Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7

7. Kết cấu của luận văn . 8

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO CHẤT LưỢNG ĐỘI

NGŨ CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH. 9

1.1. Một số khái niệm chủ yếu . 9

1.1.1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 9

1.1.2. Đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh . 15

1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh . 19

1.2. Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh. 22

1.2.1. Quan niệm về chất lượng và chất lượng đội ngũ công chức cơ quan

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 22

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ công chức trong các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 24

1.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh . 27

1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tại một số địa phương. 33

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh . 33

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên . 34

1.3.3. Những giá trị tham khảo cho Cao Bằng. 35

TIỂU KẾT CHưƠNG 1. 37

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức Cơ cấu theo độ tuổi chủ yếu của công chức tại CQCM là từ 31 đến 40 tuổi. Với độ tuổi này công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh đã có kinh nghiệm trong công tác và xử lý tình huống, đồng thời có khả năng thích nghi với môi trƣờng, trƣởng thành về mọi mặt, nhất là khả năng nhạy bén trong quá trình thực thi công vụ của công chức; vì vậy, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ cao, đây là điều kiện thuận lợi đối với công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh. Cơ cấu độ tuổi dƣới 30 tuổi lại giảm theo các năm, và số lƣợng công chức trên 50 tuổi cũng chiếm hơn 25%. Nhƣ vậy, việc trẻ hóa đội 42 ngũ công chức còn nhiều khó khăn, nhất là thực hiện chính sách thu hút số sinh viên tốt nghiệp xuất sắc thủ khoa các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc về công tác tại địa phƣơng; vì vậy, trƣớc mắt và lâu dài cần có các giải pháp để thực hiện vấn đề này. Về giới tính, công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh, nam chiếm tỷ lệ cao 65%, còn nữ chỉ chiếm 35%. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu theo độ tuổi đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng từ năm 2013 – 2017 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng) 2.1.2.3. Về phẩm chất chính trị, đạo đức Nhìn chung, đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trƣờng giai cấp công nhân, trung thành Chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng khá cao là 896/1167 công chức = 77% (theo số liệu thống kê năm 2017 của UBND tỉnh Cao Bằng). 226 219 166 150 150 422 410 424 415 420 276 253 248 296 301 353 323 347 296 296 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 30 tuổi trở xuống Từ 31 - 40 tuổi Từ 41 - 50 tuổi Trên 50 tuổi 43 Bảng 2.2: Tỷ lệ đảng viên trên tổng số công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng từ năm 2013 – 2017 Đơn vị tính: người Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số đảng viên/số công chức 736/1277 775/1205 811/1185 805/1157 796/1167 Tỷ lệ (%) 58% 64% 68% 70% 77% (Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng) Trong những năm qua tỉnh đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác đánh giá cán bộ theo hƣớng thực chất hơn, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống làm căn cứ chủ yếu để phân loại, đánh giá cán bộ, đảng viên, coi đó là tiền đề để thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ, công chức. Việc đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức thông qua ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm của công chức trong thực thi nhiệm vụ nhƣ: chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc, chấp hành sự phân công của tổ chức, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ, đặc biệt là thực hiện văn hóa công sở, trong giao tiếp, giải quyết công việc với doanh nghiệp, với nhân dân... còn một số hạn chế. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của một bộ phận công chức chƣa cao, còn có biểu hiện sách nhiễu, phiền hà trong thi hành công vụ, gây mất uy tín với nhân dân. Điều đó một phần là nguyên nhân dẫn đến trong thời gian qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cao Bằng thƣờng xuyên ở tốp cuối (năm 2015, 2016 xếp thứ 63/63; năm 2017 xếp thứ 58/63 tỉnh, thành phố). 2.1.2.4. Về trình độ năng lực Về trình độ chuyên môn: đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng có cơ cấu trình độ tƣơng đối phù hợp. 44 Biểu đồ 2.2: Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2017 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, 2017) Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh, ban hành những chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy mà trình độ chuyên môn ngày càng đƣợc nâng cao. Ngoài ra, từ năm 2014 trở lại đây, UBND tỉnh đã chủ trƣơng nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng công chức theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP “về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức” thông qua việc thi tuyển. Trong đó quy định ứng viên dự tuyển phải tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chính quy hệ công lập có chuyên ngành phù hợp với vị trí cần tuyển. Đây là một lợi thế về chất lƣợng chuyên môn của đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh. Về trình độ lý luận chính trị: tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả các văn bản của Trung ƣơng và của tỉnh về công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị đối với công chức, đặc biệt là Chƣơng trình số 12-CTr/TU, ngày 9-5-2016 của Tỉnh ủy về "Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cán bộ 61% 9% 3% 21% 6% 27% Đại học Cao đẳng Thạc sĩ Trung cấp Chƣa qua đào tạo 45 lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2016 - 2020" của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 19-6-2016 của Tỉnh ủy về “Đào tạo lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2016 - 2020”; nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học và tự học của công chức; khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, số công chức có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp chỉ chiếm 21%, đối tƣợng này đa số là cán bộ lãnh đạo, quản lý; các năm trở lại đây, việc đào tạo, bồi dƣỡng cao cấp lý luận chính trị đối với công chức có xu hƣớng tăng lên qua các năm; điều này cho thấy tỉnh rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng. Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2017 Cử nhân, cao cấp Trung cấp Sơ cấp Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 246 21% 39 3,3% 62 5,3% (Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng, 2017) Trình độ ngoại ngữ, tin học: năm 2017, công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng có 17 công chức có bằng đại học ngoại ngữ, chiếm 1,3% tổng số; 1041 công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, chiếm 84% tổng số; 23 công chức có bằng cao đẳng, đại học tin học, chiếm 1,8% tổng số; 999 công chức có trình độ trung cấp và chứng chỉ tin học, chiếm 80,6% tổng số. 46 Bảng 2.4: Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2017 Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Đại học Chứng chỉ Đại học, Cao đẳng Trung cấp, chứng chỉ Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) 17 1,3% 1041 84% 23 1,8% 999 80,6% (Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng, 2017) Theo số liệu trên, trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng là còn thấp so với yêu cầu hiện nay. Với trình độ ngoại ngữ, tin học nhƣ vậy, thì còn có nhiều công chức chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của ngạch công chức và yêu cầu trƣớc tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thực tế tại Cao Bằng, số công chức có thể giao tiếp, trao đổi công việc với ngƣời nƣớc ngoài bằng ngoại ngữ là rất ít, trong các cuộc làm việc thƣờng phụ thuộc vào thuê phiên dịch, dẫn đến những hạn chế trong giao dịch, làm việc với các đối tác nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, xét về tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, tin học có một tỷ lệ khá cao công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu vị trí việc làm. Đây là một thực tế cần đƣợc xem xét nghiêm túc để đƣa ra những giải pháp nhằm đảm bảo chất lƣợng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng. Do đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức là một vấn đề có tính cấp bách. Song, hiện nay vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tạo môi trƣờng, điều kiện làm việc thuận lợi, chính sách thu hút những ngƣời có trình độ cao về tỉnh Cao Bằng đề làm việc. Đồng thời, với khó khăn là tỉnh phát triển nông nghiệp là chủ yếu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài hạn chế, giao lƣu quốc tế còn mức độ nên cũng tạo nên sức ỳ trong đội ngũ công chức các CQCM, thiếu động lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. 47 Trình độ QLNN: Quản lý nhà nƣớc mang tính quyền lực nhà nƣớc, pháp luật là phƣơng tiện, công cụ chủ yếu để QLNN nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Vì vậy, bất kỳ công chức nào đều phải trải qua quá trình đào tạo về kiến thức QLNN. Nó là những kiến thức mang tính nền tảng của pháp luật trong QLNN, hệ thống những quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng trong quá trình đổi mới, những công cụ và phƣơng tiện cần thiết để nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý; kỹ năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phƣơng pháp các bƣớc xây dựng, thẩm định và quản lý các đề án, dự án một cách khoa học và có hiệu quả. Những kiến thức đó giúp công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị công tác. Tỷ lệ công chức có trình độ QLNN ngạch chuyên viên cao cấp tăng từ 0.09% năm 2013 lên 2.24 % năm 2017, ngạch chuyên viên chính tăng từ 6.82% năm 2013 lên 13.14 % 2017, ngạch chuyên viên tăng từ 40.31% năm 2013 lên 53.42 % năm 2017 và tỷ lệ chƣa qua đào tạo vẫn còn cao, chiếm 33.20 % năm 2017. 2.1.2.5. Khả năng hoàn thành nhiệm vụ Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng là tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành công việc mà họ đảm nhận tại tỉnh Cao Bằng. Hàng năm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức đƣợc coi là tiêu chí chủ yếu trong công tác thi đua, khen thƣởng và đƣợc thực hiện theo văn bản hƣớng dẫn đánh giá thi đua của Hội đồng thi đua, khen thƣởng tỉnh. Thực tế kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng qua các cơ bản đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo các báo cáo về công tác thi đua khen thƣởng của Ban Thi đua khen thƣởng tỉnh thì hầu hết công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Số công chức hoàn thành tốt, xuất sắc công việc chiếm trên 90%, có đơn vị đánh giá 100% công chức hoàn 48 thành tốt, xuất sắc công việc, thƣờng chỉ một số ít công chức có khuyết điểm, vi phạm kỷ luật thì mới bị đánh giá ở mức hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Một vấn đề đặt ra là tỉ lệ hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhƣ vậy nhƣng không ít các cơ quan sở ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ còn nhiều hạn chế nhƣ: Sở Tài nguyên & Môi trƣờng trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai còn chậm trễ; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến độ còn chậm; Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch- Đầu tƣ, sở Xây dựng, sở Tài chính: các thủ tục liên quan đến giải quyết đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp; thủ tục giải ngân vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản... còn chậm đƣợc giải quyết.... 2.1.3. Những ảnh hưởng tới chất lượng chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng Là tỉnh có nguồn lực tài nguyên, khoáng sản dồi dào; kết cấu hạ tầng trên địa bàn đầu tƣ đồng bộ; hệ thống giao thông đi lại thông suốt, thuận tiện; đội ngũ công chức có tinh thần hiếu học, đoàn kết, chung sức, chung lòng, năng động sáng tạo, vƣợt khó để vƣơn lên; bên cạnh đó hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tƣơng đối vững mạnh là những điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tạo môi trƣờng làm việc tốt đối với công chức. Tuy nhiên, Cao Bằng là một tỉnh còn nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, dân số vùng núi, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao; đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số lƣợng và năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn rất hạn chế Mặt khác, nhận thức của nhân dân trong việc làm quen, tiếp cận, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng tạo ra sản phẩm, hàng hóa chất lƣợng còn nhiều hạn chế; hiệu quả áp dụng chƣa đạt yêu cầu đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh. 49 2.2. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác cải cách hành chính tại tỉnh Cao Bằng hiện nay chính là xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh nói riêng. Để đạt mục tiêu đó, UBND tỉnh Cao Bằng đã và đang triển khai nhiều chủ trƣơng chính sách đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức này. Cụ thể nhƣ sau: 2.2.1. Tình hình xây dựng tiêu chuẩn, chức danh về công chức Xác định tiêu chuẩn, chức danh về công chức là cơ sở, tiền đề để thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ; không xây dựng đƣợc tiêu chuẩn hoặc xây dựng tiêu chuẩn không phù hợp thì không có căn cứ để xây dựng đƣợc đội ngũ công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã quán triệt quan điểm: xây dựng đội ngũ công chức nói chung và công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh nói riêng phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng của từng đơn vị vững mạnh. Nhiệm vụ chính trị của từng CQCM thuộc UBND tỉnh, quyết định số lƣợng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn đội ngũ công chức của từng ngành, từng lĩnh vực. Có xuất phát từ những vấn đề cơ bản đó mới có phƣơng hƣớng quy hoạch, tuyển chọn, xác định số lƣợng, cơ cấu đào tạo, bồi dƣỡng công chức và có cơ sở để đánh giá công tác xây dựng đội ngũ công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng. Ngày 02/03/2018, UBND tỉnh mới ban hành Quyết định số 07/2018/QĐ- UBND quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tƣơng đƣơng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Ngoài những tiêu chuẩn chung và điều kiện bổ nhiệm, UBND tỉnh đã xây dựng tiêu chuẩn cụ thể bổ nhiệm Trƣởng phòng, phó trƣởng phòng và tƣơng đƣơng cấp tỉnh. Cụ thể nhƣ sau: 50 3. Đối với bổ nhiệm trƣởng phòng và tƣơng đƣơng cấp tỉnh - Trình độ a) Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành chuyên môn phù hợp với vị trí bổ nhiệm; b) Lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên; c) Quản lý nhà nƣớc: Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên (hoặc tƣơng đƣơng) trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sĩ quản lý hành chính công, tiến sĩ quản lý hành chính công; d) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng trình độ B trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tƣơng đƣơng bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số; đ) Tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ B trở lên hoặc chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; e) Có chứng chỉ bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tƣợng 3 trở lên. - Tuổi bổ nhiệm: bổ nhiệm lần đầu phải đủ tuổi công tác 2 lần theo thời hạn bổ nhiệm quy định, trƣờng hợp đặc biệt ít nhất phải trọn một thời hạn bổ nhiệm quy định. - Quá trình công tác: đã có thời gian giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tƣơng đƣơng trở lên; đƣợc đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm (36 tháng) liên tục trƣớc khi bổ nhiệm. 4. Đối với bổ nhiệm Phó trƣởng phòng và tƣơng đƣơng cấp tỉnh 51 - Trình độ a) Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành chuyên môn phù hợp với vị trí bổ nhiệm; b) Lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên; c) Quản lý nhà nƣớc: Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên (hoặc tƣơng đƣơng) trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sĩ quản lý hành chính công, tiến sĩ quản lý hành chính công; d) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng trình độ B trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tƣơng đƣơng bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số; đ) Tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ B trở lên hoặc chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; e) Có chứng chỉ bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tƣợng 4 trở lên. - Tuổi bổ nhiệm: nếu bổ nhiệm lần đầu phải đủ tuổi công tác 2 lần theo thời hạn bổ nhiệm quy định, trƣờng hợp đặc biệt ít nhất phải trọn một thời hạn bổ nhiệm quy định. - Quá trình công tác: có ít nhất 03 năm (36 tháng) công tác trong cơ quan quản lý nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập; đƣợc đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 02 năm (24 tháng) liên tục trƣớc khi bổ nhiệm [33] Nhƣ vậy, việc UBND tỉnh Cao Bằng ban hành văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với các chức danh Trƣởng phòng, Phó trƣởng phòng 52 thuộc cấp sở để thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh chậm đã dẫn tới một số hạn chế trong thời gian qua: nhiều trƣờng hợp đƣợc bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn nhƣ: thiếu trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học. 2.2.2. Về quy hoạch đội ngũ công chức Công tác quy hoạch công chức nói chung và công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức tại các CQCM. Ngành nào, đơn vị nào của tỉnh Cao Bằng lựa chọn đƣợc đội ngũ công chức, nhất là các vị trí đứng đầu tốt, có chất lƣợng, dám nghĩ, dám làm sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển, đi lên của ngành, đơn vị đó và ngƣợc lại. Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc và Nghị định số 11-NQ/TW ngày 25-01-2002 về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; công tác quy hoạch công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng đã có bƣớc đổi mới và chuyển biến tích cực: nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác quy hoạch cán bộ đƣợc nâng lên rõ rệt, việc triển khai công tác quy hoạch cán bộ đƣợc thực hiện bài bản, đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, việc phát hiện và giới thiệu nhân tố mới đƣợc UBND tỉnh quan tâm nên nguồn cán bộ đƣa vào quy hoạch đảm bảo đƣợc quy hoạch về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, có sự kế thừa, có bƣớc phát triển, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và các địa phƣơng trƣớc mắt và lâu dài. Các quy trình quy hoạch đƣợc thực hiện chặt chẽ đảm bảo nguyên tắc, việc quy hoạch cán bộ đã phát huy hiệu quả, tạo sự chủ động cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Hầu hết số cán bộ đƣợc giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm đều có trong quy hoạch. 53 Đến nay, 21/21 CQCM thuộc UBND tỉnh đã thực hiện quy hoạch các chức danh (phòng, ban) thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; cử đi đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho gần 130 lƣợt cán bộ. Tuy nhiên, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ trƣớc khi tiến hành quy hoạch tuy đƣợc các cơ quan, đơn vị của UBND tỉnh Cao Bằng thực hiện đầy đủ các bƣớc theo quy trình, nhƣng chất lƣợng đánh giá có mặt còn hạn chế, chƣa thật sát, đúng thực chất, năng lực, sở trƣờng, chƣa sát với quá trình rèn luyện, mức độ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ; mặt khác, do tiêu chí đánh giá chƣa cụ thể cho từng chức danh cán bộ, một số trƣờng hợp sau khi đƣợc quy hoạch phát hiện có vi phạm phải đƣa ra. Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nhiều CQCM chủ yếu mới chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc mắt, việc xây dựng nguồn cán bộ lâu dài còn khó khăn. Việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ tại các sở chƣa đáp ứng yêu cầu: nguồn cán bộ dự bị các chức danh diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý còn lớn tuổi, tỷ lệ cán bộ dự nguồn trên 45 tuổi còn cao; số cán bộ trẻ dƣới 35 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp; cán bộ nữ đƣợc đƣa vào quy hoạch còn ít, nhất là chức danh cấp trƣởng và có xu hƣớng giảm, độ tuổi lại tăng; cơ cấu cán bộ dự bị chƣa bảo đảm 3 độ tuổi để có sự kế thừa; chƣa mạnh dạn quy hoạch vƣợt cấp, đội ngũ cán bộ quy hoạch chức danh giám đốc tại hầu hết các sở là các phó giám đốc đƣơng nhiệm; cán bộ quy hoạch phó giám đốc phần lớn là trƣởng các phòng, việc chú trọng quy hoạch cán bộ trẻ tuổi, cán bộ nguồn ngoài đơn vị chƣa thực sự đƣợc quan tâm. 2.2.3. Tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, luân chuyển công chức Trong các năm qua, UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các CQCM thuộc UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện tốt đảm bảo theo đúng quy định trong công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, luân chuyển công chức. Công tác tuyển dụng Trong công tác tuyển dụng công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng đƣợc thực hiện đúng các quy định của Luật cán bộ, công chức 54 2008; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, và các thông tƣ hƣớng dẫn thi hành, UBND tỉnh Cao Bằng đã triển khai văn bản chỉ đạo các CQCM từ khâu xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế, số lƣợng ngƣời làm việc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phƣơng án tuyển dụng, thông báo công khai và tổ chức tốt quy trình tuyển dụng theo quy định. Bảng 2.5: Kết quả tuyển dụng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng từ năm 2013 – 2017 ĐVT: người Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số lƣợng 45 30 32 50 72 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng) Tuy nhiên, công tác tuyển dụng công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhƣ: số lƣợng cán bộ, công chức trúng tuyển còn thấp, chƣa đạt chỉ tiêu; một số đơn vị nhiều năm liền không có công chức trúng tuyển hoặc số trúng tuyển rất thấp (Sở Xây dựng...) Việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại tỉnh cũng đƣợc quan tâm thực hiện. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 23 năm 2014 về lĩnh vực này. Tuy nhiên sau 04 năm thực hiện chƣa thu hút đƣợc trƣờng hợp nào, nguyên nhân là do mức thu hút thấp, chƣa đủ sức hấp dẫn; chƣa có các điều kiện kèm theo nhƣ nhà ở, phƣơng tiện... cho cán bộ đến công tác tại tỉnh. Công tác bố trí, sử dụng, đề bạt công chức Trong công tác bố trí, sử dụng công chức tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng luôn quán triệt những nguyên tắc sau: - Sắp xếp theo nghề nghiệp chuyên môn đƣợc đào tạo. Xuất phát từ yêu cầu của công việc để bố trí, sắp xếp cho phù hợp. Mọi công vụ đều do ngƣời có chuyên môn đảm nhận. 55 - Sắp xếp theo hƣớng chuyên môn hóa. Chuyên môn hóa sẽ giúp công chức đi sâu nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm. Nhiệm vụ xác định rõ ràng, mỗi công chức hiểu rõ mình cần phải làm gì? Trong thời gian nào? Nếu hoàn thành sẽ đƣợc gì? Nếu không trách nhiệm sẽ ra sao? - Sắp xếp phải phù hợp với trình độ chuyên môn và thuộc tính tâm lý cũng nhƣ kết quả phấn đấu của công chức. - Phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm. Trong thời gian qua, công tác bố trí, sử dụng đội ngũ công chức tại CQCM thuộc UBND tỉnh Cao Bằng đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Đa phần công chức tại các CQCM đều đƣợc bố trí, sắp xếp theo đúng ngành nghề đào tạo, nhờ vậy hiệu quả công việc của các CQCM thuộc UBND tỉnh đƣợc nâng lên. - Trong quá trình bố trí sử dụng công chức đã dựa vào sở trƣờng của mỗi ngƣời để từ đó sắp xếp công việc nhằm phát huy một cách tốt nhất sở trƣờng đó, phát huy khả năng, trình độ của mỗi công chức. - Trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ công chức, tỉnh đã có nhiều biện pháp để đƣa việc bố trí, sử dụng này vào thực tiễn công tác của UBND tỉnh. Những công chức có thâm niên công tác sẽ đƣợc bố trí công việc có tính chất phức tạp, ngƣợc lại, đối với những công chức mới tuyển dụng, kinh nghiệm làm việc còn thiếu thì sẽ đƣợc bố trí làm những công việc ít phức tạp hơn. Công tác luân chuyển công chức Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_cong_chuc_cac_co_quan_c.pdf
Tài liệu liên quan