MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từviết tắt
Danh mục các bảng sốliệu
Danh mục các sơ đồ- biểu đồ
Mở đầu
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI KỲHỘI NHẬP . 1
1.1. Tín dụng . 1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng . 1
1.1.2. Lịch sửphát triển quan hệtín dụng . 2
1.1.2.1. Giai đoạn đầu hình thành . 2
1.1.2.2. Giai đoạn từthếkỷ17 đến thếkỷ18 . 3
1.1.2.3. Giai đoạn từcuối thếkỷ18 đến đầu thếkỷ20 . 6
1.1.2.4. Giai đoạn từ đầu thếkỷ20 đến nay . 7
1.2. Chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng . 8
1.2.1. Khái niệm chất lượng hoạt động tín dụng . 8
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đấn chất lượng tín dụng. 10
1.2.2.1. Nhóm nhân tốbên ngoài . 10
1.2.2.2. Nhóm nhân tốbên trong. 12
1.3.Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng trong kỳhội nhập .15
1.4. Nguyên tắc quốc tếvềquản lý nợxấu (Nguyên tắc Basel) .17
1.4.1. Giới thiệu sơlược vềBasel .17
1.4.2. Các nguyên tắc vềphòng ngừa nợxấu .18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀCHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN . 25
2.1. Giới thiệu chung vềNgân hàng TMCP Sài Gòn. 25
2.1.1. Sơlược vềsựhình thành và phát triển của NH TMCP Sài Gòn .25
2.1.2. Tình hình hoạt động của NH TMCP Sài Gòn trong thời gian qua .26
2.1.2.1. Vềphát triển mạng lưới .26
2.1.2.2. Vềhoạt động kinh doanh.27
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ.30
2.1.2.4. Hiệu quảkinh doanh .32
2.2. Phân tích hoạt động tính dụng tại NH TMCP Sài Gòn.33
2.2.1. Xét theo thời hạn cho vay .33
2.2.2. Xét theo đối tượng khách hàng .34
2.2.3. Xét theo ngành kinh tế.35
2.2.4. Nhận xét vềquy mô và cơcấu tín dụng tại SCB.35
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn .37
2.3.1. Thực trạng chất lượng tín dụng tại SCB xét vềmặt định lượng.37
2.3.1.1. Nợquá hạn tại SCB .37
2.3.1.2. Thời gian giải quyết hồsơtín dụng tại SCB .40
2.3.1.3. Tỷlệtừchối cho vay .41
2.3.1.4. Mức độhài lòng của khách hàng .41
2.3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại SCB xét vềmặt định tính.42
2.3.2.1. Vềcông tác tín dụng tại SCB .42
2.3.2.2. Vềcông tác tổchức hoạt động tín dụng tại SCB.45
2.3.2.3. Vềnguồn nhân lực của SCB.46
2.3.2.4. Vềcông nghệthông tin của SCB.49
2.3.3. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại SCB .51
2.3.3.1. Những tồn tại .51
2.3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại SCB . 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN . 59
3.1. Định hướng phát triển của SCB trong thôøi gian tôùi.59
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB trong thời gian tới .61
3.2.1. Giải pháp vi mô.62
3.2.1.1. Giải pháp mang tính hệthống và chiến lược kinh doanh.62
3.2.1.2. Giải pháp vềchính sách quản trị.65
3.2.1.3. Giải pháp vềnhân sự.70
3.2.1.4. Kiện toàn bộmáy tổchức hoạt động .72
3.2.1.5. Cơsởhạtầng và công nghệ.72
3.2.2. Các giải pháp vĩmô .73
3.2.2.1. Định hướng phát triển của NHNN.73
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng CIC.76
3.2.3. Các giải pháp hỗtrợ.77
3.2.3.1. NHNN cần giữvai trò định hướng phát triển cho NHTM. 77
3.2.3.2.Thúc đẩy các tổchức đánh giá, xếp loại doanh
nghiệp và cung cấp các thông tin tài chính hình thành và phát triển . 78
3.2.3.3. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghềvà
tăng cường mối quan hệgiữa Hiệp hội với các thành viên . 79
3.2.3.4. Giải pháp hỗtrợkhác.79
Kết luận .82
Tài liệu tham khảo
Phụlục
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4864 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00
16000
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tháng
07/2007
Huy động
Cho vay
(Nguồn: tổng hợp;báo cáo thường niên 2004, 2005, 2006 của SCB)
Xét về cơ cấu tín dụng: hiện nay SCB đang thiếu sự đa dạng về đối tượng
khách hàng, ngành nghề kinh tế.
Xem bảng cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng khách hàng - bảng 2.8, SCB
chỉ có bốn đối tượng khách hàng là DNNN; hợp tác xã; Công ty cổ phần, Công ty
TNHH; và DNTN, cá thể. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được SCB chú trọng
45
(chiếm trên 55% tổng dư nợ), tiếp đến là đối tượng DNTN, cá thể (chiếm trên 30%).
Các đối tượng khác như: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài…vẫn thiếu sự quan tâm của ngân hàng.
Về ngành nghề, hiện nay SCB đã đầu tư tín dụng vào rất nhiều ngành, song
trong đó, có nhiều ngành chiếm tỷ trọng nhỏ xoay quanh mức 1%-2%, thậm chí có
một số ngành có tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng dư nợ dưới 1% như: nông lâm
nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất phân phối điện, khí đốt và
nước, tài chính tín dụng. Thêm vào đó, SCB có sự mất cân đối trong cơ cấu tín
dụng, dư nợ cho vay tập trung ở một, hai ngành nghề, thời hạn cấp tín dụng:
Về ngành nghề, trên 70% dư nợ tín dụng của ngân hàng hiện nay tập
trung vào hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng và có xu hướng ngày càng gia
tăng. Các ngành còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này cho thấy còn rất nhiều
ngành có hiệu quả kinh tế cao như: giao thông vận tải, công nghiệp khai khoáng,
chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ - hải sản xuất khẩu, năng lượng dầu khí, du lịch,
các ngành công nghiệp trọng điểm…đang bị ngân hàng bỏ ngỏ, chưa được quan tâm
đúng mức. Với cơ cấu ngành nghề cho vay như vậy, rõ ràng chưa mang lại hiệu quả
cao nhất cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tập trung dư nợ vào một ngành
trong khi hệ thống thông tin cần để thẩm định các khoản vay thuộc ngành này
thường không đầy đủ, khó kiểm tra được tính chính xác. Hơn nữa, với điều kiện
quản lý khách hàng và hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng của SCB hiện nay
chưa thật sự hiệu quả nên rủi ro tiềm ẩn là rất cao.
Về thời hạn cấp tín dụng, dư nợ của ngân hàng tập trung phần lớn vào tín
dụng ngắn hạn. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư
nợ. Việc tập trung dư nợ vào loại hình tín dụng ngắn hạn tuy rằng phù hợp với cơ
cấu vốn huy động của Ngân hàng, có rủi ro thấp hơn tín dụng trung dài hạn, song
việc này ảnh hưởng đến việc duy trì dư nợ và sự bền vững trong thu nhập của ngân
hàng.
46
Theo xu hướng hiện nay, các ngân hàng đang nỗ lực gia tăng các khoản vay
trung dài hạn có tính chất ổn định, đặc biệt tập trung vào cho vay tiêu dùng, bất
động sản đối với cá nhân (xem bảng 2.9 - phụ lục 1). Đơn cử ACB, trước đây chỉ
cho vay bất động sản với khoảng 10% tổng dư nợ đối với các dự án căn hộ chung
cư có liên kết với các công ty địa ốc, vì ngại rủi ro khi khách hàng thế chấp chủ yếu
là quyền phát sinh từ hợp đồng mua căn hộ chứ chưa có giấy chủ quyền hợp lệ. Tuy
nhiên, sau một thời gian triển khai, đối tượng khách hàng ở chương trình này là
khách hàng tiềm năng và có khả năng trả nợ tốt. Vì vậy trong năm 2007, ACB quyết
định đẩy mạnh cho vay chương trình này lên 20-25% tổng dư nợ đối với hình thức
cho vay mua nhà liên kết, trong đó ACB lựa chọn các dự án đáng tin cậy của các
Công ty bất động sản có uy tín.
Tại SCB, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn bằng 0
(theo quy định là không quá 40%/nguồn vốn ngắn hạn). Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ cho
vay trung dài hạn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chưa thật sự cạnh tranh
với các ngân hàng khác thể hiện ở số lượng và đặc điểm sản phẩm chưa có nhiều
nổi bật.
Như vậy, nhìn chung hoạt động tín dụng tại SCB đang có sự tăng trưởng khá
cao, đem lại nguồn thu chính và đáng kể cho ngân hàng trong thời gian qua. Tuy
nhiên, nguồn thu này chưa thật sự bền vững do phần lớn dư nợ của SCB là ngắn
hạn, đồng thời SCB cũng chưa đa dạng hóa đối tượng khách hàng, các ngành nghề
kinh tế cho vay. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng tại SCB đang tiềm ẩn nhiều
rủi ro, đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, nhất là về chất lượng các khoản cấp tín
dụng.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN:
2.3.1. Thực trạng chất lượng tín dụng tại SCB xét về mặt định lượng:
2.3.1.1. Nợ quá hạn tại SCB:
47
Như đã phân tích ở trên, dư nợ tín dụng của SCB đã tăng trưởng với một tốc
độ khá nhanh, năm 2006 so với năm 2003 tăng hơn 700%. Tuy nhiên đi đôi với sự
tăng trưởng này, cần xem xét về chất lượng của các khoản cho vay.
Với SCB, nợ quá hạn từ năm 2003 đến tháng 07/2007 được thể hiện qua bảng 2.10.
BẢNG 2.10: CƠ CẤU NỢ QUÁ HẠN CỦA SCB QUA CÁC NĂM
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Tháng
07/2007
Tổng dư nợ 1.004 1.813 3.357 8.203 13.341
Nợ quá hạn 0,5 40 94 73 68
Nợ xấu 39 69 56
Tỷ trọng nợ quá
hạn/ Tổng dư nợ
1,16% 2,22% 2,8% 0,89% 0,51%
Tỷ trọng nợ xấu/
Tổng dư nợ
1,17% 0,85% 0,42%
(Nguồn: tổng hợp, báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006 của SCB)
Qua bảng số liệu này, ta có thể thấy rằng nợ quá hạn của SCB đối nghịch với
tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Năm 2003 là năm đầu tiên của sự cải tổ, tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn lần
đầu tiên xuất hiện vào tháng 4/2003 thay thế cho tên cũ Quế Đô, với số lỗ lũy kế
hơn 23 tỷ đồng. Năm này, con số tuyệt đối của nợ quá hạn là 517 triệu đồng, chỉ
chiếm 1,16% tổng dư nợ.
Bước sang năm 2004, năm thứ hai của giai đoạn cải tổ, nợ quá hạn đã tăng lên
40 tỷ đồng, so với sự tăng lên của tổng dư nợ thì con số này là khá cao. Tổng dư nợ
tăng là 81%, trong khi đó, nợ quá hạn tăng trên 7900%, tức tăng hơn 79 lần. Tuy
nhiên, do đây là giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi nên không thể tránh được
những khó khăn. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao so với năm trước đó nhưng vẫn
48
trong giới hạn cho phép của NHNN (tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ phải nhỏ hơn
5%).
Sang năm 2005, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ vẫn còn cao (thậm
chí còn tăng so với năm 2004) nhưng tốc độ tăng đã bắt đầu giảm xuống. Nếu năm
2004, tỷ lệ nợ quá hạn tăng 79 lần so với năm 2003, thì sang năm 2005 tỷ lệ nợ quá
hạn chỉ tăng 1,35 lần so với năm 2004, trong khi tỷ lệ tăng của tổng dư nợ không
thay đổi nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy, SCB đã bắt đầu quan tâm hơn về chất
lượng của hoạt động cấp tín dụng.
Kể từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể so với trước cả số
tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2006, nợ quá hạn là 73 tỷ đồng (tương đương
0,89%) tổng dư nợ, và đến tháng 07/2007 nợ quá hạn là 68 tỷ đồng (tương đương
0,51%) trong tổng dư nợ.
Như vậy, kể từ năm 2006 đến nay tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống dưới mức
2% so với tổng dư nợ. Đây là tỷ lệ mà HĐQT và Ban điều hành SCB đưa ra nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, giảm thiểu tối đa rủi ro, đồng thời bảo đảm
thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước (tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu so với
tổng dư nợ không được vượt quá 5%).
Bên cạnh đó, so với mặt bằng chung trong khối các NHTMCP, tỷ lệ nợ quá
hạn của SCB là khá thấp, chỉ cao hơn 03 ngân hàng là Ngân hàng Á Châu (0.31%),
Ngân hàng Gia Định (0.32%), Ngân hàng Nam Việt (0.38%). Điều này một lần nữa
khẳng định chất lượng tín dụng tại SCB đang được cải thiện.
49
BẢNG 2.11: NỢ QUÁ HẠN CỦA MỘT SỐ NHTMCP TÍNH ĐẾN
THÁNG 08/2007
ĐVT: tỷ đồng
STT NGÂN HÀNG Tổng
dư nợ
Nợ quá
hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
1 NH TMCP Phương Nam 4.568 224 4.90%
2 NH TMCP An Bình 3.360 152.84 4.55%
3 NH TMCP Phương Đông 5.364 140 2.61%
4 NH TMCP Nam Á 2.065 48 2.33%
5 NH TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam
13.373 152 1.14%
6 NH TMCP Việt Á 4.352 37 0.86%
7 NH TMCP Đông Á 11.987 81 0.67%
8 NH TMCP Sài Gòn
Công Thương
6.144 40 0.65%
9 NH TMCP Phát Triển
Nhà Tp.HCM
3.450 22 0.65%
10 NH TMCP Sài Gòng
Thương Tín
21.897 96 0.44%
11 NH TMCP Sài Gòn 14.440 62 0.43%
12 NH TMCP Nam Việt 2.256 8.5 0.38%
13 NH TMCP Gia Định 801 3 0.32%
14 NH TMCP Á Châu 24.101 76 0.31%
(Nguồn: tổng hợp, báo cáo cạnh tranh của Phòng Quản lý Rủi ro thị trường SCB)
2.3.1.2. Thời gian giải quyết hồ sơ tín dụng của SCB:
Ngày 17/06/2006, Tổng Giám đốc NHTMCP Sài Gòn đã ký Quyết định số
49/QĐ-SCB-TGĐ.06 về việc ban hành Quy trình tín dụng ngắn hạn và Quyết định số
50
50/QĐ-SCB-TGĐ.06 về việc ban hành Quy trình tín dụng trung dài hạn. Theo đó,
thời gian giải quyết một hồ sơ tín dụng được quy định cụ thể như sau:
− Đối với khoản vay ngắn hạn: thời gian thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc
(đối với khách hàng mới) và 3 ngày làm việc (đối với khách hàng cũ) kể từ ngày
khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định.
− Đối với khoản vay trung dài hạn: thời gian thực hiện trong vòng 12 ngày làm
việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ.
Điều này phản ánh SCB đã nhận thức được tầm quan trọng của sự nhanh
chóng và kịp thời trong việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Thực tế cho thấy
nguồn tài chính được đáp ứng kịp thời sẽ giúp cho khách hàng nắm bắt được cơ hội
kinh doanh hiệu quả hơn. Trên đây là khoảng thời gian tối đa SCB sẽ xem xét để
cung ứng vốn cho khách hàng. Đối với những món vay nhỏ, đơn giản của các khách
hàng cá nhân, thời gian này còn nhanh hơn.
2.3.1.3. Tỷ lệ từ chối cho vay:
Tại SCB, các sản phẩm tín dụng mặc dù có thể đáp ứng đươc khá đầy đủ nhu
cầu của khách hàng, nhưng lãi suất cho vay tương đối cao so với các ngân hàng khác.
Nguyên nhân là do lãi suất huy động cao. Do đó, ngoại trừ những khách hàng do
ngân hàng tiếp thị về, những khách hàng còn lại tự đến với SCB đa số không đáp ứng
được các điều kiện của các ngân hàng có lãi suất thấp hơn. Với chính sách phát triển
tín dụng chú trọng vào chất lượng, tỷ lệ từ chối tại SCB là khá cao, khoảng 30%
trong tổng số hồ sơ đề nghị vay vốn.
2.3.1.4. Mức độ hài lòng của khách hàng:
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc làm hài lòng khách hàng, vào
tháng 08/2007, SCB đã thành lập Bộ phận chăm sóc khách hàng trực thuộc Phòng
Dịch vụ khách hàng và phát triển sản phẩm, với chức năng chính là tiếp nhận và trả
lời ý kiến thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thông
qua tổng đài hotline, thư điện tử và hộp thư góp ý.
51
Qua hai tháng triển khai hoạt động, Bộ phận này đã tiếp nhận trung bình 200
ý kiến đóng góp và thắc mắc/tháng về sản phẩm dịch vụ cũng như thái độ làm việc
của cán bộ nhân viên ngân hàng. (xem phụ lục 3).Cũng từ đó, SCB đã và đang cải
thiện dần chất lượng phục vụ khách hàng trong các mặt hoạt động, trong đó có hoạt
động tín dụng.
Như vậy, các chỉ tiêu định lượng nêu trên đều cho thấy SCB đang nỗ lực để nâng
cao chất lượng tín dụng, góp phần đem lại sự phát triển bền vững cho Ngân hàng
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Tuy nhiên, để có thể đánh giá toàn diện về chất lượng tín dụng, cần xem xét thêm
về mặt định tính của hoạt động tín dụng.
2.3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại SCB xét về mặt định tính:
Ở khía cạnh định tính, có nhiều nhân tố góp phần tạo nên chất lượng hoạt
động tín dụng của ngân hàng như sau: công tác quản trị tín dụng, công tác tổ chức,
nhân tố con người, và nhân tố công nghệ.
2.3.2.1. Về công tác quản trị tín dụng của SCB:
Thứ nhất, SCB đã đưa ra chính sách, quy trình tín dụng phù hợp, đảm
bảo hoạt động tín dụng luôn đi đúng hướng trong các giai đoạn trước, trong và
sau khi cấp tín dụng.
Trong giai đoạn trước khi cấp tín dụng: SCB thực hiện thu thập thông tin về
khách hàng; lập tờ trình tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; và thực hiện
các quy định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với việc thu thập thông tin khách hàng, SCB sẽ thu thập những thông tin
về tư cách pháp lý; lịch sử quan hệ tín dụng trước đây tại SCB và tại các ngân hàng
khác; tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh hiện tại; mục đích vay vốn; nguồn
trả nợ và cuối cùng là tài sản bảo đảm của khách hàng. Đây là khâu hết sức quan
trọng nhằm đưa ra một quyết định tín dụng đúng đắn và giảm thiểu rủi ro cho ngân
hàng. Bởi lẽ, khách hàng phải có đầy đủ tư cách pháp lý thì mới có thể ký hợp đồng
52
vay vốn với ngân hàng; hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ổn định,
mục đích vay vốn rõ ràng và có đủ nguồn trả nợ thì mới đảm bảo khả năng thu hồi
vốn cho ngân hàng. Còn tài sản bảo đảm chỉ là biện pháp cuối cùng khi khách hàng
không còn khả năng trả nợ. Cách thức thực hiện là phỏng vấn trực tiếp khách hàng
vay vốn; thu thập các thông tin trên intrenet, báo, đài; từ Trung tâm thông tin tín
dụng của NHNN (CIC); và từ các ngân hàng bạn. Hiện nay, công tác thu thập thông
tin được các đơn vị trong toàn SCB thực hiện tương đối tốt. Ngoài thông tin pháp lý
là điều kiện tiên quyết; tất cả các hồ sơ tín dụng tại SCB đều phải có thông tin CIC
thể hiện lịch sử giao dịch của khách hàng tại các ngân hàng khác; tài liệu về mục
đích vay vốn, nguồn trả nợ, tài sản bảo đảm.
Sau khi đã có đầy đủ thông tin về khách hàng theo quy định của SCB, Cán
bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình tín dụng đề xuất cho hoặc không cho vay và trình
các cấp phê duyệt. Hiện nay, việc lập tờ trình được SCB chuẩn hóa theo mẫu (đối
với cá nhân và đối với doanh nghiệp), giúp cán bộ tín dụng lập nhanh hơn, đầy đủ
hơn và có chất lượng hơn so với trước đây.
Nếu món vay được duyệt, SCB sẽ cùng khách hàng thực hiện các thủ tục về
bảo đảm tiền vay theo quy định.
Giai đoạn trong khi cấp tín dụng: là giai đoạn SCB giải ngân cho khách
hàng, sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các chứng từ chứng minh mục đích sử
dụng vốn và đáp ứng đủ các điều kiện (đối với cho vay có điều kiện).
Giai đoạn sau khi cấp tín dụng: Sau 10 ngày kể từ ngày giải ngân cho khách
hàng, SCB phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn thực tế của khách hàng (so với mục
đích vay ban đầu) và định kỳ 3 tháng (đối với khoản vay ngắn hạn) hoặc 6 tháng
(đối với khoản vay trung dài hạn) phải kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của
khách hàng. Đây là một công đoạn rất quan trọng giúp SCB có thể kiểm soát được
việc sử dụng tiền vay và tình hình kinh doanh của khách hàng, nhằm có biện pháp
kịp thời khi xảy ra dấu hiệu bất thường.
Thứ hai, SCB đã tổ chức một bộ máy kiểm soát tín dụng khá bài bản.
53
Ở giai đoạn trước khi cho vay, kiểm soát tín dụng do các cấp Trưởng phòng,
Giám đốc chi nhánh (đối với hồ sơ vay trong mức phán quyết của Chi nhánh) và
Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở (đối với hồ sơ vượt quyền phán quyết của
chi nhánh hoặc không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định) thực hiện. Việc kiểm
soát tín dụng được thực hiện chủ yếu là để cho vay đúng và đủ đối với nhu cầu của
khách hàng, nhằm bảo đảm khả năng thu hồi vốn sau này.
Ở giai đoạn trong và sau khi cho vay, việc kiểm soát được thực hiện bởi Bộ
phận kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng. Đây là một Bộ phận độc lập với Bộ phận
cấp tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình cho vay. Định kỳ nữa
năm hoặc một năm, bộ phận này sẽ kiểm tra lại toàn bộ danh mục tín dụng của
Ngân hàng để có thể bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những thiếu sót trong quá trình cho
vay.
Ngoài ra, để kiểm soát rủi ro, SCB đã phân quyền cụ thể cho các chi nhánh
trong việc phê duyệt các hồ sơ tín dụng. Đối với các Phòng Giao dịch và Chi nhánh
mới thành lập, mức phán quyết thấp hơn những Chi nhánh đã phát triển ổn định.
Trường hợp khách hàng vay vốn ngoài địa bàn, vay để góp vốn liên doanh, tài sản
bảo đảm hình thành trong tương lai hoặc số tiền vay lớn vượt mức phán quyết thì
các chi nhánh phải trình về Hội sở tái thẩm định trước khi trình Hội đồng tín dụng
xem xét.
Thứ ba, SCB luôn tuân thủ các quy định của NHNN và của pháp luật liên
quan đến hoạt động tín dụng; thực hiện văn bản hoá tất cả các quy định, quy
trình nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng.
Các văn bản pháp luật về hoạt động tín dụng bao gồm Luật các TCTD,
Quyết định 1627; Quyết định 127 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 1627; Quyết
định 457 về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD và các chỉ thị của NHNN về việc kiểm
soát và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng được SCB thực hiện nghiêm túc và
phổ biến đến toàn thể các đơn vị thông qua mạng công văn nội bộ để cùng nắm rõ
và thực hiện.
54
Ngoài ra, SCB còn thực hiện rất nghiêm chỉnh Quyết định 493 về phân loại
nợ và trích lập dự phòng của NHNN. Mỗi quý, các chi nhánh lập bảng báo cáo về
tình hình nợ, bao gồm các nhóm nợ từ 1 đến 5 và trích lập dự phòng (dự phòng
chung và dự phòng cụ thể) đầy đủ cho các nhóm nợ này và gửi về Phòng Quản lý
rủi ro để tổng hợp. Từ năm 2005 đến nay, SCB phân loại nợ theo điều 6 của Quyết
định 493, tức vẫn dựa chủ yếu vào yếu tố định lượng. Từ khi có quyết định 18 bổ
sung quyết định 493 thì việc phân loại nợ tại SCB được thực hiện theo điều 6 của
Quyết định này. Đây là công việc rất quan trọng giúp Ban điều hành SCB nắm được
tình hình kinh doanh tại các đơn vị nhằm có những biện pháp kịp thời khi nợ xấu
phát sinh vượt quá giới hạn cho phép, giúp hoạt động tín dụng luôn trong tầm kiểm
soát.
Ngoài ra, Tất cả các quy trình, quy định nội bộ về hoạt động tín dụng đều
được SCB quy định bằng văn bản một cách rõ ràng, minh bạch, và được thông báo
cho toàn thể nhân viên tín dụng biết để thực hiện. Trong quá trình hoạt động, nếu có
quy định nào không còn phù hợp với quy định của pháp luật, SCB ra văn bản khác
thay thế, đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn luôn tuân thủ đúng pháp luật và phù
hợp với năng lực của mình.
Thứ tư, SCB còn thực hiện thêm những hoạt động hỗ trợ cho công tác
quản trị tín dụng.
− Chấm điểm khách hàng vay vốn, bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp
và khách hàng cá nhân. SCB đã ban hành quy định rất cụ thể về chấm điểm khách
hàng bao gồm các tiêu chí về tài chính và phi tài chính đối với từng ngành nghề
khác nhau trong nền kinh tế. Đây là một điểm mới trong hoạt tín dụng góp phần
đánh giá khách hàng một cách toàn diện hơn.
− Cuối mỗi năm SCB còn thực hiện kiểm tra chéo hồ sơ tín dụng giữa các
cán bộ tín dụng trong một chi nhánh. Cùng với hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ
thì hoạt động kiểm tra chéo hồ sơ tín dụng cũng nhằm bổ sung, chỉnh sửa những
55
thiếu sót trong hồ sơ giúp cho hoạt động tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn và giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng.
2.3.2.2. Về công tác tổ chức hoạt động tín dụng của SCB:
SCB tổ chức hoạt động tín dụng theo trình tự sau:
Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, Cán bộ tín dụng sẽ thực hiện
thẩm định về pháp lý, tình hình tài chính, và phương án vay vốn của khách hàng,
còn việc định giá tài sản bảo đảm sẽ do một bộ phận thứ ba là CTCP Đầu tư Sài
Gòn Phú Gia hoặc CTCP Bất động sản Hoàng Quân thực hiện. Điều này giúp cho
việc định giá được khách quan hơn và không bị ảnh hưởng bởi ý chí cho vay hoặc
không cho vay của Cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, việc định giá được thực hiện theo
giá thị trường, giúp cho tài sản của khách hàng được đánh giá đúng thực tế. Mặc dù
tài sản bảo đảm chỉ là biện pháp xử lý sau cùng, nhưng hiện nay giá trị tài sản bảo
đảm vẫn được các TCTD, nhất là các NHTMCP dùng để xác định mức cho vay.
SCB cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân là do các thông tin về tư cách và nguồn trả
nợ của khách hàng chưa đủ độ tin cậy tuyệt đối, do đó, việc cho vay không có tài
sản bảo đảm còn hạn chế, nhất là đối với các khoản vay lớn.
Sau đó, khi khoản vay được phê duyệt, SCB cùng khách hàng tiến hành
công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy
định của pháp luật. Công đoạn này sẽ do Phòng Pháp chế thực hiện. Điều này đã
giúp giảm đáng kể khối lượng công việc cho bộ phận tín dụng và đẩy nhanh tốc độ
phục vụ khách hàng.
Bên cạnh các Phòng ban trực tiếp tác nghiệp, từ tháng 04/2007 SCB đã
thành lập thêm Phòng Quản lý rủi ro tín dụng (trực thuộc Khối Quản trị rủi ro tại
Hội sở) chịu trách nhiệm về tái thẩm định các hồ sơ vượt mức phán quyết của chi
nhánh; tổng hợp, báo cáo các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng trong toàn hệ
thống và đề xuất các biện pháp xử lý khi có rủi ro và tổn thất xảy ra.
2.3.2.3. Về nguồn nhân lực của SCB:
56
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong chính sách hoạt động của một
NHTM, giữ vai trò nền tảng thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Qua 15 năm
hoạt động, nguồn nhân lực của SCB đã có sự thay đổi căn bản về cả chất và lượng
theo chiều hướng tích cực, góp phần thiết thực trong việc thực hiện tiêu chí của
SCB: “Hướng tới sự hoàn thiện vì khách hàng”.
Đi từ một ngân hàng với 87 nhân viên, trong đó chỉ có 5 người có trình độ
đại học vào năm 2003, đến 30/07/2007 đội ngũ cán bộ - công nhân viên của SCB đã
là 870 người, trong đó nhân viên tín dụng là 180 người, độ tuổi trung bình là 30.
Trình độ chủ yếu là đại học, các trình độ dưới đại học chủ yếu làm công tác kiểm
ngân, bảo vệ, lái xe, tiếp tân, tạp vụ.
BIỂU ĐỒ 2.10. CƠ CẤU CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN THEO GIỚI TÍNH
45%55%
Nam
Nữ
BIỂU ĐỒ 2.11. CƠ CẤU CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN THEO TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN
6.60%
1.87%6.17%
16.36%
61.12%
7.89%
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Phổ thông trung học
Phổ thông cơ sở
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo SCB)
57
Để đưa SCB trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường tài chính - ngân
hàng Việt Nam và có thể hội nhập tốt vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh các yếu tố
khác, Ban Lãnh đạo Ngân hàng đang từng bước xây dựng một đội ngũ nhân viên
chuẩn hóa về hình thức bên ngoài lẫn trình độ chuyên môn.
Mỗi một nhân viên SCB khi đi làm luôn phải có đồng phục chỉnh tề (quần
áo, logo, bảng tên, cavat đối với nam và búi tóc đối với nữ). Đây là yếu tố hữu hình
tạo nên nét chuyên nghiệp cho SCB trong giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, SCB
còn chuẩn hóa đội ngũ nhân viên thông qua các quy định về Văn hóa SCB, Cách
giao tiếp với khách hàng qua điện thoại.
Cán bộ nhân viên tại SCB thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn
ngắn và trung hạn về chuyên môn nghiệp vụ do các giáo viên nội bộ của SCB hoặc
các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế và Đại học Ngân hàng đảm nhiệm.
Ngoài ra, nhân viên nào muốn theo học các khóa đào tạo bên ngoài sẽ được SCB hỗ
trợ 100% học phí (được quy định rõ trong chính sách đào tạo). Bên cạnh đó, SCB
còn liên kết với Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng (BTC) để luân phiên đào
tạo cho tất cả nhân viên tiền sảnh các kỹ năng đàm phán, kỹ năng phục vụ khách
hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Để thu hút nhân tài, SCB đưa ra chính sách đãi ngộ khá hấp dẫn. Có thể
nói mặt bằng thu nhập tại SCB được đánh giá là tương đối cao trong khối NHTM
mà đặc biệt là các NHTMQD. Thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên SCB
trong năm 2006 đạt 11,2 triệu đồng/tháng. Do đó, SCB đã thu hút được một bộ phận
không nhỏ nhân viên giỏi từ các ngân hàng này, trong đó chủ yếu là Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Chính bộ phận này
hiện đang làm nồng cốt cho sự phát triển bền vững của SCB. Ngoài ra, để bổ sung
nguồn nhân lực cho quá trình phát triển, SCB đã đi từ gốc là tuyển dụng các sinh
viên khá giỏi tại Trường Đại học Kinh tế và Đại học Ngân hàng thông qua việc
đồng tổ chức những cuộc thi như: “chuyên viên tài chính ngân hàng”, “thử tài kinh
58
doanh”. Chính sách thu nhập cao đã thúc đẩy cán bộ công nhân viên hăng say làm
việc, cống hiến vì sự phát triển chung của SCB với phong cách chuyên nghiệp.
Bên cạnh những đãi ngộ về mặt tinh thần và vật chất, SCB cũng có chế độ
thưởng phạt rõ ràng. SCB thực hiện xếp loại thi đua A, B, C hàng tháng để xem xét,
đánh giá mức độ vi phạm của cán bộ nhân viên, nặng nhất là cho thôi việc. Còn đối
với những nhân viên có đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của SCB sẽ được
tưởng thưởng xứng đáng.
2.3.2.4. Về công nghệ thông tin của SCB:
Công nghệ thông tin của SCB đã đáp ứng được phần nào các hoạt động
chuyên môn với mức độ khác nhau. Đối với hoạt động tín dụng, toàn bộ cán bộ
chuyên môn đều được trang bị máy vi tính. Cấp Trưởng các phòng ban trở lên được
trang bị laptop. Tất cả đều được nối mạng với nhau rất thuận tiện trong tác nghiệp
cũng như trong quản lý.
Chương trình phần mềm hỗ trợ cho công tác tín dụng là Smartbank,
chương trình tra cứu luật. Trong đó, Smartbank là chương trình chính phục vụ cho
hoạt động tín dụng của SCB, do Công ty giải pháp phần mềm FSS (FPT) cung cấp.
SCB sử dụng Smartbank để lưu trữ thông tin khách hàng vay vốn, giải ngân, thu nợ
và tổng hợp báo cáo. Vào tháng 08/2007 vừa qua, SCB vừa bổ sung thêm chức
năng “Chuyển nợ quá hạn tự động” trên Smartbank. Đây là một ứng dụng mới
giúp làm giảm rất nhiều công việc cho bộ phận tín dụng trong việc chuyển nợ quá
hạn đối với các khách hàng trễ hạn thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Ứng
dụng này cũng giúp SCB thực hiện đúng quy định của NHNN về việc phân loại nợ,
trích lập và sử dụng, dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng,
mà không phụ thuộc vào ý ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47359.pdf