Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng

Mục lục

 

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các biểu đồ

Tóm tắt luận văn

Lời nói đầu 1

Chương 1: tổng quan về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3

1.1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay 3

1.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án 3

1.1.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án 4

1.1.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án 6

1.1.3.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ . 6

1.1.3.2 Thẩm định các bảng dự trù tài chính . 9

1.1.3.3 Thẩm định dòng tiền dự án . 10

1.1.3.4 Thẩm định lãi suất chiết khấu dòng tiền . 14

1.1.3.5 Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án . 15

1.1.3.6 Thẩm định rủi ro tài chính dự án 18

1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 22

1.2.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án 22

1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 23

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án 24

Chương 2: thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương HảI Phòng 29

2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29

 

 

2.1.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 30

2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 33

2.2.1 Tổ chức thẩm định tài chính dự án 33

2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án 35

2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 44

2.3.1 Những kết quả đạt được 45

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 50

2.3.2.1 Những hạn chế 50

2.3.2.2 Nguyên nhân 54

Chương 3: giảI pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hảI phòng 59

3.1 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng 59

3.1.1 Định hướng phát triển - đầu tư của Hải Phòng 59

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án 61

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 65

3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án 66

3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin 66

3.2.3 Phân loại chủ đầu tư và có chính sách khách hàng phù hợp 69

3.2.4 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ thẩm định 70

3.2.5 Tăng lương, thưởng và có cơ chế khuyến khích cán bộ giỏi gắn bó lâu dài với chi nhánh 71

3.2.6 Trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị phục vụ công tác thẩm định 72

3.2.7 Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính dự án 73

3.3 Kiến nghị 76

3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng cấp trên, ban ngành thành phố 76

3.3.2 Kiến nghị với khách hàng 77

Kết luận 79

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ cao theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, sự mở rộng thông thoáng về cơ chế điều hành trong lĩnh vực hoạt động của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tạo ra tính tự chủ và thế chủ động cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh. Hàng loạt các yếu tố về cơ chế, thị trường thời kỳ này đan xen lẫn nhau, vừa tạo điều kiện thuận lợi, song cũng có không ít khó khăn để vượt qua và không ngừng đổi mới để hội nhập của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. Trước hết, đó là việc kiện toàn bộ máy nhằm đáp ứng chuẩn mực quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã thực hiện sắp xếp lại các phòng ban theo mô hình mới, ổn định bộ máy, phát triển mở rộng mạng lưới, tuyển dụng và đào tạo cán bộ trẻ năng động. Từ chỗ chỉ có chi nhánh cấp 1 và một phòng giao dịch, đến nay, mạng lưới Chi nhánh đã có mặt ở khắp các quận huyện trên địa bàn thành phố ( gồm một chi nhánh cấp 1, một chi nhánh cấp 2 và ba phòng giao dịch với tổng số lượng cán bộ công nhân viên trên 120 người). Xứng đáng với truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Thành phố Hải Phòng. 2.1.2 Tình hình hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 Với lợi thế nằm trên địa bàn Hải Phòng có nhiều tiềm năng, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải Phòng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự phát triên chung của thành phố. Chi nhánh cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Về huy động vốn, khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm khác nhau như: trái phiếu, tín phiếu, tiền gửi tiết kiệm… với nhiều kỳ hạn, nhiều mức lãi suất hấp dẫn và nhiều hình thức khuyến mãi. Về tín dụng, Chi nhánh đã mạnh dạn đầu tư tín dụng tới mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng thêm nhiều loại hình cho vay mới: cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay mua xe ô tô, chiết khấu… và thực hiện phát triển đối tượng cho vay đối với mọi ngành nghề kinh tế. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn thực hiện cho vay đồng tài trợ đối với nhiều dự án, trong đó có một số các dự án lớn thuộc những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố như: dự án xây dựng nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng với vốn đồng tài trợ lên trên 300 tỷ đồng, dự án xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép của Công ty cổ phần thép Đình Vũ và Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi với số vốn góp đồng tài trợ lên tới 200 tỷ đồng… Với việc mở rộng này, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã có bước phát triển tăng vọt, chất lượng tín dụng tốt và cơ cấu tín dụng được cải thiện rõ rệt: Doanh số cho vay năm 2006 tăng gần 300% so với năm 2000, trong đó, cho vay VND tăng 188% và cho vay ngoại tệ tăng 432%. Tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2006 đạt 1794 tỷ đồng, gấp 6,5 lần tổng dư nợ cuối năm 2000. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2000 là 8,9% thì đến cuối năm 2006 giảm xuống chỉ còn 1,49%. Về thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã đề ra hướng đi cho mình là đầu tư vào công nghệ thiết bị tiên tiến, thực hiện thao tác nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp, do vậy, khối lượng thanh toán qua Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng vẫn tăng mạnh về khối lượng. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 243 triệu USD. Một loạt các sản phẩm mới cũng được Chi nhánh nhanh chóng triển khai. Tuy các sản phẩm này còn mới mẻ, nhưng tốc độ phát triển cũng rất nhanh và tạo được uy tín trên thị trường như thẻ ATM, và thẻ tín dụng. Trong năm 2005, Chi nhánh đã phát hành được 11.035 thẻ ATM, năm 2005 tổng giá trị thanh toán qua thẻ ATM đạt 292 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước và năm 2006 tổng giá trị thanh toán qua thẻ ATM đã đạt 608 tỷ đồng. Đến nay, Chi nhánh đã tiến hành lắp đặt 18 máy thanh toán tự động ATM trên địa bàn thành phố, trở thành ngân hàng có số máy ATM nhiều nhất trên địa bàn. Tăng số lượng thẻ ATM đồng thời với tăng chất lượng dịch vụ thanh toán qua thẻ. Các máy ATM đặt tại những nơi công sở, siêu thị có nhiều giao dịch mua bán. Các máy ATM cần thường xuyên được bảo trì đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thu nhập Tỷ VNĐ 85 52 66 80 118 168 232 Chi phí Tỷ VNĐ 68 41 51 53 113 144 155 Huy động vốn Tỷ VNĐ 1289 1376 1481 1418 1587 1961 2083 Dư nợ Tỷ VNĐ 297 420 729 1163 1507 1793 2919 - Nợ quá hạn Tỷ VNĐ 11 7,6 7,2 14 0 27 1,98 Thanh toán quốc tế Tỷ VNĐ 69 118 167 564 397 616 1747 Số lượng thẻ ATM Chiếc 83 253 987 3033 14068 32508 57889 ( Nguồn: Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Biểu đồ 2.1: Thu nhập của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng ( Đơn vị: tỷ đồng) Error! Objects cannot be created from editing field codes. ( Nguồn: chí nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Biểu đồ 2.2: Huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng ( đơn vị: tỷ đồng). ( Nguồn: chí nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Từ những thành công về sự phát triển và đổi mới nêu trên, đến nay Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố và vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba giai đoạn 2001- 2006. 2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 2.2.1 Tổ chức thẩm định tài chính dự án Đóng chân trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như thành phố Hải Phòng, hoạt động cho vay trung và dài hạn của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng phát triển đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển thành phố. Nhiều dự án được ngân hàng tổ chức thẩm định và cho vay từ dự án của tổng công ty lớn cho đến dự án nhỏ của doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay, công tác thẩm định dự án ở chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng được tổ chức như sau Biểu đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức công tác thẩm định tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Kh¸ch hµng Dù ¸n ThÈm ®Þnh dù ¸n (P. thÈm ®Þnh - Chi nh¸nh NHNT HP) CN NHNT HP: - Ban gi¸m ®èc chi nh¸nh - Héi ®ång thÈm ®Þnh chi nh¸nh V­ît møc ph¸n quyÕt T¸I ThÈm ®Þnh dù ¸n (P. ®Çu t­ dù ¸n - NHNT T¦) NHNT trung ­¬ng: - Ban l·nh ®¹o - Héi ®ång thÈm ®Þnh trung ­¬ng §ång ý cho vay Tõ chèi cho vay Chó thÝch: Tr­êng hîp dù ¸n kh¶ thi Tr­êng hîp dù ¸n kh«ng kh¶ thi Trong h¹n møc ph¸n quyÕt Ngoµi h¹n møc ph¸n quyÕt Bộ phận tín dụng ở chi nhánh có chức năng thu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và trình duyệt cho vay tại chi nhánh. Với những dự án lớn, tính chất phức tạp, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng thực hiện việc thẩm định sơ bộ tại chi nhánh, nếu xét thấy khả thi sẽ chuyển dự án lên ngân hàng Ngoại thương trung ương. Tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương thực hiện tái thẩm định đối với các dự án cho vay vượt mức phán quyết tại các chi nhánh. 2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án Nội dung thẩm định đối với các dự án cho vay tại các chi nhánh ngân hàng về cơ bản có những điểm giống và khác nhau. Tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, nội dung thẩm định tài chính dự án gồm có: Thẩm định về tính khả thi và hợp lý của tổng vốn đầu tư, cơ cấu và nguồn tài trợ. Trong nội dung này, cán bộ thẩm định của chi nhánh ngân hàng sẽ xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã tính toán xem đã hợp lý chưa, có phù hợp với quy định về định mức giá, khối lượng thi công, xây lắp. Ngoài ra, còn xem xét cơ cấu chi phí có đủ không và có hợp lý không? Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần xem xét, dự tính các yếu tố có thể làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư như: chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, điện nước phục vụ thi công, xây lắp, lãi vay trong thời gian thi công, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, lạm phát và trượt giá… Cơ cấu tổng mức vốn đầu tư thường bao gồm: vốn xây lắp ( bao gồm cả chi phí xây lắp, tiền thuê đất, bảo hiểm công trình…), vốn mua máy móc thiết bị (nhập khẩu, mua trong nước, hoặc tận dụng thiết bị hiện có), vốn lưu động, bảo hiểm dự phòng, lãi vay trong thời gian thi công, vốn lưu động ban đầu cho dự án. Các dự án khi đưa ra ngân hàng xem xét vay vốn thường đã thông qua các bước thẩm định trước đó, tuy vậy cán bộ tín dụng vẫn cần thiết phải xem xét lại toàn bộ cơ cấu vốn, đối chiếu với những dự án tương tự đã thực hiện. Trong quá trình xem xét nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, cán bộ tín dụng xây dựng cơ cấu vốn đầu tư hợp lý nhất cho dự án. Tổng mức vốn đầu tư được xác định chính xác là cơ sở quan trọng cho việc xác định cơ cấu vốn hợp lý của dự án. Căn cứ tiến độ triển khai dự án, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xây dựng tiến độ giải ngân cho dự án một cách hợp lý cho từng khâu trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án. Việc xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án là cơ sở quan trọng cho việc dự kiến tiến độ giải ngân và tính lãi vay trong thời gian thi công. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư, ngân hàng sẽ thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư nhằm xác định khả năng tài trợ cho dự án bằng nguồn vốn tự có. Sau khi xác định chính xác nguồn vốn tự có tài trợ cho dự án, ngân hàng sẽ tính toán nguồn vốn vay mà chủ đầu tư có thể huy động từ ngân hàng. Năng lực tài chính của chủ đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định khả năng tài trợ của ngân hàng, chủ đầu tư nào có khả năng tài chính tốt thì khả năng tài trợ của ngân hàng sẽ càng cao. Thẩm định tính hợp lý của các bảng báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính cho biết khả năng tài chính của các doanh nghiệp muốn vay vốn. Bảng cân đối tài sản cho biết doanh nghiệp có quy mô và cơ cấu tài sản như thế nào, khả năng sử dụng tài sản làm vật đảm bảo cho khoản tiền vay của dự án. Các nguồn vốn của doanh nghiệp cho biết cơ cấu tài trợ, hệ số nợ, nợ đến hạn phải trả và nguồn vay dài hạn từ ngân hàng, thông qua đó ngân hàng sẽ tính toán hệ số nợ và khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi có dự án mới. Thông qua báo cáo thu nhập cho biết hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt thì khả năng trả nợ cũng như khả năng thực hiện và triển khai dự án thuận lợi. Ngược lại, doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tốt thì khả năng trả nợ cũng như khả năng thực hiện và triển khai dự án sẽ gặp nhiều khó khăn mặc dù dự án của doanh nghiệp được ngân hàng đánh giá tốt. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp ngân hàng xem xét dòng tiền vào, dòng tiền ra của doanh nghiệp, đánh giá nhu cầu cũng như nguồn tiền nhàn rỗi hay dòng tiền trả nợ trong tương lai cho dự án. Xây dựng dòng tiền dự án Trên cơ sở xem xét các nội dung tài chính bao gồm: vốn đầu tư và cơ cấu vốn, lãi suất vay, giá cả và nhu cầu thị trường, chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, dự trữ tồn kho ngân hàng, phương pháp tính khấu hao. Ngoài ra ngân hàng tìm hiểu những thông tin khác như: sự biến động tỷ giá hối đoái, lạm phát, sự biến động lãi suất hay sự biến động thuế quan và chính sách nhập khẩu, trên cơ sở đó ngân hàng sẽ xây dựng các bảng dự trù tài chính cho dự án (gồm có: bảng dự trù cân đối tài sản, bảng dự trù báo cáo thu nhập, bảng dự trù lưu chuyển tiền tệ ) bên cạnh đó ngân hàng còn lập bảng kế hoạch trả nợ, dòng tiền trả nợ của dự án. Sau khi đã xác định được dòng tiền, ngân hàng tiến hành xác định tỷ suất chiết khấu cho dự án. Ngân hàng căn cứ vào cơ cấu vốn, lãi suất vay và chi phí vốn của doanh nghiệp để tính toán tỷ suất chiết khấu của dự án. Bên cạnh đó, mức độ rủi ro cũng là căn cứ để ngân hàng xác định tỷ suất chiết khấu. Những dự án có độ rủi ro lớn thì tỷ suất chiết khấu cao và ngược lại dự án có mức độ rủi ro ít thì tỷ suất chiết khấu thấp. Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Sau khi xác định chính xác dòng tiền và tỷ suất chiết khấu việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính là khá đơn giản. Thông thường ngân hàng sử dụng máy tính để tính toán các chỉ tiêu tài chính cho dự án. Các chỉ tiêu thường được ngân hàng sử dụng là: NPV, IRR, B/C, điểm hòa vốn, thời gian hoàn vốn vay, thời gian hoàn trả các khoản nợ. Mỗi chỉ tiêu phân tích tài chính đều có ưu, nhược điểm khác nhau do vậy ngân hàng thường sử dụng đồng thời các chỉ tiêu để xem xét và phân tích hiệu quả tài chính dự án. Phân tích những thuận lợi và khó khăn, xác định mức độ rủi ro của dự án. Trên cơ sở xem xét và dự báo những thay đổi của môi trường kinh tế, chính sách, sự biến động giá cả hay nhu cầu thị trường mà ngân hàng xác định những thuận lợi, khó khăn mà dự án sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư. Thuân lợi hay khó khăn đều tác động tới hiệu quả tài chính của dự án, muốn biết cụ thể phải thông qua phân tích rủi ro (phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản) ngân hàng sẽ xác định mức độ rủi ro của dự án. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương HảI Phòng những năm gần đây ngày càng phát triển cả về số lượng các dự án cũng như chất lượng thẩm định. Hàng năm, chi nhánh thực hiện công tác thẩm định với hàng trăm dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, với chủ đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế. Với uy tín là chi nhánh ngân hàng lớn, hoạt động lâu năm trên địa bàn Hải Phòng, nhiều chủ đầu tư tìm tới chi nhánh ngân hàng như là một địa chỉ tài trợ vốn tin cậy. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng được chấp nhận tài trợ, nguyên nhân là do các dự án không khả thi về hiệu quả tài chính, năng lực chủ đầu tư khó có thể thực hiện dự án, do không có tài sản đảm bảo… Thông qua quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định tìm ra những điểm không hợp lý trong hồ sơ xin vay của chủ đầu tư, tư vấn cho chủ đầu tư những nội dung cần phải chính sửa hay thay đổi. Chẳng hạn: có dự án quy mô đầu tư vốn quá lớn cán bộ thẩm định tư vấn nên thu hẹp quy mô đầu tư và hướng vào sản phẩm chuyên biệt có thị trường, có dự án chủ đầu tư tính toán mức giá bán sản phẩm cao hơn mức giá thị trường quốc tế - điều này gây bất lợi cho dự án khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu… Để thấy rõ hơn các nội dung thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, chúng ta xem xét ví dụ sau đây: * Thẩm định tài chính dự án cho vay sản xuất thép Ferro - Công ty thép Việt - Nhật. Để xem xét nội dung thẩm định một cách cụ thể, chúng ta đi sâu phân tích quá trình thẩm định tài chính dự án sản xuất thép Ferro của công ty thép Việt - Nhật. Hải Phòng là trung tâm sản xuất thép thuộc loại lớn nhất cả nước với nhiều công ty lớn ở cả hai lĩnh vực là sản xuất thép sản phẩm và sản xuất phôi thép như: công ty thép Việt Úc, công ty thép Việt Hàn, Việt Nhật, công ty Vạn Lợi, công ty thép Đình Vũ. Công ty thép Việt Nhật đầu tư mới dây chuyền sản xuất thép xây dựng với công suất 12.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư là: 9.892.695 USD, trong đó vốn lưu động là: 7.042.695 USD, vốn cố định là 2.850.000 USD. Nguồn vốn dự kiến: vốn tự có 5.440.982 USD - chiếm 55 %, vốn vay ngân hàng 4.451.713 USD - chiếm 45 %. Thông qua nghiên cứu về khách hàng, ngân hàng đánh giá: công ty thép Việt Nhật là công ty kinh doanh có hiệu quả, quản lý tốt, tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tốt với các ngân hàng. * Đánh giá về cơ cấu tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư của dự án là 9.892.695 USD, trong đó có 2.850.000 USD đầu tư vào tài sản cố định, bao gồm: - Mua thiết bị: 1.750.000 USD, dây chuyền thiết bị và máy móc phục vụ luyện thép. - Xây dựng nhà xưởng : 800.000 USD - Đào tạo chuyển giao công nghệ: 100.000 USD - Chi phí khác và dự phòng chi: 200.000 USD Trước khi ra quyết định đầu tư lựa chọn công nghệ này, chủ đầu tư đã tham khảo một số công nghệ khác nhưng giá máy và chi phí chuyển giao cao hơn. So sánh chi phí đầu tư máy móc thiết bị với một số dự án khác cho thấy giá của dây chuyển công nghệ mà công ty đầu tư ở mức hợp lý. Chi phí xây dựng nhà xưởng là 800.000 USD bao bao gồm tiền thuê đất dự án trong vòng 20 năm và giá thuê là 0,5 USD/m2/năm, diện tích thuê là 9.500 m2 Các chi phí kiến thiết cơ bản khác bao gồm chi phí lập, thẩm định dự án, chi phí thiết kế, giám sát thi công, bảo hiểm công trình đều đã tham khảo các quy định hiện hành của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và ở mức phù hợp. Chi phí dự phòng ở mức 5% tổng mức vốn đầu tư cho dự án là chấp nhận được bởi các chi phí đã tính toán rất sát với thực tế. Dự án được xây dựng trong thời gian tương đối ngắn nên chi phí lãi vay trong thời gian thi công không lớn, ở mức chấp nhận được. Nhu cầu vốn lưu động cho dự án là 7.042.695 USD, được tính toán khi dự án đi vào hoạt động ổn định với công suất 12.000 tấn/năm Bảng 2.2: Dự kiến nhu cầu vốn lưu động (đơn vị: VNĐ) Hạng mục Số ngày dự trữ tối thiểu Hệ số luân chuyển/năm Vốn lưu động hàng năm Nhu cầu VLĐ bình quân Nguyên liệu chính 60 ngày 6 51.408.000 8.568.000 Nguyên liệu phụ 60 ngày 6 56.645.280 9.440.880 Chi phí công, lương 30 ngày 12 3.221.304 2.668.442 Tổng số: 111.274.584 (Nguồn: chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Thép là sản phẩm đầu ra có tính thời vụ, thông thường lượng bán gia tăng đột biến vào mùa xây dựng (từ tháng 09 đến tháng 12 hàng năm). Tính toán số ngày dự trữ, hệ số luân chuyển vốn lưu động hàng năm như vậy là hợp lý. Khi tính toán tới chi phí nguyên liệu chính đối với ngành thép nói chung và trong dự án thép Ferro của công ty thép Việt Nhật nói riêng việc xem xét tới biến động giá là khá quan trọng và cần thiết bởi thực tiễn qua các năm cho thấy giá quặng, phôi thép biến động thường xuyên và khó dự báo trước. Để xem xét sự biến động của giá thép trong thời gian quá, cán bộ thẩm định sử dụng nguồn thông tin từ trang Web: www.meps.co.ukk. Meps là công ty tư vấn hoạt động trong lĩnh vực thép ở phạm vi toàn cầu. Meps lµ c«ng ty t­ vÊn ho¹t ®éng trong lÜnh vùc thÐp ë ph¹m vi toµn cÇu, chuyên nghiệp trong việc tư vấn và cung cấp thông tin về: giá cả thị trường thép, xu hướng vận động của thị trường, phân phối và chi phí sản xuất thép, nguyên liệu đầu vào và công nghệ sản xuất sản phẩm thép. Đây là công ty tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực thép với bền dày 30 hoạt động, do vậy thông tin từ meps là nguồn đáng tin cậy phục vụ cho công tác thẩm định dự án sản xuất thép ferro của công ty thép Việt - Nhật. Biểu đồ 2.4: Giá thép năm 2006 - 2007 (Đơn vị: USD/tấn) ( Nguồn: www.meps.co.uk) Về cơ cấu nguồn tài trợ, công ty thép Việt - Nhật sẽ đóng góp 25.030.000.000VNĐ chiếm tỷ lệ 55,59% bằng nguồn vốn tự có. Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng cho vay 20.000.000.000 VNĐ chiếm 44.41% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của dự án đầu tư vào tài sản cố định là 45.030.000 VNĐ, đầu tư vào tài sản lưu động 111.274.584 VNĐ khi dự án đi vào hoạt động ổn định từ năm thứ hai của đời dự án. * Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của Dự án - Cơ sở tính toán: + Tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn như đã trình bày ở trên. + Công suất hoạt động qua các năm của đời dự án + Nhu cầu vốn lưu động qua các năm + Doanh thu của dự án qua các năm + Chi phí hoạt động của dự án + Khấu hao và phương pháp tính khấu hao + Nguồn trả nợ + Lãi vay, kế hoạch trả nợ + Tỷ lệ chiết khấu dòng tiền dự án + Đời dự án tính toán trong vòng 10 năm. Phương pháp để tính toán hiệu quả tài chính dự án được sử dụng là phương pháp chiết khấu dòng tiền. Dự án được tính toán trong các điều kiện khác nhau, cả bất lợi và thuận lợi qua đó làm rõ tính hiệu quả của dự án. Kết quả tính toán Kết quả tính toán ở phương án cơ sở, phương án vốn đầu tư tăng 20%, phương án doanh thu giảm 20 %, chi phí vận hành tăng 20%. Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả tinh toán hiệu quả tài chính Phương án PA cơ sở Vốn đầu tư tăng 20% Doanh thu giảm 20% Chi phí vận hành tăng 20% CPVH tăng 20%, doanh thu tăng 10% NPV 142.524 tr.đ 119.201tr.đ -50.298 tr.đ 18.343 tr.đ 114.754 tr.đ IRR 29% 24% 5% 14% 26% Thời gian hoàn vốn 4N8T 5N11T 9N10T 5N5T (Nguồn: chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Tác động của việc giảm doanh thu đối với dự án là lớn nhất nó làm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án không còn đáng tin cậy (cụ thể chỉ tiêu NPV = -50.298 tr.đ, IRR = 5%). Vốn đầu tư gia tăng không làm thay đổi nhiều tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính vẫn rất tốt, trong điều kiện này dự án khả thi về mặt tài chính. Dự án đầu tư vào lĩnh vực có nhiều rủi ro về thị trường nguồn nguyên vật liệu ( cụ thể là sự biến động của giá phôi, quặng thép trên thị trường thế giới), đặt tình huống chi phí vận hành (trong đó chủ yếu là chi phí vật liệu chính là phôi và quặng thép) tăng 20%, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho thấy các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi chi phí vận hành tăng lên đẩy giá thành sản xuất tăng thì có thể kéo theo tăng giá bán sản phẩm lên (giả sử tăng 10%), chỉ tiêu tài chính xét trong trường hợp này là khá hiệu quả và có thể chấp nhận đầu tư. Khi xem xét các phương án trong tính toán hiệu quả tài chính dự án cán bộ tín dụng đưa ra giả định rằng các yếu tố tác động tới hiệu quả tài chính thay đổi ở mức độ khá cao ( tăng hay giảm 20%). Điều này là hợp lý bởi vì thị trường sắt, thép là thị trường có độ biến động lớn (thực tiễn theo dõi sự biến động giá cả đầu vào nguyên liệu ngành thép và giá thép qua các năm cho thấy biến động giá cả thị trường tương đối khó dự báo vì thị trường thép luôn chịu tác động của nhiều yếu tố bất ổn định) Từ những phân tích và tính toán như vậy, cán bộ tín dụng cho rằng dự án có tính khả thi, có hiệu quả tài chính, có khả năng trả nợ vốn vay trong thời gian vay dự kiến và kiến nghị đồng ý cho vay ( có xem xét tới các biện pháp đảm bảo tiền vay như là yếu tố bổ sung). 2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. 2.3.1 Những kết quả đạt được Là chi nhánh lớn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại miền Bắc, với đặc thù có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, nên hoạt động cho vay trung và dài hạn đặc biệt là tài trợ cho các dự án lớn thường ít được chú trọng trong thời gian trước đây. Trước yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của thành phố Hải Phòng, cùng với sự thay đổi chiến lược hoạt động của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Ngoại thương Hải Phòng đã quan tâm và hướng tới tài trợ cho các các dự án ngày càng cao. Với sự nhanh nhạy của lãnh đạo chi nhánh, công tác cho vay theo dự án đã đạt được nhiều thành tựu lớn đáng khích lệ, đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Hải Phòng. Nhiều dự án lớn trọng điểm của thành phố được chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng thẩm định và tư vấn về tài trợ vốn như: dự án sản xuất phôi thép của công ty thép Đình Vũ (chủ trì dàn xếp vốn và đồng tài trợ cùng chi nhánh ngân hàng Đầu tư, chi nhánh Tài chính dầu khí Hải Phòng), dự án mở rộng nhà máy xi măng Chinfon, dự án sản xuất hóa chất tại khu kinh tế Đình Vũ… Những dự án này đã và đang đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế thành phố. Những thành tựu và đóng góp ấy thể hiện ở những kết quả sau đây: Thời gian thẩm định các dự án cho vay ngày càng được rút ngắn theo hướng vừa đảm bảo tính chính xác, vừa nhanh chóng trả lời khách hàng về việc tài trợ của ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng chủ động xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về khách hàng làm căn cứ khi tiến hành thẩm định. Bộ cơ sở dữ liệu có sẵn về khách hàng giúp ngân hàng không mất nhiều thời gian sưu tập tìm kiếm thông tin, do vậy rút ngắn thời gian thẩm định. Trước đây, tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của dự án mà thời gian thẩm định có thể kéo dài đến hàng tuần thậm chí cả tháng thì hiện nay thời gian thẩm định đã được rút ngắn đáng kể, nhiều dự án có kết quả trả lời của ngân hàng về quyết định tài trợ chỉ trong một tuần lễ. Qui trình thẩm định thường xuyên đổi mới theo hướng đơn giản hóa cho khách hàng song vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và khoa học. Khách hàng khi đến ngân hàng sẽ làm việc với bộ phận giao dịch tín dụng, sau khi các hồ sơ liên quan đáp ứng yêu cầu thì công tác thẩm định tài chính chính thức bắt đầu, thông thường mỗi dự án được giao cho một cán bộ tín dụng đảm trách. Quyết định của mỗi cán bộ tín dụng có tác động trực tiếp đến việc tài trợ của ngân hàng. Mỗi cá nhân khi ra quyết định có thể còn mang tính chủ quan song sự tham gia đánh giá của hội đồng tín dụng với nhiều chuyên viên có kinh nghiệm của chi nhánh sẽ làm cho các dự án thẩm định ( thường là dự án có quy mô vốn lớn, tính chất phức tạp) có độ chính xác và tính khách quan cao. Quy trình thẩm định ngày càng đơn giản hoá, số lần khách hàng đến giao dịch với ngân hàng được giảm bớt. Do ứng dụng công nghệ thông tin nên việc trao đổi thông tin giữa ngân hàng với khách hàng tiến hành thuận lợi - chính những điều này giảm chi phí giao dịch cho khách hàng cũng như chi phí thẩm định với các dự án cho vay. Chuyên môn của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao. Căn cứ và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.DOC
Tài liệu liên quan