Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các chữ viết tắt . iv

Danh mục bảng, biểu đồ.v

Lời mở đầu .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃHỘI.4

1.1. Cán bộ, công chức hành chính Nhà nước .4

1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức hành chính Nhà nước 4

1.1.2. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước .5

1.2. Cán bộ, công chức Sở Lao động – TB và Xã hội và chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức Sở Lao động – TB và Xã hội.6

1.2.1. Cán bộ, công chức Sở Lao động – TB và Xã hội và vai trò, vị trí của cán bộ,

công chức Sở Lao động – TB và Xã hội.6

1.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội và các

tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội.7

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao

động - TB và Xã hội.16

1.3. Nội dung cơ bản của nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.20

1.3.1. Công tác tuyển dụng.20

1.3.2. Công tác sử dụng và đánh giá .21

1.3.3. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức.23

1.3.4. Công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng.24

1.3.5. Công tác thi đua khen thưởng .25

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾvii

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở một số nước và bài học

cho Việt Nam: .25

1.4.1. Kinh nghiệm của các nước.25

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, .31

CÔNG CHỨC THUỘC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.31

2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa .31

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa.31

2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến

chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thanh Hóa.38

2.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa giai

đoạn 2009 - 2013.41

2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội.48

2.2.1. Đội ngũ cán bộ, công chức và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức .48

2.2.2. Về trình độ đào tạo.50

2.2.3. Về phẩm chất chính trị .52

2.2.4. Về đạo đức lối sống.54

2.2.5. Về kỹ năng công tác và thực tiễn .54

2.3. Thực trạng công tác quản lý và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở Sở

Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 .55

2.3.1. Công tác tuyển dụng.55

2.3.2. Công tác sử dụng và đánh giá cán bộ, công chức .56

2.3.3. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức.58

2.3.4. Công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng.59

2.3.5. Công tác đãi ngộ khen thưởng .62

2.4. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Sở Lao động -

TB và Xã hội Thanh Hóa .63

2.4.1. Những mặt mạnh.63

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế .64

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .65

2.5. Đánh giá của đội ngũ cán bộ, công chức đối với công việc và chế độ chính sách

cán bộ, công chức.67

2.5.1. Khái quát mẫu điều tra khảo sát.67

2.5.2. Đánh giá sự hài lòng của cán bộ, công chức Sở đối với công việc.68

2.5.3. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha 72

2.5.4. Phân tích nhân tố (Factor Analyis) .74

2.5.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của cán bộ công chức bằng

hồi quy tương quan.77

2.5.6. Các đánh giá của cán bộ công chức nếu được được đào tạo, bồi dưỡng về

chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước .79

2.5.7. Các đánh giá của cán bộ, công chức về mô hình đào tạo, tập huấn . .80

2.5.8 Các đánh giá của cán bộ công chức về mức độ tác động của đào tạo kiến thức

quản lý nhà nước . . . . 80

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN

BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THANH HÓA .83

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Sở Lao động – TB

và Xã hội Thanh Hóa .83

3.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao động – TB

và Xã hội .85

3.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn công chức .85

3.2.2. Nâng cao tinh thần làm chủ của cán bộ công chức.87

3.2.3. Không ngừng phát huy năng lực, cải tiến, sáng kiến trong công việc .88

3.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở

Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa giai đoạn 2014-2020 .90

3.3.1. Phân tích công việc nhằm xây dựng Bản mô tả công việc, Bản tiêu chuẩn

chức danh nghiệp vụ và Bản tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc .90

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix

3.3.2. Tiếp tục thực hiện có hiệu qủa công tác quy hoạch, đào tạo nâng cao năng lực

cho cán bộ, công chức. .93

3.3.3. Tuyển chọn, sắp xếp và bố trí cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu côngviệc .94

3.3.4. Thực hiện luân chuyển vị trí công tác và công việc.95

3.3.5. Hoàn thiện công tác khuyến khích về vật chất và về tinh thần.96

3.3.6. Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho đội

ngũ cán bộ, công chức Sở .97

3.3.7. Xây dựng kế hoạch tạo động lực kích thích cán bộ, công chức rèn luyện nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ .97

3.3.8. Thực hiện cơ chế quản lý, phân công và phân cấp quản lý cán bộ, công chức

nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức .98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.99

1. Kết luận .99

2. Kiến nghị.100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.103

PHỤ LỤC

Nhận xét của phản biện 1

Nhận xét của phản biện 2

pdf128 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế Nghi Sơn, Công an tỉnh kiểm tra liên ngành về thực hiện chính sách lao động , tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong các doang nghiệp FDI tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Tập huấn, tuyên truyền pháp luật lao động theo Đề án 31 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2016” góp phần đưa chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống giúp phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 2.1.3.4. Bảo trợ xã hội Chương trình giảm nghèo luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện trên nhiều phương diện như hỗ trợ sản xuất, y tế, giáo dục, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hộ nghèo, các dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình 30a và chương trình 257; bộ mặt của nhiều địa phương có nhiều đổi mới tích cực. Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,12%. Thực hiện công tác cứu đói cho nhân dân trong dịp tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt sau tết năm 2013 và cấp gạo cho các hộ nghèo ở các thôn, bản khu vực biên giới chưa tự túc được lương thực thuộc Chương trình 30a năm 2013. Tổng số gạo hỗ trợ là 4.650.270 kg. Trong đó, theo chương trình 30a là 549.270 kg. Hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội 194.501 người; trợ cấp đột xuất 53.584 hộ. Tiếp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 nhận 235 đối tượng bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng và chăm sóc tại các trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở. Kiểm tra tình hình mua và cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số ở các xã thuộc chương trình 135, 30a và chỉ đạo các huyện tổng rà soát các đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt chế độ bảo trợ xã hội cho các đối tượng theo quy định. 2.1.3.5. Người có công Luôn thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức tập huấn các chính sách ưu đãi đối với Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH cho các sở, ban, ngành, các hội có liên quan và 27 huyện, thị xã, thành phố. Giai đoạn 2009 – 2013, điều dưỡng cho đối tượng Người có công: 191.794 người. Trong đó, tập trung, luân phiên tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Người có công là 13.616 người và Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội là 25.454 người; điều dưỡng tại gia đình là 136.340 người Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tặng quà Tết của Chủ tịch nước, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và MTTQ tỉnh: tặng cho 105.411 đối tượng Người có công và gia đình có công với cách mạng; triển khai các hoạt động kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7) như: Tổ chức dâng hương, viếng Nghĩa trang và thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sỹ thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách. Trong dịp 27/7/2013, toàn tỉnh có hơn 100.000 lượt người có công được thăm hỏi, tặng quà. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tiếp nhận và an táng 392 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào đúng nghi lễ. 2.1.3.6. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được triển khai đúng kế hoạch, tiến độ. Các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra đều đạt và vượt. Một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em làm việc xa gia đình, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh giảm rõ rệt. Các chỉ tiêu về thực hiện quyền học tập, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 chăm sóc sức khỏe của trẻ em được đảm bảo. Các chỉ tiêu về vui chơi, giải trí cho trẻ em được cải thiện. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ngày càng quan tâm hơn trong công tác lãnh, chỉ đạo cũng như đã có chính sách về đầu tư nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cụ thể: Cấp được 305.100 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi luôn duy trì đạt 100%; hỗ trợ giáo dục cho 120 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia; phối hợp cùng tổ chức Amway trao 480 xuất hỗ trợ về giáo dục, 150 xe đạp, 60 xuất học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại 2 huyện Như Thanh và Nông Cống. Phối hợp với các đơn vị có liên quan như Bệnh viện nhi Thanh hóa phẫu thuật cho 144 trẻ dị tật vận động; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình cho 48 trẻ em bị mắt bẩm sinh... hỗ trợ tích cực cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội hòa nhập cộng đồng và giúp gia đình các trẻ em bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống. Công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đã được quan tâm chú trọng. Tổ chức tập huấn kiến thức chuyên sâu, kỹ năng phòng chống đuối nước; giới thiệu mô hình xây dựng ngôi nhà an toàn, kiến thức phòng chống tai nạn thương tích cho cha mẹ, trẻ em và cán bộ làm công tác BVCSTE tại cơ sở; tổ chức tập bơi cho trẻ em...đã góp phần nhằm giảm tỷ lệ tai nạn thương tích đối với trẻ em. Tổ chức triển khai xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em, đến nay đã có 464/637 xã, phường đăng ký và phấn đấu cuối năm 2013 có 65% xã, phường phù hợp với trẻ em. 2.1.3.7. Phòng chống tệ nạn xã hội Đứng trước tình hình tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, Sở đã chỉ đạo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí; xây dựng các cụm Pano; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ xã, phường...; tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các tụ điểm mại dâm nơi công ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 47 cộng trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, khu vực biên giới và quản lý giáo dục, chữa trị, tái hoà nhập cộng đồng cho người bán dâm. Chữa trị cai nghiện tập trung cho khoảng 1.000 lượt đối tượng, trong đó tiếp nhận mới là 503 đối tượng. Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho khoảng 300 đối tượng hết thời hạn tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội, trở về cộng đồng. Tư vấn và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ hỗ trợ sau cai nghiện, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho người nghiện ma tuý và thân nhân người nghiện trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. Hiện tại Trung tâm đang quản lý 705 đối tượng. Chỉ đạo các địa phương tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 512 đối tượng. Thực hiện tốt công tác khảo sát nắm bắt tình hình, tập trung kiểm soát chặt chẽ và đề xuất các cơ quan chức năng đấu tranh triệt phá các tụ điểm có biểu hiện hoạt động mại dâm ở những địa bàn trọng điểm. 2.1.3.8. Thanh tra Thanh tra giải quyết đơn tại huyện Thọ Xuân, Nông Cống, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Hà Trung, Quảng Xương và TP.Thanh Hóa về chế độ chính sách Người có công; thanh tra thực hiện tại 40 cơ sở dạy nghề; thanh tra thực hiện luật BHXH tại 50 doanh nghiệp, 6 cơ quan bảo hiểm; thanh tra thực hiện công tác ATVSLĐ tại Nhà máy xi măng Nghi Sơn và các nhà thầu làm việc tại nhà máy xi măng Nghi Sơn... Tiếp công dân: 385 lượt người. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và đề nghị, phản ánh phát sinh: 452 đơn (161 đơn tố cáo; 133 đơn khiếu nại; 158 đơn đề nghị, phản ánh). Qua Thanh tra đã giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt các chế độ cho người lao động để giúp họ yên tâm sản xuất; các chế độ chính sách của Người có công, chính sách Bảo trợ xã hội... được minh bạch hơn, đảm bảo sự công bằng cho đối tượng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và ổn định an ninh trật tự. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 2.1.3.9. Bình đẳng giới Công tác Bình đẳng giới tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh như: chỉ đạo mô hình “ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” tại Phường Trường Thi – TP Thanh Hóa; Phối hợp với Ban Dân tộc triển khai mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại xã Luận Khê - huyện Thường Xuân; Tổ chức tập huấn gắn truyền thông nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới cho cán bộ các Ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, xã của 9 huyện Như Thanh, Nông Cống, Thọ Xuân, Thạch Thành, Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa và Thiệu Hóa. Mời chuyên gia tư vấn Bình đẳng giới Trung ương về tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên ở các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 27 huyện, thị xã, thành phố. 2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội 2.2.1. Đội ngũ cán bộ, công chức và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức Bảng 2.5. Số lượng, cơ cấu giới tính và độ tuổi của cán bộ, công chức Sở Lao động-TB và Xã hội Thanh Hóa (Đơn vị: người) STT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số cán bộ, công chức 76 80 83 85 87 1 Chia theo giới tính - Nam 45 45 46 46 39 Tỷ lệ % 59,2 56,3 55,4 54,1 44,8 - Nữ 31 35 37 39 48 Tỷ lệ % 40,8 43,7 44,6 45,9 55,2 2 Phân theo độ tuổi - Từ 30 tuổi trở xuống 10 11 12 12 11 Tỷ lệ % 13,2 13,8 14,5 14,1 12,7 - Từ 31 - 50 tuổi 40 44 47 50 57 Tỷ lệ % 52,6 55 56,6 58,8 65,5 - Từ 51 – 60 tuổi 26 25 24 23 19 Tỷ lệ % 34,2 31,2 28,9 27,1 21,8 (Nguồn Sở Lao động-TB và Xã hội Thanh Hóa) Năm 2009 số đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa có 76 cán bộ, công chức trong đó có 31 cán bộ, công chức nữ, chiếm 40,8%; có 10 cán bộ, công chức nằm trong độ tuổi từ 30 trở xuống, chiếm 13,2%; có 40 cán ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 49 bộ, công chức từ 31 đến 50 tuổi, chiếm 52,6%; có 26 cán bộ, công chức có độ tuổi trên 50, chiếm 34,2% tổng số cán bộ, công chức của Sở. Đến năm 2013, cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức của Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa có sự thay đổi đáng kể, cụ thể số lượng cán bộ công chức tăng từ 76 lên 87 cán bộ, công chức (tăng 14,5%) nguyên nhân do được bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế; tỷ lệ cán bộ nữ cũng tăng lên từ 31 đến 48 cán bộ, công chức (tăng 54,8%); độ tuổi cán bộ, công chức trẻ từ 30 tuổi trở xuống tăng từ 10 lên 11 cán bộ, công chức (tăng 10%); độ tuổi cán bộ, công chức từ 30 đến 50 tuổi tăng lên từ 40 đến 57 cán bộ, công chức (tăng 42,5%); độ tuổi cán bộ, công chức trên 50 tuổi giảm từ 26 xuống 19 cán bộ, công chức (giảm 26,9%). Như vậy, CBCC là nữ ngày càng tăng; đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có xu hướng tăng và cán bộ, công chức trên 50 tuổi có xu hướng giảm. Đội ngũ cán bộ, công chức từ 31-50 tuổi tăng cao, đây là độ tuổi phát huy được tối ưu năng lực của CBCC. 0 9 61 6 1 14 64 5 1 17 65 40 10 20 30 40 50 60 70 Năm 2009 Năm 2012 Năm 2013 Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự Biểu đồ 2.1. Ngạch công chức của Sở Lao động-TB và Xã hội (Nguồn Sở Lao động-TB và Xã hội Thanh Hóa) Năm 2009, cơ cấu ngạch công chức: không có chuyên viên cao cấp, có 9 công chức ngạch chuyên viên chính, chiếm 11,8%; 61 công chức ngạch chuyên viên, chiếm 80,3%; 6 công chức ngạch cán sự, chiếm 7,9% tổng số cán bộ, công chức. Đến năm 2013, cơ cấu ngạch công chức đã có sự thay đổi tích cực: Năm 2013, đã có 01 chuyên viên cao cấp, có 17 công chức ngạch chuyên viên chính, tăng 88,9%; 65 công chức ngạch chuyên viên, tăng 6,6%; 4 công chức ngạch cán sự, giảm 33,3%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 2.2.2. Về trình độ đào tạo Năm 2009 có tổng số cán bộ, công chức là 76 CBCC trong đó có 02 cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn là thạc sỹ, chiếm 2,6%; 67 cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn là đại học, chiếm 88,2%; có 05 cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn là cao đẳng, chiếm 6,6%; có 01 cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn là trung cấp, chiếm 1,3%; có 01 cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp, chiếm 1,3% tổng số cán bộ, công chức. Đến năm 2013 có tổng số cán bộ, công chức là 87 cán bộ, công chức trong đó có 08 cán bộ, công chức có trình độ thạc sỹ, chiếm 9,2%; có 74 cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn là đại học, chiếm 85,1%; có 01 cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn là cao đẳng, chiếm 1,2%; có 03 cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn là trung cấp, chiếm 3,5%; có 01 cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp, chiếm 1,1% tổng số cán bộ, công chức. Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của CBCC Sở Lao động-TBXH (ĐVT: người) STT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số cán bộ, công chức 76 80 83 85 87 1 Thạc sĩ 2 4 6 9 8 Tỷ lệ % 2,6 5 7,3 10,6 9,2 2 Đại học 67 69 72 72 74 Tỷ lệ % 88,2 86,3 86,7 84,7 85,1 3 Cao đẳng 5 5 3 2 1 Tỷ lệ % 6,6 6,3 3,6 2,4 1,1 4 Trung cấp 1 1 1 1 3 Tỷ lệ % 1,3 1,2 1,2 1,2 3,5 5 Sơ cấp 1 1 1 1 1 Tỷ lệ % 1,3 1,2 1,2 1,1 1,1 (Nguồn Sở Lao động-TB và Xã hội Thanh Hóa) Qua phân tích các số liệu cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức của Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa đã được dần nâng lên về cán bộ, công chức có trình độ Đại học trở lên tăng, cụ thể năm 2009 chỉ có 65 CBCC, chiếm 85,5%, thì năm 2013 có 82 CBCC, chiếm 94,3%; tỷ lệ cán bộ, công chức trình độ dưới đại học đã giảm đáng kể cụ thể năm 2009 có 11 CBCC, chiếm 14,5%; thì năm 2013 còn 5 CBCC, chiếm 5,7%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Tuy vậy, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC vẫn chưa đồng đều: CBCC đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ thấp đến năm 2013 toàn Sở mới có 32 cán bộ, công chức được đào tạo đại học chính quy chuyên ngành quản lý lao động, công tác xã hội, quản trị nhân lực, luật, kế toán còn lại là đào tạo hình thức tại chức là chủ yếu. Như vậy số lượng đào tạo tại chức tương đối nhiều chiếm 63,2%. Vì vậy khi ứng dụng vào thực tiễn vẫn còn một số hạn chế nhất định, hiệu suất, chất lượng công tác chưa cao. Do yêu cầu công việc, để thích nghi và đảm nhiệm được công việc được giao đòi hỏi những CBCC này phải chủ động tự học, tự nghiên cứu tham gia các lớp tập huấn của ngành mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bảng 2.7. Trình độ tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nước của CBCC Sở Lao động-TB và Xã hội (ĐVT: người) STT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 1 Trình độ tin học - Trung cấp trở lên 0 01 02 02 02 Tỷ lệ % 0 1,3 2,4 2,3 2,3 - Chứng chỉ (A, B, C) 61 70 75 80 85 Tỷ lệ % 80,3 87,5 90,4 94,1 97,7 - Chưa qua đào tạo 15 9 6 3 0 Tỷ lệ % 19,7 11,2 7,2 3,5 0 2 Trình độ ngoại ngữ - Chứng chỉ (A, B, C) 60 65 72 80 83 Tỷ lệ % 78,9 81,3 86,8 94,1 95,4 - Chưa qua đào tạo 16 15 11 5 4 Tỷ lệ % 21,1 18,7 13,2 5,9 4,6 3 Trình độ quản lý nhà nước - Chuyên viên cao cấp 0 01 01 01 01 Tỷ lệ % 0 1,3 1,2 1,2 1,1 - Chuyên viên chính 10 11 12 15 17 Tỷ lệ % 13,2 13,8 14,5 17,7 19,5 - Chuyên viên 48 51 55 60 65 Tỷ lệ % 63,2 63,8 66,3 70,6 74,7 - Chưa qua đào tạo 18 17 15 9 4 Tỷ lệ % 23,6 21,1 18 10,5 4,7 (Nguồn Sở Lao động-TB và Xã hội Thanh Hóa) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Qua phân tích bảng số liệu cho thấy trình độ tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nước của cán bộ, công chức của Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa được nâng dần lên qua từng năm. Đến năm 2013, trình độ tin học từ Trung cấp trở lên có 02 CBCC, chiếm 2,3%, có chứng chỉ tin học là 85 CBCC, chiếm 97,7%; trình độ ngoại ngữ: có 83 CBCC có chứng chỉ ngoại ngữ, chiếm 95,4%; chưa qua đào tạo 4 người, chiếm 4,6% tổng số CBCC. Về trình độ quản lý nhà nước: chuyên viên cao cấp có 01 người, chiếm 1,1%; chuyên viên chính có 17 người, chiếm 19,5%; chuyên viên có 65 người chiếm 74,7%; chưa qua đào tạo 4 người chiếm 4,7%. Sở đã triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan Văn phòng Sở, đồng thời áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý hồ sơ văn bản thông qua việc sử dụng phần mềm TD- Office, phần mềm trực tuyến Người có công, phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, phần mềm cung – cầu lao động Tuy nhiên, trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ CBCC vẫn còn một số hạn chế đối với CBCC lớn tuổi, việc học tin học, ngoại ngữ đa số chỉ tiếp thu một cách máy móc, thụ động nên khi ứng dụng thực tế vào công việc hàng ngày thường gặp nhiều khó khăn, lúng túng. 2.2.3. Về phẩm chất chính trị Sở đã tổ chức cho cán bộ, công chức học tập, quán triệt kịp thời các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đặc biệt đã tổ chức cho cán bộ, công chức học tập và tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, học tập các chuyên đề về "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu", "Sửa đổi lối làm việc"... Sở đã chăm lo công tác học tập nâng cao trình độ lý luận đối với CBCC, tạo điều kiện cho CBCC được tiếp thu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, Quy chế của ngành kịp thời, đầy đủ, được khai thác thông tin qua mạng để nắm bắt thông tin, được tham dự lớp bồi dưỡng đảng viên mới, lớp cấp uỷ mới, cao cấp lý luận chính trị; chú trọng quản lý CBCC trong công tác và sinh hoạt cơ quan đơn vị, định kỳ thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình, lấy ý kiến nhận xét của cán bộ, công ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 chức; phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ nơi cư trú để nắm bắt tình hình và lấy ý kiến nhận xét đối với CBCC về việc chấp hành nghĩa vụ công dân và các quy định của Đảng và Nhà nước. Do đó đội ngũ CBCC luôn trưởng thành, vững vàng trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên 95% CBCC có ý thức tốt trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, lề lối tác phong công tác, có ý thức học tập nâng cao trình độ, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu thực hiện tốt nhiệm vụ của người CBCC. Bảng 2.8. Trình độ chính trị của cán bộ, công chức Sở Lao động-TBXH (Đơn vị: người) STT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số cán bộ, công chức 76 80 83 85 87 1 Trình độ chính trị - Cử nhân, cao cấp 14 18 20 23 23 Tỷ lệ % 18,4 22,5 24,1 27,1 26,4 - Trung cấp 55 55 58 57 60 Tỷ lệ % 72,4 68,8 69,9 67,1 68,9 - Sơ cấp 7 7 5 5 4 Tỷ lệ % 9,2 8,7 6,0 5,8 4,7 2 Kết nạp đảng - Đảng viên 64 69 73 77 79 Tỷ lệ % 84,2 86,3 87,9 90,6 90,8 - Chưa vào Đảng 12 11 10 8 8 Tỷ lệ % 15,8 13,7 12,1 9,4 9,2 (Nguồn Sở Lao động-TB và Xã hội Thanh Hóa) Qua phân tích bảng số liệu, nhân thấy trình độ chính trị của CBCC Sở tăng dần qua các năm. Năm 2009, về trình độ chính trị: số CBCC có trình độ cử nhân, cao cấp là 14 người, chiếm 18,4%; trình độ trung cấp là 55 người, chiếm 72,4%; trình độ sơ cấp là 7 người, chiếm 9,2% tổng số CBCC. Số CBCC là đảng viên 64 người, chiếm tỉ lệ 84,2%, số người chưa vào Đảng là 12 người chiếm tỉ lệ 15,8% tổng số CBCC. Năm 2013, về trình độ chính trị: số CBCC có trình độ cử nhân, cao cấp là 23 người, chiếm 26,4%; trình độ trung cấp là 60 người, chiếm 68,9%; trình độ sơ cấp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 là 4 người, chiếm 4,7% tổng số CBCC. Số CBCC là đảng viên 79 người, chiếm tỉ lệ 90,8%, số người chưa vào Đảng là 8 người, chiếm tỉ lệ 9,2% tổng số CBCC. Có thể nhận thấy đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao đông –TB và Xã hội có bản lĩnh chính trị vững vàng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đây chính là những nhân tố cơ bản tích cực và nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. 2.2.4. Về đạo đức lối sống Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa có đạo đức tốt, phong cách sống trung thực, giản dị, đoàn kết gắn bó với mọi người. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở, thân thiện, giầu tình cảm. Đối với đồng nghiệp và mọi người xung quanh thì thân ái, giúp đỡ; động viên cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, luôn có nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ của bản thân đối với nhân dân và đất nước; luôn sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, cơ quan giao. Trong quá trình thực thi công vụ cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội luôn chủ động, công tâm, trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước. Nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, thường xuyên giải thích, hướng dẫn tận tình, chu đáo về chính sách chế độ theo luật để dân hiểu biết chấp hành. Cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ: ”Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh”. 2.2.5. Về kỹ năng công tác và thực tiễn Cán bộ, công chức Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa có kỹ năng làm việc tốt, nhanh nhẹn, sáng tạo, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, nhanh chóng hiệu quả khi giải quyết công việc. Trong thực tiễn CBCC luôn sâu sát với cơ sở, có tác phong quần chúng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đối tượng chính sách; trong công tác quản lý điều hành dân chủ “tôn trọng tập thể thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan; có tác phong khoa học làm việc từng bước đã xây dựng kế hoạch, điều hành một cách khoa học, sáng tạo, biết đánh giá kết quả công việc; năng động, sáng tạo, chủ động với công việc được giao, luôn phát huy sáng kiến để đề xuất các giải pháp với lãnh đạo thực hiện công vụ đạt hiệu quả cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 2.3. Thực trạng công tác quản lý và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013 2.3.1. Công tác tuyển dụng Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao, Sở Lao động – TB và Xã hội thông báo thi tuyển công chức trên Website của Sở tại địa chỉ Đồng thời, lựa chọn những cán bộ hợp đồng lao động có đủ điều kiện tham gia dự thi công chức theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Sau khi có kết quả thi tuyển công chức do Sở Nội vụ thông báo, Sở đã thành lập hội đồng xét tuyển công chức để xem xét, lựa chọn tuyển dụng vào ngạch công chức những cán bộ có đủ trình độ năng lực, bố trí vào các vị trí làm việc phù hợp, đúng trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy tốt năng lực, sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giai đoạn 2009 - 2013, Sở đã tuyển dụng vào ngạch công chức được 23 người trong đó qua thi tuyển công chức là 17 người, tiếp nhận công chức từ các cơ quan khác là 06 người. Trình độ chuyên môn của công chức tuyển dụng: thạc sỹ 2 người, đại học 20 người và cao đẳng 01 người. Bảng 2.9. Số cán bộ, công chức Sở Lao động-TBXH đã tuyển dụng (Đơn vị: người) STT Nội dung Tổng 2009 2010 2011 2012 2013 1 Số cán bộ, công chức đượctuyển 23 2 9 5 6 1 2 Chia theo trình độ chuyênmôn Thạc sỹ 2 0 1 0 1 0 Đại học 20 2 8 4 5 1 Cao đẳng 01 0 0 1 0 0 (Nguồn Sở Lao động-TB và Xã hội Thanh Hóa) Việc tuyển dụng công chức cơ bản thực hiện đảm bảo đúng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức nên đảm bảo công khai dân chủ; do thực hiện tốt việc công khai, đảm bảo đúng nguyên tắc ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến nay không có trường hợp nào khiếu kiện về công tác tuyển dụng công chức. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 56 2.3.2. Công tác sử dụng và đánh giá cán bộ, công chức Trong những năm qua, Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa đã coi trong công tác sử dụng và đánh giá cán bộ, công chức. Việc sử dụng CBCC thực hiện theo phương châm “vì việc để xếp người”, bố trí cán bộ, công chức một cách hợp lý trên cơ sở trình độ đào tạo, năng lực sở trường, cơ cấu độ tuổi để bố trí công tác có hiệu quả đồng thời tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, công chức có độ tuổi trẻ để cống hiến và trưởng thành; việc sử dụng cán bộ, công chức gắn với công tác quy hoạch có chất lượng. Từ năm 2013, việc đánh giá công tác cán bộ, công chức được Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa triển khai thực hiện theo Quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 331/QĐ-SLĐTBXH ngày 01/02/2013 của Giám đốc Sở Lao động – TB và Xã hội. Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên cả 4 mặt về: Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật và chiều hướng, triển vọng phát triển. Thông qua việc đánh giá cán bộ, công chức đã giúp cho CBCC thấy rõ được những điểm mạnh cần tiếp tục phát huy; những thiếu sót, điểm yếu cần sửa chữa khắc phục, từ đó tiếp tục phấn đấu rèn luyện, học tập và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác. Qua đó làm căn cứ để lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách kịp thời đối với cán bộ, công chức. Việc thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức hàng năm được Sở Lao động - TB và Xã hội Thanh Hóa thực hiện theo quy trình đó là: Bước 1: Cá nhân tự nhận xét, đánh giá, chấm điểm theo nội dung quy định của Quy chế này (Thang điểm chấm là 100, tiêu chí chung cho toàn thể cán bộ, công chức về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là 30 điểm, tiêu chí cho từng chức danh về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao là 70 điểm). Bước 2: Tập thể cán bộ trong phòng (đối với các đơn vị trực thuộc là tập thể lãnh đạo đơn vị và trưởng các phòng, ban, bộ phận) góp ý, nhận xét, đánh giá chấm điểm cho cá nhân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 57 Bước 3. Người đứng đầu trực tiếp của phòng nhận xét, đánh giá cán bộ. Bước 4. Văn phòng Sở tổng hợp báo cáo kết quả và tham mưu cho Ban Giám đốc Sở Quyết định xếp loại cán bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_bo_cong_chuc_thuoc_so_lao_dong_thuong_binh_va_xa_hoi_tinh_thanh_hoa.pdf
Tài liệu liên quan