LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .5
1.1 Một số khái niệm cơ bản.5
1.1.1 Khái niệm về lao động nông thôn .5
1.1.2 Khái niệm về nghề .9
1.1.3 Đào tạo nghề .12
1.1.4 Chất lượng đào tạo nghề .13
1.2 Nội dung, loại hình và các hình thức đào tạo nghề.20
1.2.1 Nội dung đào tạo nghề .20
1.2.2 Loại hình đào tạo.23
1.2.3 Các hình thức đào tạo nghề.24
1.3 Đối tượng đào tạo nghề .26
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.27
1.4.1 Yếu tố đầu vào .27
1.4.2 Yếu tố thuộc quá trình đào tạo .28
1.4.3 Môi trường xã hội.33
1.5 Kinh nghiệm đào tạo nghề tại một số địa phương .35
1.5.1 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
.35
1.5.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
.36
1.5.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên37
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yết việc làm. Đa dạng hóa
các loại hình đào tạo nghề, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Đồng thời, kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động ở
các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn [10].
1.5.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Xác định giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan
trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời
gian qua, huyện Đại Từ đã triển khai nhiều giải pháp tích cực cho công tác này và đạt
được nhiều kết quả tích cực.
38
Huyện đã tập trung thực hiện các hoạt động: Điều tra cung – cầu lao động, phối hợp
với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức giới thiệu việc làm cho người lao động, hướng
dân thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài... Bên
cạnh đó, công tác giải quyết chính sách, hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm cũng được
huyện chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời và chính xác.
Phối hợp với ở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Công ty TNHH Samsung
Electronics Việt Nam tổ chức tư vấn, tuyển dụng lao động thuộc hộ nghèo và cận
nghèo vào làm việc tại doanh nghiệp. Trong năm 2018 đã có 500 lao động đến nộp hồ
sơ dự tuyển, kết quả đã có 319 người được tuyển dụng.
Bên cạnh đó, huyện còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức Sàn
giao dịch việc làm tại các xã để người dân có cơ hội tiếp cận trực tiếp với các thông tin
giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhằm tìm kiếm công việc
phù hợp với khả năng và mức thu nhập mong muốn.
Song song với đó, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cũng được huyện Đại Từ
chú trọng, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Với Nhà máy May TNG
đóng trên địa bàn và 2 nhà máy may quy mô lớn sẽ đi vào hoạt động trong thời gian
tới, trong 3 tháng đầu năm 2019, huyện đã phối hợp với doanh nghiệp mở 5 lớp dạy
nghề may công nghiệp cho gần 2.000 người. Có một điểm khác biệt là thay vì đào tạo
các nhóm nghề rải rác, huyện Đại Từ tập trung vào các thế mạnh của từng địa phương
và nhu cầu của nông dân để lựa chọn các nghề đào tạo. Năm 2018, huyện đã mở nhiều
lớp dạy các nghề chăn nuôi thú y, trồng và chế biến chè cho gần 1.700 người, vượt
11,2% kế hoạch.
Cùng với đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thông qua các hội, đoàn thể
như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... hàng nghìn người lao động ở Đại
Từ được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, con giống, cây trồng, vật tư nông nghiệp;
được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, ứng dụng tiến bộ khoa học
trong trồng trọt, chăn nuôi... từ đó, phát triển những mô hình kinh tế có thu nhập cao,
bền vững, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nông thôn. Ngoài ra, huyện còn chú
trọng, quan tâm hỗ trợ vốn, máy móc và trang thiết bị cho những lao động làng nghề
39
trên địa bàn huyện nhằm duy trì, phát triển nghề truyền thống, vừa giải quyết việc làm
tại chỗ, vừa đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
Với những giải pháp tích cực, đồng bộ, năm 2018, huyện Đại Từ đã giải quyết việc
làm mới cho 3.326 người, trong đó xuất khẩu lao động đạt 120 người. Trong quý
I/2019, toàn huyện đã có gần 1.000 người tìm được việc làm mới, đạt khoảng 33% kế
hoạch năm. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã
hội của địa phương. Được biết, trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa công tác
giải quyết việc làm, giảm nghèo, huyện Đại Từ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, nâng cao nhận thức của người dân về công tác giải
quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Đồng thời, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc
làm, xây dựng nông thôn mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận
vốn vay giải quyết việc làm, phát triển kinh tế nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao
động nông thôn. [11]
1.5.4 Rút ra bài học kinh nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
huyện Võ Nhai
Tóm lại: Từ thực tiễn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương,
chúng ta có thể rút ra được bài học có thể vận dụng vào giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Võ Nhai và một số địa phương khác có
điều kiện tương đồng đó là:
Trước hết, cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn trên cả ba lĩnh
vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, cần phải tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân ở khu vực
nông thôn theo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
Thứ ba, cần đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm
cho người dân nông thôn nhằm thúc đẩy xã hội hoá công tác dạy nghề ở cả Nhà
nước lẫn tư nhân.
40
Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động sang các thị trường truyền thống và
các thị trường có thu nhập cao một cách hiệu quả và an toàn để tăng cường hiệu quả
đầu ra cho lao động đã qua đào tạo.
Thứ năm, sử dụng và quản lý có hiệu quả Quỹ Quốc gia hỗ trợ đào tạo nghề cho người
lao động ở khu vực nông thôn.
1.6 Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.6.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Ở các nước trên thế giới, nghiên cứu về đào tạo nghề, chất lượng và hiệu quả đào tạo
nghề được nhiều tổ chức quốc tế, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ quan tâm.
Nhìn chung, các nghiên cứu có thể được thực hiện dưới 2 dạng: Nghiên cứu về vấn đề
đào tạo nghề nói chung và các cơ sở đào tạo nghề nói riêng. Nghiên cứu chuyên sâu
về chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo nghề. Nội dung chủ yếu mà các nghiên cứu
đề cập đến là xác định kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo, nội dung đào tạo, thực
trạng đào tạo
Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) là tổ chức
quốc tế lớn nhất dành sự quan tâm, sâu sắc đến giáo dục, đào tạo, hiệu quả và chất
lượng của giáo dục và đào tạo. Các nghiên cứu, cẩm nang hướng dẫn, chương trình
hợp tác, dự án phát triển của UNESCO khá nhiều, đa dạng về thể loại, phong phú về
nội dung. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống, chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào
tạo, năm 2013, UNESCO xuất bản cuốn “UNESCO Handbook on Education Policy
Analysis and Programming” [12] (Cẩm nang phân tích chính sách và kế hoạch hóa
giáo dục) Theo UNESCO, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề dường như quá rộng lớn
và phức tạp nêu muốn phân tích nó. Cẩm nang này của UNESCO đề xuất một phương
pháp hệ thống và cấu trúc hóa nhằm hỗ trợ việc phân tích các chính sách giáo dục và
đào tạo cũng như kế hoạch hóa lĩnh vực này để tăng cường khả năng tiếp cận, nâng
cao chất lượng và hiệu quả quản lý, giải quyết các vấn đề liên ngành, liên lĩnh vực đối
với mọi cấp trình độ cũng như loại hình giáo dục, đào tạo của mỗi quốc gia. Cẩm
nang cung cấp khung lý thuyết cho việc phân tích chính sách, hoạch định kế hoạch,
41
khuyến khích sự đối thoại chính sách giữa các cơ quan chính phủ với các đối tác phát
triển; từ đó đưa ra các hướng dẫn từng bước phân tích chính sách và hoạch định
chương trình giáo dục và đào tạo.
Hiệp hội phát triển giáo dục (Development Education Association) Vương quốc Anh
là một tổ chức nghề nghiệp, hoạt động vì mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục và đào
tạo, nâng cao năng lực của các thành viên hiệp hội, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng
và hiệu quả của giáo dục và đào tạo nghề. Năm 1001, Hiệp hội nghiên cứu và công
bố xuất bản tác phẩm với tên gọi “Measuring effectiveness in development education”
[13] (Đo lường hiệu quả phát triển giáo dục). Nghiên cứu này đưa ra các nguyên tắc
khi phân tích, đánh giá một hệ thống giáo dục; các mục tiêu đánh giá, đo lường hiệu
quả; định nghĩa các khái niệm về đánh giá, hiệu quả, tác động lan tỏa, các chỉ số đo
lường hiệu quả; các cấp độ hiệu quả: cấp độ cá nhân người học; cấp độ cơ sở giáo
dục, đào tạo; cấp độ đầu tư của nhà nước; cấp độ hiệu quả nền trên toàn bộ bình diện
nền kinh tế và bình diện xã hội.
Ngoài ra còn có các hướng nghiên cứu kết hợp đánh giá tới chất lượng của các mô
hình, cơ sở đào tạo nghề khác nhưng có thể nhận thấy đều đề cập đến nội dung cơ bản
của việc đào tạo nghề như tầm quan trọng, kế hoạch, phương pháp đào tạo và được
các tổ chức cá nhân nghiên cứu dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau để phù hợp,
gắn liền với bối cảnh xã hội thực tiễn.
1.6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nghề nói
chung và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói riêng.
Nghiên cứu về “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [14] của tác giả Phan Chính
Thức đã đi sâu nghiên cứu đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới của đào tạo
nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng
nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Tác giả Nguyễn Viết Sự đã có một nghiên cứu khá công phu về “Giáo dục nghề
nghiệp – những vấn đề và giải pháp” [15]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhận diện
42
những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam, từ
chương trình, phương pháp, nội dung, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, khả
năng thích ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Các tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến đã có nghiên cứu về Phát triển lao
động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn [16]. Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã đề cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Những nội dung về đổi mới chương
trình giảng dạy, tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp với thiết bị, công nghệ
của sản xuất, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; đổi mới phương
pháp kiểm tra, đánh giá; kiểm định chất lượng các trường nghề; đáp ứng nhu cầu nhân
lực kỹ thuật của nền kinh tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đảm bảo hiệu quả
đầu tư cho giáo dục và dạy nghề.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu, các bài báo, đề tài nghiên cứu khác
được nêu trong tài liệu tham khảo của luận văn. Những nghiên cứu trên có các cách
tiếp cận khác nhau về đào tạo nghề, trong đó có nâng cao chất lượng về đào tạo nghề
ở nước ta. Tuy nhiên, để có nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá về thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai thì
chưa có nghiên cứu nào đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Do vậy đề tài: “Nâng cao
chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai” là một đề tài
mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong quá trình thực hiện đề tài,
bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng
tham khảo, kết hợp việc khảo sát những vấn đề mới phát sinh nhất là về lý luận và
thực tiễn của chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Võ Nhai. Từ
đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở địa phương trong thời gian tới.
43
Kết luận chương 1
Nội dung chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó đã trình bày các vấn đề về các khái
niệm liên quan, nội dung đào tạo nghề nghề, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo
nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, kinh nghiệm đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại một số địa phương khác. Từ đó là cơ sở tác giả phân tích
đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đề cập trong nội dung chương 2.
44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VÕ NHAI
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện
cách thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông - Bắc theo Quốc lộ 1B. Phía Đông
giáp huyện Bắc Sơn, huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn); Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ
và huyện Phú Lương; Phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc
Giang); Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn).
- Đặc điểm địa hình khá phức tạp, chủ yếu là vùng núi dốc và vùng núi đá vôi (chiếm
trên 92%).
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa
khô. Nhiệt độ trung bình năm là 22,4oC. Lượng mưa bình quân 1.941,5 mm/năm, phân
bố không đồng đều.
- Tổng diện tích đất tự nhiên là 83,924 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp với 61.758,1 ha
chiếm 73,56%; đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ với 11.473,09 ha (13,67%). Ngoài
ra, huyện còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng với 7.808,1 ha, chiếm 9,3% tổng
diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Tài nguyên nước: Trên địa bàn huyện Võ Nhai hiện nay có 2 hệ thống sông nhánh
trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương (Sông Nghinh Tường, Sông Dong),
được phân bố đều ở hai vùng phía Nam và phía Bắc của huyện. Ngoài ra trên địa bàn
huyện có khá nhiều hồ, đầm lớn nhỏ khác nhau, ngồn nước ngầm cũng tương đối
phong phú, chất lượng nước phần lớn là nước ngọt, mềm, chưa bị ô nhiễm là nguồn
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- Tài nguyên khoáng sản: Võ Nhai nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam,
thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, có nguồn tài nguyên khá phong phú về
chủng loại và trữ lượng. Như: Kim loại màu (chì, kẽm, vàng,); khoáng sản phi kim
loại (Phốtphorít ); núi đá vôi, đất sét;
45
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ: Trong những năm gần đây việc phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển tích cực, tạo điều kiện
cơ bản cho tăng trưởng kinh tế của huyện trong thời gian tới. Huyện đã quy hoạch
được Cụm Công nghiệp nhỏ Trúc Mai, Cụm Công nghiệp Cây Bòng và đề ra nhiều
giải pháp nhằm phát triển các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Hiện nay trên địa
bàn huyện đã có 54 nhà máy, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động. Trên địa bàn huyện
có một số doanh nghiệp lớn như: Nhà máy xi măng La Hiên, Công ty cổ phần sản xuất
gang Hoa Trung, Công ty Cổ phần Trọng Tín và Cụm Công nghiệp nhỏ Trúc Mai,
Cụm Công nghiệp Cây Bòng, Công ty May TNG Thái Nguyên chi nhánh Võ Nhai đã
đi vào hoạt động, thu hút vốn đầu tư của một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tình hình dân số và lao động của huyện Võ Nhai
Huyện Võ Nhai có 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã vùng cao, 3 xã miền núi và 1
thị trấn. Cộng đồng sinh sống tại huyện Võ Nhai gồm có 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là
dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao. Hệ thống giáo dục từ bậc học Mầm non đến Trung học
phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học,
đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và
dạy nghề năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo
chuyên nghiệp của huyện có tỷ lệ còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Tại thời điểm năm 2018, dân số huyện Võ Nhai là 68.708 người, mật độ dân số trung
bình 77 người/km2. Tổng số hộ toàn huyện là 18.154 hộ. Bình quân mỗi hộ có 4,005
nhân khẩu.
Khu vực nông thôn có 16.957 hộ với 61.148 nhân khẩu, chiếm 94,28% tổng số hộ và
94,71% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện
là 40.777 lao động, chiếm 94,71% tổng số lao động trong toàn huyện. Số lao động
trong ngành nông nghiệp 35.334 lao động, chiếm 82,88% số lao động trong toàn
huyện. Số lao động trong ngành công nghiệp chiếm 6,06% và ngành dịch vụ chiếm
11,06% tổng số lao động trong toàn huyện [17]. Điều đó cho thấy số lao động trong
46
nông thôn chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp thuần tuý, số lao động trong
ngành công nghiệp và dịch vụ lại chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn. Vì vậy đã gây
khó khăn trong việc phát triển kinh tế và công cuộc xoá đói giảm nghèo.
b. Kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện Võ Nhai
Trong những năm gần đây được sự đầu tư của nhà nước bằng các chương trình, dự án
như chương trình 135, chương trình 134, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung,
chương trình kiên cố hoá trường học.... nên bộ mặt cơ sở hạ tầng của huyện cũng đã có
những phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy so với nhu cầu thực tế thì vẫn còn nhiều công
trình hạ tầng cần được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
- Đường giao thông: Toàn huyện Võ Nhai có 638,7 km đường giao thông, trong đó
đường Quốc lộ 1B dài 28 km; đường tỉnh lộ 265 có chiều dài 23,5 km kéo dài từ thị
trấn Đình Cả đến xã Bình Long; có 98,9 km đường giao thông liên huyện; có 486,4 km
đường giao thông liên xã, đường nội thị Đình Cả 1,4 km [18]. Các tuyến giao thông
này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giao lưu, thông thương, phát triển kinh
tế nông thôn của huyện. Tuy nhiên do địa hình vùng cao, cấp đường thấp nên mỗi lần
mưa to đã gây hư hỏng nặng ở nhiều nơi nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu
kinh tế giữa các vùng trong huyện.
- Hệ thống điện: Võ Nhai là huyện vùng cao, dân cư sống không tập trung vì vậy việc
cung cấp điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn. Hiện nay trên dịa bàn huyện có 59 trạm biến áp, 126,1 km đường điện 0,4 KV.
Đang đầu tư xây dựng 2 trạm biến áp, 7 km đường dây trung áp, 12km đường dây 0,4
KV tại xã Bình Long. Hiện nay còn nhiều xóm bản chưa có điện lưới quốc gia. nhu
cầu xây dựng lưới điện của các xã trên địa bàn huyện trong thời gian tới còn rất lớn: 35
trạm biến áp, đường dây trung áp 92,8 km, đường dây 0,4 KV là 196,2 km.
- Hệ thống thuỷ lợi: Hiện nay trên địa bàn huyện Võ Nhai có 8 hồ chứa, 36 đập tràn và
14 trạm bơm, có tổng số 94,2 km kênh mương dẫn nước, trong đó kênh xây kiên cố là
29,8 km, kênh đất là 64,3 km. Các công trình thuỷ lợi tập trung đa số ở các vùng trung
tâm và một số xã phía nam của huyện. Lượng nước của 8 hồ chứa với các công trình
47
thuỷ lợi được xây dựng gần đây đã hỗ trợ rất lớn cho việc thâm canh tăng năng suất
cây trồng, đảm bảo tưới cho 894,8 ha trong 2 vụ.
- Y tế: Hệ thống y tế của huyện về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh
của nhân dân, toàn bô 15/15 xã, thị trấn đã có trạm y tế. Toàn huyện có 165 giường
bệnh với 251 cán bộ y tế. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt, công tác
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm ngay từ tuyến cơ sở.
- Giáo dục: Trong những năm gần đây, các trường học trên địa bàn huyện đã được
kiên cố hoá, cơ sở vật chất dần được hoàn thiện và mở rộng, phòng học kiên cố cấp 4
chiếm 76%. Toàn huyện có 64 trường với 743 lớp học, 1.663 giáo viên và 16.584 học
sinh. Giáo dục hướng nghiệp cũng dần được mở rộng và đáp ứng nhu cầu đào tạo cán
bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho người lao động.
- Cơ sở vật chất khác: Hệ thống nước sạch, hệ thống trụ sở làm việc các xã, thị trấn, hệ
thống các phương tiện vận tải, cơ sở chế biến nông, lâm sản cũng có những bước phát
triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì còn ở mức rất khiêm
tốn cần tiếp tục được đầu tư phát triển.
Tóm lại, cơ sở vật chất huyện Võ Nhai trong những năm gần đây đã được quan tâm
đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn tương đối nghèo nàn, chưa đủ điều kiện phục vụ
yêu cầu kiến thiết cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế huyện Võ Nhai
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, tuy những năm qua được sự quan
tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nhưng cho đến nay mặt bằng chung của huyện vẫn
là một huyện nghèo nhất tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua huyện Võ Nhai đã
đạt được một số kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao
đời sống của nhân dân địa phương. Thể hiện qua các mặt sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm 2018 đạt 12,7%/năm, đây là một kết
quả rất đáng khích lệ đối với một huyện vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh
chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về thu nhập và đời sống của người dân
cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người năm
48
2015 là 46,5 triệu đ/người/năm, đến năm 2018 đạt 66 triệu đ/người/năm; sản lượng cây
lương thực có hạt năm 2015 là 58.000 tấn, đến năm 2018 đạt 64.031 tấn; sản lượng
lương thực có hạt bình quân trên đầu người của huyện năm 2018 đạt 1.590
kg/người/năm, riêng thóc đạt bình quân 560 kg/người/năm. Về chỉ tiêu xoá đói giảm
nghèo của huyện cũng đạt được nhiều thành công [19], [20].
- Cơ cấu kinh tế của huyện Võ Nhai giai đoạn 2015- 2018:
Bảng 2. 1 Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành huyện Võ Nhai giai đoạn 2014-2018
Năm Tổng
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
2014 980,73 280,49 28,6 602,17 61,4 98,073 10
2015 1153,8 310,38 26,9 733,83 63,6 109,61 9,5
2016 1512,6 364,54 24,1 1.008,92 66,7 139,16 9,2
2017 1707,5 387,60 22,7 1.145,73 67,1 174,16 10,2
2018 1854,7 372,80 20,1 1.287,18 69,4 194,75 10,5
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2014 - 2018 có biến
động theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch
vụ. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mức trung bình, trong đó giá trị sản xuất của
ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 28,6% năm 2014 giảm xuống còn 20,1% năm 2018
(bình quân giảm 2,1%/năm), tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 8% (bình
quân 2,0%/năm), tỉ trọng của ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ từ 10,0% năm 2014
lên 10,5% năm 2018 (0,1%/năm).
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện Võ Nhai đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy
nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy tỉ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của Võ
Nhai 4 năm (2014 - 2018) giảm nhanh qua các năm hoàn toàn không chỉ do có sự tăng
trưởng nhanh của giá trị sản xuất trong các ngành công nghiệp (24,9%/năm) và dịch
vụ (21,2%/năm) mà chính là do mức tăng trưởng thấp về giá trị sản xuất hàng năm của
ngành nông nghiệp (6,1%/năm). Chính điều này đã hạn chế đến sự phát triển kinh tế
xã hội ở vùng nông thôn của huyện Võ Nhai, từ đó tác động đến kết quả xoá đói giảm
49
nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện. Do vậy, hiện nay Võ Nhai đang cần có kế
hoạch, giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.
2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Võ Nhai
2.2.1 Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện
Trên địa bàn huyện Võ Nhai hiện nay có 02 đơn vị đào tạo nghề chính đó là
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện (trước đây là
Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên) và Trạm Khuyến
Nông huyện Võ Nhai là 02 đơn vị trong những năm qua đảm nhận công tác đào
tạo nghề cho LĐNT của huyện.
2.2.2 Các yếu tố cơ bản của các đơn vị đào tạo nghề
2.2.2.1 Trang thiết bị của cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện: Trang thiết bị phục
vụ dạy nghề cơ bản đáp ứng được nhu cầu học và dạy nghề. Trung tâm có 01 nhà 2
tầng gồm 5 phòng học, 01 nhà 3 tầng gồm 4 phòng học được đầu tư từ trước năm
2007. Các trang thiết bị được đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo lý thuyết và
thực hành của học viên học nghề. Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết với các xã, thị trấn để
dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT...
Các ngành nghề được đào tạo gồm:
+ Nghề phi nông nghiệp: Điện công nghiệp, điện dân dụng, hàn, chế biến sản phẩm
mộc, may công nghiệp, thiết kế thời trang, tin học văn phòng, thêu ren;
+ Nghề nông nghiệp: Chăn nuôi, thú y, trồng và chế biến chè, trồng rau an toàn, trồng
hoa, bảo vệ thựcvật.
Trạm Khuyến Nông huyện Võ Nhai: Do điều kiện đặc thù của cơ quan Trạm Khuyến
nông là cơ quan sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Võ Nhai được giao nhiệm vụ đào
tạo nghề cho LĐNT với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp nên các công trình
như lớp học phòng thực hành, thí nghiệm không có mà chủ yếu sử dụng Nhà văn hóa
của các xóm, trung tâm học tập cộng đồng của các xã làm lớp học và sử dụng ruộng,
50
chuồng trại, cơ sở chăn nuôi, trang trại của các hộ nông dân để làm khu thực hành, học
viên của các lớp đào tạo là nông dân có nhu cầu đào tạo nghề tại chỗ nên không cần có
khu Ký túc xá, cũng như các điều kiện khác. Để phục vụ cho công tác gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_cao_chat_luong_dao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong.pdf