Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ 8

1.1. Chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã 8

1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã và những yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã 18

1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay 32

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CỦA TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 43

2.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ 43

2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ (nhiệm kỳ 1999 - 2004) 47

2.3. Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ 64

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 71

3.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã 71

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay 75

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHẦN PHỤ LỤC 108

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã. Một số hộ còn có đơn xin lại đất trước đây đã nhập vào hợp tác xã... Các cơ quan, ban ngành ở huyện Lâm Thao đã giải quyết bằng nhiều biện pháp, đến nay tình hình đã tương đối ổn định. Tỉnh Phú Thọ có hai tôn giáo chủ yếu là Công giáo và Phật giáo với tổng số gần 130 nghìn tín đồ chiếm gần 10% dân số trong toàn tỉnh. Trong thông báo kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng chính quyền năm 2001, khi đánh giá tình hình tôn giáo đã nêu rõ: Hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường, song các tôn giáo có biểu hiện tranh thủ tập hợp quần chúng theo đạo, làm sầm uất xứ đạo; nơi nào cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc - lãnh đạo, quản lý tập hợp, tuyên truyền giáo dục tốt thì ở đó kinh tế phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tốt... Tuy vậy hoạt động của các tôn giáo luôn chú trọng các hoạt động củng cố tổ chức, củng cố đức an, thu hút các tầng lớp tín đồ vào các hoạt động tôn giáo, tham gia các hoạt động từ thiện, tranh thủ chính quyền [7, tr. 309-310]. Về y tế: Toàn tỉnh có 270 trạm y tế với 1.305 cán bộ y tế cấp xã; 2.789 nhân viên y tế thôn bản hoạt động ở 2.789 khu dân cư đạt 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, đã và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Theo báo cáo của Sở Y tế hiện nay 100% trạm y tế cơ sở có tủ thuốc hoạt động và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hiện nay trên toàn tỉnh mới có 60/270 trạm y tế cấp xã có bác sĩ tại chỗ, nhưng chủ yếu tập trung ở các phường, thị trấn. Về sản xuất công nghiệp: Phú Thọ là một trong những tỉnh có nền công nghiệp sớm và nay vẫn là một trong những tỉnh có cơ cấu công nghiệp tiến bộ. Đã hình thành tam giác công nghiệp mang tính đa dạng như: Khu công nghiệp Việt Trì, Lâm Thao, Bãi Bằng, Thanh Ba, Hạ Hòa. Tuy khu công nghiệp Việt Trì đã và có phần lạc hậu, cần sớm được thay đổi thiết bị, công nghệ. Các khu công nghiệp mới xây dựng đều phát huy tốt, làm ăn có lãi và nộp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Về thương mại - du lịch: Phú Thọ là tỉnh giầu tiềm năng du lịch, đền thờ Hùng Vương là điểm du lịch có một không hai trong cả nước và còn nhiều khu di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng khác cần được đầu tư thích đáng và khai thác có hiệu quả. Toàn tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc với tổng số 58.268 đảng viên sinh hoạt tại 779 tổ chức cơ sở đảng. 2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ (nhiệm kỳ 1999-2004) 2.2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp xã Đầu nhiệm kỳ tỉnh Phú Thọ có 270 xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Thực hiện Nghị định số 39/2002/NĐ-CP ngày 08/4/2002 của Chính phủ, tháng 4/2002 tỉnh Phú Thọ thành lập phường Bến Gót. Tính đến thời điểm 01-6-2003 tỉnh Phú Thọ có 271 xã, phường, thị trấn. a) Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND cấp xã Trong tổng số 271 Chủ tịch HĐND cấp xã có 24 đồng chí hoạt động chuyên trách; 247 đồng chí hoạt động kiêm nhiệm (trong đó có Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm là 237 đồng chí; có 14 đồng chí là huyện ủy viên; 10 đồng chí là Phó bí thư, Thường trực Đảng ủy xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm). - Về cơ cấu + Nữ: 16 (= 5,9%). + Nam: 25 người (= 94,1%). + Là dân tộc ít người: 49 (= 1,48% tăng 1,24% so với khóa trước). + Là người công giáo: 4 (= 1,48%). (Số chủ tịch HĐND là người dân tộc ít người, là người công giáo đều thuộc các xã miền núi). + Tái cử: 155 (= 57,2%). + Có 31 người (= 11,44%) là cán bộ, công chức nhà nước về hưu và 174 người (= 64,21%) là bộ đội xuất ngũ tham gia làm chủ tịch HĐND cấp xã. - Về độ tuổi + Tuổi từ 40 trở xuống có 20 người (= 7,38%). + Từ 51- 55 tuổi có 50 người (= 18,45% giảm 3,98% so với khóa trước. + Trên 55 tuổi có 1 người (= 0,37%). Số còn lại là ở độ tuổi 41- 50. Tuổi bình quân của Chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn trong khóa 1999-2004 có cao hơn khóa trước: Các xã, phường, thị trấn vùng đồng bằng bình quân 44,2 tuổi (khóa cũ là 42 tuổi); các xã, thị trấn miền núi bình quân 45,5 tuổi (khóa cũ là 44,9 tuổi). - Trình độ văn hóa: THCS: 97 người (= 35,79%); PTTH: 174 người (= 64,21%). - Trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp: 3 người (= 1,11% đều ở các xã, phường, thị trấn vùng đồng bằng. + Trung cấp: 173 người (= 63,84% tăng 0,5% so với khóa trước). Số còn lại là trình độ lý luận chính trị sơ cấp. - Trình độ chuyên môn: + Đại học 18 người (= 6,64%). + Trung cấp: 57 người (= 20,03% tăng 1,48% so với khóa trước). + Sơ cấp 44 người (= 16,24% tăng 12,97% so với khóa trước); chưa qua đào tạo 152 người (= 56,09% giảm 11,57% so với khóa trước). Trong số Chủ tịch HĐND cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chỉ có 28 người thuộc các xã đồng bằng, số còn lại là ở các xã miền núi. + Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 100. + Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế: 29 người (= 10,7%). b) Phó chủ tịch HĐND cấp xã Trong tổng số 271 Phó chủ tịch HĐND cấp xã có 256 người hoạt động chuyên trách, 15 người là Thường trực Đảng ủy xã hoạt động kiêm nhiệm. - Về cơ cấu: + Nữ: 32 người (= 11,81%). + Nam: 239 người (= 88,19%). + Là người dân tộc ít người: 49 (= 18,08%). + Là người công giáo: 8 (= 2,95%, đều thuộc các xã miền núi, tăng 0,58% so với khóa trước). + Là cán bộ, công chức nhà nước về hưu và là bộ đội xuất ngũ tham gia làm Phó chủ tịch HĐND cấp xã: 146 người (= 53,87%). - Về độ tuổi: + Dưới 40 tuổi: 79 người (= 29,15% tăng 4,1% so với khóa trước). + Từ 41-50 tuổi: 170 người (= 62,73% tăng 8,45% so với khóa trước). + Từ 51-51 tuổi: 22 người (= 8,12% giảm 12,55% so với khóa trước). Không có người trên 55 tuổi (khóa trước 0,88%). Như vậy ta thấy đội ngũ Phó chủ tịch HĐND cấp xã nhiệm kỳ 1999-2004 có độ tuổi trẻ hơn so với nhiệm kỳ 1994-1999. - Trình độ văn hóa: Tiểu học có 1 người (= 0,37% giảm 0,5% so với khóa trước, thuộc xã miền núi); THCS: 121 người (= 44,65%); PTTH: 149 người (= 54,98%). - Trình độ lý luận chính trị: + Trung cấp: 132 người (= 48,71% tăng 7,79% so với khóa trước). + Sơ cấp: 139 người (= 51,29%). - Trình độ chuyên môn: Đại học: 15 người (= 5,54%); Trung cấp: 24 người (= 8,86%); Sơ cấp: 52 người (= 19,19%). Còn lại 190 người (= 66,42%) chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có 147 người thuộc các xã miền núi. So với khóa trước giảm 6,73%. + Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: 100%. + Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế: 12 người (= 4,43%) c) Chủ tịch UBND - Phó chủ tịch UBND cấp xã Tính đến 01-6-2003 có 271 Chủ tịch UBND cấp xã. - Về trình độ: + Trình độ đại học: 26 (= 9,59% trong đó có 13 đại học nông nghiệp, 7 bằng đại học quản lý kinh tế, 6 đại học chính trị). + Trình độ trung cấp 209 (= 77,12%). Có 36 người chưa qua đào tạo ở bất kỳ lĩnh vực nào. d) Phó chủ tịch UBND cấp xã Có 271 người, trong số đó: + Trình độ đại học: 14 người (= 5,17% trong đó có 8 đại học nông nghiệp; 5 đại học quản lý kinh tế; 1 đại học kỹ thuật). + Trình độ trung học: 152 (= 156,1%). Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ nhìn chung vẫn còn nhiều điểm bất cập. Tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý kinh tế còn ở mức độ cao. Trong tổng số 1.084 cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã về trình độ chuyên môn nghiệp vụ có: 73 đại học; 436 trung cấp; 96 sơ cấp. Còn lại 329 người chưa qua bất cứ một chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nào cả. Trong số 73 người có bằng đại học chỉ có 2 đại học luật; 7 cử nhân chính trị, còn phần đông là đại học nông nghiệp (36 người). Với mặt bằng về trình độ đã qua đào tạo của cán bộ chủ chốt của chính quyền cấp xã như trên, dù nhiệt tình cách mạng, trách nhiệm của cán bộ cao đến đâu cũng không thể không ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, đến năng lực quản lý, điều hành công việc của chính quyền cấp xã, những lúng túng, va vấp, vi phạm trong hoạt động quản lý là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó quá trình bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã lại chỉ quan tâm đến bồi dưỡng về quản lý nhà nước (100%), thì chỉ có 41 người (= 0,37%) được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế. Trình độ qua đào tạo của cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đã rất thấp lại phân bố không đồng đều giữa các vùng, các địa phương trong tỉnh. Trong số 73 đại học thì Thành phố Việt Trì chiếm đến 18 người. Số còn lại thuộc 11 huyện, thành thị. Chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ còn tồn tại những bất cập, hạn chế nêu trên chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây: Một là: Do thiếu ăn khớp giữa đào tạo và sử dụng. Cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã hình thành do cơ chế Đảng cử, dân bầu. Việc trúng cử vào HĐND cấp xã và bốn chức danh chủ chốt ở cấp xã hiện nay và có thể lâu dài về sau còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có những yếu tố phải kể đến đó là quan hệ và cách cư xử với dân; ảnh hưởng của các dòng họ lớn hay nhỏ (yếu tố này ở xã, thị trấn rất hay gặp); tính cục bộ trong các thôn, xóm... Do đó, có thể có những cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trình độ, năng lực nhưng không trúng cử. Cũng chính vì thế mà số cán bộ được đào tạo thì nhiều, mà trong số cán bộ chủ chốt đương nhiệm lại rất ít người qua đào tạo. Cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề sử dụng cán bộ cấp xã sau khi được đưa đi đào tạo. Chính vì điều đó cho nên chưa có một số liệu chính xác là có bao nhiêu cán bộ cấp xã sau khi được đưa đi đào tạo, về lại không trúng cử, không được sử dụng phải quay trở về lao động sản xuất. Nhưng có một thực trạng mà dễ nhận thấy, đó là tâm trạng lo lắng của đội ngũ cán bộ cấp xã khi được đưa đi đào tạo tập trung dài hạn. Cán bộ không yên tâm học tập, không muốn đi học tập trung, dài hạn vì sợ khi trở về không được sử dụng. Cho nên, họ đều chọn hình thức đi học tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày để không phải bàn giao công tác. Sự không ổn định trong công tác cùng với tâm lý "nay làm, mai nghỉ" nhất là đối với các chức danh phải qua bầu cử. Do đó, cán bộ chưa coi việc đi học nâng cao trình độ là một nhu cầu tự thân, là một động lực để làm việc lâu dài, ổn định. Sau khi Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức có hiệu lực, đồng thời Chính phủ cũng ban hành được những quy định phù hợp đây sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã quyết tâm nâng cao trình độ, năng lực. Hai là: Do thiếu những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng đối với các chức danh chủ chốt. Tỉnh cần có quy định cụ thể, rõ ràng đối với các chức danh cán bộ chính quyền cấp xã về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn tối thiểu cần phải có để được ứng cử, bầu cử vào đại biểu HĐND trên cơ sở vận dụng quy định chung về tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp xã. Thực tế ở tỉnh Phú Thọ cho thấy một số xã, nhất là các xã ở miền núi, nếu căn cứ vào tiêu chuẩn chung thì khó có thể có đủ người tham gia ứng cử hoặc đề cử. Tình huống ấy đòi hỏi phải có sự vận dụng nhưng lại thiếu quy định cụ thể nên rốt cuộc việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ thiếu căn cứ và các nơi vận dụng rất khác nhau. Ba là: Do thiếu quy hoạch, kế hoạch trong việc đào tạo cán bộ. Do thiếu quy hoạch, kế hoạch đào tạo nên vẫn còn tình trạng đào tạo tràn lan, đại trà miễn là có một bằng cấp bất kể việc học tập đó có phục vụ cho công việc cụ thể đang làm hay không. Nếu không làm tốt vấn đề này thì việc đào tạo cán bộ sẽ không đạt mục tiêu là nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, mà còn gây lãng phí cho ngân sách nhà nước. Ngày 25 tháng 10 năm 2001 UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức cuộc thi vòng chung khảo Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giỏi lần thứ nhất. Tham dự cuộc thi có 26 thí sinh là những Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn được lựa chọn qua vòng sơ khảo của 12 huyện, thành thị trong tỉnh. Nội dung cuộc thi gồm ba phần: Lý thuyết, xử lý tình huống và năng khiếu. Phần lý thuyết có 50 câu hỏi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng; mối quan hệ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Phần xử lý tình huống có 36 câu hỏi xoay quanh phương pháp giải quyết, cách thức xử lý những vụ việc thường xảy ra ở các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Phần năng khiếu do thí sinh tự biên, tự trình diễn với chủ đề về công tác quản lý, điều hành của Chủ tịch UBND cấp xã. Qua thực tiễn cuộc thi Chủ tịch xã, phường, thị trấn giỏi lần thứ nhất cho thấy trình độ, năng lực của cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập. Sự hiểu biết về pháp luật, trước hết là những luật có liên quan đến quản lý nhà nước ở cấp xã của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong quá trình quản lý, khi gặp những tình huống, những vụ việc rắc rối không đề ra được phương án giải quyết tối ưu, đúng quy định của pháp luật. Thông qua cuộc thi cũng cho thấy có sự chênh lệch cả về nhận thức, năng lực giữa Chủ tịch UBND các xã miền núi so với các xã, phường, thị trấn đồng bằng. Trong khi đó đối với khu vực miền núi, tỉnh cũng chưa có qui hoạch, kế hoạch cụ thể để tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt ở đây. Do thiếu năng lực, không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao và do một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất nên số cán bộ chủ chốt tái cử nhưng không trúng cử vẫn còn nhiều. Số cán bộ chủ chốt mất tín nhiệm, không trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 1999-2004 ở Phú Thọ (bầu ngày 14/11/1999) là 78 người, trong đó có: 23 Bí thư Đảng ủy xã kiêm Chủ tịch HĐND; 4 chủ tịch HĐND chuyên trách; 19 Phó chủ tịch HĐND; 11 chủ tịch UBND và 21 Phó chủ tịch UBND. 2.2.2. Đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cấp xã Cán bộ chuyên trách ở cấp xã là những cán bộ được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã. Căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994, Nghị định số 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ "Về quy định cơ cấu thành viên UBND và số Phó chủ tịch UBND các cấp". Tại kỳ họp nhất HĐND cấp xã của tỉnh Phú Thọ (nhiệm kỳ 1994-2004) đã tiến hành bầu UBND cùng cấp, kết quả cụ thể như sau: Đầu nhiệm kỳ, tỉnh Phú Thọ có 270 xã, phường, thị trấn: số thành viên UBND cấp xã được bầu là 1.854 (trong đó có 1.161 thành viên tái cử), đã được Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn theo đúng luật định. Trong quá trình hoạt động đã giảm 36 người (trong đó do bị kỷ luật 2 người; chết 2 người; chuyển công tác 30 người; nghỉ hưu 2 người). Thực hiện Nghị định số 39/2002/NĐ-CP ngày 08-4-2002 của Chính phủ, tháng 4-2002 tỉnh Phú Thọ thành lập phường Bến Gót, đưa số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ lên 271 đơn vị. Đến nay các xã, phường, thị trấn thiếu số lượng thành viên UBND theo luật định và phường Bến Gót đã bầu bổ sung đủ số thành viên thiếu. Tổng số thành viên UBND cấp xã của tỉnh Phú Thọ tại thời điểm hiện nay là 1.872 người. - Về cơ cấu: Trong tổng số 1.872 thành viên có 271 chủ tịch, 271 Phó chủ tịch UBND và 1.330 ủy viên (trong đó có: Công an 24; quân sự 269; tài chính 271; địa chính 267; văn phòng 249; văn hóa - xã hội 236; nông lâm nghiệp 4; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã 10). + Là nữ: 84 người (= 4,5% trong đó có 15 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch UBND). + Là nam: 1.788 người (=95,5%). + Là người dân tộc ít người: 306 (= 16,4%) + Là người công giáo: 73 người (= 3,9%). + Là đảng viên: 1.705 người (= 91,1%), trong đó là huyện ủy viên 8 người (= 0,4%); Đảng ủy cơ sở: 844 người (= 45,1%); Chi ủy: 237 người (= 12,6%); đảng viên thường: 616 người (= 33%). + Là người ngoài Đảng: 167 người (= 8,9%). - Về độ tuổi: Từ 35 tuổi trở xuống: 365 người (= 19,5%); Từ 36-49 tuổi: 1.434 người (= 76,6%); Từ 50 tuổi trở lên: 73 người (= 3,9%) - Về trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa tiểu học: 8 người (= 0,4%); trình độ văn hóa THCS: 618 người (= 33%); trình độ văn hóa PTTH: 1.246 người (= 66,6%). - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 69 người (= 3,7%); trung cấp: 339 người (=18,1%); sơ cấp: 306 người (= 16,4%). Chưa có chuyên môn: 1.158 người (= 61,8 %). - Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 3 người (= 0,16%); trung cấp: 595 người (= 31,8%); sơ cấp: 849 người (= 45,4 %). Với số lượng, cơ cấu thành viên UBND cấp xã như nêu ở trên đã thể hiện đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ cơ bản được bố trí đủ về số lượng và từng bước đã có sự "trẻ hóa" hơn so với các nhiệm kỳ trước, nhất là đối với số cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã (tuổi dưới 35: Phó chủ tịch HĐND cấp xã tăng 1,56%, Phó chủ tịch UBND tăng 0,8% và chỉ còn 1 Chủ tịch HĐND trên 55 tuổi, không có Chủ tịch UBND trên 55 tuổi). Về trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cũng được nâng lên rõ rệt. Trình độ văn hóa tiểu học chỉ còn 8 người = 0,4% chủ yếu là thuộc các xã miền núi, vùng cao; gần 40% số cán bộ cấp xã đã có trình độ trung cấp lý luận chính trị; số chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã giảm từ 74% (nhiệm kỳ 1994 - 1999) xuống còn 61,8% (nhiệm kỳ 1999 -2004). Nhưng điều đó cũng cho thấy trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ về chuyên môn nghiệp vụ còn một bộ phận không nhỏ cán bộ chưa đáp ứng được tiêu chuẩn như trong đề án xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Tuy số cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đã được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước đạt 100% nhưng số cán bộ chính quyền cấp xã được đào tạo kiến thức về quản lý kinh tế, tin học còn ở mức quá thấp: Chủ tịch HĐND 10,7%; Phó chủ tịch HĐND 4,43%; chủ tịch UBND 16,93%; Phó chủ tịch UBND 4,03%. Số cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 1999-2004 được bố trí đủ số lượng ở cả 4 chức danh. Cơ cấu cán bộ nữ là 5,92 % cao nhất là chức danh Phó chủ tịch HĐND. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ là thành viên UBND còn thấp (4,5%). Trong Báo cáo khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ HĐND các cấp và đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã cũng chỉ rõ: Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số xã đầu nhiệm kỳ còn lúng túng do không có quy hoạch, thiếu nhân sự. Cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 1999- 2004 nhiều đồng chí cấp ủy, thành viên UBND khóa trước không trúng cử đại biểu HĐND, khó khăn cho việc bố trí nhân sự của xã. Đây cũng là điều đặt ra cần phải giải quyết trong quá trình thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Khi đưa đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành công chức nhà nước. Ngoài vấn đề đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị... đáp ứng yêu cầu của một công chức nhà nước, cần phải chú ý đến khâu tổ chức cán bộ. Ngoài những chức danh không bị thay đổi qua các cuộc bầu cử như: Địa chính, tư pháp, tài chính, văn phòng. Còn hầu hết các chức danh khác đều bị ảnh hưởng ít nhiều qua kết quả bầu cử, kết quả đại hội Đảng bộ. Khi không trúng cử thì nhiều chức danh cũng đồng nghĩa với việc phải bố trí công việc khác cho họ hoặc phải giải quyết chế độ cho họ như trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức và quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, đây cũng là điều đòi hỏi các cán bộ cấp xã luôn phải phấn đấu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. Đội ngũ cán bộ chuyên môn của UBND cấp xã. Theo quy định tại Nghị định số 09/1998/ NĐ- CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, bốn chức danh cán bộ chuyên môn của cấp xã của tỉnh Phú Thọ được bố trí như sau: - Cán bộ Tài chính - Kế toán: Tổng số có 222 người làm chuyên trách; 49 xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Trong đó có: + Nữ 30 người (= 13,51%). + Nam: 192 người (=86,49%). + Dân tộc ít người 32 (= 14,41%). + Đảng viên 169 (= 76,13%). + Tuổi đời: Dưới 40 tuổi có 140 (= 63,06%); từ 40 - 49 tuổi có 159 (=71,6.); trên 50 tuổi có 19 (= 8,56%). + Trình độ văn hóa: Tiểu học: 1 người (= 0,45%); THCS: 2 (= 12,61%) PTTH: 193 (= 86,94%). + Trình độ chuyên môn: Đại học: 7 người (= 3,17%); trung cấp: 130 (= 58,56%); sơ cấp: 41 (= 18,47%). - Chưa qua đào tạo 34 (= 18,8%). + Trình độ quản lý nhà nước: Trung cấp: 2 (= 0,9%); sơ cấp: 22 (=9,91%). + Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 1 (= 0,45%); trung cấp: 11 (= 4,95%); sơ cấp: 90 (= 40,54%). + Tin học sơ cấp: 1 (= 0,45%). - Cán bộ Địa chính: Tổng số có: 228 người làm chuyên trách; 43 xã bố trí làm kiêm nhiệm. + Là nữ: 4 (= 1,75 %). + Là nam: 224 người (= 98,25%). + Là người dân tộc ít người: 39 người (= 17,11%). + Là đảng viên: 160 người (= 70,18%). + Tuổi đời: Dưới 40: 102 người (= 44,74%); tuổi từ 40- 49: 101 người (= 44,3%); tuổi từ 50 trở lên: 25 người (= 10,96%). + Trình độ văn hóa: THCS: 69 người (= 30,26%); PTTH: 159 người (= 69,74%). + Trình độ chuyên môn: Đại học: 7 (= 3,07%); trung cấp: 85 (=37,28%); tơ cấp: 65 (= 28,51%). + Trình độ quản lý nhà nước: Trung cấp: 1 (= 0,44%); sơ cấp: 9 (=3,95%). + Trình độ lý luận: Trung cấp: 18 (= 7,89%); sơ cấp 73 (= 32,02%). + Tin học sơ cấp: 1 (= 0,44%). - Cán bộ Văn phòng - Thống kê: Tổng số: 232 cán bộ Văn phòng- thống kê chuyên trách, còn 39 xã bố trí kiêm nhiệm. + Là nữ: 45 người (= 19,4%). + Là nam: 187 người (= 80,6%). + Là người dân tộc ít người: 41 (= 17,67%). + Là đảng viên: 159 (= 68,53%). + Trình độ văn hóa: THCS: 62(= 26,72%); PTTH: 170 (=73,2%). + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 4 (= 1,72%); trung cấp: 79 (= 34,05%); sơ cấp: 49 (= 21,12%). + Trình độ quản lý nhà nước: trung cấp: 5 (= 2,16%); sơ cấp: 5 (=2,16%). + Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 19 (= 8,19%); sơ cấp: 72 (= 31,03%). + Sơ cấp tin học: 1 (= 0,43%). - Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch: Tổng số có 270 cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách, có 1 xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm. + Là nữ: 11 người (= 4,07%). + Là nam: 259 người (= 95,93%). + Là người dân tộc ít người: 47 (= 17,41%). + Là đảng viên: 205 (= 75,93%). + Tuổi đời: Dưới 40 tuổi:133 (= 49,26%); từ 40 - 49 tuổi: 97 (= 35,93%); trên 50 tuổi: 40 (= 14,81%). + Trình độ văn hóa: Tiểu học: 4 (= 1,48%); THCS: 94 (= 34,81%); PTTH: 172 (= 63,7%). + Trình độ chuyên môn: Đại học: 6 (= 2,22%); trung cấp: 53 (= 19,63%); sơ cấp: 63 (= 23,33%%). + Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 22 (= 8,15%); sơ cấp: 99 (= 36,67%). + Trình độ quản lý nhà nước: Trung cấp: 4 (= 1,48%); sơ cấp: 17 (= 6,3%). Cán bộ chủ chốt công tác Đảng, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội xã, phường, thị trấn. Thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ, trong tổng số từ 19 - 21 định biên cán bộ/ 1 xã, phường, thị trấn, đều bố trí đủ 2 cán bộ công tác Đảng, cụ thể là: - Bí thư Đảng ủy: Tổng số có 271 người (trong đó có 14 huyện ủy viên). + Là nữ: 7 người (= 2,58%). + Là nam: 264 người (= 97,42%). + Là người dân tộc ít người: 46 (= 16,97%). + Trình độ văn hóa: Tiểu học: 3 (= 1,11%); THCS: 73 (= 26,94%); PTTH: 195 (= 71,96%). + Trình độ chuyên môn: Đại học: 11 (= 4,06%); trung cấp: 34 (= 12,55%; sơ cấp: 18 (= 6,64%). + Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 3 (= 1,11% đều ở các xã đồng bằng); trung cấp: 97 (= 35,79); sơ cấp: 171 (= 63,1%). + Trình độ quản lý nhà nước: Sơ cấp: 89 (= 32,84%). + Trình độ tin học: Trung cấp: 23 (= 8,49%); sơ cấp: 8 (= 2,95%) - Phó bí thư (Thường trực Đảng ủy) xã, phường, thị trấn: Tổng số có 271 đồng chí là cán bộ chuyên trách, trong đó có 9 phó bí thư, 262 thường trực Đảng. + Là nữ: 18 người (= 6,64%). + Là nam: 253 người (= 93,36%). + Là người dân tộc ít người: 46 (= 16,97%). + Trình độ văn hóa: Tiểu học: 2 (= 0,74%); THCS: 63 (= 23,25%); PTTH: 206 (= 76,1%). + Trình độ chuyên môn: Đại học: 2 (= 0,74%); trung cấp: 27 (= 9,96%); sơ cấp: 8 (= 2,95%). + Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 58 (= 21,4%); sơ cấp: 213 (= 78,6%). + Trình độ quản lý nhà nước: Sơ cấp: 24 (= 8,86%). + Trình độ tin học: Trung cấp: 13 (= 4,8%); sơ cấp: 18 (= 6,64%). - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể: Thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ trong tổng số định biên cán bộ cấp xã(19- 21), các xã, phường, thị trấn cơ bản đã bố trí đủ 5 cán bộ làm công tác đoàn thể (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Trưởng các đoàn thể: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên CSHCM). Tỉnh Phú Thọ đã bố trí 1.343 cán bộ chuyên trách, trong đó có: 271 Chủ tịch Hội phụ nữ; 271 Bí thư Đoàn thanh niên; 270 Chủ tịch Hội cựu chiến binh (1 Phó chủ tịch HĐND kiêm nhiệm); 268 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (3 Thường trực Đảng ủy kiêm): 263 Chủ tịch Hội nông dân (8 Chủ nhiệm HTX nông nghiệp kiêm nhiệm). Trong tổng số 1.343 Trưởng các đoàn thể chuyên trách có: + Là người dân tộc ít người: 237 (= 17,65%). + Trình độ văn hóa: Tiểu học: 17 (= 1,27%); THCS: 479 (= 35,67%); PTTH: 847 (= 63,07%). + Trình độ chuyên môn: Đại học: 18 (= 1,34%); trung cấp: 62 (= 4,62%); sơ cấp: 64 (= 4,77%). + Trình độ quản lý nhà nước: Sơ cấp: 97 (= 7,22%). + Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 269 (= 20,03%); sơ cấp: 275 (= 20,48%). Đánh giá thực trạng của đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cấp xã Trình độ qua đào tạo của bốn chức danh chuyên môn: Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, Địa chính có thể nói là rất thấp. Toàn tỉnh có 1.068 cán bộ hoạt động chuyên trách bốn chức danh chuyên môn (trong đó có cả cán bộ hoạt động kiêm nhiệm) nhưng chỉ có 26 người có trình độ đại học, 406 trung cấp, 212 sơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA-THS.DOC
  • docMUCLUC.DOC
  • docVIETTAT.DOC
Tài liệu liên quan