Luận văn Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hà Nội

Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được thực hiện trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi từ những phân tích chung về tình hình tài chính của khách hàng tới việc tính toán các chỉ tiêu và thực hiện so sánh để thấy rõ sự phát triển của khách hàng. Chỉ tiêu tài chính SB coi trọng là các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời của khách hàng. Sự tính toán và so sánh đó mới dừng lại ở khách hàng trong các năm mà chưa mở rộng so sánh với sự phát triển của ngành, lĩnh vực hay một nhóm khách hàng hoạt động trên cùng lĩnh vực kinh doanh.

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay theo quy định NHNN và của SB Sau đó trình lên Trưởng phòng kinh doanh và Hội đồng tín dụng Chi nhánh Bước 2b: Song song với việc thẩm định tại bước 2a, Nhân viên thẩm định tài sản trực tiếp kiểm tra và đánh giá tài sản đảm bảo cho khoản vay với các tiêu thức: Tính hợp pháp và hợp lệ của tài sản: + Tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người vay hoặc bên bảo lãnh. + Tài sản phù hợp với qui định của SB trong từng thời kỳ. + Tài sản hiện không có sự tranh chấp hoặc chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp… - Giá trị của tài sản theo qui định về định giá tại SB trong từng thời kỳ. Bước 3: Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và tờ trình thẩm định tín dụng và tờ trình thẩm định tài sản của các nhân viên thẩm định. Nếu thấy cần thiết hoặc nghi ngại vấn đề gì, có thể yêu cầu tái thẩm định. Đưa ra ý kiến và trình hồ sơ lên Hội đồng tín dụng Chi nhánh. Bước 4: Hội đồng Tín dụng Chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng các cấp cao hơn sẽ xem xét toàn bộ tờ trình thẩm định, phân tích và đánh giá lại khách hàng một cách toàn diện và đưa ra quyết định có cho vay hay không. Bước 5: Hồ sơ sau khi đã được phê duyệt sẽ được chuyển sang bộ phận phục vụ khách hàng thực hiện theo nghiệp vụ hạch toán, giải ngân cho khách hàng. Cùng với bộ phận phục vụ khách hàng, nhân viên thẩm định tài sản có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục về pháp lý đối với tài sản đảm bảo như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, sau đó giao lại cho Loan CSR. Loan CSR căn cứ vào các quyết định và toàn bộ hồ sơ của khoản vay , thực hiện nhập kho tài sản, giải ngân và theo dõi thu nợ, thu lãi theo định kỳ được quy định trong hợp đồng tín dụng. Bước 6: Nhân viên thẩm định tín dụng thực hiện theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng, thường xuyên kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Có thể nói trong những năm gần đây, công tác phân tích tín dụng của SB được cải thiện đáng kể. Từ việc xây dựng và hoàn thiện quy trình cho vay, xây dựng chính sách tín dụng đến việc cụ thể hoá thành các quy trình cụ thể áp dụng cho từng đối tượng, từng loại hình cho vay đã hỗ trợ cho công tác phân tích được tiến hành đơn giản, thuận tiện và chính xác hơn rất nhiều. Với quy trình phân tích như trên, các cán bộ tín dụng có thể cập nhật thông tin dễ dàng hơn, các số liệu được tính toán và xử lý để cho ra các kết quả nhanh chóng và chính xác cho phép những đánh giá đúng hơn và sát thực tế hơn về khách hàng và phương án kinh doanh của họ. Quy trình phân tích tín dụng của SB được chia nhỏ thành các quy trình được thực hiện ở mỗi bộ phận, trong đó quy định rõ cách thực hiện và các bước thực hiện quá trình phân tích của mỗi bộ phận tham gia vào quá trình phân tích đó. Từ một quy trình lớn được cụ thể hoá thành quy trình thẩm định cho khách hàng doanh nghiệp, quy trình thẩm định cho khách hàng cá nhân, quy trình tái thẩm định, quy trình quản lý nợ. Sau đó lại chia về các quy trình nhỏ như quy trình định giá tài sản đảm bảo, quy trình quản lý và kiểm soát tài sản, quy trình của hỗ trợ tín dụng.. Mỗi bộ phận có quy trình nghiệp vụ của mình, thống nhất và rõ ràng để có thể nắm bắt công việc và thực hiện nhiệm vụ chính xác hơn. Quá trình phân tích tín dụng được thực hiện từ cấp cơ sở, nơi nhận hồ sơ trực tiếp từ khách hàng vay cho đến cấp đưa ra phán quyết tài trợ cuối cùng. Mỗi cấp đều qua phân tích và đưa ra đánh giá của mình.về khách hàng và món vay được chấp nhận khi các đánh giá đó đi đến thống nhất. Thực hiện theo quy trình, các nhân viên tín dụng thống nhất các thông tin theo các mẫu tờ trình tín dụng của SB, đối với quy trình thẩm định khách hàng cá nhân có áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng để thực hiện đánh giá khách hàng. Đối với quy trình áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp hệ số để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Đối với các chỉ tiêu phi tài chính, SB vẫn thực hiện những đánh giá theo cách trình bày nhận xét của cán bộ kinh doanh về thị trường của khách hàng, sản phẩm của khách hàng, uy tín của khách hàng về thị trường dựa trên cơ sở là các thông tin thu thập được. 2.2.1.3. Nguồn thông tin phân tích tín dụng SB Nguồn thông tin cùng với những quy định cho vay và những chính sách của nhà nước được coi như là căn cứ để tiến hành phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng của SB khi phân tích tín dụng đã sử dụng tổng hợp các nguồn thông tin từ trực tiếp người vay, từ cơ quan chủ quản, từ các trung tâm thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ các ngân hàng bạn khác. a.Nguồn thông tin trực tiếp từ người vay Hồ sơ vay vốn là căn cứ để nhân viên thẩm định tín dụng tiến hành phân tích tín dụng. Khi một khách hàng có nhu cầu vay vốn tại SB phải có đầy đủ những hồ sơ trong quy trình nghiệp vụ cho vay của SB. Tuỳ từng loại khách hàng, phương thức cho vay, bộ hồ sơ cho vay có thể chia thành: - Hồ sơ tiếp nhận từ khách hàng Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi tới SB những giấy tờ: Hồ sơ pháp lý: gồm các thủ tục liên quan đến tư cách pháp nhân và năng lực tài chính của khách hàng. Hồ sơ tài chính: gồm kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ, báo cáo tài chính kỳ trước, báo cáo nhanh tình hình tài chính, báo cáo tổng kết, sơ kết năm, quý, tháng hoặc chuyên đề về sản xuất kinh doanh (nếu có) Hồ sơ vay vốn: theo quy định của SB bao gồm: Đối với mỗi loại hình vay vốn như vay trung và dài hạn phục vụ dự án đầu tư, vay bằng ngoại tệ SB có yêu cầu bổ sung các báo cáo và thông tin khác. Hồ sơ vay vốn chung bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn, trả nợ hoặc dự án đầu tư, các hồ sơ, chứng từ chứng minh cho phương án và đối tượng vay vốn. b.Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý Bao gồm thông tin lưu trữ, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, thông tin từ các bộ, ngành chủ quản. Nhìn chung, nguồn thông tin và khai thác thông tin phục vụ công tác tín dụng tại SB đã được hình thành về mặt cơ bản, xong chất lượng thông tin cũng như công tác lưu trữ và quản lý thông tin chưa được tốt và chặt chẽ, khoa học. Để có thể có được nguồn thông tin đầy đủ đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có những biện pháp toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Trong các thông tin SB sử dụng để thực hiện phân tích tín dụng nguồn thông tin đang được sử dụng phổ biến nhất là nhận được từ khách hàng vay. Khi nhận được đề nghị vay vốn của khách hàng, chuyên viên tín dụng cũng nhận đồng thời toàn bộ hồ sơ từ khách hàng đó bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính. Tất cả những tài liệu đó chỉ có sự xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác mà chưa qua bất kỳ một cơ quan kiểm toán nào để khẳng định lại điều đó. SB tiếp cận thực hiện kiểm chứng thông tin thông qua việc Chuyên viên tín dụng trực tiếp kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng, đánh giá về những cơ sở vật chất của khách hàng thông qua thực tế mắt thấy tai nghe. Khẳng định lại những thông tin khách hàng cung cấp có hợp lý hay không và mức độ hợp lý đó có chấp nhận được không. SB sử dụng việc khai thác thông tin từ Trung tâm tín dụng để kiểm tra xem khách hàng còn quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng nào khác trong thời điểm yêu cầu tài trợ. Nguồn thông tin khai thác từ các bộ, ngành qua các cơ quan báo chí, các tạp chí chuyên ngành và các chính sách của nhà nước cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. 2.2.1.4.Nội dung phân tích tín dụng tại SB Phân tích tín dụng được thực hiện bởi các nhân viên thẩm định tín dụng, trong quá trình phân tích họ đã sử dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, phương pháp hệ số và phương pháp chấm điểm. Việc phân tích được thực hiện theo từng loại khách hàng: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp và theo các biểu mẫu thống nhất do Hội sở SB qui định. Trong các mẫu biểu này, các yếu tố tài chính và phi tài chính được xem xét một cách cụ thể a.Các yếu tố phi tài chính Các yếu tố phi tài chính của khách hàng được đánh giá trên các khía cạnh - Uy tín của khách hàng vay: Đây không được coi là chỉ tiêu chính thức trong tờ trình, chỉ tiêu này được đánh giá thông qua những xem xét ban đầu như trình độ học vấn, quan hệ xã hội của khách hàng. - Năng lực pháp lý của khách hàng: được đánh giá thông qua năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định từng đối tượng khách hàng. - Điều kiện môi trường: Đây là nội dung rất quan trọng trong tờ trình tín dụng. Chỉ tiêu này xem xét và đánh giá sản phẩm dịch vụ của khách hàng, thị trường của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của thị trường và đánh giá thị phần của khách hàng trên thị trường đó. - Các yếu tố khác bao gồm những đánh giá về nguồn nhân lực, trình độ học vấn của nguồn nhân lực, khả năng quản lý của đội ngũ lãnh đạo…. Trong tờ trình tín dụng của SB các yếu tố đều yêu cầu được thể hiện rõ và đầy đủ, đó là những nhận xét và đánh giá của cán bộ kinh doanh về khách hàng, về thị trường, về môi trường dựa trên những thông tin thu thập được. b.Các yếu tố tài chính:tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân, các yếu tố này được thẩm định theo những tiêu thức khác nhau - Thẩm định khả năng tài chính + Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Thông qua các báo cáo tài chính, khả năng tài chính của khách hàng vay được xem xét gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả các tổ chức và cá nhân, tài sản cố định (nhà cửa, máy móc thiết bị), tài sản lưu động (tiền mặt, giá trị vật tư, hàng hoá, các khoản phải thu), các khoản đầu tư. Kết quả kinh doanh bao gồm: doanh thu thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận ròng. + Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: khả năng tài chính của họ thể hiện thông qua thu nhập hàng tháng, hàng năm, các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp… Sau khi thẩm định các nội dung, đối chiếu theo các quy định của ngân hàng và các chính sách kinh tế, cán bộ tín dụng đưa ra kết luận đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được thực hiện trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi từ những phân tích chung về tình hình tài chính của khách hàng tới việc tính toán các chỉ tiêu và thực hiện so sánh để thấy rõ sự phát triển của khách hàng. Chỉ tiêu tài chính SB coi trọng là các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời của khách hàng. Sự tính toán và so sánh đó mới dừng lại ở khách hàng trong các năm mà chưa mở rộng so sánh với sự phát triển của ngành, lĩnh vực hay một nhóm khách hàng hoạt động trên cùng lĩnh vực kinh doanh. - Thẩm định phương án, dự án vay vốn Đối với các hộ gia đình, tổ hợp tác và cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp, ngân hàng tiến hành thẩm định phương án vay vốn về các mặt sau: Mục đích vay vốn, tổng nhu cầu vốn, vòng quay vốn lưu động dự kiến, lượng vốn tự có, vốn vay ngân hàng, hiệu quả kinh tế của phương án, khả năng trả nợ, khả năng thực hiện phương án. Trên cơ sở phương án vay vốn của khách hàng, SB sẽ tính toán và dự tính được nhu cầu tài chính của phương án để xem xét mức vốn khách hàng đề nghị vay là phù hợp hay không. SB sẽ tiếp tục xem xét khách hàng sử dụng nguồn nào để trả nợ ngân hàng và xem xét đến hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở những tính toán nếu thực hiện dự án sẽ mang lại cho doanh nghiệp những nguồn thu nhập như thế nào và là bao nhiêu, có lãi hay không. Phương án vay vốn là một trong những vấn đề mà SB rất quan tâm trong hồ sơ vay vốn của khách hàng. SB quan niệm không lấy việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo làm cơ sở để chấp nhận tài trợ mà lấy sự phát triển của khách hàng để ra quyết định tài trợ của mình. Đối với cho vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp, thẩm định dự án vay vốn trên các mặt: + Cơ sở pháp lý của dự án: hồ sơ dự án, tính hợp pháp của hồ sơ dự án + Tình hình tài chính của dự án: Xác định tổng mức đầu tư cho dự án, nguồn vốn đầu tư cho dự án, bao nhiêu là vốn tự có, bao nhiêu là vốn vay, kế hoạch vay và trả nợ nguồn vốn vay đó. + Hiệu quả của dự án đầu tư: Khả năng trả nợ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường các yếu tố đầu vào, công nghệ, tài sản cố định, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất của dự án. + Tính khả thi của dự án: Khả năng trả nợ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường các yếu tố đầu vào, công nghệ, tài sản cố định, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất của dự án. Việc thẩm định dự án là bài toán đối với SB, khác với các phương án vay vốn, dự án là độc lập với khả năng tài chính và những quy định về pháp luật riêng. Để đọc và hiểu dự án đầu tư không phải cán bộ kinh doanh nào cũng thực hiện được. Dự án có các thông số kỹ thuật mà để hiểu được nó yêu cầu phải đoc được nó, tài chính dự án với giá trị lớn và rất phức tạp, khó khăn trong việc bóc tách và tính toán trong các chỉ tiêu. Hiện tại, ở SB chỉ có một số cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và thâm niên thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Đối với các dự án lớn, SB thường kêu gọi đồng tài trợ để giảm rủi ro và thực hiện tiếp cận dần với mảng kinh doanh rất lớn và hiệu quả này. c. Biện pháp bảo đảm tiền vay: Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các văn bản của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của SB. Bảo đảm tiền vay tại SB thực hiện theo văn bản 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng được toàn quyền lựa chọn quyết định việc cho vay có tài sản bảo đảm hay không theo quy định. Nguyên tắc của 178 là “Tổ chức tín dụng có quyền chọn, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Nghị định này và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình” Bảo đảm tiền vay bằng tài sản: khách hàng thực hiện cầm cố, thế chấp tài sản của mình hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay. Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản: Ngân hàng lựa chọn khách hàng có đủ điều kiện theo tinh thần nghị định 178 :”có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng, có dự án và phương án kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ, nếu là doanh nghiệp thì phải làm ăn có lãi trong hai năm liền kề. SB thực hiện cho vay được đảm bảo bằng tài sản trước hết để phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho vay trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán. Hầu hết các món vay của SB đều được đảm bảo bằng tài sản. Các khoản vay áp dụng cho khách hàng cá nhân được đảm bảo 100% có tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng hoặc bên bảo lãnh tại Ngân hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, SB thực hiện đảm bảo bằng tài sản của chủ doanh nghiệp như Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, xe ôtô, bằng bảo lãnh của Bên thứ ba,…. Với hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay luân chuyển, SB thực hiện đảm bảo bằng tài sản được hình thành từ vốn vay. Đây chính là hình thức tín chấp và do nhu cầu của doanh nghiệp càng tăng nên hình thức này ngày càng được phổ biến ở SB. 2.2.2.Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại SB – Hà Nội qua quá trình phân tích tín dụng với khách hàng tiêu biểu Dưới đây là việc phân tích tín dụng đối với món vay trung hạn của Công ty cổ phần Sân Gôn Ngôi sao Chí Linh, một trong những khách hàng lớn và uy tín tại SB – Hà Nội. * GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH HÀNG Tên khách hàng : Công ty cổ phần Sân gôn ngôi sao Chí Linh Tên giao dịch: THE CHI LINH STAR GOLF AND COUNTRY CLUB Trụ sở chính: Xã Thái Học, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Số điện thoại: 0320.885255 Fax: 0320.885309 Giấy CNĐKKD số 0403000015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cấp ngày 15/05/2005. Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh sân gôn, kinh doanh khách sạn nhà hàng, kinh doanh dịch vụ giải trí, kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Người đại diện trước pháp luật: Ông Đoàn Văn An - Chức vụ Tổng Giám đốc Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng + Quan hệ của khách hàng với Ngân hàng Phương Nam: Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh là khách hàng mới, lần đầu có quan hệ với Ngân hàng Phương Nam. + Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác: Theo kết quả kiểm tra từ Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (số liệu cập nhật đến ngày 29/01/2007) và thẩm định thực tế, Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh hiện đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hải Dương và INDOVINA BANK Hà Nội với tổng dư nợ là 57.477.000.000 đ và 623.309 USD. Đây là khoản tín dụng trung hạn Công ty vay để đầu tư xây dựng và mua trang thiết bị của Sân Gôn Ngôi sao Chí Linh. Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh luôn thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và đầy đủ và được đánh giá là khách hàng có uy tín trong hoạt động tín dụng. Nhu cầu của khách hàng: Để hoàn thiện toàn bộ dự án xây dựng và khai thác Sân Gôn Ngôi sao Chí Linh, Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh tiếp tục đầu tư xây dựng Công trình tổ hợp biệt thự cao cấp phục vụ khách chơi gôn theo Dự án đã được UBND Tỉnh Hải Dương phê duyệt. Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh đề nghị Ngân hàng TMCP Phương Nam được vay số tiền với nội dung cụ thể như sau: Số tiền vay: 20.000.000.000 đ (Hai mươi tỷ đồng). Thời hạn: 60 tháng (05 năm). Mục đích: đầu tư xây dựng tổ hợp biệt thự phục vụ khách chơi gôn tại Xã Thái Học, Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương. Tài sản đảm bảo: Quyền sử dụng 416,07 m2 đất có địa chỉ tại D1, D2, D3, D4, D5 Khu C2 Thái Hà(Số 121 Phố Thái Hà), Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. * Một số khái quát về Công ty: - Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 15/05/2002 với số vốn điều lệ ban đầu là 45.000.000.000 đ (Bốn mươi lăm tỷ đồng). Công ty đầu tư xây dựng Sân gôn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương. Lãnh đạo Công ty quyết định đầu tư xây dựng Sân gôn hiện đại 36 lỗ với các công trình phụ trợ như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí … Xuất phát từ việc Sân gôn duy nhất của Miền Bắc là Sân gôn Đồng Mô đã quá tải, không đủ sức đáp ứng nhu cầu của người chơi gôn nên các cổ đông sáng lập đã thành lập Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh. Rút kinh nghiệm từ việc xây dựng và khai thác sân gôn Đồng Mô, Ông Đoàn Văn An Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh và Ban điều hành khai thác Sân Gôn đã khắc phục những nhược điểm và phát huy tối đa những ưu điểm để xây dựng Sân gôn Ngôi sao Chí Linh đạt tiêu chuẩn quốc tế với thảm cỏ đẹp, cảnh quan bố trí hợp lý, sang trọng. - Quá trình hoạt động và phát triển Đến nay, do yêu cầu của việc đầu tư xây dựng Sân gôn đạt tiêu chuẩn quốc tế, các cổ đông góp vốn của Công ty đã nâng vốn điều lệ lên 77.000.000.000 đ (Bảy mươi bảy tỷ đồng) Các cổ đông hiện tại của Công ty bao gồm: Ông Đoàn Văn An Công ty TNHH hỗ trợ phát triển công nghệ và thương mại Công ty cổ phần ô tô Thăng Long Công ty cổ phần Quảng cáo thương mại Thăng Long Công ty TNHH Phương Anh Với khẩu hiệu: “ Nơi tốt nhất để chơi Gôn” Sân Gôn Ngôi sao Chí Linh đã và đang khẳng định uy tín của mình qua chất lượng hàng đầu của sân và là một điểm nhấn về du lịch, thể thao gôn đầy ấn tượng, chất lượng cao tại Việt Nam. Thiết kế và xây dựng Sân gôn Ngôi sao Chí Linh do IGCS (Independent Golf Course Services), một Công ty hàng đầu của Úc đảm nhiệm. IGCS đã nổi tiếng trong khu vực với những thiết kế và xây dựng các sân gôn tại Úc, Thái Lan, Trung Quốc, … và Sân Gôn Ngôi sao Chí Linh là dự án đầu tiên của IGCS tại Việt Nam. Sân gôn được xây dựng bằng những vật liệu có chất lượng hàng đầu thế giới với các công nghệ tiên tiến nhất. Phần lớn các vật liệu dùng cho Sân gôn đều được nhập từ Mỹ, úc. Việc xây dựng thành công một sân gôn đòi hỏi rất nhiều yếu tố như hệ thống tưới, hệ thống thoát nước thiết kế có hiệu qủa và phù hợp với điều kiện thực tế, đó là chưa kể đến yêu cầu cao về kinh nghiệm và kiến thức, chất lượng của thảm cỏ, các dịch vụ đi kèm, … Tất cả các yếu tố đó đều được tính toán kỹ trong dự án này để đạt được mục tiêu hàng đầu của Công ty là xây dựng Sân gôn đạt tiêu chuẩn quốc tế không chỉ tại thời điểm hoàn thành mà trong suốt thời gian hoạt động. Chính vì vậy, chỉ sau một thời gian đưa vào sử dụng, Công ty đã phát hành được hơn 1.000 thẻ hội viên các loại (giá khoảng 18.000 USD - 27.000 USD / thẻ) và là nơi tổ chức các giải gôn trong nước cũng như khu vực và quốc tế. Qua quá trình thẩm định thực tế, Công ty có đội ngũ lãnh đạo, điều hành có rất nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và quản lý. Ông Đoàn Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh là người mối quan hệ rộng, có rất nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý sân gôn vì trước đây Ông An đã từng điều hành và quản lý sân gôn Đồng Mô. Ông Lars Holden, thành viên của hiệp hội Gôn quốc tế, người có bề dày kinh nghiệm quản lý và điều hành sân gôn trên thế giới và Việt Nam hiện là Giám đốc điều hành. Đến nay, Công ty có gần 400 cán bộ, công nhân viên với mức thu nhập bình quân đạt 1.500.000 đ / người/ tháng. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KINH DOANH *Tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh thực hiện hạch toán kế toán và theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Với việc sử dụng hệ thống phần mềm kế toán, Ngân hàng sẽ dễ dàng kiểm tra hệ thống số liệu báo cáo. Quá trình kiểm tra khi thẩm định khách hàng này cho thấy các số liệu báo cáo là tương đối trung thực, có thể kiểm soát được cả về mặt con số hạch toán cũng như về mặt hiện vật của tài sản và đều đã được kiểm toán. Theo các số liệu kế toán Công ty Cổ phần Sân gôn Ngôi sao Chí Linh cung cấp, tình hình tài chính của Công ty được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.4 Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: VNĐ Tài sản 31/12/ 2004 31/12/2005 30/09/2006 A TSLĐ & ĐT ngắn hạn 21,318,098,963 42,202,203,802 48,756,010,768 I Tiền 5,713,735,659 15,004,622,338 3,738,638,401 1 Tiền mặt 4,724,898,887 14,474,973,178 3,446,134,792 2 Tiền gửi Ngân hàng 988,836,772 529,649,160 292,503,609 II Các khoản phải thu 15,352,227,719 23,022,758,699 36,552,838,712 1 Phải thu của khách hàng 30,000,000 29,269,476 2 Trả trước cho người bán 11,779,185,531 8,378,091,449 15,795,338,939 3 Thuế GTGT được khấu trừ 1,523,042,188 3,076,816,084 (588,861,718) 4 Phải thu nội bộ 5,000,000,000 5 Các khoản phải thu khác 2,050,000,000 11,537,851,166 16,317,092,015 III Hàng tồn kho 102,135,585 2,768,038,220 4,653,444,982 1 Nguyên vật liệu tồn kho 2,366,166,874 4,539,711,360 2 Công cụ, dụng cụ trong kho 45,799,542 3 Hàng tồn kho 102,135,585 401,871,346 67,934,080 V Tài sản lưu động khác 150,000,000 1,406,784,545 3,811,088,673 1 Tạm ứng 150,000,000 575,910,000 392,428,128 2 Chi phí trả trước 830,874,545 830,874,545 3 K cược, ký quỹ ngắn hạn 2,587,786,000 B TSCĐ & ĐT dài hạn 68,252,337,389 130,362,038,835 154,264,272,475 I Tài sản cố định 2,835,098,604 108,880,989,699 105,784,285,569 1 Tài sản cố định hữu hình 2,835,098,604 85,251,808,069 82,155,103,939 Nguyên giá 3,108,449,713 88,391,166,957 88,469,991,326 Giá trị hao mòn luỹ kế * (273,351,109) (3,139,358,888) (6,314,887,387) 2 Tài sản cố định vô hình - 23,629,181,630 23,629,181,630 Nguyên giá 23,629,181,630 23,629,181,630 Giá trị hao mòn luỹ kế * II Các khoản đầu tư dài hạn - 1,233,307,272 10,000,000 1 Đầu tư chứng khoán dài hạn 10,000,000 10,000,000 2 Các khoản đầu tư dài hạn khác 1,223,307,272 III Chi phí XDCB dở dang 63,513,581,091 16,241,152,355 44,317,035,761 IV Chi phí trả trước dài hạn 1,903,657,694 4,006,589,509 4,152,951,145 Tổng Tài sản 89,570,436,352 172,564,242,637 203,020,283,243 Nguồn vốn A Nợ phải trả 67,370,612,686 136,361,680,984 137,509,003,651 I Nợ ngắn hạn 67,370,612,686 136,361,680,984 137,509,003,651 1 Vay ngắn hạn 22,062,714,544 70,937,932,245 72,289,046,889 2 Phải trả người bán 8,436,286,837 10,626,252,176 11,455,335,227 3 Người mua trả tiền trước 34,008,909,726 33,956,925,636 27,626,450,611 4 Các khoản thuế phải nộp của NN 292,156,541 1,059,503,258 192,284,331 5 Phải trả công nhân viên 371,260,379 419,074,088 161,011,919 6 Các khoản phải trả phải nộp khác 2,199,284,659 19,361,993,581 25,784,874,674 B Nguồn vốn chủ sở hữu 22,199,823,666 36,202,561,653 65,511,279,592 I Nguồn vốn - Quỹ 22,199,823,666 36,220,292,509 65,529,010,448 1 Nguồn vốn kinh doanh 23,277,788,696 48,626,831,697 77,000,000,000 2 Chênh lệch tỷ giá 6,812,295 (919,835) 3 Lợi nhuận chưa phân phối (1,077,965,030) (12,413,351,483) (11,470,069,717) II Nguồn kinh phí (17,730,856) (17,730,856) Quỹ khen thưởng phúc lợi (17,730,856) (17,730,856) Tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam –chi nhánh Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan