67

3.2.5.2. Đối với hoạt động trong tiêu thụ: 68

3.2.5.3. Đối với hoạt động sau tiêu thụ: 69

3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ cho công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá 69

Kết luận 73

Tài liệu tham khảo 74

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty cổ phần chè Kim Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong lao động và có các chính sách đối với nhân viên trong công ty. + Phải đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước theo đúng thời gian quy định. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Kim Anh. HĐQT Ban Giám Đốc Điều Hành Phòng Kế Hoạch Tài Chính Phòng Tổ Chức Lao Động Phòng KT-CN N/M Chè Định Hoá N/M Chè Đại Từ PX Chế Biến PX Thành Phẩm Phòng Kinh Doanh Phòng Bảo Vệ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Kim Anh. Chức Năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. * Phòng kế hoạch tài chính: - Chức năng: + Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành về các lĩnh vực chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều độ kế hoạch sản xuất. +Tham mưu và giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nhiệm vụ + Chủ trì trong việc xây dựng lập kế hoạch phát triển của công ty.Lập kế hoạch trung và dài hạn về sản xuất kinh doanh chè, hàng hoá nông sản thực phẩm và các sản xuất khác của công ty. + Lập kế hoạch và tổng hợp hàng năm về sản xuất kinh doanh chè, hàng hoá nông sản thực phẩm và sản xuất, dịch vụ khác của đơn vị thành viên và toàn công ty.Theo dõi đôn đốc và phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. + Chuẩn bị các phương án, dự thảo các hợp đồng mua bán chè, vật tư với các đơn vị cùng cấp. + Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ của phòng kinh doanh đề xuất, cân đối kế hoạch, yêu cầu sản phẩm để phân bổ hợp lý cho các hợp đồng tiêu thụ.Phối hợp với phòng kỹ thuật công nghệ để kiểm tra chất lượng chè từ đó xây dựng phối chế đấu trộn, tinh chế để đạt tiêu chuẩn chè theo mẫu mà khách hàng đã xác nhận. + Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, kế toán toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hợp tác, liên kết trong toàn công ty. + Khai thác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng kịp thời vốn cho các phương án sản xuất kinh doanh, hợp tác đầu tư….Nắm bắt các thông tin tài chính tiền tệ để tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty phục vụ chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh và đầu tư đạt hiệu quả kinh tế cao.Đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn của công ty (Trực tiếp quản lý vốn tài sản ở các đơn vị thành viên). + Chủ trì tiến hành phân tích hoạt động kinh tế hàng năm của công ty và thực hiện các hoạt động kinh tế tại các xí nghiệp thành viên.Từ đó đề xuất các giải pháp về tài chính để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đề xuất các giải pháp ngăn chặn kịp thời những vị phạm quy chế tài chính, chế độ, luật kế toán mà Nhà nước ban hành. + Tổng hợp quyết toán và làm quyết toán tài chính tháng, quý, năm của công ty theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.Thực hiện việc kiểm tra công tác hạch toán kế toán, chứng từ kế toán và các quyết toán tài chính tháng, quý, năm của các đơn vị thành viên theo đúng chuẩn mực kế toán. + Đề xuất việc tổ chức đào tạo đội ngũ làm công tác kế hoạch, kế toán để phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. + Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hội đồng quản trị và Giám đốc giao. * Phòng tổ chức lao động. - Chức năng: + Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc các lĩnh vực tổ chức quản lý, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và thanh tra. + Tham mưu và giúp việc cho Hội đồng quản trị, Giám đốc về các lĩnh vực thuộc công tác văn phòng. - Nhiệm vụ + Lập sổ theo dõi, quản lý đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ trong toàn công ty.Phục vụ cho công tác sắp xếp sử dụng, điều chuyển của Giám đốc và Hội đồng quản trị.Quản lý lưu gửi hồ sơ cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, đúng quy định và yêu cầu của Hội đồng quản trị công ty. + Đảm bảo thường xuyên và đầy đủ cơ sở vật chất để Hội đồng quản trị Giám đốc, tổ chức Đảng, đoàn thể trong công ty hoạt động bình thường. + Đảm bảo tiếp nhận ở mức tốt nhất mọi thông tin đầu vào: từ cấp trên xuống, cấp dưới lên và các cơ quan, bạn hàng khác tới, kể cả ngoài nước nếu có một cách đầy đủ, thông suốt chính xác, phục vụ kịp thời và đắc lực cho công tác quản lý và điều hành của lãnh đạo công ty. + Ghi chép biên bản, nghị quyết các buổi họp giao ban, hội nghị của công ty, các cuộc họp lãnh đạo (khi cho phép).Soạn thảo các văn bản khi được lãnh đạo giao, thông báo và lưu giữ đúng quy định hành chính. * Phòng kỹ thuật công nghệ - Chức năng: + Tham mưu cho Hội đồng quản trị về khoa học kỹ thuật trong công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nhiệm vụ: + Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong Tổng công ty thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. + Phối hợp với các phòng Kế hoạch – Tài chính và các phân xưởng, nhà máy của công ty để xây dựng quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, định mức kinh tế kỹ thuật chế biến chè. + Tham mưu cho Hội đồng quản trị, ban Giám đốc trong việc lựa chọn để đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất chế biến mới.Nghiên cứu dự báo hướng phát triển của công nghệ chế biến chè. + Quản lý về nghiệp vụ đối với KCS của các xí nghiệp trong Công ty. + Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho và trước khi đưa sản phẩm đi tiêu thụ. + Nắm vững số lượng, chủng loại, xuất sứ chất lượng các loại nguyên vật liệu, sản phẩm trong kho để thực hiện phối chế xây dựng mẫu theo hợp đồng tiêu thụ, theo thời điểm và theo nhu cầu của thị trường. + Luôn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các loại mẫu chè để công ty hoặc phòng kinh doanh có đủ điều kiện chào hàng và bán hàng được tốt nhất. + Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác tỷ lệ phối trộn, cơ cấu chủng loại chè dùng cho đấu trộn để phòng Kế hoạch- Tài chính tính toán giá thành và giá tiêu thụ sản phẩm. + Có trách nhiệm quản lý và theo dõi việc chào hàng qua việc cung cấp mẫu cho phòng kinh doanh tránh nhầm lẫn và chồng chéo việc cung cấp mẫu chào hàng. * Phòng kinh doanh: - Chức năng: + Tham mưu cho Hội đồng quản trị về việc mở rộng thị trường quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại + Khai thác và kinh doanh các mặt hàng chè hiện có của công ty. - Nhiệm vụ: + Giữ vững và phát triển thị trường hiện có của công ty.Xâm nhập và mở rộng thị trường mới nhằm đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng và có hiệu quả sản phẩm chè của công ty. + Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổng hợp và phân tích thị trường thương mại, nắm bắt các cơ hội kinh doanh, thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng. + Xây dựng và soạn thảo các phương án kinh doanh trình Giám đốc. + Tham mưu cho Giám đốc về hàng hoá, mẫu mã, bao bì sản phẩm, khách hàng và xu thế phát triển của thị trường. + Tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm hàng hoá. + Xây dựng chiến lược thị trường và theo dõi việc thực hiện các chiến lược. + Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao. * Phòng bảo vệ: - Nhiệm vụ: + Quản lý tốt toàn bộ tài sản: Nhà cửa, đất đai, xe cộ và mọi phương tiện khác của công ty + Đảm bảo và duy trì tốt nề nếp và kỷ cương trong công ty như giờ giấc làm việc, hội họp, trật tự vệ sinh, kỷ luật phát ngôn, phòng gian bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt mọi tài sản của công ty, xe cộ của cán bộ công nhân viên trong giờ làm việc ở công ty gửi lại ngoài giờ làm việc do đi công tác. + Đón tiếp khách đến làm việc tại công ty với thái độ lịch sự, hoà nhã, thân tình, hướng dẫn khách đến đúng nơi cần làm việc, tiễn khách về chu đáo văn minh. + Thực hiện, làm những nhiệm vụ khác nếu được lãnh đạo công ty giao. 2.1.4. Một số đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần chè Kim Anh. * Đặc điểm nguồn lực của công ty: Hiện nay công ty có tổng số 400 cán bộ công nhân viên nên đội ngũ cán bộ này phần nào đã được trẻ hoá, lành nghề năng động, linh hoạt, sáng tạo và có tính kỷ luật cao. Xuất phát từ đặc thù sản xuất của công ty mang tính thời vụ nên ngoài số công nhân trong biên chế, công ty còn phải tuyển thêm một số lao động hợp đồng thời vụ.Từ đó đã giúp công ty tiết kiệm được lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cao.Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 650.000 đ/người/tháng. * Đặc điểm về nguồn vốn của công ty: Vốn tài sản là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tổng tài sản của công ty là:30 tỷ đồng Trong đó: Vốn của CBCNV trong công ty chiếm : 50% Vốn nhà nước : 30% Vốn CNVC ngoài công ty : 20% Đến nay có thể khẳng định rằng Công ty cổ phần chè Kim Anh đã có một nguồn lực mạnh so với các đơn vị sản xuất chè khác. * Đặc điểm về trang thiết bị kỹ thuật của công ty: Là một doanh nghiệp nhà nước trước đây với các thiết bị chế biến cũ kỹ lạc hậu chủ yếu là của Liên Xô cũ và Trung Quốc năng suất thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm kém. Đến năm 1991-1993 Công ty đã thay thế thiết bị sao chè, đánh bóng của Đài Loan.Với hệ thống này năng suất tăng 1.5 lần so với máy sao chè cũ, chè sao đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh công nghiệp tiêu chuẩn Quốc tế.Đến năm 1994 công ty đầu tư dây truyền đóng gói chè túi lọc của hãng IMA-ITALYA với công suất 150 gói/phút.Với thiết bị này chất lượng tương đương với sản phẩm chè Liptons của Anh Quốc nhưng giá chỉ bằng 1/2 so với giá bán chè Liptons. Đến năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy chè đen OTHDOX tại Định Hoá - Thái Nguyên với công suất 18tấn/ngày.Có thể thấy phương sách đầu tư của công ty là sự trưởng thành từng bước vững chắc đó là đầu tư có trọng điểm, đầu tư vừa và nhỏ làm ra lãi rồi lại tiếp tục đầu tư tiếp hiệu quả rất cao. * Đặc điểm về sản phẩm của công ty: Công ty cổ phần chè Kim Anh là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại chè xuất khẩu và chè hương nội tiêu lớn nhất của Tổng công ty chè Việt Nam. Chè là loại thức uống thường nhật của con người và không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, đây là loại sản phẩm từ thiên nhiên không có độc mà lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ con người như: Kích thích tiêu hoá, giải nhiệt ngoài ra còn chữa một số bệnh đường ruột chống sơ cứng động mạch, chống béo phì…. Có thể nói sản phẩm chè là một nhu cầu thiết yếu của con người, đây là một thuận lợi cơ bản, một tiềm năng lớn về thị trường tiêu thụ, giúp cho công ty phát triển. Vì sản phẩm chè có chu kỳ sản xuất ngắn, thời gian bảo quản không dài sản phẩm của công ty có nhiều loại, nhưng lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tính thời vụ của chè.Nhu cầu tiêu thụ trên thị trường theo mùa với từng đặc điểm của loại chè.Chính đặc điểm này đã chi phối rất lớn tới công tác tiêu thụ chè của công ty không những tiêu dùng trong nội địa mà còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.Chính vì vậy sản phẩm chế biến ra không những phải đảm bảo về số lượng theo kế hoạch mà còn phải đảm bảo cả về chất lượng. Sản phẩm chè rất đa dạng tuỳ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng trong từng thời kỳ cho nên việc sản xuất mặt hàng chè luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường.Hiện nay công ty đang kinh doanh một số mặt hàng chè chủ yếu có chất lượng cao như:Chè Thanh Hương, chè Sen, chè Nhài, chè Tân Cương, chè Tuyết San, chè Thái Nguyên, Chè Hộp Ba Đình, Chè Sen túi lọc…. Về mặt chất lượng: Sản phẩm của công ty hiện nay đang đứng vị trí hàng đầu trong Tổng công ty chè Việt Nam. 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một số chỉ tiêu chủ yếu (2001- 2003). Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,kết quả cuối cùng bao giờ cũng là mối quan tâm lớn nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.Cùng với sự chuyển đổi của cơ chế thị trường, nhiệm vụ đặt ra của công ty thật nặng nề đó là: Sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, thực tế công ty đã trải qua nhiều năm điêu đứng trong sự cạnh tranh gay gắt nhất là vấn đề tiêu thụ sản phẩm, song từng bước công ty đã tự đổi mới, vừa lo mua nguyên liệu (đầu vào) đồng thời tìm thị trường tiêu thụ(đầu ra) Chính nhờ sự thích ứng dần với cơ chế thị trường nên công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ cụ thể được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Nhìn vào biểu 1 ta có thể thấy được tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2001 – 2003 có xu hướng tăng và ngày càng cao cụ thể là: Tổng sản phẩm năm 2001 đạt 1.270 (Tấn), năm 2002 đạt 1.450 (Tấn) và năm 2003 đạt 1.600(Tấn). Năm 2002 so với năm 2001 tổng sản phẩm tăng 180 (tấn) chiếm tỷ lệ 14,17%.năm 2003 so với năm 2002 tổng sản phẩm tăng 150 (tấn) chiếm tỷ lệ 10,34 %.Với việc tổng sản phẩm luôn tăng qua các năm cho nên tổng doanh thu của công ty cũng tăng lên cụ thể năm 2001 đạt 39,2 (tỷ đồng), năm 2002 đạt 45,5 (tỷ đồng) và năm 2003 đạt 52,5 (tỷ đồng) như vậy ta thấy: Năm 2002 so với năm 2001 tăng 6,3 (tỷ đồng) đạt tỷ lệ 16,07%.Năm 2003 so với năm 2001 tăng 7 (tỷ đồng) đạt tỷ lệ 15,38% và lợi nhuận của công ty sau khi đã tính toán đến các các khoản chi phí và nộp ngân sách nhà nước vẫn tăng như: Năm 2001 là 5(tỷđồng), năm 2002 là 6 (tỷ đồng) và năm 2003 là 6 (tỷ đồng). So sánh năm 2002 với năm 2001 tăng 1(tỷ đồng) chiếm tỷ lệ là20%.Năm 2003 so với năm 2002 là không tăng. Với kết quả và doanh thu đạt được của công ty trong năm qua cho ta thấy công ty ngày càng đứng vững trên thị trường và nó đã thể hiện được sự năng động, nỗ lực cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty là một trong những đơn vị thực hiện khá tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, công ty luôn làm tốt công tác nộp ngân sách một cách kịp thời và đầy đủ giá trị nộp ngân sách năm 2001 là 1,6 (tỷ đồng) năm 2002 là 1,85 tỷ đồng) và năm 2003 là 2,15 (tỷ đồng). Như vậy ta thấy: Năm 2002 so với năm 2001 đạt 250 (triệu đồng) chiếm tỷ lệ 15,62%.Năm 2003 so với năm 2002 đạt 300 (triệu đồng) chiếm ty lệ 16,21%. Từ những kết quả đạt được như trên do đó điều kiện tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên chức ngày càng được nâng cao: Năm 2001 thu nhập bình quân đầu người /tháng là 550,000Đ, năm 2002 thu nhập bình quân đầu người /tháng là 6500.000Đ và năm 2003 thu nhập bình quân đầu người tháng là 700.000Đ. như vậy năm 2002 so với năm 2001 tăng 100.000Đ chiếm tỷ lệ 18,18% và năm 2003 so với năm 2002 tăng 50.000Đ chiếm tỷ lệ 07,67%. Tóm lại: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chè Kim Anh trong những năm qua (2001 –2003) là rất tốt vì công ty đã tìm cho mình được một hướng đi đúng đắn thích hợp với sự biến động của thị trường. 2.2. Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty cổ phần chè Kim Anh (2001- 2003). 2.2.1. Tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm chè của công ty theo cơ cấu mặt hàng. Nhìn vào biểu 2 ta thấy mặt hàng tiêu thụ của công ty tăng đều trong các năm và đem lại doanh thu rất cao, nhất là đối với một số loại chè như: Chè Thanh Hương, chè Thái Nguyên, Chè Sen túi lọc, cụ thể là: - Đối với chè Thanh Hương đây là loại chè có hương vị rất thơm và mới được công ty đưa ra thị trường nhưng nó đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng cụ thể : Năm 2001 doanh thu đạt 3.305.734 (nghìn đồng), chiếm tỷ trọng 16.56% , năm 2002 là 3.609.875 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 15.89% . Năm 2003 là 3.965.163 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 15.23% . ta thấy năm 2002 so với năm 2001 doanh thu tăng 304.141 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 9.2 %.Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu tăng là 355.290 (nghìn đồng) và chiếm tỷ lệ là 9.84%. - Doanh thu của chè Sen tăng đáng kể: Năm 2001 doanh thu của chè Sen là 1.621.276 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 8.2%. Năm 2002 doanh thu đạt 1.846.321 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 8.12%, năm 2003 doanh thu đạt 2.083.876 chiếm tỷ trọng 8.01%.Năm 2002 tăng 225.045 (nghìn đồng) so với năm 2001 và chiếm tỷ lệ 13.88%. năm 2003 so với năm 2002 doanh thu tăng 237.660 (nghìn đồng) và chiếm tỷ lệ 12.86%. - Chè Thái Nguyên đây vẫn được coi là loại chè đặc biệt và được tiêu thụ rất mạnh vì nó nổi tiếng về độ thơm , ngon từ xưa tới nay cho nên mức độ tiêu thụ chè này tương đối cao cụ thể: Năm 2001 doanh thu đạt 1.493.481 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 7.48%, năm 2002 doanh thu đạt được là 1.534.278 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 6.74% và năm 2003 đạt 1.887.715 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 7.25% mức độ tăng doanh thu của Chè Thái nguyên luôn tăng: Năm 2002 so với năm 2001 là 40.797 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 2.73%, năm 2003 so với năm 2001 chiếm 23.03% và đạt doanh thu là 353.440 (nghìn đồng). Chè hộp Ba Đình đây là loại chè đã sản xuất từ lâu và nó cũng ngày càng gần gũi với người tiêu dùng chính vì thế số lượng tiêu thụ luôn tăng Năm 2001 doanh thu đạt 1.554.658 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 7.78%, năm 2002 doanh thu đạt được là 1.624.719 (nghìn đồng) và chiếm tỷ trọng là 7.14% . Năm 2003 doanh thu đạt 1.686.943 (nghìn đồng) và chiếm tỷ trọng là 7.25%.So sánh doanh thu giữa các năm 2002 so với 2001 là 70.061 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 4.5%. Năm 2003 so với năm 2002 là 62.221 (nghìn đồng) chiếm 1.69 %.năm 2003 với năm 2002 mức độ tiêu thụ thấp là do công ty chưa thay đổi mẫu mã cho loại chè đã sản xuất từ lâu này cho nên độ thẩm mỹ không cao và nó thực sự chưa thu hút được người tiêu dùng. Bắt đầu từ năm 2001 có rất nhiều sản phẩm chè của nước ngoài tràn ngập vào thị trường Việt Nam chính vì hiểu được sự khó khăn phía trước công ty đã mạnh dạn mua trang thiết bị máy móc để sản xuất ra loại chè Sen túi lọc tiện dụng và đang được người tiêu dùng ưa chuộng.Để thấy được sự đầu tư đúng đắn và hiệu quả của công ty thông qua một số chỉ tiêu sau: Năm 2001 doanh thu đạt được là 9.612.190 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 50.88% , năm 2002 doanh thu tăng lên là 12.459.607 (nghìn đồng) và chiếm tỷ trọng 54.80% . Năm 2003 đạt 15.017.016 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 57.69 % .So sánh doanh thu qua các năm ta thấy mức độ doanh thu luôn tăng: Năm 2002 so với năm 2001 chênh lệch doanh thu là 2.847.417 (nghìn đồng) và chiếm tỷ lệ là 29.63%, năm 2003 so với năm 2002 chênh lệch doanh thu là 2.455.741(nghìn đồng) chiếm tỷ lệ là 20.52%. Qua phân tích trên ta thấy sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất của công ty là Chè Thanh Hương, Chè Sen, chè Thái Nguyên, Chè Sen túi lọc đây là những loại chè có doanh số bán ra tương đối lớn chính vì thế công ty cần phải có những chính sách phù hợp để nâng cao hơn nữa mức độ tiêu thụ của các mặt hàng này.Bên cạnh đó với những mặt hàng chưa có mức tiêu thụ cao thì công ty cần phải nghiên cứu và tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó có những biện pháp kịp thời nhằm tăng khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng như:, chè Tân Cương, Chè hộp Ba Đình…. Kết luận: Với kết quả đạt được như trên là do công ty đã có sự thích ứng kịp thời: + Thứ nhất: Phương thức kinh doanh của công ty dựa trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của mình. + Thứ hai: Công ty tập trung vào chất lượng sản phẩm gồm 3 yếu tố là thành phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu và tình trạng thiết bị máy móc và trình độ tay nghề của công nhân trong dây truyền sản xuất. Vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty luôn được giữ vững nên đảm bảo được sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty cho nên công ty đã đạt được những kết quả như trên. 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ chè của công ty theo khu vực thị trường . Thị trường tiêu thụ chè chính của công ty là thị trường nội địa vì thế công ty đã mở rộng ở tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước thông qua các đại lý.Mặc dù doanh thu ở các Đại lý chưa cao nhưng hiện nay sản phẩm chè Kim Anh đã được người tiêu dùng ưa thích.Hiện tại công ty có mở trên 40 Đại lý tại các tỉnh, thành phố và đạt được kết quả cụ thể sau: Qua biểu số 3 ta thấy thị trường tiêu thụ chè nội tiêu của công ty tập trung chủ yếu ở miền Bắc thuộc các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá vẫn là trong những thị trường tiêu thụ mạnh nhất cụ thể : Thị trường Hà Nội : Đây là thị trường có số dân đông nhất cả nước vì thế thị trường này là mục tiêu hàng đầu của công ty và công ty đã đạt kết quả khả quan đối với thị trường này cụ thể: Năm 2001 doanh thu đạt 4.264.125 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 20,75%, năm 2002 doanh thu đạt 4.987.125(nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 20,40%, năm 2003 doanh thu đạt 6.058.710(nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 19.93%..So sánh năm 2002 với năm 2001 ta thấy mức độ doanh thu chênh lệch là 723.000(nghìn đồng) chiếm 16.9%.Năm 2003 so với năm 2002 là 1.071.585(nghìn đồng) chiếm 21.98%. Thị trường Hải phòng là một trong những cảng lớn nhất miền bắc vì thế lượng người qua thành phố này nhiều dẫn đến mức tiêu thụ chè cũng cao và năm 2002 so với năm 2001 doanh thu tăng là 517,743 (nghìn đồng) chiếm 26.9% .Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu tăng là 960.537(nghìn đồng) chiếm 35.6%. Thị trường Quảng Ninh năm 2001 doanh thu đạt 1.867.995 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 9.09% năm 2002 doanh thu đạt 2.479.950 ( nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 10.14% .Năm 2003 doanh thu đạt 2.784.040(nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 9.16% ta thấy thị trường này tiêu thụ khá mạnh do QN có nhiều cửa khẩu, nhiều khu du lịch nổi tiếng cho nên lượng người đến đây hàng năm khá đông chính vì thế lượng chè tiêu thụ tương đối mạnh công ty cần chú trọng hơn nữa đến thị trường này.So sánh năm 2002 với năm 2001 ta thấy doanh thu tăng 611.955 ( nghìn đồng) chiếm tỷ lệ là 31.73 %.Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu tăng 304.090 ( nghìn đồng) chiếm tỷ lệ là 12.2%. Thị trường Hải Dương năm 2001 đạt doanh thu là 1.884,435(nghìn đồng) tỷ trọng tương ứng là 9.17%, năm 2002 đạt doanh thu 2.774.475 (nghìn đồng) tỷ trọng tương ứng là 11.35% .Năm 2003 đạt 3.092.110(nghìn đồng) tỷ trọng tương ứng là 10.1%. Năm 2002 so với năm 2001 số tiền tăng là 890.040(nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 47.23 %.Năm 2003 so với năm 2002 số tiền tăng là 317.635(nghìn đồng) chiếm tỷ lệ là 11.45%. Thị trường Thái Bình đây là thị trường có nhiều huyện nhất cả nước dân số đông nên lượng chè tiêu thụ tương đối lớn năm 2001 đạt doanh thu là 1.563.855 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 7.16%.Năm 2002 lại giảm xuống số tiền là 1.147.350 và chiếm tỷ trọng tương ứng là 4.69%, năm 2003 số tiền tăng nhanh đạt 2.976.620(nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 9.79%. So sánh năm 2002 với năm 2001 doanh thu giảm –416.505 ( nghìn đồng) dẫn đến tỷ lệ là –2.91%. Nguyên nhân của sự giảm đột ngột này là do năm 2002 thời tiết xấu , nhà nông bị mất mùa thị trường Thái Bình bị biến động nhưng năm 2003 so với năm 2002 doanh thu đạt 1.829.270 ( nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 59.4 % Sự tăng lên đột biến so với năm 2002 trong năm 2003 này có rất nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chủ yếu là do ban lãnh đạo công ty đã chú trọng hơn trong công tác phân tích tiêu thụ, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.Điều này là rất tốt vì nó sẽ giúp công ty nắm bắt được nhu cầu của từng thị trường để có những chiến lược cụ thể. Khu vực Huế và phía Nam doanh số bán tăng dần lên nhưng mức độ tiêu thụ so với các khu vực khác còn thấp cụ thể; Thị trường Huế Năm 2001 doanh thu đạt 826.100(nghìn đồng) chiếm ty trọng 4.02%, năm 2002 doanh thu tăng là 1.032.075 (nghìn đồng) và chiếm tỷ trọng tương ứng là 4.22%, năm 2003 doanh thu được tăng cao là 1.237.985 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng tương ứng là 4.07% ta so sánh năm 2002 với năm 2001 doanh thu được 205.965(nghìn đồng) chiếm tỷ lệ là 12% năm 2003 so với năm 2001 doanh thu là 205.910 và tỷ lệ là 19.96% . Thị trường Tp Hồ Chí Minh đây là thị trường xa nhất của công ty chính vì thế mà doanh thu của thị trường này không cao cụ thể: Năm 2001 thu được số tiền là 612.390 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 2.98%, năm 2002 thu được là 782.100 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 3.2% năm 2003 có tăng đạt 938.473 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 3.08%.So sánh năm 2002 với năm 2001 ta thấy mức độ tăng là 169.710 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 27.7% và năm 2003 với năm 2002 mức độ tăng là 156.373 (nghìn đồng) chiếm tỷ lệ là 20%. Với những mức độ lên xuống không đều của doanh thu ta có thể thấy thị trường thành phố HCM đầy tiềm năng nhưng cũng đầy biến động vì thế công ty cần phải có đội ngũ nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ về mức sống, số dân, thị hiếu để từ đó công ty mới có thể mở rộng thị trường đầy tiềm năng này. Các thị trường khác tiêu thụ chè của công ty tập trung chủ yếu các tỉnh như : Điện Biên , Cao Bằng , Tuyên Quang , Lạng Sơn , Sơn La, Đà Nẵng , Cà Mau….Đạt được doanh thu rất cao cụ thể năm 2001 doanh thu đạt 5.227.920 ( nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 25.44% , năm 2002 doanh thu đạt 6.115.725 ( nghìn đồng) chiếm tỷ trọng là 25.02% và năm 2003 doanh thu đạt khá cao 7.045.675 ( nghìn đồng) chiếm 23.18%.Có được kết quả này là do công ty đã biết tìm kiếm những thị trường mà ở đó người dân rất thích tiêu dùng chè nhưng do điều kiện địa lý khó khăn nên việc vận chuyển rất khó nhưng công ty tận dụng được ưu thế của mình và hàng năm doanh thu của các thị trường này rất cao cụ thể ta đi so sánh để thấy được mức tăng doanh thu của các thị trường này: Năm 2002 so với năm 2001 doanh thu đạt 887.805 ( nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 16.98%.Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu đạt 929.950( nghìn đồng) tỷ lệ tương ứng là 15.20%. Để thấy rõ hơn mức độ tăng doanh thu theo khu vực thị trường qua các năm ta so sánh cụ thể : Doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 3.888.438 ( nghìn đồng) chiếm tỷ lệ 10.92%.Năm 2003 doanh thu tăng so với năm 2002 là 5.948.099 ( nghìn đồng) chiếm tỷ lệ là 24.33%. 2.2.3. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm chè theo phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36172.doc
Tài liệu liên quan