MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục những từ viết tắt. iv
Danh mục bảng . vi
Danh mục sơ đồ. vii
Mục lục. viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Kết cấu luận văn.4
Chương 1.5
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG KINH
DOANH KHÁCH SẠN .5
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÁCH SẠN VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN .5
1.1.1. Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn.5
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn .6
1.1.3. Sản phẩm dịch vụ của khách sạn.8
1.1.4. Khách hàng của khách sạn .12
1.2. DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ.13
1.2.1. Dịch vụ - Dịch vụ du lịch .13
1.2.2. Hệ thống sản xuất, cung ứng dịch vụ .16
1.2.3. Chất lượng và chất lượng dịch vụ .18
1.2.4. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng .27
1.2.5. Đánh giá chất lượng dịch vụ trong khách sạn .28
Chương 2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMDỊCH VỤ TẠI KHÁCH
SẠN HƯƠNG GIANG HUẾ.34
2.1. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG HUẾ.34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn .34
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.36
2.1.3. Tình hình công tác tổ chức quản lý .37
2.1.4. Tình hình cơ bản của Khách Sạn.37
2.2.1. Các loại hình dịch vụ của khách sạn .46
2.2.2. Kết quả kinh doanh hoạt động dịch vụ của khách sạn .51
2.2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn qua số liệu điều tra .55
2.2.4. Đánh giá Mức độ hài lòng của khách lưu trú về Chất lượng dịch vụ tại
khách sạn Hương Giang Huế .68
Chương 3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG HUẾ .80
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
ĐẾN NĂM 2020 .80
3.1.1. Mục tiêu của ngành du lịch trong những năm tới .80
3.1.2. Nhiệm vụ chiến lược .80
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG HUẾ .81
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn .81
3.2.2. Phương hướng và mục tiêu .82
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI
KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG HUẾ.83
3.3.1. Một số giải pháp chủ yếu .83
3.3.2. Các giải pháp hỗ trợ .90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.93
1. KẾT LUẬN.93
2. KIẾN NGHỊ.94
PHỤ LỤC.98
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾx
PHỤ LỤC 1A.PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH ĐẾN LƯU TRÚ TẠIKHÁCH SẠN
HƯƠNG GIANG .99
PHỤ LỤC 1B.QUESTIONAIRE For tourists accommodating in Huong GiangHotel.103
PHỤ LỤC 1C.Questionnaire pour les clients logés à l’Hôtel Huong Giang .106
PHỤ LỤC 2 .PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ THÔNG TIN KHÁCH LƯU TRÚ.109
PHỤ LỤC 3.KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY VỚI HỆ SỐ CRONBACH’ALPHA ĐỐI
VỚI CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNGSẢN PHẨM DỊCH VỤ .111
PHỤ LỤC 4.PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ .118
PHỤC LỤC 5.PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN.121
PHỤC LỤC 6.PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN CHỈ TIÊU ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ .122
146 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại Khách sạn Hương Giang Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thức uống truyền thống của Hàn Quốc.
+Quán Bar:
Lobby Bar: Nằm tại quầy Lễ Tân của khách sạn, phục vụ các loại thức uống,
nằm cạnh bờ sông và cạnh quầy lễ tân, đối diện với cửa ra vào chính của Khách sạn.
Bar cạnh bể bơi: Tọa lạc phía ngoài Nhà hàng Hàn Quốc, nằm đối diện bể bơi,
phục vụ nhiều loại thức ăn và đồ uống, với không gian thoáng mát.
Quán Bar Sân Thượng: Tọa lạc ở Nhà hàng Hoa Mai, hướng ra phong cảnh thành
phố Huế với cầu Trường Tiền và bờ sông Hương thơ mộng, không khí thoáng mát,
chuyên phục vụ các món ăn Á, Âu, đặc biệt là món ăn Việt Nam, Pháp và Trung Hoa.
Quán Bar cạnh sông: Tọa lạc tại nhà hàng Riverside, nằm cạnh bờ sông
Hương, phục vụ các món ăn và thức uống nhanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Bar cạnh bể bơi tại khách sạn Hương Giang Huế
- Hội nghị và hội thảo
Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở tầng 5 khách sạn, được bố trí liên hoàn bao
gồm phòng hội nghị, phòng hội thảo, phòng khách VIP và phòng Tea-break, phục
vụ hơn 500 đại biểu với các trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế và các dịch
vụ bổ sung khácV.v
2.2.1.3. Các dịch vụ khác
Ca múa Cung Đình, cơm Vua, ca Huế trên sông, bể bơi ngoài trời, dịch vụ
Massage được đầu tư theo phong cách Hàn Quốc, phòng tập thể dục đối diện với bể
bơi với đầy đủ các trang thiết bị, thẩm mỹ viện, quầy bán hàng lưu niệm, dịch vụ
internet với tốc độ cao, chăm sóc sức khỏe, trò chơi điện tử có thưởng, thu đổi ngoại
tệ, gởi bưu kiện, xe đưa đón,V.v
2.2.1.4. Đánh giá về thị trường hoạt động dịch vụ
Nét đặc trưng của khách sạn Hương Giang là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc
hiện đại và nội thất trang trí mang phong cách Cung đình Huế hòa quyện trong
khung cảnh xanh tươi của vùng cây nhiệt đới bốn mùa hoa nở, là nơi đem lại sự thư
giãn thoải mái cho những du khách đi du lịch nghỉ dưỡng. Thị trường khách chủ yếu đi
theo Tour qua các Đại lý Du lịch, khách nước ngoài chủ yếu đến từ các nước Bắc Âu,
một số nước Châu Mỹ, Úc. Hiện tại thị trường khách Châu Âu chủ yếu là khách nhỏ lẻ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
do suy thoái kinh tế toàn cầu nên khách sạn đang chuyển hướng khai thác thị trường
Đức, Nhật, thị trường Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia và thị
trường khách nội địa, nguồn khách Hội nghị, hội thảo tại địa phương, nguồn khách Du
lịch kết hợp hội thảo, ăn uống, nghỉ dưỡng. Ngoài ra khách sạn liên kết với các trang
Web đặt phòng qua mạng như Booking.com để khai thác thị trường qua mạng.
2.2.2. Kết quả kinh doanh hoạt động dịch vụ của khách sạn
2.2.2.1. Đánh giá qui mô và lượt khách
Tổng lượt khách là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công
suất sử dụng phòng trong khách sạn, điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu của
khách sạn.
Qua bảng 2.6 cho thấy, tổng lượt khách đến khách sạn có xu hướng tăng qua
các năm từ 26.555 lượt khách năm 2009 đến 36.500 lượt khách năm 2010 và 42.124
lượt khách năm 2011. Trong tổng lượt khách đến khách sạn, khách quốc tế chiếm tỷ
trọng cao khoảng trên 85% và tăng qua các năm, năm 2010 tăng 9.171 lượt khách
so với năm 2009 tương ứng tăng 39,86%, năm 2011 tăng 5.400 lượt khách so với
năm 2010 tương ứng tăng 16,78%, bao gồm khách có quốc tịch Mỹ, Úc, Anh, Pháp,
Đức, và Tây Ban Nha, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Campuchia,Trong đó,
năm 2009, khách đến khách sạn chủ yếu là Pháp, Đức, Thái Lan, đến năm 2010 và
2011, khách Thái Lan chiếm đa số, kế đến là khách Mỹ, Nhật, Pháp, Đức. Bên cạnh
đó, lượt khách nội địa cũng tăng đều qua các năm, năm 2010 tăng 774 lượt khách so
với năm 2009 tương ứng tăng 21,83%, năm 2011 tăng 224 lượt khách so với năm
2010 tương ứng tăng 5,19%. Điều này cho thấy, khách sạn đã có những giải pháp
hữu hiệu trong việc thu hút khách du lịch đến lưu trú. Hiện tại, khách sạn đang khai
thác thị trường khách Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore,
Malaysia,V.vTrong tương lai, khách sạn cần tích cực nâng cao hơn nữa chất
lượng dịch vụ để ngày càng có nhiều khách đến sử dụng dịch vụ của khách sạn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Bảng 2.6: Tình hình khách lưu trú tại khách sạn Hương Giang
ĐVT: Lượt khách
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng lượt khách 26.555 100 36.500 100 42.124 100 99.945 37,45 5.624 15,41
- Nội địa 3.546 13,35 4.320 11,84 4.544 10,79 774 21,83 224 5,19
- Quốc tế 23.009 86,65 32.180 88,16 37.580 89,21 9.171 39,86 5.400 16,78
Trong đó
- Pháp 2.714 11,80 1.863 5,79 2.298 6,12 -851 -31,36 435 23,35
- Đức 2.314 10,06 1.741 5,41 1.914 5,09 -573 -24,76 173 9,94
- Mỹ 1.142 4,96 1.264 3,93 1.268 3,37 122 10,68 4 0,32
- Úc 1.456 6,33 3.500 10,88 3.254 8,66 2.044 140,38 -246 -7,03
- Anh 1.063 4,62 938 2,91 1.218 3,24 -125 -11,76 280 29,85
- Nhật 1.140 4,95 1.642 5,10 2.355 6,27 502 44,04 713 43,42
- Thái Lan 2.170 9,43 6.703 20,83 9.083 24,17 4.533 208,89 2.380 35,51
Các nước khác 11.010 47,85 14.529 45,15 16.190 43,08 3.519 31,96 1.661 11,43
(Nguồn: Khách sạn Hương Giang Huế)ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
2.2.2.2. Kết quả kinh doanh
Qua Bảng 2.7 ta thấy, tổng doanh thu của khách sạn có xu hướng tăng qua
các năm. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 2.260 triệu đồng tương ứng tăng 7,5%
và năm 2011 tăng so với năm 2010 là 6.940 triệu đồng tương ứng tăng 21,65%.
Đồng thời, chi phí khách sạn cũng có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2010
tăng 2.916 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng gần 11%, năm 2011 tăng
6.156 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng gần 21%.
Cùng với sự biến động của doanh thu và chi phí theo chiều hướng tăng dần
qua các năm, lợi nhuận có sự biến động không ổn định. Trong giai đoạn 2009-2010,
mặc dù, doanh thu tăng qua các năm nhưng chi phí tăng cao hơn mức tăng doanh
thu làm cho lợi nhuận giảm 656 triệu đồng tương ứng giảm 21,3%. Điều này là do,
năm 2010 khách sạn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nên chi phí tăng cao, tuy nhiên
đến năm 2011 cơ sở vật chất đã ổn định và các khoản khấu hao đã được thực hiện
vào năm 2010, đồng thời, doanh thu tăng nên làm cho lợi nhuận tăng so với năm
2010 là 784 triệu đồng tương ứng 32,3%.
Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh của khách sạn Hương Giang
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Doanh thu thuần 29.800 32.060 39.000 +2.260 107,5 +6.940 121,6
Chi phí 26.714 29.630 35.786 +2.916 110,9 +6.156 120,8
Lợi nhuận 3.086 2.430 3.214 -656 78,7 +784 132,3
(Nguồn: Khách sạn Hương Giang Huế)
Qua thống kê hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 3 năm, ta thấy hoạt
động kinh doanh của khách sạn tương đối ổn định, và có hiệu quả cao. Tuy nhiên,
lợi nhuận tăng không ổn định. Vì vậy, khách sạn cần có những chính sách thích hợp
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mới giữ được khách hàng cũ và đây cũng là cách
marketing hiệu quả hình ảnh khách sạn đến với khách hàng mới.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
2.2.2.3. Kết quả kinh doanh theo các loại hình dịch vụ
Trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, kinh doanh lưu trú và ăn uống
góp phần quan trọng nhất vào việc tạo ra lợi nhuận của khách sạn. Trong cơ cấu
doanh thu, doanh thu dịch vụ lưu trú và doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng
cao, trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 50% tổng
doanh thu.
Qua bảng 2.8 cho thấy, doanh thu lưu trú có xu hướng tăng qua các năm. Năm
2010 tăng 10,2% so với năm 2009, năm 2011 tăng 26,4% so với năm 2010. Nhân tố
ảnh hướng đến doanh thu lưu trú là công suất sử dụng phòng và giá phòng bình quân.
Trong đó, công suất sử dụng phòng có xu hướng tăng qua các năm 2009-2011, năm
2010 tăng 22,8% so với năm 2009, năm 2011 tăng 19,5% so với năm 2010. Điều này là
do tổng lượt khách tăng, thời gian lưu trú bình quân tăng qua các năm do trong giai
đoạn này diễn ra nhiều lễ hội nên thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến
tìm hiểu văn hóa, lịch sử Huế.
Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh dịch vụ lưu trú và ẩm thực của khách sạn
Hương Giang Huế (2009-2011)
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011
2010/
2009
2011/
2010
% %
1. Dịch vụ lưu trú
Doanh thu Triệu đồng 15.800 17.407 22.005 110,2 126,4
Chi phí Triệu đồng 14.060 16.030 20.012 114 124,8
Lợi nhuận Triệu đồng 1.740 1.377 1.993 79,1 144,7
Công suất buồng phòng % 33,8 41,5 49,6 122,8 119,5
Giá phòng bình quân Nghìn đồng 904,4 827,5 856,4 91,5 103,5
2. Dịch vụ ẩm thực
Doanh thu Triệu đồng 11.060 12.105 15.090 109,5 124,7
Chi phí Triệu đồng 10.008 11.307 14.060 113 124,35
Lợi nhuận Triệu đồng 1.052 798 1.030 76 129
(Nguồn: Khách sạn Hương Giang Huế)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bên cạnh đó, do tình hình cạnh tranh ngày càng gây gắt giữa các khách sạn
trong và ngoài nước nên khách sạn đã có chiến lược giá rẻ phù hợp với từng đối tượng
khách. Vì vậy, giá phòng bình quân năm 2010 giảm 8,5% so với năm 2009 và tăng nhẹ
3,5% vào năm 2011. Tuy nhiên, so với các khách sạn bốn sao khác, giá phòng bình
quân của khách sạn Hương Giang hiện nay vẫn còn thấp. Trong khi đó, chi phí lưu trú
cũng có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng
doanh thu làm cho lợi nhuận dịch vụ lưu trú giảm 20,9% so với năm 2009, đến năm
2011, tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí làm cho lợi nhuận tăng 44,7%
so với năm 2010. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ ẩm thực cũng tăng đều qua các
năm, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 9,5%, năm 2011 tăng 24,7% so với năm
2010. Đồng thời chi phí cũng tăng qua các năm làm cho lợi nhuận năm 2010 giảm
so với 2009 là 24% nhưng năm 2011 tăng 29% so với năm 2010. Qua đó, ta thấy
kinh doanh của khách sạn năm 2011 có hiệu quả hơn năm 2010, chứng tỏ, khách
sạn đã có những bước đi đúng đắn và hiệu quả. Tuy nhiên, khách sạn phải có
những chiến lược tích cực hơn nữa để nâng cao lợi nhuận dịch vụ ẩm thực nhằm
kéo dài thời gian lưu trú của khách, từ đó, làm tăng lợi nhuận của dịch vụ lưu trú
dẫn tới làm tăng lợi nhuận của khách sạn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn qua số liệu điều tra
2.2.3.1. Phương pháp điều tra và xử lý số liệu
Tác giả xây dựng thang đo chất lượng các sản phẩm dịch vụ tại khách sạn Hương
Giang Huế trên cơ sở lý thuyết thang đo mức độ chất lượng dịch vụ SERVQUAL trong
chương 1 và sau 2 lần nghiên cứu định tính để lấy ý kiến của lãnh đạo các phòng ban,
nhân viên của khách sạn cũng như ý kiến của khách du lịch khi sử dụng các dịch vụ để
bổ sung các biến quan sát của thang đo SERVQUAL cho phù hợp với các dịch vụ đặc
trưng tại khách sạn. Sau khi thu thập dữ liệu, bước đầu tác giả kiểm định thang đo bằng
hệ số Cronbach Alpha để loại các biến rác. Qua đó sẽ loại các biến có hệ số tương quan
biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 và chọn thang đo khi có độ tin cậy
Cronbach Anpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994).
Sau đó, tác giả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố EFA để loại dần các
biến có trọng số nhỏ hơn 0.5. Thang đo được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
Ê
́ HU
Ế
56
Meyer-Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0.5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (Othman &
Owen, 2002), eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai bằng hoặc lớn hơn 50%
(Gebing & Anderson 1988).
Sau khi xử lý thang đo chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tác giả phân tích hồi
quy để thấy được mối quan hệ giữa các thành phần tác động đến chất lượng các sản
phẩm dịch vụ và mức tác động của các thành phần này ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ. Sau cùng, tác giả sử dụng phân tích thống kê mô tả để đánh giá sự hài lòng
của du khách đối với chất lượng dịch vụ thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
dịch vụ.
Căn cứ những phân tích này tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng các sản phẩm dịch vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của du khách.
2.2.3.2. Mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này sẽ tập trung 2 nhóm đối tượng du khách là khách trong
nước và khách nước ngoài để đánh giá chất lượng dịch vụ.
Theo các nhà nghiên cứu trước, kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair
& Ctg 1988) nếu sử dụng phương pháp ước lượng. Ngoài ra theo Hair và Bollen (1989)
thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng, với thang đo chất lượng
các sản phẩm dịch vụ gồm 33 câu, do đó, số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là
33 x 5 = 165 mẫu. Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 200 phiếu, tổng số phiếu thu về là
190 phiếu; sau khi nhập dữ liệu và làm sạch số liệu không phù hợp thì phiếu khảo sát
hợp lệ để dùng xử lý số liệu là 180 phiếu, chiếm tỉ lệ 94,74%.
2.2.3.3. Thông tin chung về các đối tượng khách hàng
Khách du lịch, cụ thể là những người lưu trú tại khách sạn là đối tượng có khả
năng đưa ra thông tin sát thực nhất về chất lượng dịch vụ của khách sạn trong hoạt
động kinh doanh du lịch. Do đó, tác giả tiến hành điều tra, phỏng vấn và chọn ra 180
khách du lịch đã và đang lưu trú tại khách sạn Hương Giang Huế trên cơ sở đó sử
dụng phần mềm SPSS 16 để tiến hành phân tích, cụ thể điều tra về đối tượng khách
hàng được thống kê thông qua Bảng 2.9.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Bảng 2.9: Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn tại khách sạn
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Sốlượng % Chỉ tiêu
Số
lượng %
1. Theo quốc tịch 5. Về nghề nghiệp
- Việt Nam
- Châu Âu
- Châu Á
- Mỹ
- Úc
- Khách khác
78
37
21
11
8
25
43,3
20,6
11,7
6,1
4,4
13,9
- Kinh doanh
- Công chức
- Sinh viên
- Nội trợ
- Nghỉ hưu
- Thất nghiệp
- Khác
88
51
8
10
11
6
6
48,9
28,3
4,4
5,6
6,1
3,3
3,3
2. Theo giới tính 6. Về số lần lưu trú
- Nữ
- Nam
84
96
46,7
53,3
- Lần đầu tiên
- Từ 2 lần trở lên
149
31
82,8
17,2
3. Theo nhóm tuổi 7. Nguồn thông tin
- Dưới 20 tuổi
- Từ 21 đến 30 tuổi
- Từ 31 đến 40 tuổi
- Từ 41 đến 50 tuổi
- Từ 51 đến 60 tuổi
- Trên 60 tuổi
- Không trả lời
4
19
75
50
26
6
0
2,2
10,6
41,7
27,8
14,4
3,3
- Các đại diện lữ hành
- Internet
- Báo chí, sách hướng
dẫn Du lịch
- Bạn bè, người thân
- Thư trực tiếp, sách
nhỏ quảng cáo
- Điện thoại/Fax
-Đại lý du lịch và
Internet
- Đài báo, người thân
hoặc bạn bè
- Thư trực tiếp và điện
thoại
- Internet, khách sạn
khác giới thiệu
- Khác
67
18
9
4
6
2
36
5
16
12
5
37,2
10,0
5,0
2,2
3,3
1,1
20,0
2,8
8,9
6,7
2,8
4. Theo trình độ học vấn
- Phổ thông trung học
-Trung học chuyên nghiệp
- Cao Đẳng & Đại học
- Sau đại học
- Loại khác
6
28
114
13
19
3,3
15,6
63,3
7,2
10,6
- Xem Phụ lục 2 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý bằng SPSS)
Về quốc tịch: Trong số 180 khách được điều tra, khách nội địa chiếm tỷ trọng
khá cao (43,3%), thị trường khách quốc tế lớn nhất là khách châu Âu chiếm tỉ trọng
20,6% và kế đến là châu Á chiếm tỷ trọng 11,7%, trong khi các thị trường khách
Mỹ và Úc chiếm tỷ trọng khá thấp tương ứng 6,1% và 4,4%. Các thị trường khác
chiếm tỷ trọng 13,9%. Thị trường khách Châu Âu luôn là nguồn khách chủ lực
trong số các thị trường khách nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn khách này sẽ giảm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
trong tương lai do tình hình kinh tế thế giới ngày càng khó khăn và là thời điểm
diễn ra bầu cử tại nước nhà nên hiện nay khách sạn đang hướng tới thu hút khách
Châu Á như Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,V.v
Về giới tính: Trong số khách được điều tra có 84 nữ chiếm 46,7% và 96
nam chiếm 53,3%. Điều này là do nam giới thường được tự do hơn, ít có sự ràng
buộc, trách nhiệm về gia đình hơn nữ giới nên họ có nhiều thời gian rãnh rỗi để đi
du lịch. Mặt khác, nam giới thường là những người có tâm lý hướng ngoại, thích
giao lưu với thế giới bên ngoài, với bạn bè. Tuy nhiên, tỉ lệ nam nữ cũng tương
đương nhau cho thấy vấn đề bình đẳng giới ngày nay.
Về nhóm tuổi: Tỷ trọng lớn nhất là độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi (41,7%), tiếp đến
là 41 đến 50 tuổi (27,8%), nhóm thấp nhất là nhóm trên 60 tuổi (3,3%) và nhóm
dưới 20 tuổi (2,2%). Điều này cho thấy người có độ tuổi trung niên thích đi du lịch
nhiều hơn, với mục đích công vụ và nghĩ dưỡng, trong khi những người lớn tuổi
thích nghỉ ngơi tại gia đình của mình hơn là đi du lịch, người nhỏ tuổi còn đi học
nên nhu cầu du lịch ít, chủ yếu đi theo ba mẹ của họ.
Về trình độ học vấn: Qua bảng trên ta thấy trình độ khách được điều tra khá
cao, cao nhất là trình độ cao đẳng, đại học chiếm 63,3%, tiếp đến là trung học
chuyên nghiệp chiếm 15,6%, sau đại học chiếm 7,2%. Còn lại là phổ thông trung
học 3,3% và trình độ khác chiếm 10,6%. Chứng tỏ khách du lịch có trình độ ngày
càng cao.
Về nghề nghiệp: Trong số các du khách được điều tra nghề nghiệp chiếm tỷ
trọng cao nhất đó là nhà kinh doanh chiếm 48,9%, tiếp đến là công chức chiếm
28,3%. Còn lại là nghỉ hưu chiếm 6,1%, nội trợ chếm 5,6%, sinh viên chiếm 4,4%,
thất nghiệp và nghề khác chiếm tỉ lệ thấp nhất 3,3%. Những người đến Việt Nam
chủ yếu vì mục đích công việc hơn là nghỉ dưỡng và những người có thu nhập cao
có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn những người có thu nhập thấp hơn.
Về số lần lưu trú: Số lượng khách được phỏng vấn lần đầu tiên đến lưu trú
chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm 82,8%). Trong lúc đó khách đến lưu trú từ 2 lần trở
lên chỉ chiếm 17,2%. Qua đó cho thấy số khách quay lại khách sạn vẫn còn ít, đòi
hỏi khách sạn phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút du khách
quay trở lại nhiều hơn trong tương lai.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Về nguồn thông tin tiếp cận: Trong các phiếu điều tra mà khách hàng trả lời
thì tỷ trọng nguồn thông tin mà khách hàng tiếp cận chủ yếu là thông qua các Đại lý
du lịch chiếm 37,2%, tiếp đến là qua hai nguồn là Đại lý du lịch và Internet chiếm
20%, trong khi thông tin qua Internet chiếm là 10%. Tiếp đến là thông qua thư trực
tiếp và điện thoại chiếm 8,9%, qua Internet và khách sạn khác chiếm 6,7%, còn lại
là qua người thân, bạn bè, qua đài báo, sách hướng dẫn du lịch, và fax chiếm tỉ lệ
không đáng kể. Như vậy khách đến lưu trú tại khách sạn chủ yếu là đi theo đoàn và
có hướng dẫn viên du lịch đi kèm.
2.2.3.4. Phân tích độ tin cậy của số liệu điều tra khách hàng bằng hệ số
Cronbach's Alpha
Trong quá trình nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tác giả đã
sử dụng bảng đánh giá sử dụng thang chia mức độ Likert gồm có 5 mức sắp xếp
tuần tự từ 1 đến 5 để thu thập thông tin từ phía khách du lịch.
Qua đó khách du lịch sẽ đánh giá vào mức độ của từng yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ của khách sạn theo thang đo Likert căn cứ theo những trãi
nghiệm của mình, trong đó 5 điểm tương ứng với mức đánh giá cao nhất và 1 điểm
tương ứng với mức đánh giá thấp nhất .
Tác giả kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra qua hệ số tin cậy
Cronbach Alpha.
Theo như Hair (1995) độ tin cậy của các biến được hiểu là mức độ mà nhờ đó
sự đo lường của các biến điều tra không gặp phải những sai số và kết quả phỏng vấn
khách hàng là chính xác và phù hợp với thực tế [22].
Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là
tốt phải có hệ số α ≥ 0,8. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi Cronbach’s Alpha từ
0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được.
Trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời
trong bối cảnh nghiên cứu, một số nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ
0,6 trở lên là có thể sử dụng được .
Trong nghiên cứu này, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
số tương quan biến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu
chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6.
Bảng 2.10: Kiểm định độ tin cậy tổng thể của các biến điều tra
Kiểm định độ tin cậy của các
biến điều tra Mean Std.Deviation
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Vị trí thuận lợi 3,43 0,812 0,470 0,893
Môi trường, cảnh quan thiên
nhiên trong khuôn viên khách
sạn xanh, sạch, đẹp 3,41 0,775 0,465 0,893
Trang thiết bị an toàn, đầy đủ,
tiện nghi và hiện đại 3,42 0,693 0,490 0,892
Dụng cụ, thiết bị phòng ngủ
hiện đại đảm bảo chất lượng,
vệ sinh 3,42 0,845 0,453 0,893
Có trang bị và bố trí thuận tiện các
dụng cụ phòng ngừa các trường
hợp khẩn cấp 3,32 0,990 0,306 0,896
Đồng phục của nhân viên đặc
trưng và đẹp 3,57 0,669 0,493 0,892
Nhà hàng được thiết kế theo lối
kiến trúc cung đình độc đáo 3,48 0,697 0,565 0,891
Trang phục dành cho khách
đặc trưng 3,39 0,673 0,432 0,893
Bảng chỉ dẫn lối đi dành cho
khách được thiết kế bài trí rõ
ràng, cụ thể 2,80 0,646 0,509 0,892
An ninh, an toàn cho du
khách 3,87 0,489 0,310 0,895
Sản phẩm dịch vụ đạt chất
lượng theo đúng tiêu chuẩn
bốn sao 3,83 0,467 0,474 0,893
Không gian và cách bài trí
các vật dụng và tiện nghi
trong phòng ngủ tạo cho quý
khách sự thoải mái, thuận tiện 3,84 0,494 0,497 0,893
Vệ sinh và an toàn thực phẩm
được bảo đảm 3,78 0,531 0,541 0,892
Giá cả tương xứng với chất
lượng dịch vụ 3,88 0,480 0,366 0,895
Quy trình đón tiếp và phục vụ
khách hợp lý 3,54 0,646 0,448 0,893
Hệ thống ánh sáng, âm thanh
của nhà hàng phù hợp với
buổi yến tiệc
3,27 0,698 0,425 0,893
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
Đội ngũ nhân viên đáp ứng
nhu cầu khách một cách
nhanh chóng 3,71 1,070 0,512 0,892
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình
giúp đỡ du khách 3,66 1,114 0,465 0,893
Đội ngũ nhân viên phục vụ lịch
sự, chu đáo, ấn tượng 3,68 1,102 0,478 0,893
Trình độ ngoại ngữ của nhân
viên 3,54 0,794 0,417 0,894
Món ăn ngon, được trình bày
đẹp mắt 3,84 0,771 0,472 0,893
Đội ngũ nhân viên có phong
cách phục vụ chuyên nghiệp
và tạo ấn tượng tốt 3,71 1,141 0,439 0,894
Dịch vụ cơm vua đặc trưng,
độc đáo 3,46 1,021 0,436 0,894
Dễ tiếp cận thông tin về dịch
vụ 3,86 0,694 0,405 0,894
Có sự thông báo đúng lúc khi
có sự thay đổi trong dịch vụ 3,84 0,684 0,415 0,894
Cung cấp dịch vụ như đã giới
thiệu 3,99 0,643 0,436 0,893
Khách sạn phục vụ theo đúng
những yêu cầu của khách 4,04 0,663 0,386 0,894
Giải quyết nhanh chóng và
kịp thời những khiếu nại của
du khách 3,87 0,701 0,412 0,894
Cung cấp những chú ý cá
nhân cho du khách 3,52 0,728 0,438 0,893
Khách sạn thể hiện sự quan
tâm đến du khách 3,51 0,751 0,445 0,893
Khách sạn đón tiếp và phục vụ
khách 24/24 giờ 3,53 0,736 0,428 0,893
Hiểu những nhu cầu đặc biệt
của du khách 3,74 0,617 0,397 0,894
Lắng nghe và cung cấp các
thông tin kịp thời, chính xác
cho du khách 3,73 0,706 0,402 0,894
Hệ số tin cậy Cronbach's
Alpha toàn bộ 0,896
(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS)
Qua Bảng 2.10, cho thấy hệ số tin cậy Cronbach alpha của toàn bộ các biến là
0,896 là rất cao, hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0,3. Vì vậy
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của khách hàng khi
phỏng vấn đều cho ta kết quả tin cậy.
2.2.3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO
Trước khi sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố, chúng ta phải tiến hành kiểm
định số lượng mẫu đã được điều tra có thích hợp cho kỹ thuật phân tích này hay
không, đảm bảo rằng quy mô của mẫu phải đủ lớn. Theo Hair (1995) người ta
thường sử dụng quy tắc 5/1 nghĩa là phải có ít nhất 5 người trả lời cho mỗi một vấn
đề trong bảng hỏi. Tuy nhiên, theo Kaiser (2001), để phục vụ cho việc phân tích
nhân tố (factor analysis), ta có thể sử dụng một phương pháp khác được gọi là kiểm
định KMO & Bartlett's test để đánh giá tính hợp lý của cơ sở dữ liệu, đây là kiểm
định được dùng nhằm xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Khi sử dụng
kiểm định này, trị số kiểm định của KMO phải lớn từ 0,5 đến 1,0 là hợp lệ.
Bảng 2.11: Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,835
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5418,286
df 528
Sig. 0,000
(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS)
Qua kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test ở bảng trên cho thấy cơ sở
dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp vì giá trị kiểm định đạt 0,835 với mức ý nghĩa
thống kê là 99%. Trong trường hợp này quy mô mẫu thích hợp và đủ lớn để thực
hiện nên kỹ thuật phân tích nhân tố là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Phân tích nhân tố (Factor Analysis)
Phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để làm
giảm số lượng biến trong một tập hợp nhiều biến quan sát có tương quan với nhau
giúp cho việc nghiên cứu được dễ dàng, nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung
thông tin của tập biến ban đầu, trong phân tích nhân tố một nhân tố được rút trích có
thể đại diện cho nhiều biến. Các nghiên cứu chi tiết về việc tính toán (về mặt toán
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
học) có thể được tìm thấy tại một số công trình nghiên cứu của Hair et al (1999),
Emeric (1999), và một số cộng sự khác.
Trong quá trình phân tích nhân tố người nghiên cứu đòi hỏi phải quyết định trước
một số vấn đề như: số lượng nhân tố cần đưa ra, phương pháp sử dụng đảo trục nhân tố
(Rotating the factors), hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các nhân tố. Theo nghiên
cứu của Almeda (1999), số lượng nhân tố cần đưa ra được tính toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_san_pham_dich_vu_tai_khach_san_huong_giang_hue_4883_1912138.pdf