MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi
MỤC LỤC.vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Kết cấu luận văn. 4
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC . 5
1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 5
1.1.1 Quan điểm về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 5
1.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 9
1.1.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của trường chính trị tỉnh . 11
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của trường chính trịtỉnh 13
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở một số cơ sởđào tạo . 23
1.2.1 Kinh nghiệm của một số trường về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 23
1.2.2 Bài học kinh nghiệm . 24
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HÓA . 26
2.1. Khái quát chung về Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa. 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa . 26
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị Thanh Hóa . 27
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Chính trị Thanh Hóa. 29
2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Chính trị Thanh Hóa . 31
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Trường
Chính trị tỉnh Thanh Hoá . 32
2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, giai
đoạn 2012 – 2014 . 32
2.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá . 34
2.2.3 Cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Trường Chính trị
tỉnh Thanh Hoá. 38
2.3. Phân tích ý kiến đánh giá của các đối tượng được điều tra. 48
2.3.1. Đặc điểm cơ bản của cán bộ, giảng viên được điều tra . 48
2.3.2. Kiểm định mô hình và phân tích nhân tố . 50
2.3.3. Phân tích hồi quy. 56
2.3.4. Phân tích ý kiến đánh giá của CBGV được điều tra về chất lượng nguồn nhân
lực ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa theo từng nhân tố. 59
2.3.5. Phân tích ý kiến đánh giá của học viên được điều tra. 65
2.4. Đánh giá chung về nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa. 85
2.4.1 Những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của đội ngũ giảng viên, chuyên viên, nhân
viên nhà trường . 68
2.4.2.Những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của công tác nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. 71
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế . 73
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HÓA . 75
3.1 Mục tiêu đổi mới công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu
Thanh Hóa trở thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020 . 75
3.1.1 Mục tiêu chung. 75
3.1.2 Mục tiêu cụ thể. 75
3.2 Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ ở
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa . 76
3.2.1. Mục tiêu chung. 76
3.2.2. Mục tiêu cụ thể. 77
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Trường Chính trị tỉnh ThanhHóa . 78
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với đội ngũ giảng viên. 79
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với đội ngũ chuyên viên, nhân viên các phòng chức năng 90
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 94
1. Kết luận . 94
2. Kiến nghị. 95
2.1. Đối với Trung ương Đảng và Nhà nước . 95
2.2. Đối với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 96
2.3. Đối với Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 97
PHỤ LỤC
Biên bản hội đồng chấm luận văn
Nhận xét của phản biện 1 và 2
Bản giải trình chỉnh sửa luận văn
Xác nhận hoàn thiện luận văn
147 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.854
3. Việc tuyển dụng luôn được công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin 73.15 34.750 .557 .847
4. Đánh giá khi tuyển dụng được thực hiện chính xác, minh bạch 73.03 34.422 .616 .844
5. Anh/Chị được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn 72.89 35.771 .514 .849
6. Chính sách thăng tiến trong nhà trường rõ ràng và công bằng 72.95 34.977 .558 .847
7. Anh/Chị có nhiều cơ hội được thăng tiến 73.07 35.077 .466 .851
8. Việc bổ nhiệm CB quản lý tại trường là khách quan, công bằng và hợp lý 72.97 35.350 .529 .848
9. Thu nhập mà Anh/Chị nhận đáp ứng tốt về kỳ vọng của Anh/Chị 73.15 36.048 .454 .851
10. Công tác xét, nâng bậc lương của nhà trường đúng kỳ hạn, công bằng 72.94 36.532 .331 .857
11. Anh/Chị hài lòng với lương, thưởng và phúc lợi của Nhà trường 73.06 36.223 .381 .854
12. Mọi người rất hợp tác để làm việc cùng nhau 72.99 36.835 .354 .855
13. CCVC có tác phong làm việc khẩn trương 73.01 37.412 .389 .857
14. Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa đồng 72.89 36.286 .454 .851
15. CCVC được tôn trọng và tin cậy công việc 72.82 36.337 .427 .852
16. CCVC được đối xử công bằng 72.83 35.629 .524 .849
17. Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức của Trường 72.60 36.242 .404 .853
18. Công tác đào tạo CMNV 72.58 36.535 .410 .853
19. Công tác ĐT, bồi dưỡng NN,TH, KT khác 72.73 37.001 .371 .854
20. Ông(bà) hài lòng với hoạt động QTNL tại Nhà trường 72.83 37.093 .457 .852
Hệ số Cronbach’s Alpha 0,858
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra với SPSS)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Trong trường hợp này để kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra tác giả
sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Bảng 2.10 cho thấy hệ số tin
cậy Cronbach’s alpha cho toàn bộ các biến (20 câu hỏi) liên quan đến chất lượng
NNL của Trường là 0,858 > 0,8 nghĩa là thang đo đủ độ tin cậy để giải thích. Theo
Nunnally & Burnstein (1994) tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach's Alpha là từ 0,6 trở lên
và hệ số tương quan biến tổng từ 0,3 trở lên; Theo Hair et al (1999) hệ số
Cronbach's Alpha từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được, từ 0,8 trở lên đến gần 1 là tốt. Kết
quả trong bảng cho thấy hệ số tương quan biến tổng của các biên đều > 0,6 nên tất
cả các biến đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.[31]
Để tiến hành phân tích nhân tố, chúng ta phải tiến hành kiểm định số lượng mẫu
đã được điều tra có thích hợp cho kỹ thuật phân tích này hay không, nghĩa là quy mô của
mẫu phải đủ lớn. Theo Hair (1995) thông thường ta có thể sử dụng quy tắc 5/1 tức là mỗi
một vấn đề trong bảng hỏi phải có ít nhất 5 người trả lời. Tuy nhiên, theo Kaiser (2001)
có thể sử dụng một phương pháp khác để đánh giá tính hợp lý của cơ sở dữ liệu, phục vụ
cho việc phân tích nhân tố (factor analysis). Phương pháp này được gọi là kiểm định
KMO & Bartlett's test - kiểm định này được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố. Khi sử dụng kiểm định này, cũng theo Kaiser (2001) và Othman & Owen
(2002) trị số kiểm định của KMO phải lớn từ 0,5 đến 1,0 là thích hợp. .[31]
Bảng 2.11 . Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test
STT Chỉ tiêu Giá trị
1 Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin .742
2 Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 582.182
df 136
Sig. .000
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS của tác giả)
Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test ở bảng trên cho thấy cơ sở dữ
liệu này là hoàn toàn phù hợp vì giá trị kiểm định đạt 0,742 với mức ý nghĩa thống
kê là 99%. Điều này cho thấy rằng, kỹ thuật phân tích nhân tố là hoàn toàn có thể
thực hiện được trong nghiên cứu này bởi vì trong trường hợp này quy mô mẫu thích
hợp và đủ lớn để thực hiện.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Phân tích nhân tố khám phá (Factor Analysis) là một phương pháp phân tích
thống kê được sử dụng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có tương quan với
nhau thành tập biến nhân tố ít hơn để dễ dàng quản lý, nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội
dung thông tin của tập biến ban đầu (hay có thể hiểu trong phân tích nhân tố một nhân tố
được rút trích có thể đại diện cho nhiều biến). Các nghiên cứu chi tiết về việc tính toán
(về mặt toán học) có thể được tìm thấy tại một số công trình của Emeric (1999), của Hair
et al (1999) và một số cộng sự khác... Kết quả được trình bày ở Bảng 2.12.
Khi tiến hành phân tích nhân tố đòi hỏi người nghiên cứu phải định trước một
số vấn đề sau: số lượng nhân tố cần đưa ra, phương pháp sử dụng đảo trục nhân tố
(Rotating the factors), cũng như là hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các nhân tố.
Bảng 2.12. Phân tích nhân tố đối với các biến điều tra
TT
Biến qua sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6
1.
Việc tuyển dụng luôn được công khai
rộng rãi trên các phương tiện thông tin
.666
2.
Đánh giá khi tuyển dụng được thực
hiện chính xác, minh bạch
.729
3.
Chính sách thăng tiến trong nhà trường
rõ ràng và công bằng
.758
4. Anh/Chị có nhiều cơ hội được thăng tiến .751
5.
Việc bổ nhiệm CB quản lý tại trường là
khách quan, công bằng và hợp lý
.678
6.
CCVC có tác phong làm việc khẩn
trương, đúng giờ
.694
7. Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa đồng .672
8. CCVC được đối xử công bằng .661
9.
Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính
trị, tư tưởng đạo đức của trường
.785
10. Nhà Trường có tiêu chí rõ ràng, thống .777
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
TT
Biến qua sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6
nhất cho các chức danh cần tuyển dụng
11.
Qui trình tuyển dụng được thực hiện đúng
pháp luật và các qui định của Nhà Trường
.867
12.
Công tác đào tạo trình độ chuyên môn
nghiệp vụ
.709
13.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ,
tin học và kiến thức khác
.874
14.
Thu nhập mà Anh/Chị nhận đáp ứng tốt
về kỳ vọng của Anh/Chị
.625
15.
Anh/Chị hài lòng với lương, thưởng và
phúc lợi của nhà trường
.824
16.
Anh/Chị được bố trí công việc phù hợp
với chuyên môn
0.532
17.
Công tác xét, nâng bậc lương của nhà
trường đúng kỳ hạn, công bằng
0.860
Giá trị Eigenvalue 4,981 1,880 1,529 1,295 1,193 1,039
Phương sai trích rút (%) 29,300 11,059 8,996 7,618 7,019 6,116
Phương sai do phân tích nhân tố giải thích
(%) 29,300 40,360 49,356 56,975 63,994 70,111
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Theo nghiên cứu của Almeda (1999) số lượng nhân tố cần đưa ra được tính
toán dựa trên dự tính của phạm vi nghiên cứu và dựa trên khung nghiên cứu này để
đưa ra các câu hỏi cụ thể. Thông thường các nhân tố sau khi được nhóm phải nhỏ hơn
số biến ban đầu. Ngoài ra, cần chú ý các nhân tố được rút ra sau khi phân tích phải
thoả mãn tiêu chuẩn của Kaiser, tức là hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc
bằng 1; đồng thời cũng được dựa vào tổng phương sai tích luỹ giữa hai nhân tố (hệ số
tương quan của yếu tố) phải ít nhất bằng 0,5 thì mới xem là đạt yêu cầu và đây chính
là điểm ngưỡng để loại bỏ các câu hỏi khác trong quá trình phân tích nhân tố.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Qua 2 lần phân tích, kết quả là trong 19 biến số độc lập có 2 biến số không hội
tụ vào nhân tố nào nên bị loại ra, đó là các biến số 12 và biến số 15:
- Mọi người rất hợp tác để làm việc cùng nhau;
- CCVC được tôn trọng và tin cậy công việc.
Như vậy còn lại 17 biến số độc lập hội tụ thành 6 nhân tố thể hiện ở bảng bảng
2.12. Bảng 2.12 cho thấy có 6 nhân tố cấu thành nên chất lượng NNL tại Trường Chính
trị tỉnh Thanh Hóa. Phương sai tổng hợp (Eigenvalue) của 6 nhân tố thoả mãn điều kiện
lớn hơn 1, hệ số tin cậy (Reliability) được tính cho các nhân tố (factor) mới cũng thoả
mãn yêu cầu lớn hơn 0,5. Do đó 6 nhân tố mới tổng hợp này được sử dụng để phục cho
quá trình phân tích hồi quy ở phần sau. Các nhân tố mới đều được đặt tên mới là:
- Nhân tố thứ nhất (F1): Giá trị Eigenvalue bằng 4,981>1. Nhân tố này bao gồm
các vấn đề liên quan như: Việc tuyển dụng luôn được công khai rộng rãi trên các phương
tiện thông tin; Đánh giá khi tuyển dụng được thực hiện chính xác, minh bạch; Chính sách
thăng tiến trong nhà trường rõ ràng và công bằng; Anh/Chị có nhiều cơ hội được thăng
tiến; Việc bổ nhiệm CB quản lý tại trường là khách quan, công bằng và hợp lý. Hệ số
tương quan của các nhân tố này khá lớn đều lớn hơn 0,6. Do đó nhân tố này được đặt tên
mới là Công tác bổ nhiệm cán bộ. Nhân tố này giải thích được 29,300% biến thiên dữ
liệu nghiên cứu.
- Nhân tố thứ hai (F2): Giá trị Eigenvalue bằng 1,880>1. Nhân tố này bao gồm
các vấn đề liên quan như: CCVC có tác phong làm việc khẩn trương, đúng giờ;
Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa đồng; CCVC được đối xử công bằng; Công tác
bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức của trường. Hệ số tương quan của
các nhân tố này khá lớn đều lớn hơn 0,6. Do đó nhân tố này được đặt tên mới là Công
tác hành chính nhân sự. Nhân tố này giải thích được 11,059% biến thiên dữ liệu
nghiên cứu.
- Nhân tố thứ ba (F3): Giá trị Eigenvalue bằng 1,529>1. Nhân tố này bao gồm
các vấn đề liên quan như: Nhà Trường có tiêu chí rõ ràng, thống nhất cho các chức
danh cần tuyển dụng; Qui trình tuyển dụng được thực hiện đúng pháp luật và các qui
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
định của Nhà Trường. Hệ số tương quan của các nhân tố này đều lớn hơn 0,7. Do đó
nhân tố này được đặt tên mới là Tiêu chí và quy trình tuyển dụng. Nhân tố này giải
thích được 8,996% biến thiên dữ liệu nghiên cứu.
- Nhân tố thứ tư (F4): Giá trị Eigenvalue bằng 1,295>1. Nhân tố này bao gồm
các vấn đề liên quan như: Công tác đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Công
tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và kiến thức khác. Hệ số tương quan của
các nhân tố này đều lớn hơn 0,7. Do đó nhân tố này được đặt tên mới là Công tác đào
tạo, bồi dưỡng. Nhân tố này giải thích được 7,618% biến thiên dữ liệu nghiên cứu.
- Nhân tố thứ năm (F5): Giá trị Eigenvalue bằng 1,193> 1. Nhân tố này bao
gồm các vấn đề liên quan như: Thu nhập mà Anh/Chị nhận đáp ứng tốt về kỳ vọng
của Anh/Chị; Anh/Chị hài lòng với lương, thưởng và phúc lợi của nhà trường. Hệ
số tương quan của các nhân tố này khá lớn đều lớn hơn 0,6. Do đó nhân tố này được
đặt tên mới là Công tác tiền lương. Nhân tố này giải thích được 7,019% biến thiên dữ
liệu nghiên cứu.
- Nhân tố thứ sáu (F6): Giá trị Eigenvalue bằng 1,039> 1. Nhân tố này
bao gồm các vấn đề liên quan như: Anh/Chị được bố trí công việc phù hợp với
chuyên môn; Công tác xét, nâng bậc lương của nhà trường đúng kỳ hạn, công
bằng. Hệ số tương quan của các nhân tố này đều lớn hơn 0,5. Do đó nhân tố
này được đặt tên mới là Công tác bố trí công việc. Nhân tố này giải thích
được 6,116% biến thiên dữ liệu nghiên cứu.
Như vậy, 6 thành phần ảnh hưởng đến chất lượng NNL của Trường theo
đánh giá của CB,GV,NV là: Công tác bổ nhiệm cán bộ, Công tác hành chính
nhân sự, Tiêu chí và quy trình tuyển dụng, Công tác đào tạo và bồi dưỡng,
Công tác tiền lương, và Công tác bố trí công việc. Với tổng phương sai rút trích
70,111% cho biết 6 nhân tố này giải thích được 70,111% biến thiên của dữ liệu
điều tra thu thập được.
2.3.3. Phân tích hồi quy
Để đánh giá mức độ tác động riêng lẻ của từng nhân tố đến chất lượng NNL
của Trường, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô phân tích hồi quy tuyến tính
ĐA
̣I H
Ọ
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như vậy 6 thành phần nhân tố nhóm
ở trên là biến độc lập (Independents) và chất lượng NNL của Trường Chính trị tỉnh
Thanh Hóa là biến phụ thuộc (Dependents) sẽ được đưa vào để chạy cùng một lúc.
Kết quả thể hiện ở Bảng 2.13 và Bảng 2.14.
Bảng 2.13. Kết quả kiểm định mô hình
R R2 R
2 điều
chỉnh
R thay
đổi
F thay
đổi df1 df2 Sig. F
Durbin-
Watson
,869 ,756 ,739 ,356 2,601 6 91 ,002 1,810
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS
Phân tích hồi quy nhằm xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
đánh giá, cảm nhận chung về chất lượng NNL của Trường. Kết quả nhận được cho
thấy mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ 0,002<0,05 và hệ số xác định R2 = 0,756 hay R2 điều
chỉnh = 0,739 chứng minh sự phù hợp của mô hình, tức cả 6 nhân tố đều giải thích
73,9% biến động chất lượng NNL của Trường thuộc 6 nhân tố trên.
Từ kết quả ước lượng các hệ số βi ở bảng 2.14 cho thấy, với mức ý nghĩa α từ
0,1 đến 0,01, tức là ý nghĩa thống kê 90% đến 99%, trong 6 biến độc lập của mô
hình có 5 biến có ý nghĩa thống kê từ 90% đến 99%, tức các biến này có ảnh hưởng
đến biến phụ thuộc Y và với các hệ số β dương nên ảnh hưởng của các biến thuận
chiều với biến độc lập Y. Cụ thể biến X1, X4 có tác động lớn đến biến độc lập Y
với hệ số β tương ứng là 0,169 và 0,127 với mức ý nghĩa sig<0,01, tức có ý nghĩa
thống kê 99%. Biến X2 tác động đến biến độc lập Y với hệ số β là 0,087 với mức ý
nghĩa sig<0,05, tức có ý nghĩa thống kê 95%. Các biến X3 và X6 tác động đến biến
độc lập Y với các hệ số β tương ứng là 0,077 và 0,081 với mức ý nghĩa sig<0,1, tức
có ý nghĩa thống kê 90%. Riêng biến X5 không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y do
không có ý nghĩa thống kê, vì giá trị sig =0,105 > 0,1.
Như vậy, ta có thể viết phương trình hồi quy như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4+ β5X5+ β5X6+e
Là: Y = 4,154+ 0,169X1 + 0,087X2 + 0,077X3 + 0,127X4+ 0,081X6+e
Trong đó Y: Chất lượng NNL của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
X1: Công tác bổ nhiệm cán bộ
X2: Công tác hành chính nhân sự
X3: Tiêu chí và quy trình tuyển dụng
X4: Công tác đào tạo và bồi dưỡng
X6: Công tác bố trí công việc
βi: Hệ số hồi quy riêng từng phần tương ứng với các biến độc lập Fi
℮: Sai số của mô hình
Như vậy, theo phương trình trên, có 5 nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến
chất lượng NNL của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa. Thứ tự tầm quan trọng của
từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta. Nhân tố nào có hệ số Beta
càng lớn thì mức độ tác động đến chất lượng NNL càng nhiều. Từ kết quả của
phương trình trên cho thấy chất lượng NNL của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
chịu tác động nhiều nhất bởi nhân tố Công tác bổ nhiệm cán bộ (β1=0,169), kế đến là
nhân tố Công tác đào tạo và bồi dưỡng (β4=0,127), nhân tố Công tác hành chính nhân
sự (β2=0,087), nhân tố Công tác bố trí công việc (β6=0,081), và cuối cùng là nhân tố
Tiêu chí và quy trình tuyển dụng (β3=0,077).
Hệ số phóng đại VIF nằm trong điều kiện cho phép tất cả đều nhỏ hơn 2 (tiêu
chuẩn VIF < 10), điều này chứng tỏ sự cộng tuyến giữa các biến độc lập là rất thấp phù
hợp với giả định nghiên cứu này là các biến số dự báo độc lập lẫn nhau.
Bảng 2.14. Kết quả phân tích hồi quy
Các biến β Beta T Sig.
Chỉ số đa cộng
tuyến
Tolerance VIF
Hệ số chặn 4,154 9,453 ,000
X1: Công tác bổ nhiệm cán bộ ,169 ,388 3,957 ,000 ,838 1,193
X2: Công tác hành chính nhân sự ,087 ,199 2,002 ,049 ,816 1,226
X3: Tiêu chí và quy trình tuyển dụng ,077 ,177 1,862 ,066 ,895 1,117
X4: Công tác đào tạo và bồi dưỡng ,127 ,290 3,102 ,003 ,922 1,084
X5: Công tác tiền lương ,067 ,154 1,639 ,105 ,914 1,094
X6: Công tác bố trí công việc ,081 ,185 1,843 ,069 ,802 1,247
(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
2.3.4. Phân tích ý kiến đánh giá của CBGV được điều tra về chất lượng nguồn
nhân lực ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa theo từng nhân tố
Qua kết quả ở bảng 2.15 cho thấy CB,GV được điều tra đánh giá về các yếu
tố cấu thành nên chất lượng NNL của Trường khá cao. Mức “đồng ý” chiếm tỷ
trọng lớn, giao động từ 51% đến 80,6%; mức “bình thường hay đồng ý một phần”
giao động từ 9,2% đến 42,9%. Tần suất đánh giá ở các mức “hoàn toàn không
đồng ý”, “không đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” là rất thấp. Trong 20 tiêu chí
khảo sát, tiêu chí có tần suất đánh giá ở mức “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” cao
nhất là tiêu chí 18 “Công tác đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ”, 90,8%. Thứ
đến là tiêu chí 17 và 19 “Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo
đức” và “Công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và kiến thức khác”,
88,8%. Thật vậy trong những năm qua, Nhà trường đã có nhiều biện pháp thiết
thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL trong toàn trường, mà trước hết là
đào tạo, bồi dưỡng cho CB,GV về chuyên môn nghiệp vụ và các trình độ liên
quan. Đây cũng là định hướng đúng đắn được CB,GV, CV và NV tham gia phỏng
vấn đánh giá rất cao.
Mặc dù vậy, nhưng CB,GV, CV và NV tham gia phỏng vấn cũng chưa hài
lòng với tiêu chí 9 và 3 “Thu nhập mà Anh/Chị nhận đáp ứng tốt về kỳ vọng của
Anh/Chị” và “Tuyển dụng được công khai rộng rãi trên phương tiện thông tin” với
tần suất đánh giá ở mức “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” chỉ đạt 56,1% và 61,2%
tương ứng. Điều đó khẳng định, lãnh đạo nhà trường trong thời gian tới cần có
biện pháp tốt hơn nữa nhằm nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống tinh
thần và vật chất cho CB,GV, CV và NV nhà trường. Bên cạnh đó, để nâng cao
chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo mới mà Đảng và Nhà nước đặt
ra, Nhà trường cần công bố công khai rộng rãi các chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển dụng
đội ngũ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm kiếm người tài, nhân
lực có trình độ cao phát triển nhà trường.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Kiểm định One Sample T Test, xem xét sự đánh giá các yếu tố cấu thành nên
chất lượng NNL của CB,GV cho thấy: Trong 20 tiêu chí đưa vào kiểm định với giả
thiết Ho: giá trị kiểm định T = 4 thì có đến 16 tiêu chí có giá trị P-value <0,05, nên
bác bỏ giả thiết Ho, chấp nhận giả thuyết H1, tức giá trị trung bình ý kiến đánh giá
của 16 tiêu chí này khác với giá trị kiểm đinh T = 4 (tức mức 4 trong bảng hỏi, mức
“đồng ý”). Đồng thời so sánh giá trị trung bình ý kiến đánh giá với giá trị t của 16
biến này ta thấy, có 14 trong 16 biến có giá trị trung bình < 4 và giá trị t âm, nên ta có
thể khẳng định giá trị trung bình ý kiến đánh giá 14 tiêu chí này < 4, tức thấp hơn
mức “đồng ý” nhưng có xu hướng tiến đến mức 4, mức “đồng ý”, vì nhiều giá trị
trung bình gần bằng 4.
Riêng 2 tiêu chí “Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức” và
“Công tác đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ” có giá trị sig <0,05, giá trị trung
bình lớn hơn 4 (giá trị kiểm định) và giá trị t dương và khá lớn nên ta bác bỏ giả thuyết
Ho, chấp nhận giả thuyết H1, tức giá trị trung bình khác và lớn hơn giá trị kiểm định,
nghĩa là có cơ sở khẳng định giá trị trung bình ý kiến đánh giá cao hơn mức 4, mức
“đồng ý”. Điều đó có nghĩa các cho CB,GV,CV và NV đánh giá khá cao 2 tiêu chí này
của Trường trong thời gian qua.
Đối với 4 tiêu chí còn lại, gồm: “công chức, viên chức được tôn trọng và tin cậy
trong công việc”; “công chức, viên chức được đối xử công bằng”; “Công tác đào tạo, bồi
dưỡng ngoại ngữ, tin học và kiến thức khác”; “Ông (bà) hài lòng với hoạt động quản trị
nhân lực tại Nhà trường” đều cho giá trị sig >0,05, nên ta chấp nhận giả thuyết Ho, tức
giá trị trung bình ý kiến đánh giá của cho CB,GV, CV và NV trường bằng giá trị kiểm
định, tức giá trị trung bình ý kiến đánh giá của cho CB,GV, CV và NV của 4 tiêu chí này
bằng mức “đồng ý” (bảng 2.15).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
Bảng 2.15 . Đánh giá của CB, GV, CV và NV về các tiêu chí chất lượng NNL tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
TT
Tiêu chí Tần suất người trả lời (%)
Giá trị
kiểm
định
Giá trị
TB
Giá trị t
Giá trị
Sig. (2-
tailed)
1:Hoàn toàn không đồng ý → 5:Hoàn
toàn đồng ý
1 2 3 4 5
1.
Có tiêu chí rõ ràng, thống nhất cho các chức
danh tuyển dụng
0,0 1,0 28,6 64,3 6,1 4 3.76 -4,213 ,000
2.
Qui trình tuyển dụng được thực hiện đúng pháp
luật và các qui định của Nhà Trường
0,0 0,0 16,3 77,6 6,1 4 3.90 -2,172 ,032
3.
Tuyển dụng được công khai rộng rãi trên
phương tiện thông tin
0,0 6,1 32,7 56,1 5,1 4 3.60 -5,753 ,000
4.
Đánh giá khi tuyển dụng được thực hiện chính xác,
minh bạch
1,0 3,1 24,5 65,3 6,1 4 3.72 -4,070 ,000
5.
Anh/Chị được bố trí công việc phù hợp với
chuyên môn
0,0 1,0 21,4 67,3 10,2 4 3.87 -2,242 ,027
6.
Chính sách thăng tiến trong nhà trường rõ ràng và
công bằng
0,0 2,0 26,5 60,2 11,2 4 3.81 -2,941 ,004
7. Anh/Chị có nhiều cơ hội được thăng tiến 0,0 5,1 32,7 51,0 11,2 4 3.68 -4,229 ,000
8.
Bổ nhiệm CB quản lý khách quan, công bằng
và hợp lý
0,0 2,0 26,5 62,2 9,2 4 3.79 -3,367 ,001
9.
Thu nhập mà Anh/Chị nhận đáp ứng tốt về kỳ
vọng của Anh/Chị
0,0 1,0 42,9 51,0 5,1 4 3.60 -6,514 ,000
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
TT
Tiêu chí Tần suất người trả lời (%)
Giá trị
kiểm
định
Giá trị
TB
Giá trị t
Giá trị
Sig. (2-
tailed)
1:Hoàn toàn không đồng ý → 5:Hoàn
toàn đồng ý
1 2 3 4 5
10.
Công tác xét, nâng bậc lương đúng kỳ hạn, công
bằng
0,0 0,0 33,7 51,0 15,3 4 3.82 -2,679 ,009
11.
Anh/Chị hài lòng với lương, thưởng và phúc lợi
của nhà trường
0,0 3,1 32,7 56,1 8,2 4 3.69 -4,561 ,000
12. Mọi người rất hợp tác để làm việc cùng nhau 0,0 1,0 28,6 63,3 7,1 4 3.77 -3,947 ,000
13.
CCVC có tác phong làm việc khẩn trương,
đúng giờ
0,0 0,0 31,6 62,2 6,1 4 3.74 -4,495 ,000
14. Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa đồng 0,0 0,0 23,5 66,3 10,2 4 3.87 -2,313 ,023
15. CCVC được tôn trọng và tin cậy trong công việc 0,0 0,0 20,4 65,3 14,3 4 3.94 -1,029 ,306
16. CCVC được đối xử công bằng 0,0 1,0 18,4 67,3 13,3 4 3.93 -1,186 ,239
17.
Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư
tưởng đạo đức
0,0 1,0 10,2 61,2 27,6 4 4.15 2,399 ,018
18. Công tác đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ 0,0 0,0 9,2 64,3 26,5 4 4.17 2,987 ,004
19.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học
và kiến thức khác
0,0 1,0 10,2 74,5 14,3 4 4.02 ,376 ,708
20.
Ông (bà) hài lòng với hoạt động quản trị nhân
lực tại Nhà trường
0,0 0,0 13,3 80,6 6,1 4 3.93 -1,619 ,109
Số khảo sát: 98 CB,GV,CV và NV; Nguồn: số liệu điều tra năm 2014
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
Để so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm cho CB,GV, CV và NV có các đặc
điểm khác nhau đánh giá các tiêu chí chất lượng NNL của Trường ta đi vào phân tích bảng
2.16. Bảng 2.16 cho thấy, đối với 20 tiêu chí đề ra, ta thấy không có sự khác biệt trong việc
đánh giá các tiêu chí chất lượng NNL của Trường của cho CB,GV, CV và NV là nam
hay nữ; cho CB,GV, CV và NV có nhiều năm kinh nghiệm công tác hay cho CB,GV,
CV và NV có ít năm kinh nghiệm công tác; cho CB,GV, CV và NV có chức vụ hay
GV, NV bình thường; cho CB,GV, CV và NV có tuổi đời lớn hay còn trẻ do các giá trị
sig của các tiêu chí này đều lớn hơn 0,05. Như vậy, các tiêu chí đưa ra đều được đánh giá
như nhau và thống nhất giữa các cho CB,GV, CV và NV điều tra.
Tuy nhiên đối với đặc điểm ngạch công chức và trình độ chuyên môn có một số khác
biệt trong đánh giá một số tiêu chí về chất lượng NNL của Trường. Cụ thể, đối với đặc điểm
ngạch công chức có 4 tiêu chí đánh giá có sự khác biệt lớn giữa GV và NV hành chính đó là:
“Bố trí công việc phù hợp với chuyên môn”; “công chức, viên chức có tác phong khẩn
trương, đúng giờ”; “Bồi dưỡng chính trị, tư tưởng đạo đức”: và “Đào tạo trình độ chuyên
môn nghiệp vụ” do giá trị sig của các tiêu chí này nhỏ hơn 0,05. Điều này cũng rất thực tế vì
đối với 4 tiêu chí trên thường GV trong trường được ưu tiên hơn so NV hành chính. Việc bố
trí công việc cho NV hành chính khó phù hợp hơn đối với GV, do công việc của NV hành
chính thường nhiều mảng khác nhau, có những mảng dễ làm, dễ thực hiện nhưng đôi lúc có
thêm thu nhập, trong khi nhiều mảng khó làm nhưng thu nhập không có, còn GV lên lớp đều
theo giờ giảng, có thêm tiền giảng; NV hành chính phải làm việc theo giờ hành chính, trong
khi GV làm việc theo giờ giảng, lên lớp; việc bồi dưỡng trình độ chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ bao giờ GV cũng được tổ chức thực hiện thường xuyên, nhiều trường hợp được
bồi dưỡng thời gian dài, ngoài trường, trong khi NV hành chính ít hơn, bồi dưỡng trong
trường.... Chính những lý do này đã dẫn đến sự khác biệt trong đánh giá của GV và NV
hành chính.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
Bảng 2.16. Sự khác biệt giữa các đặc điểm của CB,GV trong việc đánh giá các tiêu chí chất lượng NNL của Trường
Số khảo sát: 98 CBGV; Nguồn: số liệu điều tra năm 2014
TT Tiêu chí
Mức ý nghĩa
Ngạch
công chức Chức vụ
Trình độ
chuyên
môn
Giới Năm kinhnghiệm Tuổi
F Sig. F Sig. F Sig. F Sig. F Sig. F Sig.
1. Có tiêu chí rõ ràng các chức danh tuyển dụng .997 .321 3.495 .065 4.519 .005 .006 .937 .529 .663 .597 .553
2. Qui trình tuyển dụng được thực hiện đúng pháp luậtvà các qui định của Nhà Trường .001 .971 1.371 .245 1.709 .170 .421 .518 .545 .653 .548 .580
3. Tuyển dụng công khai trên các phương tiện .388 .535 .628 .430 3.603 .016 .199 .657 .926 .431 .799 .453
4. Đánh giá tuyển dụng chính xác, minh bạch .834 .364 .552 .459 2.665 .052 .894 .347 1.153 .332 1.173 .314
5. Bố trí công việc phù hợp với chuyên môn 5.104 .026 2.668 .106 5.866 .001 .560 .456 2.417 .071 1.224 .299
6. Chính sách thăng tiến rõ ràng và công bằng .006 .939 .704 .404 6.062 .001 .588 .445 1.164 .328 .091 .913
7. Anh/Chị có nhiều cơ hội được thăng tiến .033 .857 1.687 .197 2.578 .058 .087 .768 .098 .961 1.759 .178
8. Bổ nhiệm CB quản lý khách quan, công bằng .702 .404 .431 .513 .873 .458 .034 .855 1.044 .377 .087 .917
9. Thu nhập đáp ứng kỳ vọng của Anh/Chị .134 .715 1.699 .195 .904 .442 .697 .406 1.506 .218 1.570 .213
10. Xét, nâng bậc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_o_truong_chinh_tri_tinh_thanh_hoa_9571_1912130.pdf