MỤC LỤC
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn . ii
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. iii
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu.iv
Danh mục bảng biểu.v
Danh mục sơ đồ, biểu đồ.vi
Mục lục. vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .3
2.1. Mục tiêu chung.3
2.2. Mục tiêu cụ thể.3
3. Phương pháp nghiên cứu.4
3.1 Về phương pháp nghiên cứu .4
3.2. Phương pháp thu thập tài liệu .4
3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.5
3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6
4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu.6
4.2. Phạm vi nghiên cứu.6
CHƯƠNG 1 .7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.7
1.1. Tổng quan về ngân hàng về Ngân hàng thương mại .7
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại .7
1.1.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại.8
1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại .10
1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng .10
Trường Đại học Kinh tế Huếviii
1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng .11
1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng.13
1.3. Chất lượng tín dụng Ngân hàng .14
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng .14
1.3.2. Các quan niệm về chất lượng tín dụng.15
1.3.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng tín dụng cho vay của NHTM.16
1.3.4. Đánh giá chất lượng tín dụng cho vay từ phía khách hàng.18
1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay Ngân hàng.19
1.3.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tại NHTM .23
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng cho vay .26
1.4.1. Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển củacác NHTM.26
1.4.2. Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay là đòi hỏi bức thiết đối với sự phát
triển của nền kinh tế - xã hội.27
1.5 Bài học kinh nghiệm của hệ thống NHTM ở một số nước trên thế giới về quản
lý và nâng cao chất lượng tín dụng cho vay.28
1.5.1. Kinh nghiệm của NHTM một số nước trên thế giới .28
1.5.2. Những bài học kinh nghiệm.30
1.6. Tình hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng.31
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY TẠI BIDV
TỈNH QUẢNG TRỊ .33
2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV .33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .33
2.1.2. Cơ cấu bộ tổ chức bộ máy của BIDV .36
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2012.39
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng BIDV Quảng Trị .48
2.2.1. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng cho vay BIDV Quảng Trị .48
2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ cho vay ở BIDV Quảng Trị .50
Trường Đại học Kinh tế Huếix
2.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng cho vay của
BIDV Quảng Trị .53
2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay của BIDV Quảng Trị.56
2.3.1. Thông tin chung về đối tượng khách hàng được điều tra .56
2.3.2. Kiểm định phân phối và độ tin cậy của các biến số phân tích .59
2.3.3. Phân tích hồi qui xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho
vay của BIDV Quảng Trị .66
2.3.4. Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay theo từng đối tượng khách hàng .69
2.3.5. Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay theo quy mô vốn vay .70
2.3.6. Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay theo thời hạn vay vốn .72
2.3.7. Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay theo mục đích vay vốn.73
2.3.8. Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay theo độ tuổi khách hàng.75
2.3.9. Phân tích chất lượng dịch vụ cho vay theo giới tính khách hàng .76
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO
VAY TẠI BIDV TỈNH QUẢNG TRỊ .78
3.1. Định hướng hoạt động của BIDV Tỉnh Quảng Trị .78
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị đến năm 2015.78
3.1.2. Định hướng của Ngân hành BIDV Việt Nam đến năm 2015 .78
3.1.3. Định hướng kinh doanh của Ngân hành BIDV tỉnh Quảng Trị đến năm 2015.79
3.2.1. Nhóm giải pháp về mạng lưới, con người và cơ sở vật chất.81
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng cho vay.83
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định, giám sát và
xử lý nợ vay.83
3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng cho vay.87
3.2.5. Nhóm các giải pháp vĩ mô khác.88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.91
1. KẾT LUẬN.91
2. ĐỀ NGHỊ .92
2.1. Đề nghị với Nhà nước và Chính phủ .92
Trường Đại học Kinh tế Huếx
2.2. Đề nghị với UBND tỉnh Quảng Trị.93
2.3. Đề nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, BIDV Việt Nam.94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.96
PHỤ LỤC.98
111 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay của ngân hàng BIDV tỉnh Quảng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn tại các tổ chức khác; quyết định việc chia, tách, sát nhập, mua lại, chuyển
đổi hình thức sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; quyết định các giải pháp khắc
phục các biến động lớn về tài chính của BIDV.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền nhân danh BIDV
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BIDV không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 5 năm (2012 – 2017) gồm 10
thành viên. Chức năng của Hội đồng quản trị là quản trị BIDV; quyết định chiến
lược, chính sách kinh doanh, kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh; Quyết định
thành lập chi nhánh, sở giao dịch, văn phòng đại diện đơn vị sự nghiệp và quyết định
cơ cấu tổ chức điều hành tại trụ sở chính và các đơn vị này; bổ nhiệm, miễn nhiệm và
các vấn đề liên quan đối với các chức danh Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế
toán trưởng, thư ký HĐQT, các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ và người
quản lý, người điều hành khác; Quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc
thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro; Ban hành các quy định nội bộ liên quan
đến tổ chức, quản trị và hoạt động của BIDV.
- Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do Đại hội Cổ đông bầu. có nhiệm vụ thay
mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành BIDV, thực trạng tài chính của BIDV
và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổng giám đốc: làm nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của BIDV,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của Ngân hàng
trong phạm vi được Hội đồng quản trị phân cấp
Cơ cấu tổ chức của BIDV Quảng TrịTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
38
Hình 2.1: Mô hình Cơ cấu tổ chức của BIDV Quảng Trị
Ban Giám đốc
Khối Quan hệ
khách hàng
Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối quản lý nội
bộ
PHÒNG QHKH
DN
Khối trực thuộc
PHÒNG
QLRR
P QUẢN TRỊ
TÍN DỤNG
Phòng GDKH
Phòng Quản lý và
dịch vụ Kho quỹ
Phòng
Tài chính - KT
Phòng
Tổ chức - HC
Phòng Kế hoạch
-Tổng hợp
P. GD Đông Hà
P. GD Vĩnh Linh
PHÒNG
QHKH CN
(DN
nhỏ&CN)
Tổ
Điện toán
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
39
- Ban giám đốc: điều hành toàn bộ hoạt động của Chi nhánh trong phạm vi
được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam phân cấp.
- Các phòng ban: Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc chi
nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển
khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn,
pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao, chủ động tổ chức triển khai nhiệm
vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực
được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào
việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2010-2012
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động của BIDV tăng trưởng khá cao qua các năm. Đến
cuối năm 2012, nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt hơn 1.421
tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2010 và tăng 18% so với năm 2011, cao hơn so
với mức tăng trưởng bình quân toàn hệ thống. Đây là mức tăng trưởng cao nhất
trong 03 năm gần đây.
Nguồn vốn có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tiền gửi khách
hàng của BIDV Quảng Trị (trung bình trên 80%). Năm 2010, nguồn vốn huy
động của BIDV Quảng Trị phần lớn từ nguồn vốn dân cư (chiếm 68%), đây là
nguồn huy động mang tính bền vững và hiệu quả cao. Với kết quả đã đạt
được, cùng với định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2011-2015
chung của toàn hệ thống, BIDV Quảng Trị tiếp tục duy trì cơ cấu nguồn vốn
hiện có, không ngừng đẩy mạnh huy động nguồn huy động từ dân cư (năm
2011 chiếm khoảng 59%; năm 2012 chiếm khoảng 59%) nhằm duy trì và giữ
vững nền khách hàng này.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
40
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn năm 2010-2012 của BIDV
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷtrọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
(tỷ.đồng) (%) (tỷ.đồng) (%) (tỷ.đồng) (%)
Huy động vốn cuối kỳ 920 1.206 1.421
ĐCTC 118 13 375 31 390 27
TCKT 180 20 118 10 186 13
Dân cư 622 68 713 59 845 59
Huy động vốn bình quân 836 1.108 1.340
ĐCTC 115 14 331 30 385 29
TCKT 154 18 116 10 172 13
Dân cư 567 68 661 60 783 58
HĐV CK theo loại tiền 920 1.206 1.421
VNĐ 862 94 1,140 95 1,368 96
Ngoại tệ (qui đổi) 58 6 66 5 53 4
HĐV CK theo kỳ hạn 920 1.206 1.421
KKH 199 22 162 13 202 14
1-3 thang 297 32 493 41 525 37
<3 - 6 tháng 193 21 243 20 279 20
<6 - 9 tháng 54 6 7 1 9 1
<9 - <12 tháng 8 1 5 0 2 0
12 - 24 tháng 168 18 295 24 403 28
>24 tháng 1 0 1 0 1 0
“ Nguồn : Báo cáo của BIDV Quảng Trị”
Có thể nói, trong năm 2012 huy động vốn của BIDV Quảng Trị đối mặt
với nhiều khó khăn, tuy nhiên bằng việc áp dụng đồng bộ các chính sách hợp
lý, triển khai nhiều hoạt động huy động vốn cạnh tranh. nên đến cuối năm
2012 BIDV Quảng Trị vẫn vượt qua thách thức để đạt tốc độ tăng trưởng huy
động vốn nhất định.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
41
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Dư nợ tín dụng của BIDV Quảng Trị tính đến 31/12/2012 hơn 1.541 tỷ
đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2011 (toàn ngành tăng trưởng 8,91%), là mức
tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của Ngân hàng nhà nước và
phù hợp với nền khách hàng cũng như môi trường kinh doanh.
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng năm 2010-2012 của BIDV
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Dư nợ cuối kỳ 1.214,25 100% 1.387,17 100% 1.541,89 100%
Phân theo đối tượng
TCKT 1.044,00 86% 1.194,93 86% 1.289,65 84%
Bán lẻ 170,25 14% 192,24 14% 252,24 16%
Phân theo thời gian
Ngắn hạn 722,21 59% 829,17 60% 902,84 59%
Trung hạn 204,84 17% 189,15 14% 201,39 13%
Dài hạn 287,20 24% 368,85 27% 437,66 28%
Cơ cấu, chất lượng TD
Tỷ trọng TDH 40,52% 40,23% 41,45%
Dư nợ TDH 492,04 558,00 639,05
TDH DN 389,80 443,18 473,73
TDH bán lẻ 102,24 114,82 165,32
Nợ xấu 9,85 8,28 13,24
Tỷ lệ nợ xấu 0,81% 0,60% 0,86%
Tỷ lệ nhóm II 11,28% 9,87% 7,88%
Nợ QH 10,5 22,4 42,9
Thu nợ ngoại bảng 0,5 0,35 0,6
“ Nguồn : Báo cáo của BIDV Quảng Trị”
Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát gắn với chất lượng tín dụng đáp ứng
vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các công trình trọng điểm của tỉnh nhà cũng như hỗ
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
42
trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vừa đồng thời kết hợp với kiểm soát
chất lượng tín dụng để hoạt động tín dụng của BIDV Quảng Trị luôn an toàn và
hiệu quả (Tỷ lệ nợ xấu của BIDVQuảng Trị qua ba năm đều ở mức dưới 3%).
Kinh doanh là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng
như các nghành nghề khác lợi nhuận luôn gắn liền với mạo hiểm và rủi ro hiệu quả
sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của
ngân hàng. Với nguồn huy động đã có sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất là công
việc hết sức khó khăn. Nếu nguồn vốn lớn mà dư nợ nhỏ thì ngân hàng sẽ bị ứ đọng
vốn.
Ngân hàng không tìm được khách hàng tin cậy để cho vay. Nhưng nếu dư nợ
tín dụng tăng quá cao thì cũng không phải là điều tốt. Bởi vì dư nợ quá cao là thể
hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trước mắt là đã sử dụng tốt nguồn huy
động được, song về mặt lâu dài vòng quay vốn chậm, khi đó sẽ làm giảm đi hiệu
quả sinh lời của ngân hàng, khả năng xẩy ra rủi ro cao. Dư nợ tín dụng cao có thể
dẫn đến có những khoản nợ không thể thu hồi được khi đến hạn và khi đã ra hạn nợ
mà khách hàng vẫn không thể trả nợ lúc đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Việc này
làm quay vòng vốn sẽ chậm, hạn chế khả năng mở rộng thị phần của ngân hàng.
Mặc dù nhà quản trị nào cũng hiểu được điều này song hoạt động kinh doanh
tín dụng của bất kỳ ngân hàng thương mại cũng không thể chánh khỏi tình trạng có
nợ quá hạn và là một vấn đề bức xúc cần giải quyết đặc biệt là trong nền kinh tế
càng phát triển nhưng nhiều rủi ro như hiện nay.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối
Mặc dù những khó khăn chung của nền kinh tế, của các khách hàng truyền
thống đã làm hạn chế nguồn thu dịch vụ chủ chốt của BIDV Quảng Trị như tài trợ
thương mại, ngân quỹ. Tuy nhiên, với sự nổ lực rất lớn trong việc tìm kiếm khách
hàng cũng như kết hợp bán chéo sản phẩm đối với các khách hàng truyền thống nên
thu dịch vụ ròng của BIDV Quảng Trị trong năm 2012 đạt 12,413tỷ đồng tăng
trưởng 17% so với năm 2011.
Bên cạnh đó các chính sách của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước theo hướng
thắt chặt nhằm tăng mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng đã khiến phạm vi thị
trường ngoại hối bị thu hẹp, tỷ giá USD/VND ổn định liên tục từ đầu năm dẫn đến
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
thu nhập trên 1 đơn vị ngoại tệ giảm mạnh. Với điều kiện thị trường không gặp
thuận lợi như trên, kết quả kinh doanh ngoại hối của BIDV cũng bị ảnh hưởng
không nhỏ.
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu dịch vụ và kinh doanh ngoại hối năm 2010 -2012
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2012/2011Số tiền Số tiền Số tiền
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%)
Thu dịch vụ ròng theo dòng
sản phẩm 7,988 10,582 12,413 17
Dịch vụ thanh toán 2,084 2,283 2,427 6
Dịch vụ kiều hối (WU) 0,032 0,043 0,054 26
Dịch vụ bảo lãnh 5,264 6,696 8,011 20
Dịch vụ tài trợ thương mại 0,024 0,122 0,009 -93
Bảo lãnh trái phiếu
Dịch vụ Thẻ 0,172 0,229 0,282 23
Dịch vụ hoạt động tín dụng 0 0,275 0,712 159
Dịch vụ Ngân quỹ 0,022 0,026 0,016 -38
Thu dịch vu bảo hiểm 0,048 0,052 0,069 33
Thu từ dịch vụ BSMS 0,159 0,303 0,307 1
Các dịch vụ khác 0,183 0,553 0,526 -5
Thu từ hoạt động KDNT và
phái sinh 0,162 0,318 0,217 -32
TỔNG THU DỊCH VỤ RÒNG 8,150 10,900 12,63 16
“ Nguồn : Báo cáo của BIDV Quảng Trị”
Qua đó cho thấy hoạt động dịch vụ của BIDV Quảng Trị ngày càng phát triển và
mang lại thu nhập cao. Có được điều này, một phần nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ
công nhân viên, cũng như sự tin tưởng của khách hàng sử dụng dịch vụ.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
Nhờ sự xác định đúng chiến lược kinh doanh và xác định thị trường mục
tiêu hợp lý, kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV luôn ở mức cao, tốc độ tăng
trưởng đều đặn năm sau cao hơn năm trước. Vì thế, lợi nhuận của BIDV không
ngừng tăng lên qua các năm.
Phát huy vai trò của mình, BIDV đã từng bước có chiến lược phát triển hợp
lý và đã trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu đất nước. Chiến
lược phát triển kinh doanh sắp tới, dự kiến lợi nhuận của Ngân hàng sẽ tăng bình
quân 25%/năm giai đoạn 2010 – 2015.
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
ĐVT: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng tài sản có 1.253,9 1.435,6 1.593
Tổng thu nhập hoạt động 47,98 61,90 73,35
Lợi nhuận trước thuế 27,18 35,30 42,70
Doanh lợi tài sản (ROA) 1,94% 2,05% 2,25%
“ Nguồn : Báo cáo của BIDV Quảng Trị”
Kết thúc tài chính năm tài chính năm 2012, BIDV Quảng Trị đạt kết quả lợi nhuận
trước thuế là 42,7 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2011. Doanh lợi tài sản ROA trong năm
2012 đã tăng lên là 2,25%. Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong
những năm vừa qua là rất phát triển và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là cao. Cùng với sự
phát triển của mạng lưới các phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh, dự kiến kết quả hoạt động
kinh doanh của BIDV Quảng Trị trong năm 2013 sẽ đạt mức lợi nhuận cao.
Với những kết quả đạt được trong năm 2012 và những kế hoạch trong năm 2013,
BIDV tiếp tục khẳng định sự phát triển bền vững, an toàn và thích ứng linh hoạt, giữ vững
phương châm “Chia sẽ cơ hội, hợp tác thành công”.
2.1.3.5. Thời hạn hoàn vốn và vòng quay vốn tín dụng
Trong thẩm định cho vay cũng như trong quá trình đánh giá nhìn nhận công
tác cho vay, BIDV Quảng Trị luôn chú trọng xem xét đến thời hạn hoàn trả vốn
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
vay để đánh giá khả năng trả nợ của từng khách hàng, bên cạnh đó luôn đánh giá
vòng quay vốn tín dụng để xem xét hiệu quả của tín dụng. Việc xác định các nội
dung này là việc làm thường xuyên của cán bộ và các chi nhánh.
a. Thời hạn hoàn trả vốn tín dụng của khoản vay (dự án): được dựa trên cơ
sở các khoản thu nhập để trả nợ và số nợ phải trả; được phân theo loại cho vay
ngắn hạn hoặc trung dài hạn, được xác định trước lúc cho vay và điều chỉnh trong
quá trình sử dụng vốn. Đối với cho vay ngắn hạn thường được xác định theo
tháng, quý, 6 tháng hoặc năm theo vòng chu chuyển vốn của dự án và các khoản
thu của khách hàng. Đối với cho vay trung, dài hạn được xác định qua từng năm
theo tiến độ dự án và các khoản khấu khao tài sản, khoản thu nhập của khách
hàng. Đây là việc làm bắt buộc trước khi cho vay và được theo dỏi thường xuyên
trong thời gian vay của khách hàng.
b. Vòng quay vốn tín dụng của BIDV Quảng Trị
Vòng quay vốn tín dụng có xu hướng tăng lên qua các năm, thời gian thời
gian luân chuyển vốn tín dụng được rút ngắn. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn
tín dụng có hiệu quả ngày càng tốt hơn qua các năm, chất lượng vốn tín dụng
được nâng lên. Thời gian rút ngắn của chu chuyển vốn tín dụng chứng tỏ hiệu quả
của các dự án có vốn ngân hàng tham gia thể hiện trên vòng quay vốn của dự án
được rút ngắn, hiệu quả dự án tốt hơn. Vòng chu chuyển vốn tín dụng tăng cả tín
dụng ngắn hạn và trung dài hạn; ngắn hạn từ 1,19 vòng lên 1,49 vòng, thời gian
được rút ngắn từ 10 tháng xuống còn 8 tháng, trung dài hạn từ 0,3 vòng lên 0,33
vòng, thời gian được rút ngắn xuống còn 36 tháng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
Bảng 2.5 Vòng quay vốn tín dụng và thời gian hoàn vốn của BIDV Quảng Trị thời kỳ 2010 - 2012
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
So sánh 2012/2010
Số tiền %
1. Doanh số cho vay Tỷ đồng 1.862,27 2.437,21 2.845,35 983,08 53
- Ngắn hạn Tỷ đồng 1.646,03 2.166,78 2.615,14 969,11 59
- Trung hạn, dài hạn Tỷ đồng 216,24 270,43 230,21 13,97 6
2. Doanh số thu nợ Tỷ đồng 1.654,24 2.264,29 2.690,63 1.036,39 63
- Ngắn hạn Tỷ đồng 1.451,70 2.059,82 2.541,47 1.089,77 75
- Trung hạn, dài hạn Tỷ đồng 202,54 204,47 149,16 (53,38) -26
3. Tổng dư nợ cuối kỳ Tỷ đồng 1.214,25 1.387,17 1.541,89 327,64 27
- Ngắn hạn Tỷ đồng 722,21 829,17 902,84 180,63 25
- Trung hạn, dài hạn Tỷ đồng 492,04 558,00 639,05 147,01 30
4. Tổng dư nợ bình quân Tỷ đồng 1.027,24 1.243,42 1.403,51 376,27 37
- Ngắn hạn Tỷ đồng 606,00 739,21 807,27 201,27 33
- Trung hạn, dài hạn Tỷ đồng 421,24 504,21 596,24 175,00 42
5-Vòng quay vốn tín dụng
- Ngắn hạn vòng 1,19 1,21 1,49 0,3 25
- Trung hạn, dài hạn vòng 0,30 0,30 0,33 0,03 10
6- Thời gian hoàn vốn
- Ngắn hạn tháng 10 9 8
- Trung hạn, dài hạn tháng 40 40 36
“ Nguồn : Báo cáo của BIDV Quảng Trị”
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
47
Xét về số lượng tín dụng có thể nhìn thấy doanh số cho vay và dư nợ các năm
có tốc độ năm sau cao hơn hẳn các năm trước; doanh số cho vay năm 2012 tăng 53%
so năm 2010, dư nợ cuối kỳ năm 2012 tăng 27% so với năm 2010, dư nợ bình quân
năm 2012 tăng 37% so năm 2010; cho thấy nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng đồng đều
thì vòng quay vốn tín dụng năm sau sẽ cao hơn các năm trước. Điều này chứng tỏ
hiệu suất sử dụng vốn tín dụng của BIDV Quảng Trị rất khả quan.
Như vậy, trên phương diện các tỷ lệ và số lượng vòng quay vốn tín dụng
BIDV Quảng Trị qua các năm có xu hướng được nâng lên, chứng tỏ chất lượng
phục vụ cũng như chất lượng sử dụng vốn của khách hàng vào họat động kinh
doanh tốt hơn đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của BIDV Quảng Trị từng bước
được khẳng định qua các năm.
2.1.3.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay
Mục tiêu cuối cùng của các Ngân hàng thương mại là lợi nhuận mang lại
trong họat động kinh doanh, chất lượng dịch vụ cho vay được nâng cao chỉ thực
sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu
nhập từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của
ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của BIDV
Quảng Trị các năm thể hiện ở bảng 2.6.
Qua ba năm, BIDV Quảng Trị kinh doanh đều có lãi, với mức độ năm sau
cao hơn năm trước, trong đó lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay chiếm tỷ
trọng khá cao ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của đơn vị: năm 2010 41%, năm
2011 36%, năm 2012 37%. Điều này nói lên tính chất hoạt động của hệ thống
BIDV cũng như phần lớn hệ thống các ngân hàng khác đang phụ thuộc vào hoạt
động tín dụng, các dịch vụ ngân hàng đang từng bước được nâng cao nhưng
chưa đúng tầm 1 ngân hàng hiện đại theo xếp hạng ngân hàng. Với số liệu trên
có thể nhìn khái quát về khả năng thu hồi khoản lãi từ cho vay đối với BIDV
Quảng Trị tương đối cao, đạt trên 90%; chứng tỏ khả năng quản lý nợ vay và
chất lượng tín dụng khá tốt.
Tr
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
48
Bảng 2.6 Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2010-
2012
STT Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2012/
2011Số tiền Số tiền Số tiền
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%)
I Tổng thu nhập ròng (1+2+3+4+5) 47,98 61,90 73,35 18
1 Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng 19,49 22,47 27,29 21
2 Thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn 16,37 23,77 28,32 19
3
Thu ròng điều chuyển vốn nội bộ của
TSN-TSC khác 3,97 4,76 5,11 7
4 Thu nhập kinh doanh ngoại tệ và PS 0,16 0,32 0,22 -32
5 Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ 7,99 10,58 12,41 17
II Chi phí 21,30 25,20 28,30 12
III Chênh lệch thu chi (I-II) 26,68 36,70 45,05 23
IV Dư quỹ DPRR 19,62 21,42 24,12 13
V Trích DPRR - 1,80 2,70 50
VI Thu nợ hạch toán ngoại bảng (HTNB) 0,50 0,40 0,35 -13
VII Lợi nhuận trước thuế : (III-V+VI) 27,18 35,30 42,70 21
VIII LNTT bình quân đầu người 0,292 0,364 0,415 14
IX Lợi nhuận sau thuế 20,39 26,48 32,03 21
X Lợi nhuận sau thuế BQ đầu người 0,219 0,273 0,311 14
(Nguồn: Báo cáo của BIDV Quảng Trị)
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng BIDV Quảng Trị
2.2.1. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng cho vay BIDV Quảng Trị
Dựa trên cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đã được trình bày ở Chương 1, kết
quả đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của BIDV Quảng Trị được:
Tỷ lệ NQH được tính bằng tổng số NQH/ tổng dư nợ. Đây là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng về phía ngân hàng.Trư
ờ
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
Bảng 2.7 Tình hình NQH theo thành phần kinh tế của BIDV Quảng Trị thời
kỳ 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
1.DNNQD 7,8 74 13,8 62 29,1 68
2.Hộ sản xuất, cá thể 2,7 26 8,6 38 13,8 32
Tổng cộng NQH 10,5 100 22,4 100 42,9 100
Tổng dư nợ 1.214 1.387 1.542
Tỷ lệ NQH/DN 0,86% 1,61% 2,78%
Nguồn: Báo cáo của BIDV Quảng Trị
NQH trong mấy năm đã tăng lên một cách đáng kể, cả về số tuyệt đối và tương
đối. Năm 2010 tổng số NQH là 10,5 tỷ đồng; năm 2011 NQH là 22,4 tỷ đồng; đến
năm 2012 NQH 42,9 tỷ đồng. NQH tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, điều này cũng lý giải tỷ trọng số lượng đầu tư vào đối
tượng này lớn nên tỷ trọng NQH cao hơn, mặt khác như phân tích ở trên, đầu tư đối
tượng này rủi ro cao hơn các đối tượng khác, nhất là trong những năm vừa qua chịu
ảnh hưởng của các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ và ảnh hưởng của
thiên tai.
Nhìn nhận số liệu về NQH trên chưa có thể đánh giá về chất lượng tín dụng của
BIDV Quảng Trị có xu hướng xấu hơn hay tốt hơn vì theo quy định NHNN cho phép
NQH lớn hơn 5% mới đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay có vấn đề; nhưng có thể
nhận thấy biến động nợ quá hạn BIDV Quảng Trị có xu hướng tăng, cần cảnh báo khả
năng rủi ro khó thu hồi trong các khoản NQH đang tiềm ẩn mất vốn.
Xem xét hai năm 2011 và 2012 thì tỷ lệ NQH ở các thành phần kinh tế thể
hiện như sau:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
Bảng 2.8 NQH các thành phần kinh tế của BIDV Quảng Trị thời kỳ 2011-
2012
ĐVT: tỷ đồng
Thành phần kinh tế Năm 2011 Năm 2012 + / -
- DNNQD 13,8 29,1 15,3
- Hộ sản xuất, cá thể 8,6 13,8 5,2
Tổng cộng 22,4 42,9 20,5
Nguồn cung cấp số liệu: Báo cáo của BIDV Quảng Trị
Với số liệu 2 bảng 2.7 và 2.8 có thể nhìn nhận tổng số NQH tăng nhanh
trong đó đối tượng khách hàng là DNNQD; số liệu trên cũng cho thấy đối tượng
khách hàng có chất lượng tín dụng tốt là các dự án lớn, khu vực vùng kinh doanh
hàng hoá, kinh doanh vật liệu xây dựng.
2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ cho vay ở BIDV Quảng Trị
Trong 3 năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ của BIDV Quảng Trị được duy trì ở
mức ổn định, dư nợ năm 2012 tăng 27% so với năm 2010, trong đó tăng trưởng
năm 2011 và 2012 nằm trong khoảng từ 10%-15%; trong khi đó chất lượng tín
dụng có biến động trong tầm kiểm soát nhưng có biểu hiện tăng cả số tuyệt đối và
tương đối. Nhận thức được chất lượng tín dụng tốt là yếu tố sống còn của hoạt
động Ngân hàng, những năm qua BIDV Quảng Trị đã chú trọng công tác quản lý
chất lượng tín dụng bằng nhiều giải pháp quản lý điều hành với nhiều nội dung
phong phú từ đó đã giữ được mức an toàn theo quy định của NHNN Việt Nam.
Nhũng nội dung quản lý thể hiện trên một số nét chủ yếu như sau:
a. Thực hiện cho vay đúng qui trình, qui định về trình tự thủ tục cấp tín
dụng đối với khách hàng doanh nghiệp theo Quyết định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày
14 tháng 7 năm 2009 của Tổng giám đốc và quy trình cấp tín dụng bán lẻ theo
Quyết định số 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Tổng giám đốc
và tích cực thu hồi nợ đến hạn, quá hạn.
+ Tiến hành tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành quy trình quy định
cho vay, thu nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển NQH... Các Phòng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
giao dịch trực thuộc cần phân tích mức tăng trưởng có phù hợp hay không, có
kiểm soát và quản lý được không, đối tượng đầu tư có phù hợp với cơ cấu và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế hay không, hiệu quả bền vững và khả năng trả nợ của
khách hàng như thế nào? Có hiện tượng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ để
cho vay tiếp hay không hoặc tăng dư nợ khách hàng mới làm tăng tín dụng?
+ Phân tích và làm rõ những hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng như: Việc xác định kỳ hạn nợ có phù hợp với chu kỳ SXKD và
khả năng trả nợ của khách hàng hay không, việc điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ có
thật sự phù hợp với nguyên nhân khách quan hay không hoặc là do chủ quan đưa
lại. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc chế độ có biểu hiện tham
ô, trục lợi, gây nhũng nhiễu đối với khách hàng.
+ Kiểm tra cho vay 100% các khoản vay về hồ sơ vay vốn, tình hình sử
dụng vốn vay, khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích phải xử lý
kịp thời và cần thiết áp dụng chế tài tín dụng.
+ Đối với các DN, cần phân tích kỹ tình hình SXKD, tình hình tài chính có
nợ tồn đọng, dây dưa hay không, có biện pháp, thiện chí trả nợ dần, hay ỷ lại, nợ
lãi dây dưa để có biện pháp xử lý thích hợp.
+ Kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng, không được vượt trong bất kỳ
trường hợp nào, thời gian nào. Kiên quyết không cho vay nếu như đơn vị không
cung cấp hoặc cung cấp số liệu không rõ ràng về tình hình tài chính, tình hình
công nợ, tồn kho... tránh cho vay trùng lắp giữa các NHTM khiến cho vay khó
kiểm soát.
b. Việc mở rộng tín dụng phải tuân thủ nguyên tắc và theo quan điểm chỉ đạo
sau:
+ Việc mở rộng tín dụng thực hiện theo nguyên tắc “Có huy động tăng thêm
cộng với nguồn vốn tỉnh giao mới được tăng dư nợ”, khuyến khích các Chi nhánh tìm
mọi biện pháp hữu hiệu, bố trí thời gian, tiếp cận, tuyên truyền, quảng cáo... để huy
động vốn nội, ngoại tệ, nhất là nguồn vốn huy động từ 12 tháng trở lên để cho vay
trung - dài hạn. Tuy nhiên không tranh giành địa bàn với các Chi nhánh khác.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
+ Các món cho vay phát sinh mới đều phải được kiểm tra chặt chẽ từ khâu
nhận hồ sơ, kiểm tra xác minh, thẩm định cho đến kết thúc hồ sơ trước khi phát
tiền vay cho khách hàng.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm có hiệu quả
và kiểm soát được vốn đã cho vay. Kiên quyết không để xảy ra rủi ro do các
nguyên nhân chủ quan của cán bộ ngân hàng và khách hàng gây nên. Đây là tiêu
chuẩn đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thực hiện cũng như
năng lực điều hành của Giám đốc chi nhánh.
c. Các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng các khoản cho vay mới đảm bảo đúng theo
quy định của cơ chế tín dụng. Thẩm định, nhìn nhận khoản vay trước lúc cho vay,
kiểm tra trong quá trình thực hiện giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra
đảm bảo tiền vay, đánh giá chất lượng vốn tín dụng trong tham gia dự án của
khách hàng. Theo dỏi các khoản nợ vay và cảnh báo các khoản nợ có vấn đề; mặc
dù các khoản nợ còn trong hạn, chưa đến hạn.
Thứ hai: Tổ chức đánh giá thực chất NQH và nguyên nhân phát sinh để lập
kế hoạch, chương trình và phân công cụ thể trách nhiệm khắc phục tồn tại, yếu
kém đến từng bộ phận và từng cá nhân, kể cả cán bộ không làm tín dụng để hỗ trợ
thêm trong công tác thu hồi nợ lãi, nợ khoanh, nợ tồn đọng và nợ xử lý rủi ro.
Thứ ba: BIDV Quảng Trị đã thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_xuan_hai_1827_1912263.pdf