MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I Tín dụng Ngân hàng và hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng thương mại .3
1.1. Tín dụng ngân hàng 3
1.1.1Khái niệm tín dụng ngân hàng 3
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 4
1.2. Phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại 6
1.2.1. Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng 6
1.2.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng 10
1.2.3. Quy trình phân tích tài chính khách hàng 13
1.2.4. Nội dung hoạt động phân tích tài chính đối với khách hàng vay 15
1.2.4.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo tài chính 15
1.2.4.2. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 26
Chương II Thực trạng hoạt động phân tích tài chính đối với khách
hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ . 30
2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ 30
2.1.1 Sự hình thành và phát triển, mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động của NHNo& PTNT chi nhánh Chợ Mơ 30
2.1.2 Tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ 35
2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ 37
2.2.1. Khái quát về hoạt động phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ 37
2.2.2. Nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ 38
2.3. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính khách hàng của Ngân hàng khi cho vay vốn 51
2.3.1. Những kết quả đạt được 51
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 55
Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Mơ . 58
3.1. Phương hướng hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới 58
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng vay vốn: 59
3.2.1. Đối với việc thu thập thông tin: 60
3.2.2. Đối với hoạt động phân tích các thông tin và ra quyết định 64
3.2.3. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành nghề lĩnh vực 69
3.2.4. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng 69
3.2.5.Tăng thêm các chỉ tiêu trong phân tích khách hàng 70
3.2.6. Lập quỹ hỗ trợ cho công tác phân tích khách hàng 71
3.3. Kiến nghị với cơ quan hữu quan 72
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 72
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 73
Kết luận 75
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chợ Mơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p, báo các chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp giao.
Phòng tín dụng.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đã đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện bộ hồ sơ trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên theo phân cấp thẩm quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo& PTNT.
Phòng kế toán - ngân quỹ.
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế koạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo& PTNT trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo& PTNT trên địa bàn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo& PTNT
Phòng kiểm tra, kế toán nội bộ
Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo& PTNT và các đơn vị trực thuộc theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp
Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, ngân hàng Nông nghiệp
Giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng
Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành ngân hàng
2.1.2 Tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ
Bảng 2.1: Tình hình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ trong hai năm 2002, 2003
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
Tổng dư nợ (không tính TK29 và các khoản chuyển) từ TK 29 sang TK28
16158
154571
1. Nội tệ
14550
129425
2. Ngoại tệ
1608
25146
Dư nợ phân theo thời gian
16158
154571
1. Ngắn hạn
12917
143699
2. Trung dài hạn
3241
10872
Dư nợ theo thành phần kinh tế
16158
154571
1. Dư nợ DNNN
13251
134716
2. Dư nợ ngoài quốc doanh
1343
5631
3. Dư nợ hợp tác xã
0
0
4. Dư nợ kinh tế hộ
1564
14224
Nợ quá hạn (không tính dư nợ trên tài khoản 28;29)
12
143
(Theo báo cáo kết quả hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ)Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ trong thời gian qua, chúng ta xem xét bảng tình hình sử dụng vốn:
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2003/2002
Doanh số cho vay
27370
477060
17,4 lần
Doanh số cho vay nội tệ
24562
430339
17.5 lần
Doanh số cho vay ngoại tệ
8208
46721
5,7 lần
Doanh số thu nợ
11212
338647
30,2 lần
Doanh số thu nợ nội tệ
10012
317073
31,67 lần
Doanh số thu nợ ngoại tệ
1200
21574
17,98 lần
Tổng dư nợ
16158
154571
9,6 lần
Dư nợ nội tệ
14550
129425
8,9 lần
Dư nợ ngoại tệ
1608
25146
15,6 lần
(Theo báo cáo kết quả hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ)
Nợ quá hạn 1.774 triệu đồng chiếm 1,15% trên tổng dư nợ và chiếm 1,37 % trên dư nợ nội tệ. Xét về thực chất nợ quá hạn là 143 triệu đồng chiếm 0,9% trên tổng dư nợ và 1.582 triệu đồng nợ quá hạn theo quy định quyết định 72. Như vậy, doanh số cho vay năm 2003 tăng 17,5 lần, doanh số thu nợ tăng 30,2 lần, tổng dư nợ đến 31/12/2003 tăng 9,6 lần so với đầu năm. Tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực sau:
Đầu tư các mặt hàng xuất khẩu như cao su, cà phê, tiêu, sắt, thép, máy móc công cụ , hoá chất chế biến thức ăn gia súc.
Thu mua và tiêu thụ nội địa các mặt hàng nông sản, ngô, mía đường, tiêu, cà phê.
Đầu tư (VLĐ) trong lĩnh vực XDCB xây dựng các khu đô thị mới như đền bù và giải phóng mặt bằng; tham gia các dự án Phủ Mỹ 2, Thuỷ điện Phả lại.
Đã góp phần đáng kể cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh và hoàn thành kế hoạch năm 2003. Đặc biệt đã hỗ trợ cho gần 200 hộ kinh doanh, cá thể vay vốn và cho vay tiêu dùng để mua nhà ở, sửa chữa và mua sắm các phương tiện sinh hoạt gia đình nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho một bộ phận dân cư địa bàn thành phố.
Tuy nhiên công tác đầu tư tín dụng chưa chú trọng đúng mức vào khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, cá thể và cho vay tiêu dùng. Tính đến 31/12/2003, dư nợ ngoài quốc doanh chỉ chiếm 3,6% cho vay hộ kinh doanh và tiêu dùng chiếm 9,2% trên tổng dư nợ là quá thấp; cho vay theo dự án triển khai quá chậm. Nguyên nhân chính do một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và xu thế phát triển các khu vực trên trong cơ chế mở - hội nhập cộng vào đó là tính ngần ngại và lo lắng do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mặt khác tính năng động sáng tạo tìm kiếm khách hàng, dự án khả thi còn thiếu và ít được chú trọng.
Giải pháp khắc phục:
Mở rộng và tăng trưởng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh, cá thể và cho vay tiêu dùng có phương án khả thi nhằm thay đổi cơ cấu tín dụng hợp lý có lợi cho tăng trưởng tín dụng khi các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức quản lý mới.
Đổi mới cách nghĩ, cách làm và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và thực tiễn hoạt động tín dụng trên địa bàn Hà Nội cho cán bộ tín dụng.
Coi trọng chất lượng tín dụng. Lưu ý các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá từ nay đến 2005.
2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ
2.2.1. Khái quát về hoạt động phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ
Cũng như hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào khác, đối với NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ, công tác phân tích, đánh giá đối với tài chính khách hàng là một khâu quan trọng cơ bản của toàn bộ quá trình thẩm định cho vay vốn nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động Tín dụng nói riêng. Đây là công tác thường xuyên liên tục phải làm đối với khách hàng vay vốn tại chi nhánh, kết quả đưa ra từ công tác trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định cho vay.
* Các báo cáo tài chính sử dụng
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Thuyết minh báo cáo tài chính
Các thông tin trong hệ thống cung cấp.
* Phương pháp sử dụng
Phương pháp so sánh
Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp Dupont
* Nội dung sử dụng trong phân tích đánh giá tài chính khách hàng vay vốn
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu
2.2.2. Nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ
Tên khách hàng: Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà và đô thị
Hình thức sở hữu vốn: sở hữu Nhà nước
Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư phát triển các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp tập trung; tư vấn đầu tư xây dựng; kinh doanh nhà và hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp; thi công xây lắp; sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị; quản lý khai thác dịch vụ tổng hợp khu công nghiệp; hợp tác đầu tư các dự án phát triển đô thị nước ngoài;
Số công nhân viên: 2144 người
Trong đó: Nhân viên quản lý: 307 người
Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh: trong những năm qua, do triển khai hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, Tổng công ty đã có một cơ chế phù hợp về triển khai và quản lý dự án, có một môi trường phát triển chung cư cao tầng, huy động được nguồn kinh doanh, được các cấp các ngành Phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính ủng hộ; bên cạnh đó còn nhiều khó khăn: Thị trường kinh doanh nhà và hạ tầng cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc giải phóng mặt bằng ngày càng gặp nhiều khó khăn do đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động của Tổng công ty.
Như đã đề cập ở trên: ta có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng doanh thu
356421
608816
813259
Doanh thu thuần
355141
604503
812857
Giá vốn hàng bán
274207
292201
744989
Lợi nhuận gộp
80934
312302
67868
Chi phí bán hàng
61654
315
38313
Chi phí quản lý doanh nghiệp
8680
28469
29376
Lợi nhuận từ HĐKD
10600
283517
9932
Lợi nhuận khác
9564
8646
29791
Tổng lợi nhuận trước thuế
20164
292163
39724
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
5105
4155
9743
Lợi nhuận sau thuế
15058
288007
29981
(Theo số liệu tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ )
Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán trong 3 năm của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị:
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
A- Tài sản
436391
831901
1128010
I.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
315779
703027
997489
1. Tiền
128985
165983
192861
2. Các khoản đầu tư tài chính NH
15
15
15
3. Các khoản phải thu
123190
443468
610495
4. Tài sản lưu động khác
4603
11105
-10348
5. Hàng tồn kho
58985
82454
204466
I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
120612
128874
130521
1. Tài sản cố định
65914
72107
85120
Nguyên giá
70902
79676
97790
Hao mòn (luỹ kế)
(4988)
(7569)
(12670)
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
17
17
17
3. Chi phí xây dựng dở dang
54681
56751
45384
B. Nguồn vốn
436391
831901
1128010
I. Nợ phải trả
287591
390830
679831
Nợ ngắn hạn
80975
103041
146115
Trong đó: Phải trả người bán
15421
24109
35215
Phải trả khác
42402
59807
35215
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
148800
441071
448179
(Theo số liệu tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ )
Qua số liệu trên cộng với khảo sát thực tế tại đơn vị, ngân hàng sẽ nhận xét trên các mặt: khả năng tự chủ tài chính trong kinh doanh; tình hình công nợ, khả năng thanh toán của khách hàng, uy tín và xu thế phát triển của họ trong tương lai.
Trên đây là những số liệu về báo cáo tài chính trong ba năm gần nhất của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị xin vay vốn dài hạn nhằm đầu tư mua
Phân tích các chỉ tiêu tài chính
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị
Bảng 2.5 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Lần
3,89
6,82
6,83
Hệ số thanh toán hiện hành
Lần
1,13
2,13
1,66
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
1,59
1,61
1,32
Hệ số thanh toán nợ dài hạn
Lần
0,00
0,00
Hệ số thanh toán ngắn hạn: cả 3 năm 2001,2002, 2003 hệ số thanh toán ngắn hạn lần lượt là 1,59; 6,82; 6,83 đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là rất tốt và theo tiêu chuẩn của ngân hàng tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1,4 là tốt điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng công ty rất tốt, đặc biệt là năm 2002 và năm 2003. Năm 2001 quy mô của công ty chưa lớn mạnh như hai năm sau do đó quy mô nguồn vốn của năm 2002, 2003 gấp 3 lần 2001, tuy nợ phải trả của doanh nghiệp so với hai năm 2002, 2003 nhỏ gấp hai lần nhưng lượng vốn lưu động năm 2001 nhỏ gần gấp 3 do đó hệ số thanh toán ngắn hạn của năm 2002, 2003 gần gấp 2 lần so với năm 2001. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của Công ty được trang trải bằng 3,899 (2001); 6,82 (2002); 6,83 (2003) đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mà không cần sử dụng các tài sản khác.
Hệ số thanh toán nhanh: hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng bao nhiêu đồng vốn bằng tiền, tốt nhất là hệ số này lớn hơn 0,5. Năm 2001; Năm 2002; Năm 2003 khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty lần lượt là1,59; 1,61; 1,32 đều lớn hơn 0,5 do vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty là tốt, năm 2003 khả năng thanh toán nhanh so với hai năm trước có giảm đó là do lượng tiền mặt của Công ty có tăng so với hai năm nhưng không tăng bằng với lượng tăng của vốn ngắn hạn do đó khả năng thanh toán nhanh thấp hơn. Nhưng sự giảm sút đó không đáng kể do đó khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị là tốt.
Hệ số thanh toán hiện hành của ba năm đều lớn hơn 1. Điều đó cũng thể hiện khả năng thanh toán của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị không những có khả năng thanh toán tốt nợ ngắn hạn và thanh toán nhanh mà còn có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ của Tổng công ty.
Hệ số thanh toán nợ quá hạn của Tổng công ty trong ba năm đều là 0,00. Là do Trong ba năm 2001, 2002, 2003 Tổng công ty không có nợ quá hạn. Tổng công ty chỉ có nợ ngắn hạn và khoản nợ khác do đó thể hiện khả năng hoạt động của Tổng công ty là tốt, và không có biển hiện của sự trì trệ trong trả nợ.
Qua phân tích ta thấy Tổng công ty có khả năng thanh toán nợ tốt nhất là nợ ngắn hạn. Do đó với yêu cầu vay ngắn hạn thì Tổng công ty có đủ tiêu chuẩn về chỉ tiêu này.
* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Phân tích nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính giúp cán bộ tín dụng đánh giá trạng thái nợ cũng như khả năng tự chủ tài chính của công ty
Bảng 2.6: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị:
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
Hệ số nợ tổng tài sản
%
65,9
46,9
60,26
Hệ số cơ cấu tài sản lưu động
%
72,3
84,5
88,4
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
%
34,1
53,02
39,7
Theo quan điểm của ngân hàng, các chỉ tiêu như sau được gọi là tốt:
Hệ số nợ tổng tài sản nhỏ hơn 50%
Hệ số cơ cấu tài sản lưu động (tài sản cố định) bằng 50%
Hệ số cơ cấu nguồn vốn lớn hơn 30%
Theo tiêu chuẩn trên ta thấy rằng:
Hệ số nợ tổng tài sản của cả 3 năm đều nằm trong lân cận 0,5, từ bảng trên ta thấy số nợ phải trả của năm 2001, 2003 với tổng tài sản vì nguồn vốn của công ty tập trung cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, cùng với hàng tồn kho, hệ số nợ tổng tài sản của công ty là tương đối tốt đặc biệt là năm 2002 hệ số nợ tổng tài sản là 46,9% nhỏ hơn 50% cho thấy nợ phải trả nhỏ so với tổng tài sản, điều này cũng đã được phản ánh ở khả năng thanh toán tốt của công ty đã được phân tích ở trên.
Hệ số cơ cấu tài sản lưu động so với tổng tài sản tăng dần qua 3 năm. Do công ty đã đi vào hoạt động trong thời gian dài, nên tỷ lệ tài sản lưu động chiếm phần lớn so với tài sản cố định, hoạt động kinh doanh phát triển mạnh, hoạt động phát triển mạnh của công ty là những dịch vụ tư vấn, cung cấp nhà do đó tài sản lưu động của công ty so với tài sản cố định là chiếm ưu thế.
Hệ số cơ cấu nguồn: hệ số cơ cấu nguồn đều lớn hơn 0,3, tuy nhiên có năm 2002 hệ số cơ cấu nguồn (0,53) lớn hơn hẳn so với năm 2001, 2003 do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 tăng mạnh do lợi nhuận sau thuế của năm 2002 vượt trội so với năm 2001 với năm 2003. Năm 2003 lượng vốn chủ sở hữu không tăng mạnh nhưng nguồn vốn lại tăng vượt trội, đồng thời các nợ phải trả tăng cao vì thế hệ số cơ cấu nguồn giảm nhưng vẫn đảm bảo lớn hơn 0,3 do đó cơ cấu nguồn vốn của công ty tương đối hợp lý.
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động:
Bảng 2.7: Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị:
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Vòng quay hàng tồn kho
7,148 vòng
5,969 vòng
3,643 vòng
Vòng quay vốn lưu động
1,58 vòng
0,859 vòng
0,747 vòng
Hiệu suất sử dụng tài sản
1,147
0,727
0,79
Vòng quay hàng tồn kho chậm các năm 2002, 2003 tốc độ quay vòng hàng tồn kho chậm dần, nhất là năm 2003 vòng quay hàng tồn kho là 3,643 vòng không phải biểu hiện kém phát triển của công ty mà đó là do đặc điểm kinh doanh của công ty là đầu tư phát triển nhà và đô thị do đó sự quay vòng của hàng tồn kho là rất chậm, việc thu hồi vốn là lâu, vì hàng hoá của công ty không như các mặt hàng khác mà đó là đa phần là những mặt hàng có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài.
Vòng quay vốn lưu động cũng như vòng quay hàng tồn kho so với năm trước thì vòng quay vốn lưu động năm 2002 và 2003 giảm so với năm 2001, do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2002 và 2003 tăng cao năm 2001 là 315779 triệuVNĐ, năm 2002 là 703027 triệuVNĐ, năm 2003 là 997489 triệu VNĐ mặt khác doanh thu của năm 2003 so với các năm 2002, 2001 tăng không đáng kể do vậy vòng quay vốn lưu động so với các năm trước là thấp.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2002, 2003 giảm so với năm 2001, tuy nhiên năm 2003 có nhích hơn so với năm 2002 một chút. Điều này cho thấy trong hai năm nay tài sản của công ty sử dụng chưa được hiệu quả, từ đó sẽ dẫn đến tăng rủi ro thanh khoản đối với các khoản vay để tài trợ tài sản đó.
*Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Bảng 2.8: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
Hệ số sinh lợi doanh thu
%
4,24
46,88
3,64
Hệ số sinh lợi tài sản
%
3,45
34,62
2,66
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu
%
10,12
66,44
6,83
Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh là bất động sản do vậy tình hình kinh doanh không giống như các ngành trong lĩnh vực sản xuất khác mà sẽ thay đổi tuỳ theo hạn mục công trình và tiến độ thi công do vậy năm 2002 do lợi năm 2003 hệ số sinh lợi doanh thu, tài sản và hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu so với năm 2001 là thấp hơn, là do thu nhập sau thuế tăng so với năm 2001 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế không bằng tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sở hữu do đó làm cho các hệ số nhỏ đi. Tìm hiểu nguyên nhân làm cho thu nhập của Tổng công ty trong năm 2003 so với năm 2002 giảm mạnh , ngân hàng được Tổng công ty giải thích như sau:
Năm 2003 so với 2002 Yếu tố chí phí được phản ánh như sau:
Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố năm 2003:
Đơn vị: triệu đồng
STT
Yếu tố chi phí
Số tiền
1
Nguyên liệu, vật liệu
144833
2
Nhân công (Bao gồm tiền lương, nhân công thuê ngoài, BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn…)
57566
3
Khấu hao TSCĐ
5986
4
Chi phí máy thi công
7869
5
Chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
9477
6
Chi phí khác (giao thầu, tiền sử dụng đất, đền bù GPMB…)
557569
Cộng
783300
(Theo số liệu tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ)
Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố năm 2002:
Đơn vị: triệu đồng
STT
Yếu tố chi phí
Số tiền
1
Nguyên liệu, vật liệu
69931
2
Nhân công (Bao gồm tiền lương, nhân công thuê ngoài, BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn…)
16721
3
Khấu hao TSCĐ
2002
4
Chi phí máy thi công
4245
5
Chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
6257
6
Chi phí khác (giao thầu, tiền sử dụng đất, đền bù GPMB…)
221512
Cộng
320670
(Theo số liệu tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ)
Từ hai bảng trên ta thấy được năm 2003 so với năm 2002 tổng chi phí sản xuất, kinh doanh gấp hai lần do gia tăng mạnh các chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí khác do đó làm cho giá vốn hàng bán năm 2003 là 744989 triệu đồng, còn năm 2002 giá vốn hàng bán là 292201 triệu đồng.
Do trong các năm 2001, 2002, 2003 Tổng công ty xây dựng nhiều công trình nằm trong diện được ưu tiên về thuế thu nhập doanh nghiệp nên số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không bằng 32% như các doanh nghiệp khác. Năm 2003, từ các chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy năm 2003 so với các năm là kém hơn. Điều này không ảnh hưởng lắm đến tình hình hoạt động của Tổng công ty, vì đặc thù hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, nhưng Tổng công ty phải có những chính sách phát triển hiệu quả để có được các hệ số sinh lời cao. Tóm lại ta thấy tình hình hoạt động của Tổng công ty tương đối tốt, Tổng công ty làm ăn có hiệu quả và tăng trưởng tốt.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tổng doanh thu
504658
608816
813259
Doanh thu thuần
500646
604503
812857
Bảng 2.9: Bảng thay đổi tài sản, nguồn vốn và các dòng ngân lưu của Tổng công ty đầu phát triển nhà và đô thị:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
Ngân lưu
2003
Ngân lưu
A- Tài sản
436391
831901
1128010
I.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
315779
703027
997489
1. Tiền
128985
165983
36999
192861
26878
2. Các khoản đầu tư tài chính NH khác
15
15
0
15
3. Các khoản phải thu
123190
443468
-320278
610495
-167027
4. Tài sản lưu động khác
4603
11105
-6502
-10348
+21520
5. Hàng tồn kho
58985
82454
-23469
204466
-122012
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
120612
128874
-8262
130521
-1647
Tài sản cố định
65914
72107
-6192
85120
-13013
Nguyên giá
70902
79676
-8774
97790
-18114
Hao mòn (luỹ kế)
(4988)
(7569)
+2581
(12670)
+5101
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
17
17
0
17
0
Chi phí xây dựng dở dang
54681
56751
-2070
45384
+11367
B. Nguồn vốn
436391
831901
1128010
I. Nợ phải trả
287591
390830
+103239
679831
+289001
Nợ ngắn hạn
80975
103041
146115
+43074
Trong đó: Vay ngắn hạn
23152
19125
- 4027
75685
+56560
Phải trả người bán
15421
24109
+8598
35215
+20833
Phải trả khác
42402
59807
+17405
35215
+16000
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
148800
441071
+292271
448179
+7108
(Từ BCĐKT, BCKQKD của Tổng công ty đầu phát triển nhà và đô thị)
Cột (3), (5) chênh lệch giữa năm 2002 với năm 2001 và năm 2003 với năm 2002, thể hiện sự thay đổi của quy mô hoạt động.
Dòng ngân lưu vào (+) và ra (-).
Thể hiện ngược dấu với sự thay đổi của tài sản ở cột (3), (5). Nghĩa là, một tài sản tăng lên (+) tương ứng với một dòng ngân lưu ra (-); một tài sản giảm đi (-) tương ứng với một dòng ngân lưu vào (+).
Thể hiện thuận dấu với sự thay đổi nguồn vốn ở cột 4. Nghĩa là, một nguồn vốn tăng lên, tức một khoản nợ hoặc một khoản vốn chủ sở hữu tăng lên (+) tương ứng với dòng ngân lưu đi vào (+); một nguồn vốn giảm đi, tức một khoản trả nợ hoặc một khoản vốn chủ sở hữu giảm đi (-) tương ứng với dòng ngân lưu đi ra (-).
Tổng cộng các dòng ngân lưu ở cột (3), (5) bằng chênh lệch quỹ tiền mặt của năm 2002 so với năm 2001 là 36999, và chênh lệch quỹ tiền mặt năm 2002 so với năm 2003 là 26878. Vậy dòng ngân lưu chênh lệch năm 2002 và năm 2001 lớn hơn dòng ngân lưu chênh lệch năm 2003 so với năm 2002, chứng tỏ hoạt động năm 2003 so với các năm trước là kém hiệu quả hơn là do hàng tồn kho tăng mạnh mặt khác tài sản lưu động khác âm vì thế làm cho dòng tiền vào doanh nghiệp giảm.
Báo cáo ngân qũy - Tổng công ty phát triển nhà và đô thị
(Phương pháp gián tiếp)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
I. Hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận ròng
288007
29981
Điều chỉnh các khoản thu chi không bằng tiền mặt
- Khấu hao
+2581
+5101
Điều chỉnh các khoản thay đổi trong tài sản lưu động
- Tăng các khoản phải thu
-320278
-167027
- Tăng hàng tồn kho
-23469
-122012
- Tăng tài sản lưu động khác
-6502
+21453
- Tăng phải trả ngắn hạn
+26003
+27068
- Tăng phải trả dài hạn
+81173
+245927
Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh
+47515
+40491
II. Hoạt động đầu tư
- Đầu tư tài sản cố định
-6193
-13013
Ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư
-6193
-13013
III. Hoạt động tài chính
Vay ngắn hạn
-3937
+16000
Nợ dài hạn
0
0
Chi trả cổ tức
-468
-16600
Ngân lưu ròng từ hoạt động tài chính
-4324
-600
Tổng ngân lưu
36998
26878
Từ bảng trên ta thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư là mang dấu (+ ) còn dòng tiền từ hoạt động tài chính mang dấu (-) năm 2002 và mang dấu (+) năm 2003, chứng tỏ Tổng công ty đang tập trung vào những dự án xây dựng lớn, dấu âm điều đó chứng tỏ Tổng công ty vẫn đang có đầu tư lớn.
Trong năm 2001 và đầu năm 2002, thị trường bất động sản trên cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của công ty vì vậy luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính giữa các năm không đồng đều, biến động mạnh năm 2002 ngân lưu từ hoạt động kinh doanh năm 2002 âm nhưng so với năm 2003 ngân lưu từ hoạt động kinh doanh giảm so với năm 2002 gần 5 lần. Mặt khác ngân lưu từ hoạt động tài chính năm 2002 là +73232, năm 2003 là +261927, năm 2003 có sự tăng mạnh về ngân lưu ròng hoạt động tài chính là do có sự tăng mạnh về các khoản nợ dài hạn. Năm 2002 thu nhập sau thuế của Tổng công ty lớn do giá vốn hàng bán năm 2002 chỉ có 292201 triệu đồng do đó ngân lưu năm 2002 là 36998, nhưng năm 2002 hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư mang giá trị âm điều đó cho thấy công ty tập trung quá lớn vào hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Tới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33825.doc