MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .iii
DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT .iv
DANH MỤC CÁC BẢNG. v
DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .vi
MỤC LỤC.vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI . 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN. 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ TÍN DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO. 5
1.1 KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG
CHO VAY HỘ NGHÈO. 5
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng . 5
1.1.2. Quá trình ra đời và bản chất của tín dụng ngân hàng . 6
1.1.3. Phân loại tín dụng và các hình thức tín dụng ngân hàng . 7
1.1.5 Tín dụng cho vay hộ nghèo. 9
1.2 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO . 13
1.2.1 Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo . 13
1.2.2 Hiệu quả của tín dụng cho vay hộ nghèo. 15
1.3 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG VÀ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG. 21
1.3.1 Chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ tín dụng. 21
1.3.2 Lý thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng và sự thỏa mãn củakhách hàng . 26
1.4 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO . 33
1.5 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM . 36
1.5.1 Hoạt động tín dụng ưu đãi ở một số nước trên thế giới. 36
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động NHCSXH ở Việt Nam . 41
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY HỘ
NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNHHÀ TĨNH. 44
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNHHÀ TĨNH. 44
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. 44
2.1.2 Chủ trương của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh về xóa đói giảm nghèo và
giải quyết việc làm . 45
2.1.3 Thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo tại huyện Đức Thọ,tỉnh Hà Tĩnh . 47
2.2 KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH VIỆT NAM VÀ NHCSXH CHI NHÁNH
HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH. 50
2.2.1 Khái quát về NHCSXH Việt Nam . 50
2.2.2 Khái quát về NHCSXH chi nhánh huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh . 54
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO
NHCSXH CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH. 56
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix
2.3.1 Về nguồn vốn . 56
2.3.2 Vế sử dụng vốn . 58
2.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG CHO VAY HỘ
NGHÈO NHCSXH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH . 60
2.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. 60
2.4.2 Vòng quay vốn tín dụng. 62
2.5 ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN
DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NHCSXH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNHHÀ TĨNH. 63
2.5.1 Đặc điểm mẫu điều tra . 63
2.5.2 Phân tích thống kê kết quả điều tra đánh giá của khách hàng về chất
lượng dịch vụ tín dụng cho vay hộ nghèo NHCSXH huyện Đức Thọ . 66
2.5.3 Đánh giá chất lượng tín dụng của NHCSXH huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh qua điều tra, khảo sát . 71
2.5.4 Kết quả phân tích hồi quy bội . 77
2.5.5 Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng theo giới tính. 79
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN
DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO NHCSXH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀTĨNH . 83
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHCSXH HUYỆN ĐỨC THỌ,
TỈNH HÀ TĨNH. 83
3.1.1 Phương hướng, mục tiêu của NHCSXH Việt Nam đến năm 2020 . 83
3.1.2 Định hướng hoạt động của NHCSXH huyện Đức Thọ, tỉnh Hà tĩnh đếnnăm 2020 . 84
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN
DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO NHCSXH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀTĨNH. 85
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾx
3.2.1 Về chính sách tín dụng. 85
3.2.2 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng về hoạt động tíndụng. 86
3.2.3. Nâng cao nhận thức và trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng . 87
3.2.4. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất. 88
2.2.5. Các giải pháp khác . 88
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 89
1. KẾT LUẬN. 89
2. KIẾN NGHỊ . 90
2.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ . 90
2.2 Đối với NHCSXH Việt Nam . 91
2.3 Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện. 91
2.4 Đối với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đức Thọ. 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 94
PHỤ LỤC. 97
124 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho vay hộ nghèo Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc nghiệp vụ, xây dựng quy chế thành viên trách
nhiệm tập thể của những người vay vốn, hệ thống kiểm soát, thống kê báo cáo, kỷ
cương quản lý bằng các biện pháp tổ chức kinh tế nghiêm ngặt.
- Bangladesh là nước nghèo, trình độ dân trí thấp, hệ thống tài chính, tín dụng
chủ yếu hoạt động ở thành phố; thị trường nông thôn gần như bỏ trống, do đó sự ra đời
của Ngân hàng Grameen là cần thiết đối với Bangladesh.
Với những thành tích trên, Giáo sư Yunus và Ngân hàng Grameen đã được
trao giải thưởng Nobel vì hòa bình vào năm 2006.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
38
1.5.1.2 Ngân hàng nhân dân Indonesia (Bank Rakyat Indonesia)
- Bank Rakyat Indonesia (viết tắt là BRI) là Ngân hàng thương mại thuộc sở
hữu của Nhà nước. Ngoài nhiệm vụ truyền thống là cung cấp các dịch vụ ngân hàng
cho các vùng nông thôn ở Indonesia, BRI còn tiến hành cung cấp các dịch vụ ngân
hàng tại các khu vực công nghiệp và các tổ hợp quốc tế. Hiện nay, BRI là ngân
hàng đứng thứ 3 ở Indonesia về hoạt động kinh doanh và đứng đầu về số nhân viên,
các văn phòng và màng lưới hoạt động ở nông thôn. BRI có 15 văn phòng khu vực
ở tỉnh và liên tỉnh, 325 chi nhánh tại huyện và liên huyện, 3.358 chi nhánh cơ sở
nằm tại các thôn, xã với 43.000 nhân viên.
Theo đánh giá của các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế như WB,
ADB, UNDP... thì BRI là một mô hình ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô
cho nông nghiệp, nông thôn (gồm cả dịch vụ tín dụng cho hộ nghèo) thành công
nhất trong số những nước có nền kinh tế nông nghiệp còn chiếm phần chủ yếu.
Sự thành công của BRI được quyết định bởi những yếu tố sau:
- Ngân hàng BRI phải trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ bao cấp sang kinh
doanh và khẳng định giai đoạn chuyển tiếp là cần thiết. Phần lớn cơ sở vật chất,
mạng lưới của BRI được hình thành và phát triển trong thời kỳ bao cấp của Nhà
nước. Nhờ đó, BRI đã thiết lập được một hệ thống dịch vụ tiết kiệm và cho vay đáp
ứng được yêu cầu đa dạng của nhân dân nông thôn. Ngoài ra, còn thực hiện cho vay
theo chương trình chỉ định của Chính phủ.
- Hệ thống tiết kiệm và cho vay nông thôn được phát triển với sự hỗ trợ về
chính sách rất tích cực của nhà nước. Chính phủ quy định các Ngân hàng thương
mại phải dành 20% vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ, nông dân. Tuy nhiên, sự
hỗ trợ của Nhà nước về tài chính theo xu hướng giảm dần chuyển sang mục tiêu tiếp
thị, chuyển giao công nghệ tiêu thụ sản phẩm... chủ yếu cấp vốn xây dựng cơ sở hạ
tầng theo quy hoạch, theo vùng; có chính sách hợp pháp việc sử dụng đất đai trong
nông nghiệp, tạo những điều kiện thuận lợi để nông dân sử dụng vốn có hiệu quả,
quay vòng vốn nhanh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
39
- BRI thực hiện khá thành công chương trình huy động tiết kiệm ở nông thôn
để cho dân vay theo cơ chế thị trường. Nhờ đó, BRI đóng một vai trò quan trọng
trong sự phát triển nông nghiệp ở Indonesia.
- Chính sách tự do hoá về lãi suất theo quan hệ cung cầu từng nơi, từng lúc
và cơ cấu lãi suất cho vay, bảo đảm bù đắp chi phí huy động vốn, chi phí quản lý,
bù đắp rủi ro và có lãi, là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngân
hàng BRI từ một ngân hàng bao cấp sang ngân hàng thương mại thực sự và lớn
mạnh không ngừng.
- Tổ chức giám sát chất lượng tín dụng và xử lý nợ quá hạn chặt chẽ, kịp thời
do có quỹ bù đắp rủi ro tạo lập được qua hoạt động kinh doanh. Trường hợp rủi ro
bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng) thiệt hại từ 85% trở lên được Nhà
nước cấp bù toàn bộ số vốn bị thiệt hại. Với chính sách này, các tổ chức tín dụng
yên tâm huy động vốn để đầu tư và nền tài chính của ngân hàng luôn luôn được xử
lý khá trong sạch, bảo đảm khả năng thanh toán và phát triển bền vững.
Mô hình BRI khá phù hợp với thực tiễn ở Indonesia và có nhiều vấn đề cần
xem xét vận dụng khi cải tổ hệ thống tài chính vi mô ở Việt nam.
1.5.1.3 Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng ở Thái Lan
Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng Thái Lan (BAAC) là Ngân
hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Nguồn vốn tự có ban đầu của
BAAC do Chính phủ cấp 100%. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Hội đồng quản trị
do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch.
Năng lực hoạt động của BAAC thể hiện qua một số chỉ tiêu về cơ chế hoạt
động như sau:
- Thứ nhất, cơ chế nguồn vốn
Mục tiêu hoạt động chính của BAAC là trợ cấp cho nông dân thông qua đầu
tư vốn tín dụng, vì vậy, BAAC có các nguồn vốn ưu đãi sau:
+ Ngân hàng Trung ương trợ cấp cho BAAC bằng hình thức cho vay không
lãi (trên thực tế, lãi suất từ 1-3%/năm nhưng do Ngân sách trả).
+ Các Ngân hàng thương mại phải gửi ít nhất 20% vốn vào BAAC.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
40
+ Hàng năm, Chính phủ có chỉ tiêu bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải
cho vay đối với nông nghiệp. Nếu Ngân hàng thương mại không cho vay hết chỉ
tiêu bắt buộc đó thì phải gửi số tiền còn lại vào BAAC.
+ Ngân hàng Trung ương bảo lãnh cho BAAC vay vốn nước ngoài.
+ Trong hoạt động, BAAC được miễn ký quỹ bắt buộc.
- Thứ hai, về cơ chế cho vay
+ Đối tượng được vay vốn BAAC gồm: Hộ nông dân cá thể và các hiệp hội
nông dân Thái Lan.
+ Điều kiện vay vốn: Nông dân có thu nhập dưới 10.000 baht/năm (khoảng dưới
400 USD/năm); nông dân có ít ruộng đất, thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu
vực; tuổi đời từ 20 trở lên, không mắc bệnh thần kinh; có kiến thức về sản xuất nông
nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó.
Để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn, nông dân được tổ chức thành từng nhóm
cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay Ngân hàng. Mỗi nhóm có từ
15 - 25 người; một hộ nông dân được vay vốn tối đa là 60.000 baht (tương đương
2.400 USD); người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm
nông dân.
+ Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo của BAAC thấp hơn so với lãi
suất cho vay các đối tượng khác thông thường từ 1 - 3%/năm.
Cơ chế hoạt động trên đã góp phần giúp cho hoạt động của BAAC phát triển
bền vững.
1.5.1.4 Công ty Tài chính đời sống quốc dân Nhật Bản (National Life Finance
Corporation)
Công ty Tài chính đời sống quốc dân Nhật Bản được thành lập vào ngày
01/06/1949 với mục đích cung cấp vốn cho những người dân có nhu cầu vay vốn
nhưng không thể vay được từ các tổ chức tài chính thông thường, nhằm đóng góp
vào việc nâng cao đời sống nhân dân, vệ sinh công cộng và phát triển kiện toàn nền
kinh tế quốc dân.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
41
Năng lực hoạt động của Công ty Tài chính đời sống quốc dân Nhật Bản được
thể hiện qua một số chỉ tiêu về cơ chế hoạt động của Tổ chức này như sau:
Số vốn hoạt động của Công ty là 347 tỷ Yên, toàn bộ do Chính phủ cấp. Tính
đến tháng 3/2003, Công ty đã có 152 chi nhánh với 4.822 nhân viên; doanh số cho
vay lũy kế đạt 10.339 tỷ Yên (tương đương 10 tỷ USD).
Nguồn vốn của Công ty Tài chính đời sống quốc dân Nhật Bản được chia
thành 02 loại: vốn kinh doanh và vốn tiêu thụ.
- Vốn kinh doanh được sử dụng để cho vay đối với các đối tượng sau:
+ Cho vay thông thường: là chế độ cho vay tài chính mà chủ các xí nghiệp
vừa và nhỏ của hầu hết các ngành nghề đều có thể vay được.
+ Cho vay đặc biệt: là chế độ cho vay tài chính nhằm hỗ trợ các xí nghiệp
vừa và nhỏ thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế-xã hội.
+ Cho vay cải thiện kinh doanh: là chế độ cho vay tài chính không cần bất kỳ
một hình thức bảo đảm tiền vay nào cho những người kinh doanh quy mô nhỏ đang
hoạt động theo sự chỉ đạo kinh doanh của Phòng Thương mại-Công nghiệp nhằm
mục đích cải thiện tình hình kinh doanh.
+ Cho vay vệ sinh sinh hoạt: là chế độ cho vay tài chính đối với những người
kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh sinh hoạt như: kinh doanh quán
ăn, tiệm hớt tóc, nhà trọ nhằm hiện đại hoá hoạt động kinh doanh và nâng cao
tiêu chuẩn vệ sinh.
- Vốn tiêu thụ được thực hiện để cho vay giáo dục. Đây là chế độ cho vay tài
chính được lập ra theo chính sách của Chính phủ nhằm quân bình cơ hội về giáo
dục và giảm bớt gánh nặng kinh tế của gia đình. Công ty thực hiện cho vay học
sinh, sinh viên thông qua gia đình nhằm kiểm soát việc sử dụng vốn vay của học
sinh, sinh viên và nâng cao khả năng thu hồi vốn.
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động NHCSXH ở Việt Nam
Từ thực tiễn thực hiện các loại hình tín dụng chính sách của một số quốc gia
trên thế giới, luận văn rút ra các bài học áp dụng đối với việc nâng cao năng lực
hoạt động cho NHCSXH ở Việt Nam.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
42
Thứ nhất, lựa chọn mô hình. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế xã hội điều kiện
chiến lược phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn và chủ trương chính sách của mỗi
quốc gia mà các nước lựa chọn mô hình thích hợp để thực hiện đầu tư tín dụng chính
sách. Có nước thì sử dụng hình thức sở hữu Nhà nước (Thái Lan, Malaysia, Nhật
Bản...); có nước lại sử dụng mô hình tư nhân (điển hình là Ngân hàng Grameen của
Bangladesh). Vì vậy, cần thiết phải lựa chọn và xây dựng một mô hình đầu tư tín dụng
chính sách phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia, cần học tập có lựa chọn linh hoạt
để áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng cơ chế hoạt động tốt. Để mô hình hoạt động có hiệu quả,
phát triển bền vững, đòi hỏi phải xác lập cơ chế hoạt động thích hợp với mô hình và
mục tiêu hoạt động của loại hình Ngân hàng chính sách xã hội. Cơ chế hoạt động ở đây
bao gồm: cơ chế cho vay, cơ chế tạo lập vốn, cơ chế tài chính...
Thứ ba, năng lực tài chính vững mạnh. Từ kinh nghiệm thực tiễn của các
nước cho thấy: một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của
đầu tư tín dụng chính sách là việc xây dựng nền tảng tài chính. Nhưng vấn đề là làm
thế nào để có tài chính vững mạnh để thực hiện đầu tư tín dụng chính sách. Có hai
cách chủ yếu thường được áp dụng để giải quyết về năng lực tài chính:
- Nhà nước cấp 100% vốn tự có ban đầu. Ngoài ra, Nhà nước ban hành các
chính sách quy định sự hỗ trợ, đóng góp về nguồn vốn dưới nhiều hình thức khác
nhau của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trong nước. Ngân hàng
chính sách xã hội thực hiện thu hút các nguồn vốn khác trong và ngoài nước để bổ
sung vào nguồn vốn ban đầu được cấp nhằm đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay chính
sách và qua đó để nâng cao năng lực tài chính của mình.
- Tư nhân tự bỏ vốn ra thành lập ngân hàng, sau đó Nhà nước hỗ trợ bằng các
cơ chế, chính sách trong huy động vốn và đầu tư vốn cho đối tượng chính sách xã
hội mà chủ yếu là người nghèo; đồng thời thực hiện huy động vốn từ chính người
vay vốn.
Thứ tư, tạo ra cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng của Chính phủ, các
tổ chức đoàn thể xã hội, các ngành cùng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
43
Thứ năm, xây dựng bộ máy gọn nhẹ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Do tổ chức đầu tư tín dụng thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội trên khía
cạnh chính sách xã hội nên đòi hỏi bộ máy tổ chức phải gọn nhẹ. Chất lượng nhân
lực phải đảm bảo trên cả hai khía cạnh: vừa có phẩm chất đạo đức để giúp đỡ người
nghèo, vừa có trình độ chuyên môn hướng dẫn người nghèo sử dụng vốn vay có
hiệu quả.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
44
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO
VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH
HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Đức Thọ là một huyện trung du đồng bằng Sông La và hữu ngạn Sông Lam
phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, có tổng diện tích đất tự nhiên là 20.904 ha với tổng dân số là
125.260 người trong đó 6,6% là thành thị và 93,4% là nông thôn, có 28 đơn vị hành
chính gồm 1 thị trấn và 27 xã. Trong năm 2014 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện
đạt 4.028,8 tỷ đồng (tính theo giá cố định 2010) đạt 99,56% kế hoạch; tốc độ tăng
trưởng bình quân 13,8%; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 23,7%, Công nghiệp – Tiểu
thủ công nghiệp – Xây dựng 34,7%, Thương mại – Dịch vụ 41,6% thu nhập bình
quân đầu người đạt 30,7 triệu đồng/ người/năm.
Nông nghiệp - Lâm - Thủy sản: Ủy ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo tái cơ
cấu ngành nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng nhanh về
sản lượng, quy mô, từng bước đã tổ chức sản xuất theo hướng liên kết để nâng cao chất
lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng.
Tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2014 đạt 6,91%; giá trị sản xuất nông,
lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) đạt 966,2 tỷ đồng; tỷ trọng chăn nuôi chiếm
58,7% trong cơ cấu giá trị nông nghiệp; chỉ đạo sản xuất năm 2014 đảm bảo diện
tích, cơ cấu giống, lịch thời vụ, năng suất, sản lượng đạt cao hơn năm trước, sản
lượng lương thực đạt 63,2 nghìn tấn; sản lượng thịt hơi 11.343 tấn, tăng 46% so với
cùng kỳ; sản lượng thủy sản 2 nghìn tấn; chăn nuôi, thú y đạt kết quả khá toàn diện,
công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và công tác kiểm dịch, kiểm tra thú y,
giết mổ được triển khai đồng bộ và thực hiện thường xuyên, tình hình dịch bệnh
được kiểm soát. Thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, kiểm kê
phê duyệt phương án giao đất giao rừng cho các xã.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
45
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị năm 2014 đạt 740
tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2013. Hoàn thành công tác quy hoạch và đã tổ chức
cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thuê đất. Một số hợp tác xã, tổ hợp
tác thương mại dịch vụ thu mua, chế biến nông sản ra đời và đi vào hoạt động có
hiệu quả và tiếp tục mở rộng cơ sở, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo cho nhân dân;
một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt tạo nhiều việc làm và đóng
bảo hiểm cho người lao động.
Thương mại - Dịch vụ, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu
năm 2014 đạt giá trị 1.060 tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm 2013. Tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, tập trung chỉ đạo thực
hiện các chính sách phát triển thương mại nông thôn. Tập trung tuyên truyền, phối
hợp với cơ quan quản lý thị trường kiểm tra và xử lý kinh doanh hàng hóa không rõ
nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra hoạt động của các ban
quản lý chợ, hệ thống nhà hàng, hộ kinh doanh, yêu cầu niêm yết giá công khai và
bán theo giá niêm yết. Thực hiện tốt cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam, đặc biệt là tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, trong huyện.
Về lĩnh vực Xây dựng cơ bản: Giá trị XDCB trong năm 2014 đạt 470,5/315
tỷ đồng đạt 149,4% so với kế hoạch, tăng 47,6% so với cùng kỳ.
Công tác quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản, giao thông đạt nhiều kết quả
khá, đã phát động phong trào toàn dân ra quân làm giao thông nông thôn, thuỷ lợi
nội đồng, tập trung chỉ đạo cấp xi măng hỗ trợ làm đường GTNT, GTNĐ theo chủ
trương của tỉnh đến nay đã nhận được 4.726 tấn và thực hiện được 64,34/30 km
đường GTNT - GTNĐ, đạt 214,46% kế hoạch.
2.1.2 Chủ trương của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh về xóa đói giảm nghèo và
giải quyết việc làm
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa
kinh tế chính trị xã hội sâu sắc, phải tiến hành làm thường xuyên ở tất cả các cấp,
các ngành, các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tích cực vận động
tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân để phát huy sức mạnh toàn dân tộc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
46
vào việc xóa đói giảm nghèo. Từ Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta đã đề ra chủ
trương chính sách xóa đói giảm nghèo. Nghị quyết đại hội VII nêu rõ “Cùng với
quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện
công bằng xã hội, tránh sự phân hóa giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép”. Đến
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng xác định “Xóa đói giảm nghèo là một trong
những chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa quá cấp bách trước mắt, vừa cơ
bản lâu dài”. Xóa đói giảm nghèo là vấn đề hết sức quan trọng đã được nêu ra trong
các nghị quyết của Đảng ta và đã được Chính phủ và UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện
bằng các Nghị định và chỉ thị, ngày 21/5/2002 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
“Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xáo đói giảm nghèo”. Quyết định số
24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy
định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của
UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Ban hành Quy định tạm thời một số quy định về hỗ trợ
lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Trong những năm qua, cùng với các địa phương trong cả nước cuộc vận động
xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Đức Thọ đã tạo thành phong trào quần
chúng rộng rãi, thiết thực, có ý nghĩa to lớn và mang lại hiệu quả cao. Thực hiện
Nghị quyết của Huyện Ủy, hàng năm Ủy ban nhân dân (UBND) huyện xây dựng
báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội, trong đó có các mục tiêu
chương trình kế hoạch giảm nghèo như: báo cáo số 2554/UBND-BC ngày
22/12/2014 của UBND huyện về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2014 và để ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2015 đã đặt
ra kế hoạch:
- Duy trì dân số: 105.523 người;
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 800 – 1.000 người;
- Lao động được GQVL: 1.200 người (trong đó: XKLĐ 400 người);
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới: 4,7%
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
47
2.1.3 Thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo tại huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh
2.1.3.1 Thực trạng nghèo đói
Mặc dù đã có những bước tiến trong những năm qua, nhưng Đức Thọ vẫn là
một huyện nghèo đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tiềm lực về
kinh tế còn mỏng, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, GDP bình quan đầu
người đang dưới mức trung bình chung của cả nước, nhu cầu về vốn và công nghệ
để phát triển là rất lớn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao
đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày càng gay gắt. Đến cuối năm
2014 toàn huyện còn 1.586 hộ nghèo chiếm tỷ là 4,96%, cận nghèo 2.995 hộ chiếm
tỷ lệ 9,38% so với tổng số hộ trong toàn huyện.
Bảng2.1: Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ ở huyện Đức Thọ
TT Địa phương
Tổng số
hộ năm
2014
Số hộ
nghèo
năm
2013
Kết quả
phân loại
Hộ nghèo
năm 2014
Số hộ
thoát
nghèo
Số hộ
rơi
vào
nghèo
Tổng số
hộ
nghèo
Tỷ lệ
(%)
Cột 5
chia cột
1
A B 1 2 3 4 5 6
1 Đức Lạng 890 41 4 5 42 4,72
2 Đức Đồng 1.705 108 30 6 84 4,93
3 Đức Lạc 1.112 93 27 3 69 6,20
4 Đức Hòa 940 42 5 0 37 3,94
5 Đức Long 1.473 79 30 9 58 3,98
6 Đức Lập 889 152 41 6 117 13,16
7 Đức An 1.458 146 45 5 106 7,27
8 Đức Dũng 1.191 105 51 3 57 4,78
9 Đức Lâm 1.642 128 60 6 74 4,51
10 Trung Lễ 940 43 0 1 44 4,68
11 Đức Thanh 1.181 136 23 0 113 9,59
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
48
TT Địa phương
Tổng số
hộ năm
2014
Số hộ
nghèo
năm
2013
Kết quả
phân loại
Hộ nghèo
năm 2014
Số hộ
thoát
nghèo
Số hộ
rơi
vào
nghèo
Tổng số
hộ
nghèo
Tỷ lệ
(%)
Cột 5
chia cột
1
12 Đức Thủy 998 66 21 0 45 4,51
13 Đức Thịnh 1.045 45 0 0 45 4,31
14 Thái Yên 1.764 56 2 0 54 3,06
15 Yên Hồ 1.370 56 4 0 52 3,79
16 Đức Nhân 741 30 0 0 30 4,05
17 Bùi Xá 1.090 43 0 9 52 4,77
18 Đức Yên 1.085 49 0 1 50 4,61
19 Thị Trấn 2.019 63 3 0 60 2,97
20 Tùng Ảnh 1.955 48 6 0 42 2,15
21 Trường Sơn 2.094 97 7 0 90 4,30
22 Liên Minh 1.309 102 51 8 59 4,51
23 Đức Tùng 650 69 32 3 40 6,15
24 Đức Châu 568 25 0 1 26 4,58
25 Đức La 437 51 8 0 43 9,84
26 Đức Quang 582 38 12 0 26 4,47
27 Đức Vĩnh 440 21 0 0 21 4,77
28 Tân Hương 376 135 95 10 50 13,30
Tổng cộng 31.944 2.067 557 76 1.586
(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2014 của Phòng Lao Động TBXH
huyện Đức Thọ)
2.1.3.2 Nguyên nhân đói nghèo tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
- Do điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt mùa khô nắng nóng gây khô hạn, mùa
mưa gây ngập lụt đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của hoạt động sản xuất nông
nghiệp của nông dân.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
49
- Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn thiếu đồng bộ: Cơ chế vận hành
và trách nhiệm của các đơn vị chư thực sự rõ rang, công tác điều tra và quản lý đối
tượng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu sót.
Nhiều lúc còn lúng túng, chưa huy động được mọi người dân tham gia xây dựng kế
hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho XĐGN.
- Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, chưa huy động
được mọi nguồn lực cũng như phát triển thị trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tạo việc làm mới.
- Chỉ đạo, điều hành về công tác XĐGN cung như việc phối hợp, lồng ghép
các chương trình kinh tế - xã hội với XĐGN chưa đạt kết quả cao. Chưa có sự phối
hợp chặt chẽ; chưa có biện pháp huy động nguồn lực một cách tích cực cho chương
trình, còn không ít tồn tại, khuyết điểm về quản lý, điều hành chương trình.
- Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, đoàn thể huyện và các xã (thị trấn) chưa sâu sát và toàn diện; thiếu
nhất quán trong chỉ đạo; phối hợp điều hành nhiều khi còn lung túng.
- Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến
khích để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên.
- Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo thường các thành viên trong gia đình có
trình độ học vấn thấp, thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn; chưa biết áp dụng các
tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào trồng trọt và chăn nuôi, phát triển ngành nghề
mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm 21,5% trong tổng số hộ nghèo toàn huyện; các
hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít.
Trong tổng số 1.586 hộ nghèo năm 2014 chia thành các nhóm nguyên nhân
chính sau đây: (nguồn Phòng Lao động TB&XH huyện Đức Thọ)
+ Thiếu vốn và tư liệu sản xuất chiếm 47,8% (758 hộ).
+ Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn chiếm 21,5% (341 hộ).
+ Thiếu đất sản xuất chiếm 11,7% (186 hộ).
+ Thiếu lao động chiếm 9,7% (154 hộ).
+ Ốm đau, tàn tật chiếm 5,8% (92 hộ).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
50
+ Tai nạn, rủi ro chiếm 0,95% (15 hộ).
+ Lười lao động chiếm 0,63% (10 hộ)
+ Mắc các tệ nạn xã hội 0,9% (14 hộ)
2.2 KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH VIỆT NAM VÀ NHCSXH CHI NHÁNH
HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH
2.2.1 Khái quát về NHCSXH Việt Nam
Tháng 3/1995, Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo được thiết lập với số vốn ban đầu
là 432 tỷ đồng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 100 tỷ đồng, Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam 200 tỷ đồng và NHNo&PTNT Việt Nam 132 tỷ đồng). Quỹ được
thiết lập trên cơ sở tự nguyện, cho hộ nghèo vay không cần tài sản thế chấp, ưu đãi
về lãi suất và thời hạn cho vay, các bên góp vốn không nhằm mục đích kinh doanh,
NHNo&PTNT Việt Nam được giao quản lý, bảo toàn vốn và cho vay đối với hộ
nông dân nghèo có khó khăn về vốn để phát triển sản xuất. Hoạt động của quỹ rất
có hiệu quả, nhưng còn mang nặng tính chất bao cấp. Quỹ vẫn hoạt động trên một
phạm vi hẹp, việc huy động vốn không được thực hiện trực tiếp mà phải thông qua
NHNo&PTNT nên còn nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có một tổ chức đủ lớn, đáng tin
cậy để mở rộng hoạt động cho vay. Đó là lý do Ngân hàng Phục vụ người nghèo
(NHNg) ra đời. NHNg được thành lập theo Quyết định số 525/QĐ-TTg ngày
31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 230/QĐNH ngày 01/9/1995
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc thành lập NHNg đã tạo ra
kênh tín dụng dành cho đối tượng là hộ nghèo được vay vốn với lãi suất và các điều
kiện tín dụng ưu đãi góp phần nâng cao hiệu quả XĐGN. Tuy nhiên, do nguồn lực
tài chính cho các hoạt động tín dụng chính sách còn rất hạn chế, lại bị phân tán bởi
nhiều định chế tài chính – tiền tệ; sự thiếu minh bạch giữa tín dụng chính sách với
tín dụng thương mại đã tác động tiêu cực tới hiệu quả của hoạt động tín dụng
thương mại theo nguyên tắc thị trường và hiệu quả XĐGN trên diện rộng. Nhằm
triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Luật các tổ chức tín dụng
năm 1997 và Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X về việc hoàn thiện tổ chức
hoạt động của loại hình NHCS, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
51
mại, ngày 4/10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo cơ sở pháp lý cho
mô hình Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH, trên cơ sở tổ chức lại
NHNg. Với sự kiện này, lịch sử phát triển ngành ngân hàng Việt Nam chính thức
được chứng kiến sự hình thành một định chế tài chính tín dụng đặc thù của Nhà
nước, nhằm chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về XĐGN và các mục tiêu chính
trị - kinh tế - xã hội.
NHCSXH ra đời là một hệ quả mang tính tất yếu của công cuộc cải cách
ngành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_dich_vu_tin_dung_cho_vay_ho_ngheo_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_chi_nhanh_huyen_du.pdf