MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰA ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG 3
1.1. Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư 3
1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư 4
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư: 5
1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6
1.2.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án 6
1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án 7
1.2.2.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án 7
1.2.2.2. Thẩm định về dự trù doanh thu, chi phí của dự án 9
1.2.2.3. Thẩm định dòng tiền của dự án 11
1.2.2.4. Thẩm định lãi suất chiết khấu 14
1.2.2.5. Thẩm định rủi ro của dự án 17
1.2.3. Phương pháp thẩm định tài chính dự án 19
1.2.3.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) 19
1.2.3.2. Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ( IRR) 20
1.2.3.3. Chỉ số lợi nhuận ( PI) 22
1.2.3.4. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP) 23
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 24
1.3.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 24
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 26
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính: 26
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng : 27
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định TCDA 31
1.4.1. Các nhân tố chủ quan 31
1.4.2. Các nhân tố khách quan 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 35
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội 35
2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội 35
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội 37
2.1.2.1 Huy động vốn 37
2.1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư 39
2.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ khác 45
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh 46
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định TCDA tại SHB 48
2.2.1 Quy trình thẩm định dự án tại SHB 48
2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án tại SHB 50
2.2.3 Thời gian thẩm định 52
2.2.4 Nợ xấu và nợ quá hạn 53
2.3. Ví dụ về thẩm định dự án tại SHB 54
2.1. Đánh giá chung 60
2.3.1 Những kết quả đạt được 60
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 61
2.3.2.1 Hạn chế: 61
2.3.2.2 Nguyên nhân 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TCDA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 70
3.1. Định hướng công tác thẩm định TCDA đầu tư tại SHB 70
3.1.1. Định hướng trong hoạt động cho vay của SHB 70
3.1.2. Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án tại SHB 71
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại SHB 71
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng thẩm định TCDA: 71
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định TCDA 72
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định 73
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định 74
3.2.5. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định TCDA 75
3.2.6. Tăng cường trang thiết bị và công nghệ phục vụ thẩm định dự án 78
3.3. Một số kiến nghị 79
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 79
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 80
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
́n bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết toàn diện về các lĩnh vực của nền kinh tế.
Bên cạnh đó trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể vì có mối quan hệ thân thiết với khách hàng mà cho qua nhiều khâu thẩm định quan trọng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của dự án. Chính vì vậy bên cạnh yêu cầu có kiến thức chuyên môn sâu rộng thì các cán bộ thẩm định cần phải có phẩm chất đạo đức tốt nhằm giúp cho ngân hàng tránh khỏi rủi ro đạo đức
Thông tin:
Thẩm định TCDA dựa trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập được thông qua phương thức trực tiếp hay gián tiếp. Đó là các thông tin về khách hàng, về thị trường trong nước và quốc tế, các thông tin về kỹ thuật của dự án… Do vậy tính chính xác và đầy đủ của nguồn thông tin thu thập được ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thẩm định. Nếu thông tin sai lệch thì kết quả thẩm định sẽ không có độ tin cậy và chính xác, dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm, gây tổn thất lớn cho ngân hàng.
Phương pháp thẩm định:
Phương pháp thẩm định thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu như NPV, IRR, PP, PI… và cách áp dụng chúng khi thẩm định TCDA. Trong hệ thống các chỉ tiêu này, mỗi chỉ tiêu đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó trong quá trình thẩm định ngân hàng cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu này để đưa ra quyết định chính xác nhất. Tùy theo đặc điểm của từng dự án cũng như của từng ngân hàng mà hệ thống chỉ tiêu khi tiến hàn thẩm định áp dụng sẽ khác nhau.
Trang thiết bị công nghệ:
Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định TCDA. Các trang thiết bị công nghệ ảnh hưởng tới thẩm định TCDA thông qua tác động tới chi phí, thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định. Với trang thiết bị hiện đại công việc thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định sẽ diễn ra nhanh hơn, đồng thời tính chính xác và độ tin cậy cũng cao hơn, nhờ đó chất lượng công tác thẩm định cũng được nâng cao
Các nhân tố khách quan
Môi trường pháp lý:
Đó là các cơ chế chính sách của nhà nước, các văn bản pháp lý quy định trong các lĩnh vực của nền kinh tế… Nếu môi trường pháp lý rõ ràng đầy đủ, các chính sách được ban hành nhất quán, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng tiến hành thẩm định được nhanh chóng, dễ dàng, rút ngắn thời gian thẩm định dự án
Môi trường kinh tế xã hội:
Các dự án có đăc trưng là diễn ra trong nột thời gian dài và chịu tác động của nhiều nhân tố. Bất cứ một sự thay đôi nào trong môi trường kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cức đến hiệu quả của dự án. Nếu môi trường kinh tế xã hội ổn định sẽ giúp ngân hàng dự đoán tốt hơn những biến động của thị trường, hạn chế bớt rủi ro cho các dự án. Ngược lại nếu như dự án hoạt động trong môi trường luôn biến động, chẳng hạn như các dự án hoạt động trong lĩnh vực vận tải, luôn chịu sự biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào như xăng, dầu…thì rủi ro với các dự án này là lớn. Ngân hàng cần phải dự đoán được sự thay đổi của các yếu tố nhạy cảm, đánh giá sự thay đổi này tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Công việc này sẽ rất phức tạp nếu như có nhiều các biến số kinh tế của dự án biến động đồng thời. Do đó chất lượng thẩm định TCDA cũng phụ thuộc nhiều vào việc cán bộ thẩm định có đánh giá được sự biến động của các nhân tố trên hay không.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ( gọi tắt là SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, với địa bàn bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Năm 2006 đã đánh dấu những bước phát triển quan trọng của SHB:
Thứ nhất, SHB chuyển đổi mô hình từ ngân hàng TMCP nông thôn sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị, nâng mức vốn điều lệ lên 500 tỷ, từ đó đã tạo thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, SHB đã ký thoả thuận đối tác chiến lược toàn diện với “ tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam” và “ tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam”. Theo đó, SHB sẽ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các công ty thành viên cũng như các dự án của hai tập đoàn này.
Năm 2007, SHB đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng. Đây được coi là 1 bước tiến quan trọng của SHB trong mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ, đa năng hiện đại tại Việt Nam.
Trải qua 15 năm hoạt động, đến nay mạng lưới hoạt động kinh doanh của SHB đã có mặt tại các địa bàn thành phố Cần Thơ, Hồ chí minh, Hà nội, Đà nẵng, Quảng Ninh và ở tỉnh Hậu Giang, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hoạt động kinh doanh những năm qua, SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Vì vậy, kết quả kinh doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kết hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững.
Hiện nay, về mặt nguyên tắc Hội sở chính của SHB đặt tại thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên SHB đang làm các thủ tục chuyển đổi giấy phép đăng kí kinh doanh trước khi Hội sở chính của SHB chính thức đặt tại thành phố Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức của hội sở SHB bao gồm các phòng, ban, trung tâm chức năng là bộ máy giúp việc của ngân hàng, được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị SHB, có chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc SHB quản lý và điều hành hoạt động của SHB.
Các phòng, ban, trung tâm chức năng tại Hội sở chính bao gồm:
Phòng hành chính quản trị
Phòng tổ chức nhân sự
Phòng đào tạo
Phòng kế toán tài chính
Phòng pháp chế
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng đối ngoại và quan hệ cộng đồng
Phòng quản lý tín dụng
Trung tâm thanh toán
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ
Phòng thẻ
Phòng công nghệ thông tin
Phòng phát triển hệ thống
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng
Mối quan hệ giữa các phòng, ban, trung tâm chức năng với nhau thuộc Hội sở SHB thực hiên theo nguyên tắc mối quan hệ bình đẳng, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ chung, trên cơ sở các quy định và các quy chế hiện hành SHB. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các phòng phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trung tâm được quy định trong quyết định số 4144/QĐ-TGĐ ban hành ngày 03/08/2007 quy định về chức năng nhiệm vụ đối với các phòng ban trung tâm thuộc hội sở SHB.
Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
Huy động vốn
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2006 và cuối năm 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó, và đã có những bước tăng trưởng đáng kể trong hoạt động huy động vốn của mình.
Nguồn vốn huy động của SHB phân theo kỳ hạn chủ yếu là do huy động ngắn hạn: năm 2005 chiếm 69%, năm 2006 chiếm 87,6% (tăng 496% so với năm 2005) và tính đến năm 2007 chiếm 94,5% trong tổng nguồn huy động (tăng 1269,5% so với năm 2006)
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động năm 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
05/04
( % )
Số tiền
06/05
( % )
Số tiền
07/06
( % )
Phân theo kỳ hạn
196,99
-
770
290,9
9774,74
1169,5
+ Ngắn hạn
135,92
-
674,22
396
9233,29
1269,5
Tỷ trọng
69%
-
87,6%
94,5%
+ Trung & dài hạn
61,070
-
95,78
56,8
541,45
465,3
Tỷ trọng
31%
12,4%
5,5%
Phân theo đối tượng
196,99
-
770
290,9
9774,74
1169,5
+ Tổ chức tín dụng
20
-
402
1910
8058,74
1904,7
Tỷ trọng
10,15%
52,21%
82,44%
+ Khách hàng khác
176,99
-
368
107,9
1176
219,6
Tỷ trọng
89,85%
47,79%
17,56%
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh. Tính đến 31/12/2005 nguồn vốn huy động tại SHB là 196,99 tỷ đồng. Nhưng tại thời điểm 31/12/2006, tổng vốn huy động của SHB đã đạt 770 tỷ đồng, tăng 290,9 % so với năm 2005. Trong năm 2007 tổng số vốn huy động của SHB đã đạt con số khổng lồ là 9774,74 tỷ đồng, tăng 1169,5% so với tổng nguồn vốn huy động năm 2006
Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng năm 2005 chủ yếu là do huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng 89,85%, sang năm 2006 cơ cấu huy động vốn đã có sự thay đổi, số vốn huy động từ các TCTD chiếm 52,21% và đến thời điểm 31/12/2007 chiếm tỷ trọng là 82,44% tổng nguồn vốn huy động.
Hoạt động cho vay và đầu tư
Hoạt động cho vay
Theo công bố của tổng cục thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2006 là 8,17 % so với năm 2005 - mức cao nhất trong 10 năm qua – là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu Châu Á và thế giới. Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn thúc đẩy hệ thống các ngân hàng trong nước trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nóng.
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng và bền vững.
Phân loại theo hình thức cho vay
Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay tại SHB giai đoạn năm 2005-2007
Đơn vị:tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
05/04
(%)
Số tiền
06/05
(%)
Số tiền
07/06
( % )
Tổng dư nợ cho vay
229,85
-
492,98
114,5
3435,2
596,8
+ Cho vay ngắn hạn
168,81
-
298,23
76,7
2076,99
596,4
Tỷ trọng
73,4%
60,5%
65,5%
+Cho vay trung & dài hạn
452,83
-
155,43
243,2
1299,1
735,8
Tỷ trọng
19,7%
31,5%
37,8%
+Cho vay hợp vốn
2,3
-
2,3
0
Tỷ trọng
1%
0,5%
0%
+Cho vay từ nguồn tài trợ của Chính Phủ
13,45
-
370,22
175,2
591,06
59,7
Tỷ trọng
5,9%
7,5%
1,7%
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay ngắn hạn, cũng như các khoản cho vay trung và dài hạn trong những năm gần đây là rất lớn.
Cụ thể, năm 2006 cho vay ngắn hạn đạt 298,23 tỷ đồng, chiếm 60,5% tổng dư nợ, tăng 76,7% so với năm 2005. Đến năm 2007, tỷ trọng của nguồn cho vay ngắn hạn cũng đạt khoảng 65,5% tổng dư nợ, nhưng tăng 596,4% so với năm 2006. Đối với các khoản vay trung và dài hạn thì trong năm 2006, các khoản cho vay trung và dài hạn đạt 155.432 triệu đồng, chiếm 31,5% tổng dư nợ và tăng 243,2% so với năm 2005. Đến năm 2007, tỷ trọng của nguồn này so với tổng dư nợ là 37,8%, tăng 735,8% so với năm 2006. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng dư nợ cho vay trung & dài hạn tại SHB ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại ngân hàng. Ngoài ra nếu so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn thì tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung& dài hạn cũng lớn hơn nhiều. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do trong năm 2006, SHB đã ký thoả thuận đối tác chiến lược toàn diện với hai tập đoàn công nghiệp lớn tại Việt Nam là “ tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam” và “ tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam”.Theo đó, SHB sẽ cho vay trung hạn và dài hạn đối với các công ty thành viên cũng như các dự án của hai tập đoàn này. Ngoài ra SHB cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay theo dự án với các ngành nghề khác nhau. Và trong năm 2007, SHB đã tiến hành tiếp nhận và cho vay rất nhiều các dự án lớn, với số tiền cho vay dự án lên tới 300 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng của SHB cũng có những bước tăng trưởng đáng kể. Tính đến cuối năm 2005 tổng dư nợ tín dụng của SHB đạt 229,85 tỷ đồng, năm 2006 tổng dư nợ đạt 492,98 tỷ đồng, tăng 114,5% so với năm 2005 và năm 2007 đạt 3.435,2 tỷ đồng, tăng 596,8% so với năm 2006. Sở dĩ SHB có sự tăng trưởng ngoạn mục như vậy một mặt do nhu cầu vốn rất lớn trong năm 2007, mặt khác cũng do sự chủ động của SHB trong việc mở rộng thị phần, tìm kiếm các khách hàng.
Cho vay theo tiền tệ
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo loại tiền tại SHB giai đoạn 2005-2007
Đơn vị : tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
05/04
(%)
Số tiền
06/05
(%)
Số tiền
07/06
( % )
Cho vay bằng đồng VN
229,85
-
492,98
114,5
3065,44
521,8
Tỷ trọng
100%
100%
89,24%
Cho vay bằng ngoại tệ
-
-
369,76
735,8
Tỷ trọng
0%
0%
10,76%
Tổng
229,85
-
492,98
114,5
3435,2
596,8
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Trong năm 2005 và năm 2006, SHB không ngừng đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển SHB thành ngân hàng bàn lẻ đa năng và hiện đại. Tuy nhiên SHB lại chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân là người Việt Nam, cũng như các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy trong hai năm 2005 và 2006, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của SHB đều bằng không. Sang năm 2007, nhận thấy nhu cầu vay bằng đồng ngoại tệ rất lớn, SHB đã đẩy mạnh hoạt động cho vay này.Tính đến cuối năm 2007, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ là 369,76 tỷ đồng và chiếm 10,76% tổng dư nợ của ngân hàng. Đây là một con số không nhỏ, đặc biệt năm 2007 lại là năm đầu tiên SHB hướng đến loại hình cho vay này.
Nợ xấu và nợ quá hạn
Nợ quá hạn:
Trong những năm qua, SHB đã có những bước tăng trưởng đáng kể trong hoạt động cho vay của mình. Tổng dư nợ các năm đều tăng rất lớn so với năm trước đó và đều vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên dư nợ ngân hàng tăng lên kéo theo các khoản nợ qua hạn của ngân hàng cũng tăng theo:
Bảng 2.4: Tỉ lệ nợ quá hạn tại SHB giai đoạn 2005 – 2007.
Đơn vị: tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
05/04
(%)
Số tiền
06/05
(%)
Số tiền
07/06
( % )
Tổng dư nợ
229,85
-
492,98
114,5
3435,2
596,8
Nợ quá hạn
6,28
-
12,08
92,4
44,66
269,7
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ
2,7%
-
2,5%
1,3 %
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng mặc dù nợ quá hạn tại SHB trong những năm gần đều tăng so với các năm trước, cụ thể năm 2006 nợ quá hạn tăng 92,4% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 269,7% so với năm 2006, tuy nhiên tổng dư nợ của SHB lại tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn. Chính vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dự nợ tại SHB đều giảm qua các năm. Năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 2,7%, nhưng năm 2006 tỷ lệ này giảm còn 2,5%, và sang đến năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 1,3%. Đây là tỷ lệ khá thấp khi so sánh với các ngân hàng TMCP khác cũng như so sánh với chuẩn quốc tế ( 3%)
Nợ xấu
Hiện nay tại SHB chưa áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng, do đó việc phân loại các loại nợ tại ngân hàng áp dụng theo điều 6 của Quyết định 493/Q Đ-NHNN.
Bảng 2.5 : Nợ xấu tại SHB giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng nợ quá hạn
6,28
12,08
44,66
+ Nợ nhóm 2
4,009
5,333
12,3
Tỷ trọng
63,84%
44,15%
27,54%
+ Nợ nhóm 3
0.269
3,082
23,4
Tỷ trọng
4,28%
25.51%
52,39%
+ Nợ nhóm 4
0,587
2,162
9,94
Tỷ trọng
9,35%
17,9%
22,26%
+ Nợ nhóm 5
1.415
1,503
4,1
Tỷ trọng
22,53%
12,44%
9,1%
Tổng nợ xấu (Nhóm 3,4,5)
2,271
6,297
37,44
Tỷ trọng nợ xấu/ Tổng nợ quá hạn
36,16%
52,13%
83,8%
Tỷ lệ nợ xấu ( trên tổng dư nợ)
0.98%
1,28%
1,09%
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng tỷ trọng nợ xấu trên tổng nợ quá hạn của SHB đề tăng qua các năm. Năm 2005 tỷ trọng nợ xấu trên tổng nợ quá hạn chiếm 36,16%, tuy nhiên sang năm 2007 tỷ lệ này đã tăng lên 83,8%. Điều này chứng tỏ nợ xấu trong tổng các khoản nợ quá hạn trong những năm gần đây ngày càng tăng. Nguyên nhân là do các khoản nợ nhóm 2 giảm xuống ( Năm 2006 tỷ trọng nợ nhóm 2 trên tổng nợ quá hạn là 63, 84% thì sang năm 2007 đã giảm xuống 27,54%), và một phần các khoản nợ quá hạn được chuyển xuống các nhóm 3, 4, 5. Tỷ trọng của các nhóm nợ này trên tổng nợ quá hạn cũng tăng lên qua các năm. Các loại nhóm nợ này cấu thành nợ quá hạn của ngân hàng, chính vì vậy mà nợ xấu của ngân hàng ( xét ở tỷ trọng so với nợ quá hạn) tăng qua các năm.
Tuy nhiên mức độ tăng trưởng của năm 2007 so với năm 2006 là rất lớn ( tăng 596 %), do vậy mặc dù tỷ trọng của nợ xấu của năm 2007 tăng mạnh so với các năm trước, nhưng tỷ lệ nợ xấu ( trên tổng dư nợ) của ngân hàng năm 2007 vẫn thấp hơn năm 2006.
Hoạt động đầu tư
Bên cạnh hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư tại SHB trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể
Bảng 2.6: Doanh số hoạt động đầu tư tại SHB giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
05/04
(%)
Số tiền
06/05
(%)
Số tiền
07/06
( % )
Chứng khoán kinh doanh
0
-
0
-
7,8
Chứng khoán đầu tư
4,5
-
3,1
(31,3)
459,03
14707,4
Đầu tư góp vốn
0
-
0
163,2
Tổng
4,5
3,1
(31,3)
630,03
20223,5
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Như vậy chúng ta có thể thấy hoạt động đầu tư tại SHB chỉ diễn ra mạnh mẽ vào năm 2007. Năm 2006, tổng vốn đầu tư tại SHB chỉ là 3,1 tỷ, giảm 31,3% so với năm 2005. Tuy nhiên bước sang năm 2007, tổng vốn đầu tư của SHB tăng lên đến 630,03 tỷ, và tăng 20223,5% so với năm 2006. Sở dĩ số vốn đầu tư năm 2007 tăng đột biến như vậy bởi năm 2007 chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy hoạt động đầu tư vào chứng khoán của SHB tăng rất mạnh. Và trong tổng nguồn vốn đầu tư, thì số vốn đầu tư vào chứng khoán chiếm tỷ trọng rất lớn (74,1% so với tổng vốn đầu tư).
Các hoạt động dịch vụ khác
Hoạt động thanh toán
Hoạt động thanh toán của SHB trong giai đoạn 2005 –2007 có đã sự thay đổi căn bản.
Bảng 2.7 : Doanh số thanh toán giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Hoạt động thanh toán
0
0,032
161407,9
Thanh toán nội địa
0
0,032
161002,8
Tỷ trọng
100%
99,7%
Thanh toán quôc tế
0
0
405,1
Tỷ trọng
0%
0,3%
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Cùng với việc chuyển đổi mô hình ngân hàng, từ hoạt động thanh toán của SHB trong năm 2005 chưa phát sinh thì trong năm 2006 hoạt động kinh doanh này đã được triển khai . Năm 2007 SHB mở rộng quan hệ thanh toán, bảo lãnh với các ngân hàng trong và ngoài nước. Chính vì vậy mà doanh số hoạt động thanh toán của SHB đã tăng trưởng thần kỳ. Năm 2006, doanh số thanh toán chỉ vỏn vẹn là 32 triệu đồng, và chủ yếu là thanh toán nội địa. Tuy nhiên sang năm 2007, doanh số thanh toán tăng lên tới 161407,9 tỷ, và thanh toán nội địa vẫn là chủ yếu (chiếm tỷ trọng là 99,7% so với tổng doanh số hoạt động thanh toán)
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại SHB trong những năm gần đây mới được triển khai và bước đầu mang lại thu nhập cho ngân hàng.
Bảng 2.8: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại SHB giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số kinh doanh ngoại tệ
0
1,58
89,04
Lãi kinh doanh ngoại tệ
0
0,007
0,536
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng năm 2006, SHB mới tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Doanh số kinhdoanh ngoại tệ là 1,58 tỷ đồng đã mang lại cho ngân hàng lãi là 7 triệu đồng. Năm 2007, hoạt động này đã được chú trọng hơn, doanh số đạt 89,04 tỷ đồng và mang lại cho ngân hàng một khoản là 536 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy đã mang lại thu nhập cho ngân hàng tuy nhiên khoản thu nhập này còn rất nhỏ. Nguyên nhân hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đồng thời đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. SHB mới chuyển đổi sang mô hình NHTM cổ phần đô thị, và đang từng bước tiếp cận hoạt động này.
Kết quả kinh doanh
Lợi nhuận trong những năm gần đây, đặc biệt là khi SHB chuyển từ mô hình NHTM cổ phần nông thôn sang mô hình NHTM cổ phần đô thị đã có những bước tăng trưởng mạnh .
Bảng 2.9: Doanh thu và lợi nhuận tại SHB giai đoạn năm 2005-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
05/04
(%)
Số tiền
06/05
(%)
Số tiền
07/06
( % )
Tổng doanh thu
27,42
-
54,46
98,6
475,88
773,8
+ Thu từ lãi
25,04
-
50,81
102,9
355,22
599,1
Tỷ trọng
91,3%
93,3%
74,6%
+Thu ngoài lãi
2,38
-
3,66
53,3
120,66
3196,7
Tỷ trọng
8,7%
6,7%
25,4%
Lợi nhuận sau thuế
5,31
-
7,05
32,8
103,22
1364,1
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng tổng doanh thu của ngân hàng đều tăng qua các năm, trong đó đáng chú ý là tốc độ tăng của khoản “ thu ngoài lãi”. Năm 2006, thu ngoài lãi của SHB là 3,66 tỷ đồng, tăng 53,3% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007, khoản thu này lên tớ 120,66 tỷ đồng, tăng 3196,7% so với năm 2006. Sở dĩ có sự tăng trưởng lớn như vậy là do sự năng động, chủ động của ngân hàngtrong việc đẩy mạnh mảng hoạt động dịch vụ.
Tổng doanh thu của ngân hàng tăng mạnh, điều này cũng dẫn tới sự tăng trưởng thần kỳ lợi trong lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2006, lợi nhuận ngân hàng đạt 7,05 tỷ đồng, chỉ tăng 32,8% so với năm 2005. Tuy nhiên sang đến năm 2007, lợi nhuận đạt tới 103,22 tỷ đồng, tăng 1364,1% so với năm 2006 và vượt xa mục tiêu đề ra.
Thực trạng chất lượng thẩm định TCDA tại SHB
Quy trình thẩm định dự án tại SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội thường tiến hành thẩm định dự án theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tín dụng của khách hàng
Khi khách hàng có đề nghị vay vốn ngân hàng sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.
Thông thường ngân hàng yêu cầu bộ hồ sơ khách hàng phải xuất trình bao gồm:
Hồ sơ pháp lý của khách hàng;
Hồ sơ tài chính của khách hàng: Hồ sơ này bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế và các tài liệu khác chứng minh tình trạng và khẳ năng tài chính của khách hàng;
Hồ sơ vay vốn: Hồ sơ này bao gồm giấy đề nghị vay vốn; dự án, phương án vay vốn; quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (biên bản, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông);
Hồ sơ đảm bảo tiền vay: Hồ sơ này bao gồm bản giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo tiền vay; giấy tờ xác định thẩm quyền quyết định về bảo đảm tiền vay và các giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay.
Các hồ sơ khác có liên quan (nếu có)
Bước 2: Thu thập thông tin về khách hàng và về khoản vay từ CIC và các nguồn thông tin khác
Nếu khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu tiên với ngân hàng thì nguồn thông tin trong bộ hồ sơ tín dụng là cơ sở để cán bộ tín dụng phân tích, thẩm định và đánh giá về khách hàng. Đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì cán bộ tín dụng thường chỉ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính (gần nhất) và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Thông tin về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của các khách hàng này cán bộ tín dụng có thể tìm thấy trong tài liệu lưu trữ của ngân hàng.
Ngoài ra ngân hàng tiến hành tham khảo các thông tin về khách hàng trên cơ sở p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33211.doc