MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 7
1.1. Quan điểm mácxít về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 7
1.2. Vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 16
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH THANH HÓA 27
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực và vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thanh Hóa 27
2.2. Đánh giá chung về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa 58
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH THANH HÓA 76
3.1. Phương hướng 76
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thanh Hóa 92
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
129 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Việc sản xuất của Thanh Hóa cũng luôn vươn tới cái đích chung đó. Vì vậy, Thanh Hóa nhất thiết phải tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ ba là, do nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống: Tăng cường sức khỏe, mở rộng trí thức, nâng cao tay nghề... Việc này xuất phát từ chính nhu cầu của con người, điều đó tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mong muốn của toàn Đảng, toàn dân là nâng cao chất lượng cuộc sống. Nên Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đều hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ tư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa hiện nay thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chất lượng hiệu quả chưa cao, chưa đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó cho thấy nền kinh tế - xã hội Thanh Hóa muốn phát triển được thì Thanh Hóa cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Thứ năm, Thanh Hóa cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì nguồn nhân lực ở Thanh Hóa chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Thanh Hóa có một đội ngũ lao động đông nhưng không mạnh, yếu về trình độ, bất cập về cơ cấu, già hóa về đội ngũ. Tỉ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Thanh Hóa rất cao 86,80% (1625811 người), lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 13,20% (247 242 người). Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.
Với đội ngũ lao động của Thanh Hóa như hiện nay thì Thanh Hóa khó có thể tiến hành CNH, HĐH được. Trước tình hình đó Thanh Hóa cần phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho CNH, HĐH.
Nhưng một thực tế đặt ra là nền kinh tế ở Thanh Hóa còn yếu kém, cơ sở vật chất thấp. Nếu Thanh Hóa đào tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao thì liệu có phát huy được không (giải quyết việc làm)? Chúng ta cần phải nhận thức rằng, muốn phát triển, muốn CNH, HĐH thì phải có nền kinh tế tri thức. Hiện Thanh Hóa là tỉnh kém phát triển nên càng cần phải nắm bắt tri thức, và để nắm bắt kịp nền kinh tế tri thức thì phải phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao. Dù cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn thấp kém, nhưng để "đi tắt", "đón đầu" trong quá trình công nghiệp hóa, để tiến tới nền kinh tế tri thức thì trước hết Thanh Hóa phải thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ sáu, trong điều kiện hiện nay sự giao lưu kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ với sự mở cửa, hội nhập, chuyển giao công nghệ hợp tác liên doanh, đầu tư cùng phát triển thì Thanh Hóa phải có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực vừa nắm được tri thức khoa học công nghệ hiện đại, vừa có sức khỏe, vừa có tính tổ chức cao, mạnh dạn trong sáng tạo biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, biết tiếp thu chọn lọc những giá trị, tinh hoa văn hóa của thế giới; nguồn nhân lực chất lượng cao được chuẩn bị là để đón nhận, tranh thủ và vận dụng khoa học công nghệ vào lao động, sản xuất nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thanh Hóa là một việc làm cần thiết.
2.2.2. Những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thanh Hóa
* Thành tựu:
Để có được nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH, tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đã xác định quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quá trình phát triển nguồn nhân lực. Do đó trong quá trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Thanh Hóa là một tỉnh có quy mô dân số lớn và ngày càng tăng. Dân số càng nhiều thì nguồn nhân lực càng dồi dào. Nhưng dân số tăng nhanh quá sẽ gây áp lực lớn về đảm bảo đời sống và cải thiện đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, tỉnh đảng bộ Thanh Hóa đã triển khai và thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình hạ thấp được tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh từ 14,04% năm 2000 xuống còn 10,80% năm 2004 (bình quân mỗi năm giảm được 0,99%).
Việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu dân số kế hoạch hóa gia đình góp phần thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời trực tiếp đóng góp mức tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm sức ép về sự gia tăng dân số và những yêu cầu bức xúc về chi phí cho các nhu cầu xã hội do sự gia tăng dân số, góp phần ổn định đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo.
Thanh Hóa có nguồn nhân lực lớn, nhưng chủ yếu tập trung trong nông nghiệp. Vì vậy tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Đưa ứng dụng tiến bộ sinh học về cây trồng vật nuôi trên diện rộng và thu kết quả cao. Đồng thời chuyển dịch một số diện tích trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản... góp phần tăng GDP trong nông -lâm - ngư nghiệp từ 0,7 % năm 2000 lên 5,2% năm 2004, và làm giảm lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp xuống 2,7% (năm 2004 so với năm 2000). Đồng thời trong công nghiệp đã tập trung phát triển các ngành có lợi thế: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp (Nghi Sơn, Lễ Môn), phát triển vùng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Châu Lộc, vùng nguyên liệu mía cho nhà máy đường Lam Sơn, Thạch Thành thu hút được nhiều lao động. Ngành dịch vụ tuy chưa tạo được bước đột phá nhưng cũng đã thu hút được 118,2% ngàn người lao động tham gia, tổng doanh thu năm 2003 đạt 5009,3 tỷ đồng.
Để tạo nền tảng cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực, Thanh Hóa đã chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo và đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang triển khai phổ cập phổ thông cơ sở. Có thể nói trình độ học vấn của nguồn nhân lực Thanh Hóa ngày càng được nâng cao do thực hiện tốt chương trình phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, tỷ lệ người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm. Năm 1999 tỉ lệ này là 6.3%, năm 2002 là 5,2% và năm 2004 là 4,8%. Trong khi đó tỉ lệ này của cả nước bình quân là 4,44% (năm 2004). Số người tốt nghiệp THCS và PTTH của Thanh Hóa không ngừng tăng. Tổng số học sinh các cấp phổ thông đậu tốt nghiệp (2004) là 8216926 người.
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh được nâng lên một bước, không chỉ được thể hiện ở mặt bằng dân trí - phổ cập giáo dục phổ thông mà nó còn thể hiện ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Thanh Hóa ngày càng được nâng cao, từ 10,44% năm 1996; lên 13,04% năm 2000; và năm 2004 là 13,20% trong tổng số lao động. Tỷ lệ này bình quân của cả nước là: 12,31% - 15,51% và 22,57%. Tuy trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực Thanh Hóa hàng năm vẫn tăng, nhưng tăng chậm hơn so với cả nước. Năm 2004 so với 1996 của Thanh Hóa tăng lên 0,76%, trong khi đó cả nước tăng lên 10,26%.Tốc độ tăng của Thanh Hóa chậm hơn cả nước, và tỷ lệ cũng thấp xa so với cả nước. Vì vậy, Thanh Hóa cần phải phấn đấu hơn nữa, phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực.
Trong nhiều năm qua, mặc dù tỉnh còn nhiều khó khăn. Song cũng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tính đến năm 2003 tỉnh Thanh Hóa có 38907 lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học bằng 2,13% so với tổng lao động. Và tỷ lệ bình quân của cả nước là 4,44%; Bắc trung bộ là 3,01%; tỉnh lân cận của Thanh Hóa là Nghệ An là 2,55%. Số liệu trên cho thấy nguồn nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, của Thanh Hóa thấp hơn so với cả nước, khu vực và với tỉnh lân cận. Song đây cũng là một sự cố gắng nổ lực của Thanh Hóa trong việc xây dựng lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên: Năm 1996 tỉ lệ này là 1,24; năm 1999 là 2,10; năm 2004 2,13.
Thanh Hóa đã xây dựng được một hệ thống trường, lớp đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ trường dạy nghề, sơ cấp nghiệp vụ đến đại học, đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng đông đảo trong tổng số lao động toàn tỉnh. Bước phát triển của đào tạo nhân lực gắn liền với những thành tựu về kinh tế - xã hội mà Đảng bộ và nhân dân đã đạt được trong các thời kỳ phát triển đã qua.
Việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân đã có bước chuyển biến tích cực đời sống nhân dân nói chung, lực lượng lao động nói riêng liên tục được cải thiện, cả về vật chất và tinh thần, do kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Từ năm 2001 - 2004 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá so sánh bình quân mỗi năm đạt 9.607,4 tỷ đồng, tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 9,3%, cao hơn thời k ỳ 1996-2000 (7,3%) và cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước tăng bình quân mỗi năm thời kỳ 2001-2004 là 7,3%), nhưng vẫn thấp hơn hai tỉnh lân cận: Nghệ An (10%), Ninh Bình (9,%).
Đáng chú ý là 4 năm qua, các khu vực kinh tế và các ngành kinh tế chủ yếu đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng hàng năm của nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2001 là 4,8, năm 2004 là 5,4; của công nghiệp, xây dựng là 13,7 - 15,5 của dịch vụ là 7,2 - 8,5. Vì vậy đời sống các tầng lớp dân cư Thanh Hóa được nâng lên rõ rệt so với những năm trước đây.
Về cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng nhóm ngành công nghiệp xây dựng, ngành dịch vụ (ngành dịch vụ tăng chậm nên tỷ lệ giảm). Nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2000 là 39,6% đến năm 2004 xuống còn xuống còn 34,0% công nghiệp xây dựng là: 26,6% và 33,2%. Do tỷ trọng trong nông, lâm nghiệp giảm, công nghiệp, xây dựng tăng, nên đã chuyển được một phần lao động trong nông nghiệp sang các ngành khác, góp phần cân đối lực lượng lao động giữa các ngành, các vùng.
Nhìn chung, sự phát triển về kinh tế - xã hội, về y tế và giáo dục- đào tạo của Thanh Hóa đã có những bước tiến bộ đáng kể, góp phần vào sự phát triển tương đối toàn diện nguồn nhân lực của Thanh Hóa cả về số lượng và chất lượng.
* Những hạn chế và thách thức trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được do các nhân tố mới về chất lượng nguồn nhân lực đem lại, vẫn còn những tồn tại yếu kém và thách thức:
Một là, dân số của Thanh Hóa tăng quá nhanh trong khi nền kinh tế của Thanh Hóa chưa phát triển, giáo dục, y tế và đào tạo cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản chưa đáp ứng kịp thời đã và đang gây sức ép lớn về nhu cầu học tập, đào tạo và việc làm. Chất lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu cao về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Các yếu tố về thể lực mới chỉ đạt ở mức hạn chế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao (23%), gây tác động xấu đến sự phát triển thể lực, sức khỏe và hạn chế phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến sức lao động hiện tại và tương lai. Đây thực sự là khó khăn, thách thức đòi hỏi công tác dân số và chăm sóc sức khỏe của Thanh Hóa cần phải tập trung giải quyết.
Hai là, tuy Thanh Hóa có lực lượng lao động lớn và tăng nhanh trong vài năm gần đây, lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, nhưng đa số lao động lại tập trung ở khu vực nông thôn.
Các ngành nông-lâm-ngư nghiệp sử dụng trên 80% lực lượng lao động của cả tỉnh, lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nhưng sự chuyển dịch diễn ra còn chậm chạp.
Dân số trong độ tuổi lao động của Thanh Hóa tăng nhanh từ 1.793.369 người năm 1999 tăng lên 1.833.706 người năm 2001 và 1.850.926 người năm 2004. Đây là tiềm năng lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nếu lực lượng này được đào tạo và sử dụng hợp lý; ngược lại đó sẽ là một áp lực lớn đối với sự phát triển của tỉnh.
Ba là, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Thanh Hóa có nhiều cố gắng và đạt kết quả tốt. Song cũng còn những yếu kém thể hiện ở chỗ chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp, do thiếu thốn về trang thiết bị dạy học, cơ sở phòng thí nghiệm cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí học sinh chỉ học chay. Đây là vấn đề lớn cần khắc phục, song đều phải trông chờ vào nguồn kinh phí hạn hẹp của tỉnh, trong khi ngân sách của tỉnh thu không đủ chi. Nếu Trung ương không hỗ trợ phần nào kinh phí thì sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhất là việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thanh Hóa sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực của Thanh Hóa còn yếu kém, bất cập cả về quy mô và cơ cấu ngành nghề. Quy mô đào tạo nghề thì nhỏ bé manh mún. Các trường, các cơ sở dạy nghề hiện nay mới đáp ứng được 70% yêu cầu đào tạo. Chưa mở rộng đào tạo nghề mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động. Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Việc đào tạo lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp liên tục giảm. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế - xã hội ở Thanh Hóa trong nhiều năm nay vẫn chưa có nhiều ngành, nghề lao động để thu hút lực lượng lao động này. Ngay cả lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cũng giảm, là cũng do việc làm chưa có nhiều để thu hút lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Đây là một vấn đề đặt ra đòi hỏi tỉnh cần phải có giải pháp đồng bộ để phát triển nguồn nhân lực ở Thanh Hóa.
Bốn là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ở Thanh Hóa còn quá thấp mới có 13,20% lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở lên. Trong đó công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 1,42%. Trung học chuyên nghiệp là 5,44%, cao đẳng đại học trở lên là 2,13%. Còn 86,80% là lao động giản đơn không qua đào tạo, phần lớn lại tập trung trong khu vực nông nghiệp 74,12%. Trong khi đó lực lượng lao động đã qua đào tạo của cả nước là 22,57%; vùng Bắc Trung Bộ là 16,43%; tỉnh lân cận Nghệ An là 13,87%. Như vậy, lao động đã qua đào tạo của cả nước, Bắc Trung Bộ và Nghệ An cao hơn Thanh Hóa, và lao động giản đơn thấp hơn của Thanh Hóa. So sánh với cả nước, Bắc Trung Bộ và tỉnh lân cận thì lao động đã qua đào tạo của Thanh Hóa thấp hơn nhiều. Nhưng hàng năm tỷ lệ lao động có trình độ CMKT ở Thanh Hóa đều tăng, song tăng rất chậm. Với tốc độ tăng trưởng chậm như vậy Thanh Hóa khó có thể đuổi kịp tốc độ của cả nước và khu vực Bắc Trung Bộ.
Để có nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đề ra chỉ tiêu "Đưa số lao động đã qua đào tạo đạt 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010". Cả nước phấn đấu chỉ tiêu này đã là khó. Riêng Thanh Hóa phấn đấu để đuổi kịp tỷ lệ hiện nay của cả nước và khu vực là việc không phải dễ, còn phấn đấu theo chỉ tiêu mà Đại hội IX của Đảng đề ra thì quả là một thách thức lớn đối với tỉnh Thanh Hóa.
Do tỷ lệ trình độ CMKT của nguồn nhân lực Thanh Hóa thấp như vậy nên trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất mang tính chuyên nghiệp, đội ngũ lao động Thanh Hóa đã thể hiện rất rõ những yếu kém của họ. Hiện tại trên thị trường lao động luôn xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, các chuyên gia về quản trị kinh doanh, các lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính, cùng với yêu cầu cơ bản về ngoại ngữ, tin học. Trong các doanh nghiệp phần lớn đội ngũ các nhà quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu về kinh tế và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Đặc biệt đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao lại rất thiếu, chủ yếu là bậc 2, 3, 4, thợ bậc cao rất ít, bậc 6: 5,9%; bậc 7: chỉ có 0,8%. Nếu Thanh Hóa mở mang Khu công nghiệp (Lễ Môn, Nghi Sơn) khu chế xuất... thì phải tính đến việc nhập khẩu lao động từ tỉnh ngoài hoặc nước ngoài.
Như vậy, Thanh Hóa đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng lao động kỹ thuật cao thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực mũi nhọn. Nói chung, chất lượng nguồn nhân lực của Thanh Hóa có khoảng cách lớn so với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Năm là, lao động được đào tạo không cân đối giữa các trình độ, ngành nghề, và các vùng miền.
Sự không cân đối về trình độ của lao động đã được đào tạo thể hiện ở tính bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo giữa công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và đại học, cao đẳng. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, sản xuất sẽ phát triển khi có một cơ cấu đội ngũ nhân lực được đào tạo hợp lý và có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương ứng là 1 cử nhân kỹ sư tốt nghiệp đại học, cao đẳng cần có 5 cán bộ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật. Trong khi đó ở Việt Nam - tổng hợp từ "số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam" năm 2003, cơ cấu này của cả nước là: 1 - 0,92 - 0,75; và cơ cấu của Thanh Hóa là 1 - 2,56 - 0,73. Hiện nay ở Thanh Hóa cũng như Việt Nam số lượng sinh viên đại học đang ngày một tăng nhanh để có thể đáp ứng và bắt kịp được với sự tiến bộ về tri thức của nhân loại thì số lượng công nhân kỹ thuật lại ngày một giảm đi. Đây là một cơ cấu hình tháp ngược, một nghịch lý rất bất lợi cho quá trình phát triển của Thanh Hóa cũng như của Việt Nam hiện nay.
Sự không cân đối giữa các ngành nghề của lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên rất lớn. Số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chủ yếu tập trung ở nhóm ngành khoa học giáo dục 36,07%, tiếp đến là nhóm ngành kinh doanh quản lý 17,81%; nhóm ngành y tế 9,75%. Còn các ngành như công nghiệp chế biến, xây dựng thương nghiệp và sửa chữa ô tô... thì tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học rất thấp.
Rõ ràng cơ cấu ngành đào tạo như vậy là không hợp lý. Trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành mũi nhọn trọng điểm phục vụ cho công những hóa, hiện đại hóa là công nghiệp chế biến cũng chỉ có 4,97% cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên; ngành xây dựng 2,00%. Ngay cả nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tỷ lệ này cũng thấp (10,61%) Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp mà chỉ có 10,61% cán bộ có trình độ CMKT cao để phục vụ nông nghiệp, với tỷ lệ như vậy thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Thanh Hóa.
Ngoài ra, lao động đã qua đào tạo còn mất cân đối lớn giữa thành thị và nông thôn. Nếu ở thành thị lao động đã qua đào tạo (năm 2004) chiếm 48,38% thì ở nông thôn con số này chỉ là 9,30%. Cơ cấu không hợp lý này là nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp ở các thành phố, thị xã, tạo nên hiện tượng thừa lao động, hoặc thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật giả tạo giữa các vùng. Bởi thừa ở vùng này nhưng lại thiếu ở vùng khác. Trước thực trạng này tỉnh Thanh Hóa phải đi sâu nghiên cứu để có chính sách và giải pháp khắc phục trong những năm tới nhằm góp phần giảm bớt sự thiếu hụt về nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là vấn đề bức thiết và có ý nghĩa về nhiều mặt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2001 - 2010.
Sáu là, Thanh Hóa vẫn là một tỉnh có mức thu nhập thấp GDP bình quân đầu người là 3.720 nghìn đồng (năm 2003) thấp xa so với bình quân chung toàn quốc: 7.485 nghìn đồng. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Sự cách biệt giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn, sự phân hóa giàu nghèo càng tăng. Luồng dân di cư tự do từ nông thôn lên thành phố và các khu công nghiệp tập trung để tìm kiếm công ăn việc làm, tạo thu nhập càng gia tăng, tiếp tục gây sức ép nhiều mặt về kinh tế - xã hội, việc làm.
Văn hóa, giáo dục, y tế, phát thanh, truyền hình mặc dù những năm qua được tỉnh Đảng bộ, chính quyền các cấp nỗ lực chăm lo phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của nhân dân.
Nhìn chung, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thanh Hóa đã có những nỗ lực cố gắng và đạt được những thành tựu bước đầu đáng trân trọng. Song bên cạnh đó còn có những yếu kém, bất cập cần được khắc phục. Để khắc phục hạn chế thì phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém, có như vậy mới khắc phục được tận gốc của những hạn chế bất cập, yếu kém.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém có nhiều trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, Thanh Hóa vẫn là một trong những tỉnh nghèo nền kinh tế lạc hậu, trình độ sản xuất thấp, cơ sở hạ tầng yếu. Vì vậy, trình độ công nghệ lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong các ngành kinh tế. Là một tỉnh nông nghiệp nhưng cơ cấu chưa thay đổi rõ rệt giữa trồng trọt, chăn nuôi và chế biến. Tỷ lệ hộ nông dân tự cung, tự cấp cao, còn đậm nét quan hệ "nông dân - cổ truyền", ngành nghề tiểu thủ công nghiệp bị suy giảm. Phát triển kinh tế còn chưa đều, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nguồn nhân lực nói riêng của Thanh Hóa trong những năm vừa qua. Nguyên nhân này là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn ít về số lượng, kém về chất lượng ở Thanh Hóa.
Thứ hai, di sản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vẫn còn tồn tại. Do đó, nguồn nhân lực của Thanh Hóa nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng còn thiếu tính năng động theo cơ chế thị trường. Hơn nữa, tình trạng bảo thủ, trì trệ vẫn còn. Điều này cho thấy sự chuyển biến kinh tế - xã hội
của Thanh Hoá chậm so với yêu cầu. Mặt khác các điều kiện cần thiết để Thanh Hóa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cũng như trong nước chưa được chuẩn bị khẩn trương, còn lúng túng trong việc hình thành và triển khai chiến lược mang tính đột phá, đón đầu. Ngoài ra, các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn tỉnh chưa có sự lồng ghép chặt chẽ nên hiệu quả phát huy thấp. Nhất là ở các chương trình về văn hóa giáo dục và đào tạo, dân số có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa được quan tâm đúng mức và kém hiệu lực, đặc biệt là trong công tác xây dựng chính sách, cơ chế, qui hoạch phát triển dự báo nhu cầu lao động và đào tạo, điều tra và quản lý đánh giá chất lượng đào tạo. Do yếu kém trong công tác giáo dục - đào tạo nên việc giáo dục - đào tạo để tự phát triển theo nhu cầu của người dân mà đa số trong nhân dân còn mang nặng tâm lý khoa cử, coi nhẹ tính thực nghiệm. Do đó đại đa số thanh niên trong tỉnh đầu đơn để thi đại học, thậm chí có nhiều thanh niên thi đến 3 lần. Việc này cũng dẫn đến cơ cấu đào tạo không hợp lý. Mặt khác công tác đào tạo dạy nghề trong tỉnh cũng chưa được chú ý đúng mức nên đã gây nên tình trạng mất cân đối về cơ cấu, trình độ đào tạo của đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật.
Sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc CNH. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ tiến sĩ là 3,54%, giáo viên đạt trình độ thạc sĩ là 19,11%. Riêng giảng viên trường đại học Hồng Đức có trình độ thạc sĩ chiếm 18,08% so với tổng giáo viên của tỉnh; bằng 28,41% so với tổng giáo viên của trường. Do đó tình trạng "cơm chấm cơm" không phải là ít. Mặt khác, thời gian giáo viên đứng lớp trong trường và ngoài trường quá nhiều, không có thời gian dành cho nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho CNH. Đội ngũ giáo viên do bị hạn chế nhiều mặt, nên chất lượng giáo dục - đào tạo cũng bị hạn chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong ngành giáo dục và đào tạo cũng là một nguyên nhân làm cho nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ thấp. Hàng năm ngân sách chi cho giáo dục đều tăng: từ 24,51% ngân sách năm 2000, lên 26,63% năm 2002; và lên 28,36% năm 2004. Tuy nhiên, phần chi thường xuyên trong ngân sách giáo dục - đào tạo về cơ bản chỉ là chi trả lương, các chế độ có tính chất lương của đội ngũ giáo viên và học bổng cho học sinh, phần còn lại (khoảng từ 10% đến 20%) rất eo hẹp chi cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. việc đầu tư cho giáo dục thấp như vậy nên không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tóm lại, những yếu kém trên của giáo dục - đào tạo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối về cơ cấu lao động đã qua đào tạo và thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động có trình độ CMKT, tay nghề. Vấn đề cấp bách hiện nay là tỉnh Thanh Hóa phải có một chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa.
Thứ tư, chính sách sử dụng người lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, và nhân tài còn nhiều hạn chế.
Chính sách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác liên quan đến việc sử dụng lao động đều chưa tạo động lực cho người lao động tự phấn đấu và phát triển trình độ chuyên môn và tay nghề của mình trong quá trình công tác. Hiện nay, nhiều trường hợp lao động giản đơn, hoặc lao động chân tay trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại có thu nhập cao hơn lao động phức tạp và lao động sáng tạo có tri thức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, động lực làm việc nhiệt tình của lao động trong doanh nghiệp nhà nước không còn, nhi