Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÊ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 5

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1.1. Giới thiệu hoạt động của ngân hàng thương mại 5

1.1.2. Một số hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng thương mại 6

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 6

1.1.2.2. Hoạt động cho vay 6

1.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 6

1.1.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh nguồn vốn 6

1.1.2.5. Hoạt động bảo lãnh 7

1.1.2.6. Hoạt động chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá 7

1.1.2.7. Hoạt động cung cấp dịch vụ 7

1.1.2.8. Hoạt động thuê mua tài chính 8

1.1.2.9. Hoạt động đầu tư 8

1.2. THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 9

1.2.1. Hoạt động tín dụng 9

1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 9

1.2.1.2 Bản chất của tín dụng 10

1.2.1.3 Phân loại tín dụng 10

1.2.2.1. Khái niệm hoạt động thẩm định tín dụng 12

1.2.2.2. Mục đích 13

1.2.2.3. Những nội dung chính của thẩm định tín dụng 13

1.2.3. Rủi ro tín dụng và quy trình quản lý rủi ro tín dụng 17

1.2.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 17

1.2.3.2. Bản chất rủi ro tín dụng 18

1.2.3.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 20

1.2.3.5. Thiệt hại do rủi ro tín dụng 22

1.2.3.6. Đo lường rủi ro tín dụng 23

1.2.3.7. Xác định mức độ rủi ro tín dụng 29

1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel 31

1.2.4.1. Nhận diện và phân loại rủi ro 31

1.2.4.2. Tính toán, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi xảy ra rủi ro: 32

1.2.4.3. Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp với từng loại rủi ro và tài trợ rủi ro 36

1.2.4.4. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống 37

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI MỘT SỐ NƯỚC 42

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 42

1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản: 44

1.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ và Châu Âu – xử lý nợ xấu 44

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 45

2.1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 45

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank 45

2.1.1.1. Lịch sử hình thành Techcombank 45

2.1.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam 52

2.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 54

2.2.1. Giới thiệu về quy trình tín dụng bán lẻ và mô hình phê duyệt tín dụng bán lẻ tập trung tại Techcombank (Centralize Approval) 55

2.2.2. Kết quả hoạt động thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Techombank 60

2.2.2.1. Các kết quả đạt được của công tác thẩm định và phê duyệt 61

2.2.2.2. Các kết quả đạt được của công tác quản trị rủi ro. 64

2.3. NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 67

2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định tín dụng 67

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 69

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh 69

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng 73

2.3.2.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía Techcombank 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 81

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI TECHCOMBANK. 81

3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI TECHCOMBANK 84

3.2.1. Giải pháp đối với hoạt động thẩm định. 84

3.2.2. Giải pháp đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 87

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện môi trường quản trị rủi ro tín dụng. 87

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về điều hành quy trinh cấp tín dụng đúng và chuẩn xác 93

3.2.2.3. Nhóm giải pháp để duy trì quy trình đo lường và giám sát tín dụng hiệu quả 94

3.2.2.4. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 96

3.2.2.5. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ phận giám sát tín dụng 97

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ 100

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ 100

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 101

3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng 101

3.3.2.2. Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả 101

3.3.2.3. Công tác thanh tra 101

3.3.2.4. Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngành NH (CIC) 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 52.927.857 100% 42.092.767 100% (Đơn vị: tỷ đồng) Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2010) Bên cạnh việc phát triển ổn định trên tổng dư nợ của toàn ngân hàng. Tình hình nợ xấu loại 3, loại 4 và loại 5 chiếm tỷ trọng khoảng 2.4% vào năm 2009 và 2.3% vào năm 2010 so với tổng dư nợ nằm trong mức qui định của NHNN là 5%, cho thấy khả năng quản lý và khống chế nợ xấu của Techcombank là khá tốt. 2.1.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam Trong những năm vừa qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt những thành tích không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Thông qua hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… đã có vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng cho xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Cũng thông qua việc liên tục mở rộng cung cấp vốn tín dụng cho thị trường, các ngân hàng cũng đã nhanh chóng tăng trưởng được quy mô hoạt động và lợi nhuận. Trong những năm trở lại đây, hàng loạt các ngân hàng đã đẩy mạnh việc tăng vốn điều lệ và tăng tổng tài sản như Sacombank, ACB, Techcombank, Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Hàng Hải…. Do điều kiện thuận lợi của thị trường cũng như để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập tài chính, trong thời gian gần đây các ngân hàng có có tỷ lệ tăng trưởng tài sản rất cao từ 50%/năm đến 80%/năm, đây là các tỷ lệ tăng trưởng được xem là rất nóng trong hoạt động ngân hàng, và điều cần quan tâm là tỷ lệ tăng trưởng tài sản này chủ yếu là từ tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Trong khi đó, với một thời gian ngắn như vậy, hầu hết các hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng đều chưa có sự thay đổi có bước đột phá nhằm phòng chống các rủi ro ngày càng đa dạng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tại hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động được các ngân hàng ưu tiên quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, các ngân hàng đa số đều chưa xây dựng danh mục các loại rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng, khả năng xảy ra, các ảnh hưởng của chúng và biện pháp khắc phục/phòng chống. Công tác quản lý rủi ro nói chung tại các ngân hàng do chưa được chú trọng nên còn mang tính tự phát, mò mẫm. Qua các thực tế trên cũng như yêu cầu khắt khe hơn đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong gian đoạn hội nhập quốc tế, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đang có những bước chuẩn bị cho việc xây dựng và hoàn hiện một hệ thống quản lý rủi ro cho mình. Tuy nhiên, do các xuất phát điểm chậm và trước đây còn ít quan tâm nên hiện nay các ngân hàng thương mại còn đang lúng túng trong việc triển khai thực hiện, đó là ngay cả khi Ngân hàng Nhà Nước đã đưa ra các quy định về an toàn, quản lý rủi ro để thúc ép các ngân hàng thương mại thực hiện nhằm làm quen với các thông lệ quốc tế. Sự mâu thuẫn đang tồn tại: Tăng trưởng mạnh và quản lý rủi ro yếu. Như trên đã phản ảnh, do nhận thức hạn chế về rủi ro trong hoạt động ngân hàng của lãnh đạo của nhiều ngân hàng thương mại, hiện nay hoạt động quản lý rủi ro của nhiều ngân hàng còn rất yếu kém, tụt hậu so với các chuẩn mực của quốc tế. Ngược lại, các ngân hàng đang tăng trưởng rất mạnh để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn hoặc đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn điều lệ đang gia tăng. Việc gia tăng nhanh chóng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại là rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, tuy nhiên nó cũng tạo ra áp lực kinh doanh rất lớn lên vai các nhà điều hành ngân hàng thương mại. Với tuổi đời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam còn rất ngắn so với các ngân hàng trên thế giới thì việc tăng trưởng mạnh để đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận cao sẽ khó có thể được đảm bảoan toàn bằng hệ thống quản lý, trình độ của lực lượng nhân sự hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những trụ cột cơ bản trong quá trình tự do hóa tài chính là “kiếm chế bùng nổ cho vay”, vì theo các chuyên gia thì sức khỏe của hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ là một trong những yếu tố quyết định rằng Việt Nam có tận dụng được các lợi ích của hội nhập quốc tế và hạn chế các rủi ro của việc hội nhập hay không. Tuy nhiên, hiện tại chính sự dễ dãi, chậm trễ và thiếu quyết tâm thực hiện việc nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại đã là cơ sở cho sự tồn tại của một mâu thuẫn tiềm ẩn có thể gây ra rất nhiều biến động cho các ngân hàng thương mại “Tăng trưởng mạnh, quản lý rủi ro yếu”, điều này sẽ khiến cho quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ trở nên khó khăn nếu không có sự quan tâm đúng mức. 2.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ quản trị rủi ro của Ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi khối quản trị rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được rủi ro ở mọi phạm vi, từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động đến các rủi ro trong loại hình kinh doanh, phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động rất rộng của mạng lưới Techcombank. Năm 2010, Khối quản trị rủi ro đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban kiểm toán và rủi ro – Arco (thuộc hội đồng quản trị), tham gia vào Ủy ban Quản lý tài sản nợ có – Alco (thuộc Ban điều hành) để xem xét điều chỉnh kịp thời, thường xuyên các công tác về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, trong mỗi khối kinh doanh đều có phân tích và đánh giá mức độ rủi ro rối với các nghiệp vụ được triển khai theo chức năng. Việc kiểm soát rủi ro theo hướng tập trung kết hợp với phân cấp nhiều tầng đảm bảo cho TCB đánh giá đúng và đủ các rủi ro có thể gặp phải để xây dựng các chính sách phòng ngừa thích hợp. Trong bối cảnh thị trường tiền tệ có những diễn biến phức tạp, doạt động tín dụng dễ phát sinh nợ xấu, công tác quản trị rủi ro tiếp tục được hiện đại hóa theo hướng chuyên sâu và thích ứng với tình hình mới, do vậy đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả. Các công tác trọng tâm quả quản trị rủi ro là tiếp tục hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro cho từng khối khách hàng, từng khối ngành, mô hình hóa và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro, xây dựng và cập nhật liên tục các báo cáo đánh giá rủi ro, theo dõi và giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặc chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc,… Trong năm 2010, chính sách quản trị rủi ro tín dụng được Techcombank tiếp tục rà soát, cập nhật theo tình hình thị trường, đặc biệt đã cải tiến và ban hình hàng loạt văn bản quan trọng: Khẩu vị rủi ro tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, chính sách tín dụng, Quy định cho vay, Quy định bảo lãnh Quy định về phê duyệt tín dụng Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp và một số chỉ thị tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng cho một số ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn của Techcombank. Khối quản trị rủi ro cũng hoàn thành phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng vừa và nhỏ, siêu nhỏ theo dự án trên cơ sở mô hình quản trị rủi to tín dụng do McKinsey tư vấn. Bước đầu đã triển khai thí điểm hệ thống xếp hạng này tại 6 chi nhánh, tiến tới triển khai đại trà trên toàn hệ thống vào năm 2011. Tín dụng luôn là một trong những hoạt động đem lại nguồn lợi nhuân chủ yếu cho các ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh môi trường kinh doanh quốc tế và trong nước còn nhiều bấp bênh. Techcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân luồng và phân cấp phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ Chinh nhánh, đến các khối chức năng và hội đồng tín dụng cao cấp. Mô hình hiện đại này đảm bảo cho Ngân hàng luôn kiểm soát được rủi ro khách hàng, duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. 2.2.1. Giới thiệu về quy trình tín dụng bán lẻ và mô hình phê duyệt tín dụng bán lẻ tập trung tại Techcombank (Centralize Approval) Mô hình trung tâm quản lý tín dụng bán lẻ tại Techcombank: Phòng TĐ & PDTD cá nhân – thế chấp Phòng TĐ & PDTD cá nhân – tín chấp Phòng Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân Phòng quản lý nợ. Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân (Retail credit center – RCC) Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân (RCC) được thành lập vào tháng 4/2008 với sự tư vấn cơ cấu của Mc Kinsey, RCC trực thuộc Khối dịch vụ ngân hàng tài chính cá nhân. Mục tiêu trở thành một đơn vị quản lý và định hướng tín dụng chung cho hoạt động tín dụng bán lẻ của toàn hệ thống TCB. Tới thời điểm hiện nay, có thể nói TCB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai thanh công mô hình phê duyệt tín dụng tập trung. Trung tâm bao gồm 4 phòng: Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân tín chấp (không có TSBĐ): Thẩm định và phê duyệt các khoản vay không có TSBĐ Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân thế chấp: Thẩm định và phê duyệt các khoản vay có TSBĐ. Phòng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân (Risk): Phụ trách công tác quản trị rủi ro bán lẻ trên toàn hệ thống, cung cấp đầy đủ các báo cáo về tình hình dư nợ và chất lượng nợ bán lẻ cho HĐQT, Ban điều hành, kiểm toán và lãnh đạo đơn vị. Phòng quản lý nợ (Collection): Phụ trách việc theo dõi tình hình các khoản dư nợ bán lẻ trên toàn hệ thống, thực hiện nhắc nợ đối với các khoản vay phát sinh nợ quá hạn. Lập danh sách các khoản nợ xấu chuyển cho bộ phận xử lý nợ của ngân hàng. Quy trình tín dụng bán lẻ theo mô hình phê duyệt tập trung tại TCB: Khách hàng Chi nhánh/Phòng giao dịch TCB Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng (RCC) Trung tâm hỗ trợ kinh doanh (CCA) Giải ngân cho khách hàng Phòng quản lý nợ cá nhân (RCC) Phòng quản trị rủi ro cá nhân (RCC) Định giá TSBĐ tại hội sở (nếu vay thế chấp) Thu thập thông tin khách hàng: CIC, t24,... Khách hàng: là các cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ mục đích tiêu dùng (vay mua nhà, mua ô tô và các mục đích tiêu dùng khác), các hộ kinh doanh cá thể vay vốn phục vụ mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh. Chi nhánh: Đơn vị hoạt động kinh doanh Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân: Đơn vị hoạt động thẩm định và phê duyệt tín dụng, quản lý nợ, quản trị rủi ro độc lập. Phòng định giá tài sản bảo đảm: Chịu trách nhiệm định giá các loại TSBĐ Trung tâm hỗ trợ kinh doanh (CCA): Đơn vị nghiệp vụ hỗ trợ các hoạt động sau phê duyệt và giải ngân cho khách hàng. Khác với quy trình cấp tín dụng cổ điển hiện đang được các ngân hàng tại Việt Nam áp dụng theo phân cấp ủy quyền phê duyệt tại chi nhánh, nếu khoản vay vượt ủy quyền phê duyệt tín dụng tại chi nhánh thì trình lên ban tái thẩm định hội sở hoặc chuyên gia phê duyệt cấp cao/Hội đồng tín dụng. Theo quy trình phê duyệt tín dụng tập trung tại một đơn vị độc lập tại Hội sở ngân hàng hiện đang được phần lớn các ngân hàng uy tín trên thế giới áp dụng, quy trình cấp tín đụng được thực hiện như sau: Tại chi nhánh: Chuyên viên khách hàng tài chính cá nhân chịu trách nhiệm là đầu mỗi bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ khách hàng, lập báo cáo thẩm định, trình ký lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ vay lên Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng. Tại Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng cá nhân (RCC): Chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn được gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định khách hàng: thẩm định khách hàng trên bề mặt hồ sơ, gọi điện kiểm tra thông tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế đến tận nơi để thẩm định khách hàng. Sau đó thực hiện tìm kiếm thông tin từ dữ liệu của TCB, thông tin CIC, chuyển định giá TSBĐ (nếu có) tại một bộ phận độc lập như phòng định giá hội sở hoặc thuê công ty định giá ngoài,… Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay, chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình Chuyên gia phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng. Trường hợp hạn mức tín dụng vượt ủy quyền của CGPD tại RCC, CVTĐ sẽ thẩm định hồ sơ và trình CGPD cấp cao hoặc HĐTD. Tại Trung tâm hỗ trợ kinh doanh (CCA): Sau khi hồ sơ hồ sơ vay vốn của khách hàng được phê duyệt, RCC sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho CCA. Cán bộ tại CCA sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho TSBĐ và giải ngân cho khách hàng. Tại Phòng quản lý nợ (RCC): Sau khi đã hoàn tất việc phát vay cho khách hàng, Phòng Collection sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu thấy có phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng thông báo cho khách hàng để nhắc khách hàng trả nợ, trường hợp khách hàng cố tình chây ỳ không trả nợ, phòng quản lý nợ sẽ thông báo cho chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để giải quyết các khoản nợ xấu. Tại phòng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân: Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, bộ phận quản trị rủi ro sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biễn dư nợ cá nhân của toàn ngân hàng. Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với từng phân khúc khách hàng, từng loại sản phẩm tín dụng, xây dựng các công cụ quản trị, lập bảo cáo HĐQT, TGĐ và lãnh đạo đơn vị nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp hoặc điều chỉnh các chính sách sản phẩm nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng bán lẻ cho ngân hàng. Ưu điểm của quy trình phê duyệt tín dụng tập trung: Theo mô hình phê duyệt tập trung tại một đơn vị độc lập không liên quan tới các hoạt động kinh doanh và cũng không chịu ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu lợi nhuận sẽ giúp ngân hàng giải quyết được khá nhiều bất cập so với việc phê duyệt tín dụng phân cấp ủy quyền tại đơn vị kinh doanh: Giúp quản lý được một cách hiệu quả hơn dòng vốn tín dụng của ngân hàng. Giải phóng được các công việc xử lý nghiệp vụ cho bộ phận hoạt động kinh doanh, giúp các đơn vị kinh doanh tiết kiệm được thời gian và công sức và chỉ tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh, gia tăng được đáng kể hiệu quả bán hàng. Giúp giảm thiểu được rất nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Giảm được rủi ro chủ quan cố ý từ phía các đơn vị kinh doanh quyết định mang tính cá nhân hoặc cố tình làm sai, lách quy định. Ngoài ra, với đội ngũ cán bộ thẩm định và phê duyệt chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ các kiến thức thẩm định và kinh nghiệm sẽ giúp công tác thẩm định của ngân hàng iệu quả hơn. Giúp ngân hàng quản lý tốt được tổng thể dư nợ cho vay với từng đối tượng khách hàng, qua đó có thể thấy được các quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng có phù hợp hay không để đưa ra các điều chỉnh phù hợp tại từng thời ký. Bên cạnh đó việc có một bộ phận thường xuyên theo dõi và nhắc nợ sẽ giúp nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng vay vốn. Những điểm còn hạn chế của mô hình phê duyệt tập trung: Chỉ phù hợp với các ngân hàng có quy mô tương đối lớn trở lên, nếu ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động tín dụng chưa phát triển mạnh thì việc xây dựng mô hình phê duyệt tập trung sẽ tốn kém nhiều chi phí trong khi phục vụ hoạt động lại chưa nhiều. Việc ra các quyết định phát vay và giải ngân còn tốn nhiều thời gian vì phải qua nhiều công đoạn, nhiều bộ phận khách nhau như các bước thẩm định và kiểm soát hồ sơ độc lập chứ không phải quyết định nhanh chóng tại đơn vị như trước. 2.2.2. Kết quả hoạt động thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Techombank Techcombank chịu rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay, đầu tư cũng như khi Techcombank đóng vai trò trung gian thay mặt khách hàng hay bên thứ ba khác hay khi Techcombank cấp bảo lãnh. Rủi ro khi các bên đối tác không có khả năng thanh toán nợ được giám sát một cách liên tục. Để quản lý được mức độ rủi ro tín dụng, Techcombank chỉ giao dịch với các đối tác có uy tín dụng cao và khi thích hợp, sẽ yêu cầu có tài sản bảo đảm. Rủi ro tín dụng chính mà TCB gặp phải phát sinh từ các khoản cho vay và ứng trước của TCB. Mức độ rủi ro tín dụng này được phản ánh theo giá trị ghi sổ của các tài sản trên bảng cân đối kế toán. Ngoài ra TCB còn gặp phải rủi ro tín dụng ngoại bảng dưới dạng các cam kết cấp tín dụng và cấp bảo lãnh. Techcombank tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng của các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các tổ chức tín dụng khác dựa trên quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Để quản lý rủi ro tín dụng Techcombank sử dụng các công cụ: xây dựng chính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng các quy trình tín dụng, thực hiện rà soát rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ, phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng. Kể từ khi thành lập vào tháng 04/2008, Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân nói riêng và khối dịch vụ ngân hàng tài chính cá nhân đã đạt được những thành tích nhất định. Quan đó có thể khẳng định Techcombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công mô hình phê duyệt tín dụng tập trung mà các ngân hàng hiện đại trên thế giới đang áp dụng. 2.2.2.1. Các kết quả đạt được của công tác thẩm định và phê duyệt Xây dựng hoàn chỉnh mô hình phê duyệt tập trung chuẩn hóa theo ngành dọc từ chi nhánh lên tới trung tâm quản lý tín dụng. Hoàn thiện quy trình tín dụng trở thành một chu kỳ khép kín đầy đủ các công đoạn từ khi tiếp nhận hồ sơ xin vay tới khi giải ngân và quản lý khách hàng sau giải ngân. Ban hành được bộ hướng dẫn thẩm định và phê duyệt tín dụng, trong đó quy định đầy đủ các điều kiện cho vay, tiêu chuẩn hồ sơ vay vốn, phương thức áp dụng, mô tả chi tiết các quy định cấp tín dụng chung của ngân hàng, trở thành kim chỉ nam giúp các đơn vị tham chiếu thực hiện tác nghiệp một các đơn giản và hiệu quả. Triển khai thành công phần mềm phê duyệt tín dụng online ECM (Enterprise Content Management) cũng như quy trình phê duyệt tín dụng trên máy vào tháng 06/2009. Đây là phần mềm hỗ trợ công tác luân chuyển hồ sơ trên hệ thống qua các bộ phận từ chi nhánh lên bộ phận phê duyệt và giải ngân online qua hệ thống mạng nội bộ của Techcombank mà không cần phải chuyển hồ sơ bản giấy từ bộ phận này qua bộ phận kia, giúp công tác phê duyệt và giải ngân rút ngắn được thời gian và chi phi luân chuyển hồ sơ bằng bản giấy như thông thường. Phương thức luân chuyển hồ sơ qua ECM Scan hồ sơ tại chi nhánh Sau khi phê duyệt hồ sơ được tự động chuyển sang CCA để thực hiện giải ngân cho KH Hồ sơ được phê duyệt bởi các chuyên gia phê duyệt tại RCC Đầu mối nhận hồ sơ tại RCC nhập liệu vào ECM qua phần mềm hỗ trợ filenet Capture CVTĐ thực hiện công tác thẩm định và trình phê duyệt khoản vay Ban hành bộ cam kết chất lượng công tác thẩm đinh và phê duyệt SLA Để đảm bảo công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng không bị đình trệ và kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng chung của toàn hệ thống, RCC đã thực hiện việc ban hành mẫu cam kết chất lượng công việc. Theo đó sẽ có thời gian xử lý tối đa đối với công tác thẩm định tính theo ngày làm việc. Nếu RCC thực hiện không đảm bảo cam kết sẽ phải có các giải trình lý do chậm chễ, ảnh hưởng tới thành tích đánh giá kết quả hoạt động hàng kỳ, đồng thời phải tìm ra các phương pháp nâng cao chất lượng công việc để không ảnh hưởng tới hoạt động chung của hệ thống. Bảng 2.4: Cam kết về thời gian xử lý hồ sơ tại RCC Sản phẩm Vay mua nhà Vay mua ô tô Thấu chi có TSBĐ Thấu chi không có TSBĐ, thẻ tín dụng Tiêu dùng thế chấp BĐS Vay hộ kinh doanh Thời gian xử lý 3 ngày 2 ngày 2 ngày 8 giờ 3 ngày 3 ngày Tính tới thời điểm năm 2011, về cơ bản RCC đã thực hiện được đảm bảo chất lượng 90% đáp ứng được quy định về cam kết chất lượng của toàn hệ thống. Thực hiện tốt bộ chỉ tiêu về hiệu quả công việc KPIs được giao hàng năm bởi Ban điều hành ngân hàng. Đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công việc của RCC, thông qua chỉ số KPIs hàng kỳ sẽ phản ánh được chất lượng công tác thẩm định của đội ngũ cán bộ tại RCC. Kết quả năm 2009 RCC đạt chỉ tiêu chung là hoàn thành, sang năm 2010 kết quả trên đã được nâng lên là Hoàn thành tốt và tính tới tháng 06/2011 RCC được đánh giá xếp hạng là đơn vị hoàn thành xuất sắc công việc. Bảng 2.5: Bộ chỉ tiêu hiệu quả công việc KPIs của RCC Chỉ tiêu Xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Không hoàn thành Thời gian xử lý HS 110% 100% 90% Dưới 90% Tổng số hồ sơ xử lý đạt tiêu chuẩn trong kỳ 100% 90% 80% Dưới 70% Bên cạnh việc hoàn thành bộ chỉ tiêu được giao KPIs của ngân hàng đó, cùng với đà tăng trưởng tín dụng đều qua các năm thì số lượng hồ sơ xử lý của RCC cũng tăng lên rất nhiều, cụ thể: Năm 2008: khi mới áp dụng quy trình phê duyệt tín dụng tập trung tại 5 chi nhánh, số lượng hồ sơ được chuyển lên chỉ dừng ở mức 200 bộ hồ sơ mỗi tháng. Sang năm 2009: Khi thực hiện tập trung hóa toàn hệ thống, số lượng hồ sơ đã lên tới trung bình ở mức 4.000 bộ hồ sơ mỗi tháng. Trong năm 2010: Đây là năm tăng trưởng nóng tín dụng của thị trường, số lượng hồ sơ tăng nhiều, cá biệt có tháng hồ sơ tăng lên tới 10.000 bộ một tháng chỉ tính riêng khu vực miền Bắc, tương đương với mức một chuyên viên thẩm định thực hiện 180 bộ hồ sơ một tháng. Qua sự tăng trưởng đều đặn ở mức cao cho thấy áp lực công việc và thể hiện nỗ lực hoàn thành công việc của đội ngũ cán bộ nhân viên tại RCC. 2.2.2.2. Các kết quả đạt được của công tác quản trị rủi ro. Như đã phân tích ở trên, quy trình tín dụng hiện nay của Techcombank là một mô hình khép kín từ công tác thẩm định, phê duyệt tới giải ngân và quản lý sau vay. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng cũng giữ một vai trò hết sức to lớn trong quy trình đó. Qua các năm, Phòng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân cũng đã gặt hái được nhiều thành tích đáng khích lệ: Xây dựng được hệ thống khẩu vị rủi ro cho các đối tượng là khách hàng doanh nghiệp và cá nhân áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó quy định rõ khẩu vị quan hệ tín dụng, khẩu vị có quan hệ hạn chế, khẩu vị không quan hệ của Techcombank, qua đó các phân khúc khách hàng được phân chia rõ rệt, thuận tiện cho việc lựa chọn đối tượng khách hàng và chăm sóc khách hàng. Xây dựng được hệ thống tính điểm xếp hạng tín dụng khách hàng Score-card trên hệ thống phần mềm T24 (phiên bản update của Temenos Globus) cho từng loại sản phẩm giúp các đơn vị đánh giá một cách khách quan nhất điểm tín dụng đối với mỗi đỗi tượng khách hàng khi ra các quyết định cho vay. Bảng 2.6: Bảng đánh giá xếp hạng tín dụng cá nhân STT Các tiêu chí xếp hạng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan