Luận văn Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới

a) Vị trí âm thanh và màu âm của nguyên âm tiếng Việt trong ca hát:

Năm yếu tố tạo thành âm tiết: âm đầu, âm đệm (bán nguyên âm), nguyên

âm, âm cuối và thanh điệu, trong đó nguyên âm giữ vai trò vang của từ, được hát

Mới lấy làm âm chính để khuếch đại âm thanh.

Nguyên âm: có 3 dạng cấu trúc:

- Nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i/y.

- Nguyên âm đôi (còn gọi là nhị hợp âm): iê, ươ, uô

- Nguyên âm 3 (còn gọi là tam hợp âm): iêu, oai, oay, uây, uya, uyê

Nguyên âm đôi và nguyên âm 3 đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc vần

- phần sau của âm tiết, song độ vang chính của từ là đỉnh từ - nguyên âm đơn.Ví

dụ: chữ Chiều: 3 nguyên âm hợp thành vần (iêu). Hai nguyên âm i và u ở vị trí

bán nguyên âm. Bán nguyên âm i có tính chất âm lướt, bán nguyên âm u làm

nhiệm vụ khép từ. Nguyên âm ê giữ vai trò âm thanh, vì vậy khi hát bán nguyên

âm i chuyển nhanh sang nguyên âm ê được mở rộng rồi thu về nguyên âm u.

Như vậy nguyên âm đôi hoặc nguyên âm 3 thực chất âm tiết (từ) của tiếng Việt

chỉ có một nguyên âm đỉnh chữ (tạo vang).

Tương tự trong nhiều bài dân ca, khi gặp từ chuyền, hay thuyền người hát

có thể mở rộng đỉnh chữ (nguyên âm ê) nhưng không được lạm dụng mà phải kết

thúc từ sớm bảo đảm tròn vành rõ chữ vì chuyền, thuyền là từ khép chứ không

phải từ mở.

pdf166 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đều coi thanh điệu là yếu tố cơ bản của tiếng Việt. Với hai thanh dấu hỏi và ngã, ở nghệ thuật Tuồng rất đƣợc đề cao, thầy Tuồng Nguyễn Nho Tuý cho rằng: “ thanh dấu hỏi... Tuồng đã ấn định từ xƣa là khi phát âm ra thì xuất phát từ giọng không dấu (thanh ngang) rồi dẫn lên thanh dấu sắc rồi rảy giọng gọn gàng... Nói Lối / Đào Tam Xuân Thanh dấu ngã khi phát âm ra thì nhấn giọng xuống gần hƣớng dấu nặng rồi dẫn giọng lên hƣớng dấu sắc rồi ngắt giọng trọn vẹn...” [40, tr.3]. “Rảy” đƣợc hiểu là kỹ thuật vuốt giọng lên khi đạt độ cao cần thiết của thanh dấu hỏi thì vuốt xuống, khép chữ, đóng tiếng đúng quy luật phát âm tiếng Việt. Khái niệm Hƣớt, Chát dùng để chỉ những khiếm khuyết khi phát âm (nguyên âm, phụ âm). Thí dụ: vô duyên > dô duyên. Tƣơi cƣời > tƣ cừ. Thôi thối > thui thúi. Quất > guất. Tƣơi > tơi. Nó > noá... 70 - Trại, Bẹ, Hƣớt, Chát là 4 điều cấm kỵ liên quan đến phát âm tiếng Việt giúp ngƣời hát tránh bệnh ngọng và đạt đƣợc yêu cầu của nghệ thuật ca hát Tuồng đòi hỏi. - Đực: hát đờ đẫn, vô hồn, “… nói, hát không đúng với ngữ ngôn và âm luật sân khấu gọi là Đực.” - Đếm: hát nói nhƣ đếm, đều đều. - Cấn và Điệp: hai từ chỉ hai khái niệm giống nhau giúp ngƣời hát xử lý ca từ chuẩn xác và tinh tế. Khi nhắc lại - Điệp cùng một từ không đƣợc giống nhau (nhắc lại đơn điệu). Với khái niệm Cấn (hay mắc), ngƣời hát Tuồng tạo cho câu hát rền, tạo cảm giác hài hoà trong giai điệu của làn điệu Hát Khách: Ngƣời xƣa đâu… Hát Khách Mặc dù không dùng từ đệm (ƣ hƣ hay i hi) song khi nhả chữ, ngƣời hát biết tạo giai điệu cho câu hát, tránh đƣợc Cấn hoặc mắc, hát không đơn điệu, hát nhƣ đếm - gọi là Đực. Để tránh Đực, Điệp, Cấn nghệ thuật biến thanh của hát Tuồng là nghệ thuật khá đặc trƣng trong nghệ thuật nhả chữ tiếng Việt. Chẳng hạn hai từ mai ngày một từ ở thanh ngang (thanh không dấu), một từ ở thanh dấu huyền nhƣng khi hát thƣờng đƣợc bắt đầu từ cao xuống (thƣờng quãng 3, 4) Nghệ nhân Tuồng hát Dứt (ngắt) với cƣờng độ lớn và dứt khoát thƣờng dứt trƣớc nhẹ hơn ngắt sau, tuân theo luật Tiền bần hậu phú (trƣớc nhẹ sau 71 mạnh) để tránh lỗi Điệp - nhắc lại đơn điệu. Kỹ thuật này khiến diễn viên dễ dàng thể hiện tâm trạng, địa vị, tƣ thế, tính cách của nhân vật. Trải trên dƣới 700 năm hình thành và phát triển, hƣng thịnh nhất vào TK 18, 19, Tuồng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu kịch hát cách điệu. Để đạt đỉnh cao đó không chỉ có vũ điệu, hóa trang, phục trang, đạo cụ, động tác diễn, mà nghệ thuật hát Tuồng có những chuẩn mực khá khắt khe về phát âm nhả chữ. Cùng những phƣơng pháp luyện cho tròn vành, rõ chữ thì các kỹ thuật gọi là luyến, láy, rung, ngắt... cũng đã đƣợc đúc kết, phân loại. Nhƣ vậy muốn hát cho ra Tuồng trƣớc tiên phải luyện tập kỹ tiếng Việt, phải nắm đƣợc quy luật của thanh điệu, của âm tiết, của nguyên âm, phụ âm. Từ thanh điệu ngƣời hát sử dụng các kỹ thuật nhả chữ, láy, luyến giúp câu hát không bị gẫy gọi là Cấn. Không Cấn mới đạt đƣợc độ vang, rền của câu hát. Tuồng cũng nhƣ các loại hình ca hát truyền thống khác đều không lấy vang của chính từ đó, có nghĩa là không mở rộng nguyên âm chính của từ, mà tạo vang bằng nguyên âm đồng dạng hoặc tƣơng xứng dƣới hình thức âm đệm lót (ƣ, hƣ, i, hi…). Đóng mở âm dựa trên nguyên lý cấu âm tiếng Việt đã đƣợc quy định chặt chẽ trong Tuồng bằng các điều cấm kỵ: Trại - Bẹ - Hƣớt - Chát, giúp cho diễn viên Tuồng hát rõ, tròn chữ. Những điều này trở thành mực thƣớc chung khi hát các làn điệu và bài bản Tuồng. Để đẩy tính Bi - Hùng và tính hài hƣớc lên mức cao nhất, nghệ nhân sân khấu Tuồng đã tìm và đặt vị trí âm thanh vào sâu phía trong cổ họng và ngực. Cũng âm ƣ, hƣ, i Ca Trù gằn trong cổ họng, còn Tuồng nén sâu, tạo màu sắc tối và thêm kỹ thuật rung giọng chậm. Kỹ thuật thanh nhạc đặc trƣng của nghệ thuật Tuồng khiến nó trở thành sân khấu kịch hát truyền thống vừa mang tính dân gian vừa mang tính bác học với những quy định khá chặt chẽ của nghệ thuật ca hát, dựa trên cách xử lý tiếng Việt một cách tế nhị, tinh tế. 72 Tìm hiểu những qui định kỹ thuật trong phát âm nhả chữ của nghệ thuật hát Tuồng với mong muốn qua đó học tập và vận dụng vào nghệ thuật hát Mới để xử lý tốt ngôn ngữ tiếng Việt trong các tác phẩm thanh nhạc Việt Nam. (Cần tránh một số nhƣợc điểm của lối hát Tuồng khi áp dụng vào cách hát mới: gằn tiếng, gào thét…). 1.3 Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới: Ca hát ở dân tộc nào trên thế giới cũng phải xử lý tốt ngôn ngữ của dân tộc ấy, cách phát âm đều kết hợp chặt chẽ, khéo léo đặc điểm của dân tộc ấy. Để đảm bảo đƣợc rõ lời, phƣơng pháp ca hát của mỗi dân tộc đều phải gắn liền với tiếng nói dân tộc mình. Tròn vành rõ chữ là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật âm nhạc với tiếng nói dân tộc và mọi đặc điểm ngữ âm dân tộc trong nghệ thuật âm thanh của giọng hát. Hát Mới ra đời cùng phong trào Tân Nhạc từ cuối những năm 30 và sớm phát triển thành trào lƣu ở những năm trƣớc Cách mạng tháng Tám. Tân Nhạc ra đời đòi hỏi phải có lối ca hát thích hợp vì vậy hát Mới ra đời. Hát Mới sử dụng giọng Bắc - giọng Hà Nội làm cơ sở và giọng Hà Nội trở thành giọng chuẩn của nghệ thuật hát Mới. Sự công nhận không thành văn này đƣợc tôn trọng giống nhƣ hát Cải lƣơng bằng giọng Nam Bộ; hát Chèo, Ca Trù, Quan Họ hát giọng Bắc; ca Huế giọng Huế; Ví dặm giọng Nghệ An - Hà Tĩnh; Hò bài Chòi giọng Quảng… Phát âm, nói chuẩn sẽ giúp hát chuẩn. Hát là khuếch đại, cƣờng điệu một cách nghệ thuật âm thanh lời nói. Nếu giọng nói rè, ngọng, ngắn lƣỡi, lắp, lẫn lộn vần, lẫn lộn thanh điệu, khi cất tiếng hát, tức khuyếch đại những khuyết tật ấy lên sẽ cho những âm thanh xấu, không hay. Không ít phát thanh viên, truyền hình viên, những ngƣời dẫn chƣơng trình trên các sóng phát thanh truyền hình hiện nay, do không qua các lớp đào tạo về ngữ âm, luyện nói nên thƣờng mắc phải những khiếm khuyết rất sơ đẳng về phát âm tiếng Việt. Nhiều ca sĩ do 73 không chú ý, hoặc thiếu kiến thức về phát âm tiếng Việt phổ thông đã nhầm lẫn phụ âm đầu, rõ nhất là hai phụ âm kép ch và tr (“...thế là chị ơi...” chữ chị thành chữ trị - Chị tôi của Trọng Đài). Hát Mới là bộ môn nghệ thuật thanh nhạc non trẻ gắn liền với tiếng Việt phổ thông lấy kỹ thuật thanh nhạc của ngôn ngữ đa âm, đơn thanh (lối hát mở) đối lập với ngôn ngữ Việt đơn âm, đa thanh (lối hát khép). Vì vậy để hát "tròn vành rõ chữ” tiếng Việt cần bắt đầu từ luyện nói tiếng Việt phổ thông. Xử lý đúng qui luật chuyển động, phối hợp các âm (nguyên âm, phụ âm) đóng mở của các từ, xử lý phát âm cùng với thanh dấu. Luyện nói, luyện phát âm tiếng Việt là những bài tập hỗ trợ cho quá trình học hát, giúp cho ngƣời hát nhả chữ đúng, chuẩn, cách điệu mà không làm biến dạng, mất giọng, sai nghĩa của từ, mất bản sắc dân tộc của ngôn ngữ. Trong “Những cơ sở khoa học của một nền thanh nhạc dân tộc” của Văn Cẩn cũng cho rằng: “các dòng ca hát Việt nam nói chung phải tuân thủ nguyên lý cấu âm tiếng Việt (ngữ âm học) và phải chống sự lai căng, nô lệ trong phƣơng pháp và trong cách phát âm ngôn ngữ (tiếng Việt)”[4]. Nhiều lớp học sinh thanh nhạc sau nhiều năm theo học tại các trung tâm đào tạo âm nhạc và sinh sống ở Hà Nội, không ít ngƣời trong số họ trở thành ca sĩ nổi tiếng, nhƣng khi hát họ vẫn bộc lộ nhiều nhƣợc điểm về phát âm tiếng Việt phổ thông. Nguyên nhân có thể vì tiếng địa phƣơng mang tính vùng miền của họ, cũng có thể do đào tạo chƣa thực sự chú ý đến phát âm tiếng Việt. Để nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt ngƣời hát cần hiểu, nắm vững những kiến thức cơ bản về cấu trúc âm thanh của tiếng Việt để giải quyết chúng. 1.3.1 Một số khó khăn của tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới: a) Cấu âm tiếng Việt: Tiếng Việt với cấu trúc 6 thanh và đơn âm tiết (chƣơng I). Đơn âm tiết tức là mỗi âm tiết đứng độc lập, tƣơng ứng với một từ. Không có nối âm, không nuốt 74 âm nhƣ những ngôn ngữ đa âm tiết. Mỗi âm tiết, hay mỗi từ của tiếng Việt đƣợc cấu tạo: Âm đầu, âm giữa (đỉnh âm) âm cuối và thanh điệu. Quá trình tạo thành âm phải diễn ra đồng thời, các thành phần của âm tiết không đƣợc tách rời nhau (chữ thanh không đƣợc tách rời thành th-a-nh). Để có âm thanh cần phải mở rộng nguyên âm của từ. Nguyên âm a trong từ thanh nếu mở quá lớn, làm chậm tiến trình đóng chữ ở phụ âm nh sẽ khiến từ thanh bị biến dạng, có thể đổi nghĩa (tha--nh hoặc tha-a). Đóng từ, đóng chữ có ƣu điểm rõ lời, rõ chữ, khi nói không có vấn đề gì, nhƣng khi hát bị hạn chế, không khuyếch đại âm thanh, bởi nguyên âm quyết định độ vang của từ, mà phải khép chữ tức phải đóng khẩu hình sớm, nên ảnh hƣởng nhiều đến độ vang của chữ làm cộc và chết chữ. Đặc điểm nổi bật trong tiếng Việt dễ nhận thấy nhất là từ đóng chiếm quá nửa. Có thể lấy bất cứ một ví dụ trong ca từ của bất kỳ ca khúc nào cũng thấy rõ điều đó: +) “Đêm nay trên đƣờng hành quân ra mặt trận…” (Bác đang cùng chúng cháu hành quân - Huy Thục). Có 9 từ thì 8 từ đóng, chỉ có 1 từ mở (ra) nhƣng lại diễn ra với trƣờng độ ngắn (nốt móc dật) Bác đang cùng chúng cháu hành quân +) “…Chân em bƣớc nhanh nhanh trên đƣờng làng…” (Em bé đi học trƣờng làng - Trọng Bằng). Tất cả các từ trong câu đều là từ đóng. Em bé đi học trƣờng làng 75 +) “Việt Nam trên đƣờng chúng ta đi…” (Đƣờng chúng ta đi - Huy Du). Cả câu có 1 từ mở (ta), 1 từ kết bằng nguyên âm nhƣng là nguyên âm đóng thu đuôi (đi) . Đƣờng chúng ta đi Sáu thanh của tiếng Việt tác động lên toàn bộ âm vị và có ý nghĩa quyết định tới diện mạo cấu trúc và ý nghĩa của từ. Thanh điệu làm thay đổi độ cao (cao độ) của âm tiết. Trong cùng một từ, nếu thay đổi dấu (thanh điệu) sẽ thay đổi nghĩa của từ (ca: cá, cà, cả, cã, cạ). Âm chính cùng với thanh điệu là 2 yếu tố cơ bản, là trục chính của âm tiết tiếng Việt, do vậy trong lời của bài hát nếu đặt lời ở cao độ không thích hợp sẽ xảy ra tình trạng gọi là trái dấu,“ngô thành khoai” vì khi hát lên từ bị biến dạng đổi nghĩa.Ví dụ: +) “Có hàng tre ru khỉ (khi) chiều về…” (Về quê - Phó Đức Phƣơng) Về quê +) “Năm anh em trên một chiệc (chiếc) xe tăng…” (Năm anh em trên một chiếc xe tăng - Doãn Nho) Năm anh em trên một chiếc xe tăng +) Đập tan ngay bao đau khố (khổ) và chia ly… (Tình ca - Hoàng Việt) Tình ca 76 +) “Dâng cá (cả) bao ngƣời…” (Tình ca - Hoàng Việt) Tình ca +) Tiếng ai hò khoan vắng (vẳng) đƣa những câu tình ca… (con kênh xanh xanh – Ngô Huỳnh) Con kênh xanh xanh +) Le bay, tiêu đoàn le báy (Lẻ bảy, tiểu đoàn lẻ bảy)… (Tiểu đoàn 307 - Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Bính) Tiểu đoàn 307 * Gây khó khăn cho ngƣời hát: +) Buổi sáng em làm rẫy… (Bóng cây K’ nia - Phan Huỳnh Điểu) Bóng cây K’nia +) Đoàn giải phóng quân một lần ra đi… (Giải phóng quân - Phan Huỳnh Điểu) Giải phóng quân 77 b) Phƣơng ngữ: Nghệ thuật hát Mới gắn liền với tiếng Việt phổ thông (trừ một số trƣờng hợp cần nhấn vào yếu tố phƣơng ngữ để làm tăng chất vùng miền do tác phẩm đòi hỏi). Tiếng Việt phổ thông có nhiều điểm khác biệt với phƣơng ngữ miền Trung và miền Nam… nhƣ các phụ âm nặng (tr, gi, s) dấu giọng, phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm chính. Không nắm vững tiếng Việt phổ thông sẽ dẫn tới lỗi lẫn lộn phụ âm, biến âm, làm ảnh hƣởng đến việc chuyển tải thông tin chính xác, đầy đủ ý nghĩa, nội dung của tác phẩm: * Một số phụ âm đƣợc làm nhẹ hoá: S = X, TR = CH, GI - R = D - “Sao (xao) anh lại ngỏ lời, vào một đêm trăng (chăng) khuyết, để bây giờ (dờ) thầm tiếc một vầng trăng (chăng) không tròn (chòn)…” (Trăng khuyết - Huy Thục) Trăng khuyết * Phát âm bị lẫn giữa i và y: Lai = Lay; Khay = Khai; Lạy = Lại… + “Nào bên nhau cầm tay (tai) ta lên đƣờng hạnh phúc...” (Bài ca hạnh phúc - Văn An) + “Ai (Ay) về Thủ đô tôi gửi vài (vày) lời…” (Sẽ về Thủ đô - Huy Du) 78 Sẽ về Thủ Đô *Biến thể phụ âm đầu: - V = D: Vài = Dài; Vay = Day;… - H = Gu: Hoạ hoằn = Goạ guằn; Hoe = Guoe; … - Qu = Gu: Quyền = Guyền; Quê hƣơng = Guê hƣơn;… + “Quê hƣơng (Guê hƣơn) là chùm khế ngọt…” (Quê hƣơng - Giáp Văn Thạch) Quê hƣơng + “Vƣợt (Dƣợt) Trƣờng Sơn bay vọng ra…” ( Miền am ơi! Chúng tôi đã sẵn sàng – Lƣu Cầu) Miền Nam ơi! Chúng tôi đã sẵn sàng + “Qua (Gua) bao gian (dzan) nguy xe vẫn (dzẫng) vƣợt (đzƣợc) lªn…” (Tôi ngƣời lái xe – An Chung) Tôi ngƣời lái xe * Âm cuối bị biến âm: Âm cuối là nguyên âm hoặc bán nguyên âm: - Ao thành Ô: Gạo = Gộ … 79 - U thành Âu: Đu đủ = Đâu đẩu… - A thành E: Má = Mé ; Ghi-ta = Ghi-te… - Oa thành Oe: Loá = Loé; Khoá = Khoé… - Ô thành U: Tôi = Tui… - E thành IE, EƠ: Mẹ = Mịe = Mẹơ; Sẽ = Sĩe = Sẽơ… - EO thành IEO: Theo = Thieo… + “Tôi (Tui) lại nhìn nhƣ đôi mắt trẻ thơ…” (Tổ quốc tôi chƣa đẹp thế bao giờ - Nguyễn Văn Thƣơng) Tổ quốc tôi chƣa đẹp thế bao giờ + “Nắng (Néng) vẫn đỏ mận, hồng, đào cuối vụ…” (Gửi nắng cho em - Phạm Tuyên) Gửi nắng cho em + “Mẹ (mịe) thƣơng con có hay chăng…” (Mẹ yêu con - Nguyễn Văn Tý) Mẹ yêu con + “Đêm đêm trăng lên theo (thieo) dòng buồm căng gió xuôi…” (Con kênh xanh xanh - Ngô Huỳnh) Con kênh xanh xanh 80 Âm cuối là phụ âm: - T thành C : Đất = Đấc ; Phất = Phấc… - Ng thành N: Hƣơng = Hƣơn… - N thành Ng: Lƣơn = Lƣơng; Nhân dân = Nhâng dâng… - N thành Nh: Mênh mông = mên mông… + “Đất (đấc) nƣớc tôi thon thả giọt đàn bầu…” (Đất nƣớc - Phạm Minh Tuấn) Đất nƣớc + “Vì nhân dân (nhâng dâng) quên mình…” (Vì nhân dân quên mình -Doãn Quang Khải) Vì nhân dân quên mình + “Ơi mênh mông (mên mông) sóng xô du thuyền ta xa bờ…” ( Xa khơi - Nguyễn Tài Tuệ) Xa khơi * Biến thể cả âm đầu và âm cuối: Vẫn = Dẫng ; Vƣợt = Dƣợc… + “Vui (Dui) hát ca hoà vui (dui) hát ca …” (Sông Lô - Văn Cao) Sông Lô 81 * Biến thể thanh điệu: - Dấu hỏi ( ? ) thành dấu ngã ( ~ ) : Những = Nhửng… - Dấu hỏi (? ) thành dấu nặng ( . ): Ngủ = Ngụ… - Dấu ngã ( ~ ) thành dấu nặng ( . ): Ngã = ngạ… - Dấu sắc (’) thành dấu nặng ( . ): Rứa = Rửa… - Dấu sắc (’) thành dấu hỏi ( ? ): Đó = Đỏ… + “Con kênh xanh xanh những (nhửng) chiều êm ả (ã) lƣớt trôi…” (Con kênh xanh xanh - Ngô Huỳnh) Con kênh xanh xanh + “Ngủ (ngụ) ngoan a kay ơi! Ngủ (ngụ) là ngoan a kay ơi!...” (Lời ru trên nƣơng - Trần Hoàn) Lời ru trên nƣơng + “Khi hát (hảt) lên tiếng (tiểng) ca gửi (gựi) về ngƣời yêu quê ta…” (Tình ca - Hoàng Việt) Tình ca Chính những điểm khác biệt về phát âm nhƣ vậy nên trong giảng dạy cũng nhƣ biểu diễn, giảng viên cũng nhƣ ca sĩ khi dạy, khi hát phải sửa tiếng địa phƣơng, phát âm theo tiếng Việt phổ thông (tiếng Bắc - tiếng Hà Nội) nhằm nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt. 82 d) Nhƣợc điểm trong sáng tác cho thanh nhạc: Tác phẩm thanh nhạc (âm nhạc có lời) gồm âm nhạc và lời ca. Giai điệu hay, lời ca đẹp kết quả sáng tạo của tác giả lời và tác giả nhạc - thƣờng gọi chung là ngƣời sáng tạo số một. Song âm nhạc cần phải đƣợc vang lên. Để âm nhạc vang lên cần đến những ngƣời sáng tạo kế tiếp - Ca sĩ đóng vai trò quan trọng và đƣợc coi là ngƣời sáng tạo thứ hai. Vì âm nhạc gắn liền với lời ca nên nội dung và giá trị nghệ thuật của tiếng hát là sự thống nhất giữa nhạc và lời. Một bài hát hay phụ thuộc vào âm nhạc và ca từ, phần âm nhạc hay mà phần lời đặt ở những vị trí làm sai dấu giọng, những từ khó, từ đóng (âm cuối là phụ âm) đặt ở nốt cao, ngƣời hát không phân đƣợc câu để lấy hơi… gây khó khăn, cản trở cho ngƣời hát, làm sai nghĩa của từ, làm cho hát ngọng… là giảm giá trị nội dung văn học, ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: * Trái dấu: + “Chiến sĩ ta dầm mƣa dải (dãi) nắng…”(Bài ca may áo - Xuân Hồng) Bài ca may áo + “…Lời hát mến yêu muồn (muôn) đơi (đời)…” (Nắng ấm về trên Tổ quốc - Trần Khánh) Nắng ấm về trên Tổ quốc * Một hơi dài không phân đƣợc câu để lấy hơi: + “Làn gió thơm hƣơng đêm về quanh khu nhà tôi mới cất xong chiều qua…” (Những ánh sao đêm - Phan Huỳnh Điểu) 83 Những ánh sao đêm * Từ đặt ở nốt cao làm sai dấu giọng: +…Xây cho nhà cao cao mái (mãi)… (Những ánh sao đêm - Phan Huỳnh Điểu) Những ánh sao đêm * Từ đóng đặt ở nốt cao +…Lo nƣớc ấy phải đắp bờ (tình tình ơi này) lo nƣớc ấy phải đắp bờ… (Bài ca năm tấn - Nguyễn Văn Tý) Bài ca năm tấn Nguyên nhân thì có nhiều nhƣng một phần không nhỏ cũng do tác giả (nhạc và lời) chƣa thật sự lƣu tâm đến tiếng Việt, đến những đặc trƣng cơ bản của tiến trình đóng, mở âm, cấu trúc âm (Khởi - mở - đóng từ, thanh điệu) cũng nhƣ một số đặc điểm khác của tiếng Việt nhƣ đóng, khép, bẹt, nhiều âm mũi, vị trí âm thanh mỏng do phát âm ở ngoài (Chèo gọi là hát hơi ngoài)... Và đó cũng chính là những khó khăn của nghệ thuật hát Mới. Khi hát, ngƣời hát phải làm sao khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của ca từ với giàng buộc của phát âm tiếng Việt, của những lỗi khó sửa trong nguyên bản tác phẩm để hát tròn vành, rõ chữ chuyển tải đƣợc cả tình cảm, nội dung mà vẫn đảm bảo âm thanh vang, sáng. Muốn có đƣợc một tác phẩm hoàn thiện từ sáng tác đến biểu diễn nhƣ vậy, theo nhạc sĩ Hoàng Kiều, ở Trung Quốc ngƣời học sáng tác (thanh nhạc) phải học cả 84 hát. Trong trƣờng hợp những tác phẩm có lỗi nhƣ trên thì ngƣời hát cần học những kinh nghiệm của nghệ nhân cũng nhƣ những kinh nghiệm của bản thân đã đúc kết đƣợc từ thực tiễn để xử lý. Nghệ thuật hát Mới (hát Mở), nghệ thuật của khuyếch đại âm thanh, đồng nhất âm thanh nguyên âm nhằm đạt tới độ vang, khoẻ dễ dàng thể hiện những ca khúc, những tác phẩm mang tính hùng tráng, ngợi ca. Với những ca khúc nghệ thuật trữ tình ngƣời hát có thể pha trộn cách phát âm nhả chữ của nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật hát Mở - phát âm mềm mại, uyển chuyển nhƣng vẫn thể hiện đƣợc độ vang thích hợp. Những ca khúc mang âm hƣởng dân ca, mang tính vùng miền ngƣời hát phải tìm hiểu ca khúc đó viết theo thể loại, âm hƣởng gì để phát âm, nhả chữ, luyến láy, rung, nhấn… theo thể loại và lối phát âm nhả chữ của địa phƣơng đó để thể hiện ra đƣợc “chất” hay “màu sắc” vùng miền và tinh thần của tác phẩm. 1.3.2 So sánh kỹ thuật phát âm - nhả chữ của nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật hát Mới: a) Kỹ thuật phát âm - nhả chữ của nghệ thuật ca hát truyền thống: Dân ca, sân khấu kịch hát truyền thống nói chung là sản phẩm của tiếng Việt. Từ chức năng giao tiếp, chuyển tải thông tin, phản ảnh tƣ duy và cảm xúc, tiếng Việt đƣợc nhào nặn, tái tạo, cách điệu trở thành ngôn ngữ nghệ thuật mang những đặc trƣng, tƣ tƣởng, ý tƣởng thẩm mỹ cao. Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát và tiếng Việt trong đời sống song song tồn tại, bổ sung cho nhau làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú. Cũng từ đó bản sắc văn hoá dân tộc không ngừng đƣợc nâng cao. Vì vậy với bất kỳ dòng ca hát truyền thống nào từ hát Xoan, hát Ghẹo, Quan Họ Bắc Ninh, hát Dặm, hát Đúm, hát Ví... đến Ca Trù, hát Chèo, hát Tuồng, Cải lƣơng... ca từ và diễn đạt ca từ đều đƣợc đặc biệt chú ý, quan tâm. Để hát tốt tiếng Việt nghệ nhân đặt ra tiêu chí: Tròn vành, rõ chữ. Để 85 nghệ thuật hoá tiếng nói - ngôn ngữ Việt trong nghệ thuật ca hát, nghệ nhân nói chung đều dựa trên tiêu chí vang, rền, nền, nảy… Sáu thanh điệu của tiếng Việt đem lại cho tiếng Việt khả năng tự nhiên tạo thành giai điệu vì vậy ngƣời nƣớc ngoài thƣờng nói ngƣời Việt “nói nhƣ hát”. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của thanh điệu, nghệ nhân Tuồng đã đề ra các quy định chặt chẽ để xử lý, sáng tạo và biến hoá nó, tạo những nét đặc trƣng không bị trộn lẫn các loại hình nghệ thuật với nhau… Ngoài kỹ năng xử lý, sáng tạo, biến hoá thanh điệu, còn có kỹ năng bật từ, khởi thanh, nhả chữ, đóng chữ: Khởi từ là bƣớc tạo âm thanh ban đầu, với nghệ nhân khởi thanh, nhả chữ, đóng chữ (khép từ) có một ý nghĩa đặc biệt. Để có âm thanh ngọt ngào theo lối hát hơi ngoài của Chèo, âm nén gừ gừ trong cổ họng của Ca Trù, âm bật lớn nuốt trong lồng ngực tạo chất bi hùng của Tuồng, âm nhấn thô xơ, tự nhiên của Xẩm, nghệ nhân đã tạo ra những phƣơng thức khởi thanh khác nhau. Phụ âm và nguyên âm làm nhiệm vụ khởi thanh và xác định đƣợc vị trí âm thanh của từ. Tuy nhiên để tạo cảm xúc nghệ thuật, nghệ nhân có thể nhấn, có thể bóp méo chữ ngay từ bƣớc bật hơi khởi thanh. Có thể thấy điều này trong cách nhả chữ của Xẩm khi áp dụng cho các vai hề trong các vở Chèo. Mở thanh bƣớc thứ hai của nghệ thuật nhả chữ. Mở thanh đòi hỏi phải biết vị trí, màu sắc âm thanh của nguyên âm tiếng Việt. Mỗi ngôn ngữ có một màu sắc riêng. Nguyên âm A, O, I, U... của tiếng Việt không giống với âm A, O, I, U... trong tiếng Pháp, tiếng Italia... Độ mở của nguyên âm trong tiếng Việt còn liên quan đến “tròn vành rõ chữ”. Mở thanh tạo vang cho câu hát, nghệ nhân hát dân ca, Ca Trù, kịch hát truyền thống... nói chung luôn tìm cách giữ trƣờng độ vang phù hợp với quy luật tạo âm của tiếng Việt. Và để vang rền cho chữ, cho câu hát, các nghệ nhân đã tìm cách thay thế, bổ sung bằng các âm đệm lót tƣơng ứng đứng sau từ chính nhƣ a, i, ƣ, u, ơi,... 86 Ngoài ra nghệ nhân còn tạo ra nhiều kỹ thuật hát đặc biệt nhƣ hát nảy (Vang, rền, nền, nảy) những kỹ thuật này không chỉ trong Quan Họ, Ca Trù, Chèo và Tuồng tuy nhiên mức độ, vị trí sử dụng của chúng khác nhau đem lại những giá trị nghệ thuật và xúc cảm, thẩm mỹ khác nhau của từng loại hình. Kỹ thuật hát thẳng và rung giọng của nghệ thuật ca hát truyền thống không bao giờ kết hợp giữa rung giọng với nhả chữ, từ chính của ca từ (kể cả từ đệm lót nhƣ: tình bằng, này a, phú lý...). Rung giọng trong khi nhả chữ làm cho chữ đó bị nhoè, không tròn trịa, tròn vành, rõ chữ. Rung giọng xuất hiện và mang màu sắc khác nhau ở mỗi dòng nghệ thuật ca hát truyền thống nhƣ lối rung giọng chậm trong Tuồng, rung giọng nhẹ, lăn tăn trong Chèo... Trong hát Quan Họ (cổ) hầu nhƣ không rung giọng, chỉ có dứt và nảy (nảy hạt) - lối hát cổ truyền hợp với tiếng Việt và giữ đƣợc chất tự nhiên của giọng hát. Khép chữ hay đóng tiếng là bƣớc cuối của nhả chữ tiếng Việt. Hầu hết các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc và nghệ nhân đều cho rằng khép chữ, kín miệng là lối hát truyền thống. Khép chữ, đóng tiếng có ƣu điểm rõ chữ, rõ lời, hát tiếng nào ra tiếng nấy song âm thanh, cƣờng độ vang bị hạn chế, tầm cữ giọng không đƣợc mở rộng. Âm nhạc truyền thống không có khái niệm mở rộng tầm cữ giọng, phân loại giọng nhƣ hát Mới. Hát giọng thật và nghe giọng hát thật trở thành thói quen thƣởng thức nghệ thuật ca hát của ngƣời Việt từ bao đời nay. Từ nhu cầu tròn vành, rõ chữ, khép chữ, đóng tiếng nên có các quan niệm khác nhau trong ca hát. Nghệ thuật ca hát truyền thống có những điểm chính: * Tròn vành rõ chữ: - Đóng chữ, kín miệng. Hát tiếng một, khép (đóng) chữ để tròn vành, rõ chữ nhƣng không lộ miệng. - Hát thẳng, rung giọng sau nhả chữ. 87 - Nhịp độ và trƣờng độ (khởi - mở - kết) chữ gần với quy luật của phát âm lời nói. - Đặt vị trí âm thanh theo quy định của từng dòng ca hát (hát hơi ngoài của Chèo, hát hơi gằn trong cổ họng của Ca Trù...) * Phân loại giọng: - Hát giọng thật. - Không mở rộng tầm cữ giọng (vì không có thói quen nghe giọng giả) - Phân loại giọng theo chất giọng: giọng Kim (vang sáng), giọng Thổ (trầm ấm...) * Kỹ thuật (Vang, rền, nền, nẩy): - Không lạm dụng mở vang ở nguyên âm của mỗi từ. - Dùng từ đệm lót tƣơng ứng tạo vang sau chữ (i, hi, a, ƣ, hƣ...) - Hát liền hơi. - Sử dụng các kỹ thuật phụ trợ nhƣ luyến, láy, nảy hạt (láy rúc - Tuồng), dứt (ngắt, ngứt tiếng - Quan Họ) tăng độ vang và liền cho câu hát. - Sử dụng âm khu vang tùy theo đặc điểm cấu trúc hình tƣợng nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ của từng dòng ca hát dân gian (Chèo thiên về hộp vang trán, khoang mũi, gọi là hát hơi ngoài. Ca Trù thiên về hộp vang má, vòm họng...). - Cách điệu, mở rộng âm nhƣng không làm tổn hại đến từ gốc và mầu chữ. *Hơi: - Sử dụng hơi bụng và hơi ngực. - Vận cơ hoành để có hơi thở sâu. - Lấy hơi nhẹ, không đƣợc thô. - Không chứa hơi nhiều. - Nén giữ hơi phù hợp với câu hát. 88 - Điều khiển hơi hợp lý để cho câu hát đƣợc đầy đặn, tròn căng, câu hát vang, đẹp, dễ dàng xử lý âm thanh “Tiền bần hậu phú” (trƣớc nhỏ, sau to) theo quan niệm của nghệ thuật thanh nhạc Tuồng. b) Kỹ thuật phát âm - nhả chữ của nghệ thuật hát Mới: Nghệ thuật hát Mới - nghệ thuật hát Mở gắn liền với tiếng Việt phổ thông, lấy nghệ thuật hát Bel canto làm nền tảng đào tạo cũng nhƣ biểu diễn trong suốt hơn 50 năm qua. Nghệ thuật hát Bel canto ra đời ở Italia và một số nƣớc Tây Âu nhƣ Áo, Đức, Pháp từ TK.XVII nhằm đáp ứng cho nghệ thuật sân khấu kịch hát Opera. Việc đƣa kỹ thuật hát của một ngôn ngữ hoàn toàn khác vào hát ngôn ngữ nƣớc mình - tiếng Việt (nghệ thuật hát của ngôn ngữ đơn âm, đa âm tiết) là một quá trình đòi hỏi nhiều công phu, say mê và sáng tạo. Nghệ thuật hát Bel canto - Nghệ thuật hát Mở là nghệ thuật hát của ngôn ngữ đa âm, khi phát âm, nhả chữ quan tâm nhiều hơn đến trọng âm, các thành phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTranThiNgocLan_LuananTiensi2010.pdf
Tài liệu liên quan