Luận văn Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NHPTVN THỜI GIAN QUA (2006 – 2008) 2

1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHPTVN 2

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHPTVN 8

1.1.3. Hoạt động cơ bản của NHPTVN 15

1.1.3.1. Huy động vốn 16

1.1.3.2. Sử dụng vốn 21

1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NHPTVN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 31

1.2.1. Đặc điểm các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại NHPTVN 31

1.2.2. Cơ chế cho vay đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước giai đoạn 2006 - 2008 36

1.2.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN giai đoạn 2006 – 2008 39

1.2.3.1. Phương pháp thẩm định tiến hành tại NHPTVN 39

1.2.3.2. Tổ chức công tác thẩm định tại Hội sở chính NHPTVN 41

1.2.3.3. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Hội sở chính NHPTVN 43

1.2.3.4. Nội dung thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Hội sở chính NHPTVN 47

1.2.3.5. Thời hạn thẩm định cho vay 53

1.2.4. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN 54

1.2.4.1. Tóm tắt nội dung dự án 55

1.2.3.2. Thẩm định dự án 56

1.2.5. Đánh giá công tác thẩm định cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN giai đoạn 2006 – 2008 68

1.2.5.1. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN 68

1.2.5.2. Nguyên nhân 87

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NHPTVN 90

2.1. Định hướng cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian tới 90

2.2. Định hướng công tác thẩm định của NHPTVN trong thời gian tới 93

2.3. Quan điểm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của NHPTVN 95

2.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của NHPTVN 97

2.4.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách 97

2.4.2. Bổ sung, đổi mới phương pháp thẩm định 98

2.4.3. Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung thẩm định 99

2.4.4. Cơ cấu lại tổ chức, bộ máy 102

2.4.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 104

2.4.6.Tăng cường chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định 105

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 109

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t coi trọng tại NHPTVN. - Giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ gia tăng; - Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước; - Việc làm và thu nhập người lao động tăng thêm nhờ dự án; - Thực thu ngoại tệ hoặc tiết kiệm chi ngoại tệ do sản phẩm dự án thay thế hàng hóa nhập khẩu; - Các lợi ích về xã hội, môi trường mà dự án mang lại; - Đối tượng hưởng lợi; - Các mục tiêu xã hội mà dự án mang lại; - Những tồn tại mà xã hội phải gánh chịu chưa giải quyết được. Ta có thể tóm tắt nội dung thẩm định dự án như sau: Thẩm định khách hàng Thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư Thẩm định dự án đầu tư Nội dung thẩm định Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định tài sản bảo đảm Thẩm định khía cạnh thị trường Thẩm định khía cạnh kỹ thuật Thẩm định về tổ chức, quản lý thực hiện dự án Thẩm định khía cạnh tài chính dự án Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội Danh mục tài sản đảm bảo Thẩm định nguồn gốc quyền sở hữu Thẩm định khả năng giao dịch, tranh chấp Thẩm định giá trị tài sản, khả năng quản lý Sơ đồ 1.5: Tóm tắt nội dung thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại NHPTVN 1.2.3.5. Thời hạn thẩm định cho vay Tổng Giám đốc NHPTVN quyết định hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh NHPTVN quyết định cho vay các dự án đủ điều kiện vay vốn theo quy định. Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày NHPTVN nhận đủ Hồ sơ đề nghị vay vốn hợp lệ đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả thẩm định, được quy định như sau: - Đối với dự án quan trọng quốc gia: Thời gian thẩm định, tham gia ý kiến thực hiện theo thời gian yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định (không quá 60 ngày làm việc). - Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày làm việc; - Đối với dự án nhóm B: Không quá 30 ngày làm việc; - Đối với dự án nhóm C: Không quá 20 ngày làm việc. Thời gian quy định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho vay mới và thẩm định lại dự án. Đối với dự án do Hội Sở chính NHPT trực tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định, thời gian thẩm định thực hiện như sau: Đơn vị Dự án quan trọng Quốc gia Dự án nhóm A Ban Thẩm định Tối đa 40 ngày làm việc Tối đa 27 ngày làm việc Ban Tín dụng Tối đa 20 ngày làm việc Tối đa 13 ngày làm việc Tổng cộng 60 ngày làm việc 40 ngày làm việc Các Ban Pháp chế, Ban Kế hoạch Tổng hợp, Ban Nguồn vốn tham gia thẩm định các nội dung cần phải bảo đảm thời gian theo đề nghị của Ban chủ trì thẩm định và chỉ đạo của Lãnh đạo NHPT. - Đối với dự án không thuộc diện phân cấp, đã được Chi nhánh NHPT thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với Tổng Giám đốc NHPT về việc chấp thuận (hoặc từ chối) cho vay, thời gian thẩm định tại các Ban như sau: Đơn vị Dự án nhóm A Dự án nhóm B Dự án nhóm C Ban Thẩm định Tối đa 14 ngày làm việc Tối đa 6 ngày làm việc Tối đa 4 ngày làm việc Ban Tín dụng Tối đa 6 ngày làm việc Tối đa 9 ngày làm việc Tối đa 6 ngày làm việc Tổng cộng Tối đa 20 ngày làm việc Tối đa 15 ngày làm việc Tối đa 10 ngày làm việc Các Ban Pháp chế, Ban Kế hoạch Tổng hợp, Ban Nguồn vốn tham gia thẩm định các nội dung cần phải bảo đảm thời gian theo đề nghị của Ban chủ trì thẩm định và chỉ đạo của Lãnh đạo NHPT. 1.2.4. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN Để làm rõ hơn về công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Hội sở chính NHPTVN, chúng ta cùng xem xét một dự án đã được thực hiện tại NHPTVN. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên - Bình Dương 1.2.4.1. Tóm tắt nội dung dự án - Tên dự án: Xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên - Bình Dương - Địa điểm dự án: tại KCN Nam Tân Uyên - vườn cây đội 1 (Nông trường Hội Nghĩa) - xã Khánh Bình - huyện Tân Uyên - tỉnh Bình Dương. - Chủ đầu tư: Công ty THHH 1 thành viên Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương. - Hình thức đầu tư: đầu tư mới. - Thời gian xây dựng: 2 năm. - Hình thức thực hiện dự án: chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án thông qua Ban Quản lý dự án do Chủ đầu tư thành lập. - Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn: Bảng 1.11: Tổng mức đầu tư của của dự án xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên Đơn vị: triệu đồng STT Khoản mục Tổng số tiền 1 Vốn cố định 47.751,6 a Chi phí xây lắp + vật tư 34.966,94 b Chi phí thiết bị SX 3.272,63 c Chi phí thiết bị VP 100 d Chi phí láng trại 769,27 e Chi phí khác 4.261,8 g Dự phòng 10% 4.380,96 2 Vốn lưu động sản xuất 439 3 Chi phí tái đầu tư 6.545,25 Tổng mức đầu tư 48.190,6 Bảng 1.12: Cơ cấu nguồn vốn của dự án xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên Đơn vị: triệu đồng STT Kế hoạch huy động vốn Tổng số tiền Cơ cấu 1 Nguồn vốn vay NHPTVN 10.000 21% 2 Nguồn vốn WB 16.000 33% 3 Nguồn vốn huy động 8.000 17% 4 Nguồn vốn tự có 14.190,6 29% 5 Nguồn tái đầu tư 6.545,25 - Đề nghị vay vốn tại NHPTVN (nguồn tín dụng ĐTPT): + Tổng số vốn xin vay: 10.000 triệu đồng + Thời gian đề nghị vay vốn: 9 năm + Thời gian ân hạn: 2 năm + Lãi suất vay: 7,8%/năm 1.2.3.2. Thẩm định dự án a, Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án Thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên đã được nghiên cứu tương đối nghiêm túc. Căn cứ pháp lý: - Quyết định số 519/TTg ngày 08 tháng 06 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc: phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996 – 2020. - Công văn 747/UB-KHTH ngày 25/04/2003 của UBND tỉnh Bình Dương về việc: cho phép Công ty Cao su Phước Hòa được đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Nam Tân Uyên. - Quyết định số 6929/QĐ-CT ngày 07 tháng 09 năm 2004 của Chủ tịch ỦBND tỉnh Bình Dương v/v phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dân cư (thuộc khu công nghiệp Nam Tân Uyên) xã Khánh Bình – huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương. - Công văn số 774/UB-SX ngày 02/03/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương v/v chấp thuận chủ trương cho phép Công ty Cấp thoát nước Bình Dương được đầu tư lắp đặt hệ thống cấp nước cho KCN Nam Tân Uyên. - Hợp đồng xây dựng số 05/HĐ-CTN ngày 22/02/2006 giữa Công ty Cấp thoát nước Bình Dương và Công ty cổ phần KCN Nam Tân Uyên v/v xây dựng và quản lý hệ thống cung cấp nước KCN Nam Tân Uyên. - Quyết định số 3436/QĐ-CT ngày 05/05/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương v/v cấp phép thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất của Công ty Cấp thoát nước tỉnh Bình Dương. - Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Tân Uyên đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt năm 2001. - Các văn bản pháp lý của Nhà nước và các cấp chính quyền liên quan đến KCN Nam Tân Uyên. Các tài liệu cơ sở để lập dự án: - Bản đồ đo đạc địa hình KCN tỷ lệ 1/2000 do Công ty Tư Vấn Xây dựng Tổng hợp – Bộ Xây dựng vẽ tháng 06/2003. - Các số liệu, tài liệu, điều tra cơ bản về hiện trạng, kinh tế, xã hội, các dự án khả thi có liên quan được các ngành, các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đồ án quy hoạch chung KCN Nam Tân Uyên. - Đồ án quy hoạch chi tiết khu dân cư (thuộc KCN Nam Tân Uyên). - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 33 – 85 - Báo cáo: kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất KCN Nam Tân Uyên – huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương do Đoàn địa chất thủy văn – Địa chất công trình 802 lập tháng 08 năm 2004. - Kết quả khoan thăm dò địa chất. - Bãn vẽ thiết kế cơ sở: Hệ thống Cấp nước KCN Nam Tân Uyên - Biên bản bàn giao đất xây dựng nhà máy nước ngày 12/04/2005 giữa Công ty Cấp thoát nước Bình Dương và Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên. Chủ đầu tư của dự án là Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương. Trước đây dơn vị là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Tỉnh Bình Dương. Đến năm 2005, công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên theo quyết định số 135/2005/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh Bình Dương. Nhận xét: Hồ sơ của dự án đầy đủ và hợp pháp. Sự cần thiết phải đầu tư Theo kết quả tính toán thì nhu cầu nước của KCN đến năm 2007 là khoảng xấp xỉ 2.900m3/ngày/đêm, đến năm 2009 trở đi là khoảng 12.000m3/ngày/đêm. Tuy nhiên, từ trước đến nay trong khu vực này chưa có hệ thống cấp nước. Nước cho sinh hoạt và sản xuất đều khai thác nước ngầm qua các giếng đào, giếng đóng và giếng khoan với lưu lượng khai thác hạn chế. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất chưa nói đến nước phục vụ cho nhu cầu của KCN Nam Tân Uyên. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống cấp nước, khai thác nguồn nước ngầm với công suất 2.900m3/ngày/đêm để phục vụ nhu cầu trước mắt và đồng thời tiến hành xây dựng nhà máy khai thác và xử lý nước mặt với quy mô công suất 12.000m3/ngày/đêm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất lâu dài của KCN, khu tái định cư cũng như các địa bàn lân cận. Do vậy, việc tiến hành thực hiện dự án là thực sự cần thiết. b, Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án Sản phẩm của dự án là nước sạch với công suất thiết kế là 12.000m3/ngày/đêm, được khai thác từ hai nguồn: - Nước ngầm khai thác từ các giếng khoan với công suất thiết kế là 2.900m3/ngày/đêm; - Nước mặt sông Đồng Nai được lấy từ đường ống dẫn nước thô đoạn từ trạm bơm nước thô đến trạm xử lý nước của Nhà máy nước Tân Hiệp với công suất thiết kế 12.000m3/ngày/đêm. c, Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án Nhìn chung, quy trình công nghệ lựa chọn để xử lý nước ngầm và nước mặt đề xuất là phù hợp, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành trạm xử lý nước, như xử lý bùn cặn, nước rửa bể lọc, cũng đã được xem xét một cách thích hợp. Tuy nhiên, dây chuyền công nghệ đề xuất chưa bao gồm các phương án xử lý khi có sự cố, ví dụ như có sự thay đổi về chất lượng nước mặt sông Đồng Nai và biện pháp bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Nhưng đây là vấn đề khó có thể giải quyết trong quy mô của dự án này do nó mang tính quản lý tổng thể lưu vực dòng sông. Dự án đề xuất xây dựng hai nhà máy xử lý nước với hai nguồn nước khác nhau. Nhà máy xử lý nước ngầm sẽ đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt về dịch vụ cấp nước cho KCN Nam Tân Uyên, nhưng chỉ khai thác trong vài năm đầu sau khi xây dựng sau đó được sử dụng như là “công suất dự phòng” sẽ không có tính thuyết phục về hiệu quả vốn đầu tư. Mặt khác, Chủ đầu tư nên cân nhắc phân kỳ xây dựng trong giai đoạn 2, ví dụ, xây dựng một đơn nguyên nhà máy xử lý nước với công suất 6.000m3/ngày/đêm, sau khi sử dụng gần hết công suất đó hãy tiếp tục xây dựng đơn nguyên thứ hai cùng với công suất. Báo cáo đầu tư không đề cập và đánh giá tới chất lượng của thiết bị được lựa chọn làm cơ sở để đánh giá tính khả thi cũng như chứng minh thời gian khấu hao áp dụng là phù hợp. Vật tư đường ống được đề xuất lựa chọn xây dựng các tuyến ống nước thô, tuyến ống truyền dẫn và phân phối chưa đủ sức thuyết phục. Ví dụ như việc lựa chọn ống uPVC hay ống HDPE cho các cỡ đường ống khác nhau chưa đề cập đến các vấn đề giá cả và sự sẵn có của các phụ tùng nối ống; ống gang xám hiện nay đang rất hiếm khi được sử dụng vì hiện tại trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp ống gang dẻo có nhiều ưu điểm hơn mà giá lại không khác biệt nhiều. Dự án đề xuất không tính chi phí đấu nối vào nhà và đồng hồ tiêu thụ vào tổng chi phí của dự án. Điều này sẽ làm giảm tổng dự toán dự án, nhưng không làm giảm tổng chi phí để xây dựng hệ thống cấp nước. Vì hệ thống cấp nước sẽ không vận hành được nếu không có đấu nối với hộ tiêu thụ nước. Việc đấu nối hộ tiêu thụ nước được đề xuất từ chi phí đóng góp của các hộ tiêu thụ sẽ mang lại những bất lợi là không bán được nước ngay từ thời điểm đưa nhà máy nước hoạt động. d, Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án Để thực hiện dự án, Công ty sẽ thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước và Môi trường với mô hình tổ chức như sau: Sơ đồ 1.6: Tổ chức thực hiện dự án xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên Trưởng Ban Nguyễn Thị Thu Vân Phó Ban Dương Anh Thư Kế toán trưởng Trần Tấn Đức Phó Ban Nguyễn Thế Song Bộ phận Kỹ thuật Võ Văn Long Trương Văn Nghĩa Bộ phận Kế toán Đỗ Đình Lộc Bộ phận Kế hoạch 1. Phạm Thị Thu Hương 2. Đỗ Hữu Hùng 3. Đỗ Thế Hùng 4. Nguyễn Quốc Thắng Văn phòng Nguyễn Triệu Lành Trong quá trình triển khai thực hiện dự án Ban quản lý dự án sẽ thực hiện các giao dịch đại diện cho Chủ đầu tư và Chủ đầu tư sẽ ký kết hợp đồng. Theo quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, dự án sẽ triển khai qua ba giai đoạn: chuẩn bị thực hiện dự án, thực hiện dự án và giai đoạn vận hành đưa dự án vào sản xuất. e, Thẩm định khía cạnh tài chính dự án Tổng mức đầu tư dự án Tổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán lại để phù hợp với quy định trên cơ sở các hợp phần do Chủ đầu tư đề xuất. Bảng 1.13: Tổng mức đầu tư dự án xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên Đơn vị tính: triệu đồng TT Khoản mục Tổng số Năm đầu tư Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 I Tổng mức đầu tư 48.275 1.737 4.607 4.534 4.595 4.494 7.475 7.576 6.588 6.668 1 Vốn cố định 47.836 1.737 4.607 4.534 4.595 4.494 7.475 7.576 6.588 6.668 a Chi phí xây lắp + vật tư 34.967 1.317 3.157 3.157 3.157 3.157 5.255 5.255 5.255 5.255 Chi phí lán trại 769 769 b Chi phí thiết bị SX 3.273 646 646 990 990 c Chi phí thiết bị VP 100 d Chi phí khác 4.378 262 262 318 374 429 550 642 734 806 e Dự phòng 4.349 158 419 412 418 369 680 689 599 606 2 Vốn lưu động sản xuất 439 439 Với cơ cấu các chi phí do Chủ đầu tư đề xuất, tổng mức đầu tư trên không bao gồm: Chi phí đào tạo); chi phí trưng dụng đất và tái định cư; chi phí lắp đặt đấu nối vào nhà và đồng hồ đo nước; chi phí xây dựng trạm thí nghiệm), điều này được giải thích như sau: Chi phí đào tạo nhân lực: Chủ đầu tư đã có sẵn đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị hiện đại. Mặt khác, đội ngũ cán bộ sẽ được đào tạo nâng cao năng lực từ dự án cấp nước Tân Hiệp với chi phí phần lớn do Chính phủ Hà Lan tài trợ. Chi phí lắp đặt đấu nối vào nhà và đồng hồ nước: được tính riêng cho từng khách hàng và do khách hàng chi trả nên không tính vào tổng mức đầu tư. Chi phí đầu tư trạm thí nghiệm: do Chủ đầu tư đã có trạm thí nghiệm riêng để kiểm định chất lượng nguồn nước, tại mỗi nhà máy nước đều có cán bộ giám sát chất lượng sau khi xử lý, các chỉ tiêu thông thường thì tiến hành hàng ngày, các chỉ tiêu toàn phần thì thực hiện hàng tháng tại phòng thí nghiệm, do đó để tiết kiệm chi phí nên dự án không đầu tư thêm trạm thí nghiệm. Chi phí trưng dụng đất đền bù, tái định cư: đất để xây dựng trạm xử lý (nước ngầm và nước mặt) nằm trong KCN do Chủ đầu tư thuê dài hạn từ Ban Quản lý KCN: đất để xây dựng giếng khoan cũng nằm ngay trong phần diện tích đất thuê. Sẽ có trưng dụng đất tạm thời để xây dựng các tuyến ống truyền dẫn, phân phối và tuyến ống nước thô, nhưng do tất cả các tuyến ống đều được xây dựng dọc các tuyến đường trong KCN và khu dân cư (đất công) nên chỉ có đền bù làm lại mặt đường và vỉa hè và phần chi phí này đã là một phần công việc của nhà thầu xây dựng tuyến ống. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư 48.274 triệu đồng, bao gồm: - Vốn vay tín dụng ĐTPT: 10.000 triệu đồng; - Vay Quỹ quay vòng WB: 16.000 triệu đồng; - Vốn huy động: 8.000 triệu đồng; - Vốn tự có: 14.274 triệu đồng. Một trong những yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án là việc huy động được nguồn vốn theo đúng cơ cấu đề xuất nêu trên. Nguồn vốn huy động cho dự án có thể được đảm bảo vì các lý do sau: Nguồn vốn tín dụng ĐTPT: Chi nhánh NHPT Bình Dương đã ký hợp đồng tín dụng cho vay vốn tín dụng ĐTPT đối với dự án; Nguồn vốn huy động: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (là chủ đầu tư của KCN Nam Tân Uyên) đã ký cam kết cho Chủ đầu tư vay 8.000 triệu đồng để đầu tư dự án với lãi suất 0%; Nguồn vốn tự có: Với lợi nhuận hàng năm khoảng hơn 5 tỷ đồng và nguồn khấu hao để lại của các dự án khác (không bao gồm các dự án đầu tư bằng vốn vay thương mại) lên tới hàng chục tỷ đồng/năm, việc tham gia vốn tự có của Chủ đầu tư với mức đề xuất nêu trên là khả thi; Nguồn vốn vay WB: thẩm quyền quyết định cuối cùng thuộc về WB, tuy nhiên mức vốn đề xuất là phù hợp với Hiệp định tín dụng giữa WB và Chính phủ Việt Nam. Điều kiện vay vốn và các nguồn cung cấp tài chính Điều kiện vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được ấn định như sau: - Thời gian cho vay: tối đa 09 năm, trong đó có 02 năm ân hạn, thời hạn trả nợ gốc: 07 năm - Lãi suất cho vay: theo quy định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng 7,8%/năm (thực hiện theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP) - Kỳ hạn trả nợ gốc, lãi: hàng tháng - Mức trả nợ gốc từng kỳ: bằng dư nợ thực tế chia cho số kỳ trả nợ. Bảng 1.14 : Cân đối nguồn trả nợ của dự án xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên Đơn vị: triệu đồng Khoản mục 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Từ 2022 Kế hoạch trả nợ - 1.422 5.204 7.063 7.820 4.578 4.335 4.092 3.883 3.634 2.023 1.597 1.564 1.031 - - Nguồn trả nợ 646 3.392 5.621 6.656 7.467 7.706 7.823 7.470 7.733 7.459 7.079 5.863 5.814 5.730 5.486 4.951 Cân đối 646 1.971 417 (407) (353) 3.128 3.488 3.378 3.850 3.825 5.057 4.265 4.251 4.699 5.486 4.951 Tích lũy trả nợ 646 2.616 3.033 2.626 2.272 5.401 8.889 12.266 16.117 19.941 24.998 29.263 33.514 38.213 43.699 48.650 Phân tích tài chính kinh tế dự án Lợi ích kinh tế của dự án rất rõ ràng là: - Cung cấp dịch vụ cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt cho các hộ gia đình trong khu vực xã Khánh Bình và một số khu vực lân cận góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe của người dân và công nhân trong KCN. - Cung cấp cơ sở hạ tầng cấp nước cho KCN, cuốn hút đầu tư vào KCN, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương Tính khả thi về mặt tài chính của dự án được thể hiện qua các chỉ tiêu tỉ số hoàn vốn nội bộ (IRR = 12,87%) và giá trị hiện tại thuần NPV = 9.549 triệu đồng, B/C = 1,124. Do vậy, có thể nói rằng dự án là khả thi về mặt tài chính. f, Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án Tác động tới môi trường và các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trên các nội dung cơ bản sau: Tác động tích cực của dự án; Tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng dự án (nhà máy và đường ống); Tác động và biện pháp giảm thiểu trong quá trình vận hành hệ thống cấp nước. Dự án đã đề xuất được các biện pháp giảm thiểu nhằm đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm, tác động tiêu cực tới môi trường. g, Đề xuất quyết định cho vay NHPTVN chấp thuận cho Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương vay vốn từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước với tổng mức vay là 10 tỷ đồng để thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng Hệ thống Cấp nước KCN Nam Tân Uyên” với điều kiện Chủ đầu tư cam kết khắc phục được các vấn đề sau: - Đảm bảo được nguồn vốn đối ứng (vốn tự có) như đã cam kết; - Có giấy phép khai thác nước ngầm và nước mặt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành; - Cân đối được nguồn thu hợp pháp khác (lợi nhuận chưa phân phối và nguồn khấu hao tài sản hợp pháp khác) để trả nợ trong các năm đầu khi dự án đi vào hoạt động khi nguồn thu của dự án không đủ bù đắp kế hoạch trả nợ. Ý kiến của người viết: Xét một cách khách quan, vì đây là dự án mặc dù có số vốn đầu tư khá lớn (gần 50 tỷ đồng), nhưng do vốn vay tín dụng ĐTPT chỉ là 10 tỷ, nên về cơ bản công tác thẩm định dự án này đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản. - Về thẩm định khía cạnh tổ chức thực hiện dự án: cán bộ thẩm định dự án đã xem xét kỹ càng về khía cạnh này cả về tổ chức thực hiện lẫn cả phân công thực hiện trong từng giai đoạn. - Về thẩm định khía cạnh thị trường và kỹ thuật công nghệ: cơ bản là các nội dung thẩm định đã đạt yêu cầu đặt ra trong quy chế về thẩm định. - Về thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án: các cán bộ thẩm định đã xem xét cụ thể từng nội dung về: tác động tích cực của dự án, tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng nhà máy nước ngầm và mặt. Vì đây là một dự án vay vốn tín dụng ĐTPT, vì thế việc xem xét ảnh hưởng, tác động của dự án tới môi trường là rất quan trọng. Về cơ bản, các cán bộ thẩm định đã thực hiện tốt nội dung này. Tuy nhiên, cũng chính vì đây là một dự án có mức vốn vay nhỏ nên công tác thẩm định còn rất sơ sài, cụ thể: - Về thẩm định khía cạnh pháp lý của chủ đầu tư, hồ sơ dự án: nội dung này còn rất sơ sài trong báo cáo thẩm định tổng hợp. Đây là một thiếu sót của cán bộ thẩm định. - Về thẩm định khía cạnh tài chính: nội dung này cán bộ thẩm định thực hiện còn chưa tốt. Báo cáo thẩm định có nêu ra tình hình tài chính dự kiến của dự án, tuy nhiên, các bảng tính để đưa ra kết quả NPV, IRR lại chưa được đi kèm. Điều này dễ gây nhập nhằng trong tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Mặt khác, các cán bộ thẩm định không sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy cho dự án này, phải chăng vì dự án chỉ vay với số vốn nhỏ? Tuy nhiên, theo người viết, nếu đưa thêm phương pháp phân tích độ nhạy vào báo cáo thẩm định, công tác thẩm định sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 1.2.5. Đánh giá công tác thẩm định cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN giai đoạn 2006 – 2008 1.2.5.1. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN Mặc dù NHPTVN đã quy định nhiều quy chế cho vay rất chặt chẽ và rõ ràng nhằm loại bỏ trường hợp cho vay đối với những dự án không khả thi. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi có những dự án mà chủ đầu tư cố tình làm sai lệch các con số của dự án để nhằm có được nguồn vốn vay. Do vậy, công tác thẩm định dự án đối với NHPTVN là một công đoạn rất quan trọng trong quy trình cho vay vốn tín dụng ĐTPT. Đánh giá công tác thẩm định của NHPTVN trong thời gian qua, chúng ta có một số nét chính như sau: Bảng 1.15 : Tình hình thẩm định và quyết định cho vay tại NHPTVN Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Số dự án tiếp nhận thẩm định 367 356 371 Dự án nhóm A 28 24 26 Dự án nhóm B,C 339 332 345 Số dự án quyết định cho vay 218 283 291 Dự án nhóm A 14 15 17 Dự án nhóm B, C 204 268 274 Tỷ trọng Số dự án quyết định cho vay/Số dự án tiếp nhận (%) 59,4 79,5 78,43 Tổng số vốn chấp thuận cho vay 41.345 49.257 52.573 (Nguồn: Báo cáo thường niên NHPTVN) Ta có thể biểu thị sự gia tăng trong số dự án quyết định cho vay tại NHPTVN bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 1.2: Số dự án quyết định cho vay tại NHPTVN (2006-2008) Năm 2006 là năm mà NHPTVN chuyển đổi mô hình hoạt động từ Quỹ Hỗ trợ phát triển sang NHPT, toàn bộ các dự án đang được triển khai thẩm định đều được tiếp nhận bàn giao sang NHPT. - Đối với dự án nhóm A: Tính đến hết năm 2006, tổng dự án nhóm A được NHPTVN thẩm định và quyết định cho vay là 14 dự án. Trong đó tập trung cho vay đối với các dự án trọng điểm phục vụ trực tiếp cho việc phát triển nền kinh tế (3 dự án thuỷ điện với tổng công suất 560 MW cung cấp cho nền kinh tế khoảng 2,5 triệu MWh điện mỗi năm và 4 dự án xi măng với tổng công suất 2950 tấn cliker/ngày cung cấp hàng năm 1,4 triệu tấn xi măng). - Đối với dự án nhóm B, C: mặc dù thay đổi mô hình hoạt động nhưng trong giai đoạn này, NHPTVN vẫn thực hiện cho vay theo danh mục đối tượng dự án được hỗ trợ tín dụng ĐTPT của NĐ số 106/2004/NĐ-CP mà Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện nên số lượng dự án thẩm định chuyển tiếp và dự án mới tương đối nhiều. Giai đoạn năm 2007 là giai đoạn bản lề của NHPTVN, đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong công tác thẩm định. Cũng từ năm này, NHPTVN thực hiện thẩm định và quyết định cho vay theo các quy định cũng như theo danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại NĐ số 151/2006/NĐ-CP ngày 26/12/2006. Trong năm này, NHPTVN cũng đã tiến hành ban hành Quy chế cho vay tín dụng đầu tư (được ban hành kèm theo Quyết định số 41/QD-HĐQL ngày 14/09/2007) và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay tín dụng đầu tư. Bên cạnh đó, công tác phân cấp uỷ quyền trong công tác thẩm định và quyết định cho vay được tập trung đẩy mạnh thực hiện. NHPTVN đã tiến hành phân cấp rộng hơn cho các Chi nhánh tạo thế chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ tín dụng đầu tư cũng như gắn trách nhiệm của Chi nhánh với trách nhiệm với cả hệ thống Ngân hàng. Do phải tiến hành chờ các văn bản hướng dẫn 151/2006/NĐ-CP cũng như việc triển khai thực hiện thẩm định và quyết định cho vay theo quy chế mới nên số lượng dự án tiếp nhận thẩm định trong năm 2007 có biến động giảm so với năm 2006. Tuy nhiên, số lượng dự án thẩm định và quyết định cho vay của hệ thống NHPTVN vẫn tăng so với năm 2006. Cụ thể, trong năm 2007, NHPTVN tiếp nhận thẩm định trên 350 dự án, trong đó có 283 dự án được duyệt quyết định cho vay, với 15 dự án được quyết định cho vay là dự án nhóm A, 268 dự án được quyết định cho vay là dự án nhóm B, C. Cũng như năm 2006, trong năm 2007 hầu như toàn bộ các dự án thuỷ điện và xi măng lớn đều được NHPTVN cấp tín dụng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, cân đối cung cầu về nguyên vật liệu cho nền kinh tế. Năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn đối với nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định đầu tư vào các dự án cũng như khả năng đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện cho vay đối với hệ thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2653.doc
Tài liệu liên quan