Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam khu vực TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 3

1.1. Lý luận chung về tín dụng và tín dụng ngân hàng . 3

1.1.1. Quá trình ra đời và bản chất của tín dụng . 3

1.1.2. Chức năng của tín dụng: . 4

1.1.3. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế: . 5

1.1.4. Các hình thức tín dụng . 6

1.1.5. Các vấn đề chung về tín dụng ngân hàng . 7

1.1.5.1. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng. . 7

1.1.5.2. Công cụ hoạt động của tín dụng ngân hàng. 7

1.1.5.3. Tác dụng của tín dụng ngân hàng . 7

1.1.5.4. Phân loại tín dụng ngân hàng . 8

1.2. Những nội dung cơ bản về chất lượng tín dụng ngân hàng: . 10

1.2.1. Khái niệm: . 10

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng: . 12

1.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn: . 12

1.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu: . 12

1.2.2.3. Tỷ lệ sinh lời của tín dụng: . 13

1.2.2.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn: . 13

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng: . 13

1.3. Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV . 16

1.3.1. Khái niệm và vai trò của DNNVV. . 16

1.3.1.1. Khái niệm. . 16

1.3.1.2. Vai trò của các DNNVV. . 16

1.3.2. Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. . 17

1.3.2.1. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. . 17

1.3.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNNV. . 17

1.3.2.3. Các loại hình tín dụng dành cho DNNVV . 17

1.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV của

một số nước trên thế giới. 20

1.4.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV của một

số nước trên thế giới. . 20

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM VN và NHNo&PTNT Việt Nam 21

Kết luận chương 1: . 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH. . 23

2.1. Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam và khu vực TP. HCM. . 23

2.1.1. Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. . 23

2.1.2. Hệ thống NHNo&PTNT khu vực TP. HCM. . 25

2.2. Tình hình hoạt động của DNNVV tại TP.HCM. . 26

2.2.1. Tình hình DNNVV tại TP.HCM. . 27

2.2.1.1. Cơ cấu DNNVV theo ngành kinh tế . 28

2.2.1.2. Cơ cấu DNNVV theo quy mô nguồn vốn . 29

2.2.1.3. Cơ cấu DNNVV theo quy mô lao động . 29

2.2.1.4. Cơ cấu DNNVV theo loại hình . 30

2.2.2. Quy mô vốn và cách tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV. . 31

2.2.3. Khả năng tiếp cận thị trường: . 32

2.3. Tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP. HCM. . 32

2.3.1. Công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM. . 32

2.3.2. Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM. . 35

2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM. . 38

2.4.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. . 39

2.4.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. . 40

2.4.3. Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời của tín dụng. . 42

2.4.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn. 43

2.5. So sánh tình hình tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực

TP.HCM với toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và các NHTM tại khu vực TP.HCM. . 44

2.5.1. Tình hình tín dụng DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM so với toàn hệ thống. . 44

2.5.1.1. Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV . 44

2.5.1.2. Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT

khu vực TP.HCM so với toàn hệ thống. . 45

2.5.2. Tình hình tín dụng DNNVV NHNo&PTNT khu vực TP.HCM so với các

NHTM khác tại khu vực TP.HCM . 47

2.5.2.1. Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV . . 47

2.5.2.2. Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT

khu vực TP.HCM so với các NHTM tại khu vực TP.HCM . 48

2.6. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM. . 51

2.6.1. Những kết quả đạt được. . 51

2.6.2. Một số tồn tại hạn chế. . 52

2.6.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng . 53

2.6.3.1. Nguyên nhân khách quan. . 53

2.6.3.2. Nguyên nhân từ ngân hàng. . 55

2.6.3.3. Nguyên nhân từ DNNVV: . 58

Kết luận chương 2: . 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHNo&PTNT KHU VỰC TP. HCM60

3.1. Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. 60

3.1.1. Định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam. . 60

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam. . 61

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại

NHNo&PTNT khu vực TP. HCM. . 63

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại

NHNo&PTNT khu vực TP. HCM. . 63

3.2.1.1. Nâng cao công tác quản trị điều hành. . 63

3.2.1.2. Chấp hành quy trình cho vay, thủ tục vay vốn. . 64

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định . 65

3.2.1.4. Chú trọng công tác đảm bảo tiền vay . 66

3.2.1.5. Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát kiểm soát khoản vay . 66

3.2.1.6. Nâng cao công tác cán bộ và trình độ cán bộ phụ trách công tác chuyên môn. . 67

3.2.1.7. Tăng cường các công tác khác. . 68

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với DNNVV tại TP. HCM. . 70

3.2.2.1. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi. . 70

3.2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý điều hành. . 70

3.2.2.3. Trung thực trong việc cung cấp thông tin, hợp tác với ngân hàng. . 71

3.2.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp . 72

3.2.2.5. Tranh thủ khả năng vay vốn tín chấp và khả năng tín nhiệm của NH

trong quá trình vay vốn . 73

3.2.2.6. Lựa chọn đúng tổ chức tín dụng để đặt quan hệ vay vốn . 74

3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước: . 74

3.2.3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với DNNVV. . 74

3.2.3.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNNVV . 75

3.2.3.3. Tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát, kiểm toán việc thực thi pháp

luật và quản lý thị trường. 76

3.2.3.4. Hoàn thiện các chính sách của NHNN và chất lượng của trung tâm

thông tin tín dụng NHNN (CICB) . 77

Kết luận chương 3 . 79

KẾT LUẬN . 80

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam khu vực TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2T 11,333 13,802 29,721 46,497 46,785 TG có kỳ hạn từ 12T trở lên 23,782 35,643 37,658 36,759 34,839 Tổng 45,034 65,269 82,603 98,983 98,659 Nguồn: “ Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Khu vực TP. HCM”. Trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất, đến 31/12/2009 chiếm 33,1% tổng nguồn vốn đạt 32.753 tỷ đồng và tăng 21,9% so với năm 2008. Phân theo kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 31/12/2009 đạt 52,2% tổng nguồn vốn, tăng 38,4% so với năm 2008. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất, đến 30/06/2010 chiếm tỷ trọng 17,26% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy các chi nhánh chưa khai thác tốt công tác huy động tiền gửi không kỳ hạn này nhằm giảm chi phí đầu vào tăng chênh lệch lãi suất đầu vào ra để mang lại hiệu quả trong kinh doanh. 35 2.3.2. Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM. Bảng 2.4. Số liệu dư nợ cho vay DNNVV ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 06/2010 Tổng dư nợ 28,843 46,049 61,559 76,018 77,979 Dư nợ DNNVV 16,689 27,743 37,739 47,686 49,057 Dư nợ DNNVV ngắn hạn 8,678 14,143 16,913 25,750 27,962 Dư nợ DNNVV trung, dài hạn 8,011 13,589 14,408 21,936 21,094 Số lượng DNNVV quan hệ NH 10,272 11,904 13,776 14,304 15,321 Doanh số cho vay DNNVV 19,783 36,077 45,187 72,116 44,288 Doanh số thu nợ DNNVV 14,637 25,034 41,598 55,751 42,917 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Khu vực TP. HCM) Dư nợ cho vay DNNVV của NHNo&PTNT khu vực TP.HCM luôn chiếm trên 35% tổng dư nợ của hệ thống và chiếm trên 20% dư nợ DNNVV khu vực TP.HCM đối với các tổ chức tín dụng khác. Trong tổng dư nợ thì dư nợ của đối tượng DNNVV chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2006 chiếm 57% tổng dư nợ đến năm 2009 tăng lên 62,7%. Điều này cho thấy dư nợ DNNVV ngày càng tăng theo sự tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, giai đoạn từ 2006 – 2009 tăng 47.175 tỷ đồng, với tốc độ tăng 163,55% so với năm 2006. Dư nợ tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2007 có tốc độ tăng nhanh nhất, dư nợ tăng 17.206 tỷ đồng so với năm 2006 đạt tỷ lệ 159%, trong đó dư nợ DNNVV tăng 11.054 tỷ đồng, tỷ lệ 166% so với năm 2006. Ngoài ra thì cùng với sự tăng trưởng của dư nợ DNNVV thì lượng khách hàng là DNNVV quan hệ với ngân hàng cũng tăng về số lượng. Trong phân bố dư nợ DNNVV thì dư nợ ngắn hạn ngày càng được tập trung và chiếm tỷ trọng tăng so với dư nợ trung dài hạn, năm 2006 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn DNNVV chiếm 51,9% thì đến năm 2009 tỷ lệ này đạt 53,9%, tăng 2% so với năm 2006. Điều này 36 cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư tín dụng của các chi nhánh trong việc tăng cường cho vay ngắn hạn để đảm bảo khả năng luân chuyển nguồn vốn tín dụng đồng thời mang lại hiệu quả hạn chế rủi ro hơn. Tình hình dư nợ DNNVV trong 06 tháng năm 2010 vẫn có những chuyển biến tích cực, dư nợ tăng 1.371 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn của DNNVV tăng cao nhất 2.212 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn giảm 842 tỷ đồng so với năm 2009. Điều này do các chi nhánh đang rất chú trọng cho vay ngắn hạn, đang giảm dần tỷ lệ dư nợ trung dài hạn theo chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.3.2.1. Dư nợ cho vay DNNVV phân theo thành phần kinh tế Bảng 2.5. Số liệu dư nợ DNVVN theo thành phần kinh tế ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 06/2010 DN nhà nước 335 409 417 459 524 Công ty CP 3,338 6,656 10,944 13,829 14,374 Cty TNHH 9,179 14,975 20,002 26,704 27,079 DN tư nhân 3,786 5,571 6,163 6,369 6,760 Hợp tác xã 52 121 213 325 320 Tổng 16,689 27,732 37,739 47,686 49,057 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Khu vực TP. HCM) Công ty Cổ phần và Công ty TNHH là 02 đối tượng khách hàng được NH quan tâm tài trợ nhiều nhất và dư nợ tăng nhanh đối với 02 đối tượng này. DN Nhà nước, DN tư nhân, HTX chỉ chiếm mức dư nợ rất nhỏ. Năm 2006 dư nợ Cty CP 20%; Cty TNHH 55%; DN tư nhân 22,6%; DN nhà nước 2%; Hợp tác xã 0,3% thì đến năm 2009 dư nợ Cty CP chiếm tỷ lệ 29% (dư nợ tăng 10.491 tỷ đồng tương ứng tăng 9% so với năm 2006); Cty TNHH 55,99% (dư nợ tăng 17.525 tỷ đồng với tỷ lệ 9,9% so với năm 2006); DN tư nhân 13,35% (dư nợ tăng 2.583 tỷ đồng nhưng tỷ lệ giảm 9,25% so với năm 2006); DN nhà nước 0,96% (dư nợ tăng 124 tỷ đồng, 37 nhưng tỷ lệ giảm 1,04% so với năm 2006); hợp tác xã 0,68% (dư nợ tăng 273 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,38% so với năm 2006). Cho thấy trong những năm qua các chi nhánh NHNo&PTNT Tp. HCM cho vay khách hàng DNNVV khá đa dạng, tập trung vào những khách hàng hoạt động có hiệu quả chứ không dựa trên thành phần kinh tế nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời sự tăng trưởng dư nợ tập trung vào 02 đối tượng khách hàng là Cty CP và Cty TNHH là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế khi 02 thành phần kinh tế này đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều so với DN tư nhân và DN nhà nước. Trong 06 tháng năm 2010 tình hình dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế vẫn được duy trì và phát triển theo từng thành phần, trong đó đối tượng dư nợ đối với các Cty CP và Cty TNHH ngày càng tăng so với năm 2009 như sau Công ty CP tăng 545 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 3,9% so với năm 2009; Công ty TNHH tăng 375 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 1,4% so với năm 2009; Trong khi đó thì dư nợ đối với thành phần HTX giảm 5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ -1,5% so với năm 2009. 2.3.2.2. Dư nợ cho vay DNNVV theo chương trình, loại hình. Bảng 2.6. Số liệu dư nợ DNVVN chương trình, loại hình ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 06/2010 DN nông nghiệp, nông thôn 3,358 3,975 4,782 5,602 6,060 DN nuôi, khai thác thủy sản 123 132 147 168 167 DN thu mua lúa gạo 657 709 725 914 681 DN xuất khẩu 1,515 1,586 1,707 1,863 1,754 DN nhập khẩu 1,107 1,125 1,162 1,236 1,363 DN bất động sản 4,299 8,987 9,551 9,893 11,437 DN sản xuất kinh doanh 5,629 11,218 19,666 28,010 27,594 Tổng 16,689 27,732 37,739 47,686 49,057 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Khu vực TP. HCM) 38 Trong cơ cấu dư nợ theo chương trình, loại hình thì dư nợ trong đầu tư DNNVV tập trung ở nhiều lĩnh vực. Trong đó dư nợ cho vay đầu tư bất động sản chiếm một tỷ lệ khá cao và năm 2007 có tỷ lệ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm. Dư nợ bất động sản năm 2007 tăng 4.688 tỷ so với năm 2006 đồng chiếm tỷ lệ 32,4% tổng dư nợ, năm 2008 tăng 564 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30,49%, năm 2009 tăng 342 tỷ đồng, chiếm 20,7% tổng dư nợ. Điều này cho thấy có sự chuyển dịch rõ rệt trong cơ cấu đầu tư tín dụng phù hợp với định hướng của NHNN, NHNo&PTNT nhằm không tập trung nhiều dư nợ vào một lĩnh vực nhằm hạn chế được rủi ro. Ngoài ra cũng thấy NHNo&PTNT luôn giành một tỷ lệ đáng kể dư nợ cho đối tượng nông nghiệp nông thôn, thủy hải sản, các doanh nghiệp thu mua lúa gạo phù hợp vơi chính sách của ngân hàng và theo sự điều hành của NHNN. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ngày càng tăng từ năm 2006-2009 tăng 2.244 tỷ đồng, chiếm 11,74% tổng dư nợ đạt 66,8% so với năm 2006. Ngoài ra dư nợ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng rất được quan tâm tăng ổn định qua các năm từ năm 2006-2009 dư nợ lĩnh vực này tăng 477 tỷ đồng với mức tăng 18,2%. Điều này cho thấy sự nổ lực của các chi nhánh dù đây không là thế mạnh của NHNo&PTNT. Tuy nhiên tình hình dư nợ 06 tháng năm 2010 của DNNVV có những thay đổi nhất định so với năm 2009 cụ thể như đối với lĩnh vực bất động sản vẫn tăng 1.544 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2009; Dư nợ lĩnh vực xuất khẩu gặp khó khăn giảm 109 tỷ đồng, ngược lại dư nợ nhập khẩu tăng 127 tỷ đồng so với năm 2009. Trong khi đó thì dư nợ trong khu vực nông nghiệp nông thôn được các chi nhánh quan tâm, dư nợ tăng 458 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,2% so với năm 2009, đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của NHNo&PTTN Việt Nam. 2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM. Để đánh giá một cách chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng, thì không chỉ đánh giá dựa trên chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ và chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ, mà còn phải dựa trên các tiêu chí khác, nhưng ở góc độ ở đây tập trung đánh giá 4 chỉ tiêu cơ bản sau: 39 2.4.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN thì nợ quá hạn là những khoản nợ được phân từ nhóm 2 đến nhóm 5. Theo đó: - Nợ nhóm 2 là những khoản nợ: quá hạn dưới 90 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. - Nợ nhóm 3 là những khoản nợ: quá hạn từ 90 đến 180 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nợ nhóm 4 là những khoản nợ: quá hạn từ 181 đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nợ nhóm 5 là những khoản nợ: quá hạn trên 360 ngày; nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Bảng 2.7. Số liệu về chỉ tiêu nợ quá hạn đối với DNNVV ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 06/2010 Tổng dư nợ 28,843 46,049 61,559 76,018 77,979 Dư nợ DNNVV 16,689 27,743 37,739 47,686 49,057 Nợ quá hạn 580 871 1,758 2,818 5,702 Nợ quá hạn DNNVV 492 538 1,675 2,366 4,421 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2.01% 1.89% 2.86% 3.71% 7.31% Tỷ lệ NQH DNNVV/Tổng dư nợ 1.71% 1.17% 2.72% 3.11% 5.67% Tỷ lệ NQH DNNVV/Dư nợ DNNVV 2.95% 1.94% 4.44% 4.96% 9.01% (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực TP.HCM) Nợ quá hạn trong thời gian qua của NHNo&PTNT khu vực Tp. HCM có những dấu hiệu không tốt. Số dư nợ quá hạn tăng đều qua các năm, dù năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn có giảm so với năm 2006 nhưng kể từ năm 2008 thì nợ quá hạn tăng nhanh 40 cả số tuyệt đối và tỷ lệ. Từ 2006-2009, dư nợ quá hạn tăng 2.238 tỷ đồng, với tỷ lệ 385,9% so với năm 2006. Trong dư nợ quá hạn thì dư nợ quá hạn của DNNVV chiếm tỷ lệ đáng kể, năm 2009 chiếm 83,9% và dư nợ cũng tăng cùng với sự gia tăng của tổng nợ quá hạn. Từ năm 2006-2009 tăng 1.874 tỷ đồng, với tỷ lệ 380,9% so với năm 2006. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT không được cải thiện mà có chiều hướng xấu đi cùng với tăng trưởng tín dụng. Tình hình trong 06 tháng năm 2010 nợ quá hạn vẫn chưa được cải thiện, dư nợ quá hạn tăng 2.884 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn đối với DNNVV tăng 2.055 tỷ đồng so với năm 2009. Xét về tỷ lệ nợ quá hạn đã vượt mức quy định của NHNN là < 5%. Điều này đòi hỏi các chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố cần có những nổ lực trong việc cải thiện tình nợ quá hạn của chi nhánh. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn có nhiều yếu tố khác nhau từ chủ quan đến khách quan và từ môi trường kinh tế vĩ mô trong thời gian qua có nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. 2.4.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, nợ xấu là những khoản nợ được phân từ nhóm 3 đến nhóm 5. Bảng 2.8. Số liệu về chỉ tiêu nợ xấu đối với DNNVV ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 06/2010 Tổng dư nợ 28,843 46,049 61,559 76,018 77,979 Dư nợ DNNVV 16,689 27,743 37,739 47,686 49,057 Nợ xấu 446 670 1,352 2,168 4,386 Nợ xấu DNNVV 394 430 1,340 1,893 3,537 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1.55% 1.45% 2.20% 2.85% 5.62% Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/Tổng dư nợ 1.37% 0.93% 2.18% 2.49% 4.54% Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/Dư nợ DNNVV 2.36% 1.55% 3.55% 3.97% 7.21% (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực Tp.HCM) 41 Chỉ tiêu nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng xấu. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu của các TCTD phải dưới 5% và mục tiêu phấn đấu của NHNo&PTNT phải dưới 3%. Tổng dư nợ xấu của các chi nhánh tăng nhanh qua từng năm và ngày càng vượt quy định của NHNN là phải < 5% vì đến 30/06/2010 tỷ lệ nợ xấu là 5,62%. Trong giai đoạn từ năm 2006-2009, dư nợ xấu tăng 1.722 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 386,1%. Xét về tỷ lệ nợ xấu thì năm 2007 dù cho dư nợ xấu tăng 224 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm 0,1% đều này do tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2007 tăng 59,7% so với năm 2006 và tình hình nợ xấu tại các chi nhánh không phát sinh nhiều. Năm 2008 nợ xấu tăng 682 tỷ đồng đạt 152,9% so với năm 2007, có 08 chi nhánh nợ xấu trên 5%. Năm 2009 tình hình dư nợ xấu không được cải thiện mà tăng 816 tỷ đồng đạt 60,3% so với năm 2008 do công tác nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian qua chưa được quan tâm cộng với tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2007 và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm khách hàng kinh doanh khó khăn nguồn trả nợ ngân hàng bị ảnh hưởng đã dẫn đến nợ xấu tăng. Trong tổng dư nợ xấu thì nợ xấu đối với DNNVV chiếm tỷ lệ khá cao thường trên 80% so với tổng dư nợ xấu. Từ năm 2006-2009 dư nợ xấu của DNNVV tăng 1.499 tỷ đồng đạt tốc độ tăng 380,4% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ xấu DNNVV tăng cao nhất 311,6% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ xấu DNNVV tăng 553 tỷ đồng tăng 41,3% so với năm 2008. Tình hình nợ xấu 06 tháng đầu năm 2010 có sự tăng cao rõ rệt, dư nợ xấu đạt 4.386 tỷ đồng tăng 2.218 tỷ đồng so với năm 2009, trong đó dư nợ xấu đối với DNNVV chiếm 3.537 tỷ đồng với tỷ lệ 80,6% tổng nợ xấu, tăng 1.644 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 86,8% so với năm 2009. Nguyên nhân nợ xấu DNNVV tăng cao xuất phát từ công tác tín dụng chưa hợp lý khi tập trung dư nợ vào lĩnh vực bất động sản quá nhiều. Khi thị trường bất động sản trầm lắng thì khả năng trả nợ từ đối tượng khách hàng gặp khó khăn khả năng tài chính suy giảm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ theo cam kết. Ngoài ra do những lỏng lẻo trong công tác tín dụng tại một số chi 42 nhánh dẫn đến tình trạng khách hàng lừa đảo, khoản vay khó thu hồi hoặc không đủ để thu hồi như tại CN Chợ Lớn, CN 08, CN Tân Bình… 2.4.3. Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời của tín dụng. Bảng 2.9. Số liệu về chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời của tín dụng ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 06/2010 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 725 1,174 (742) 1,915 718 Tổng dư nợ 28,843 46,049 61,559 76,018 77,979 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 2.51% 2.55% -1.21% 2.52% 0.92% (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực TP.HCM) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay trung dài hạn sẽ không thể coi là có chất lượng nếu không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao cho thấy khoản vay của ngân hàng sinh lời, chất lượng tín dụng tốt, ngược lại thì hiệu quả không cao. Căn cứ vào bảng số liệu về tỷ lệ sinh lời của tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT khu vực TP.HCM cho thấy rằng chỉ tiêu này có nhiều biến động. Năm 2006 chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đạt 2,51%. Năm 2007 tăng 0,04% so với năm 2006 cho thấy hiệu quả của hoạt động tín dụng tại các chi nhánh được cải thiện. Nguyên nhân do hoạt động tín dụng gặp nhiều thuận lợi: tăng trưởng tín dụng tốt, nền kinh tế, lãi suất đầu vào đầu ra ổn định. Năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng âm 742 tỷ đồng, đây không phải do hoạt động tín dụng không mang lại hiệu quả mà là do lãi suất đầu vào có nhiều biến động, lãi suất huy động cao trong khi đó việc điều chỉnh lãi suất cho vay gặp khó khăn; ngoài ra nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận âm là do tại một số chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro cao và chưa thu hồi được trong năm 2008 như CN Chợ Lớn (-1.420 tỷ đồng), CN Hùng Vương (-163,9 tỷ đồng), CN 11 (- 24 tỷ đồng), CN 04 (-61,5 tỷ đồng)… Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng 741 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 63,1% so với năm 2007. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2009 giảm 0,03% so 43 với năm 2007, cho thấy dù lợi nhuận tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận so với dư nợ không tăng. Nguyên nhân do chênh lệch lãi suất đầu ra so với đầu vào không cao dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm. Tình hình sinh lời tín dụng trong 06 tháng đầu năm 2010 vẫn duy trì ở mức khá, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đạt 718 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 37,49% so với năm 2009 do thấy hoạt động tín dụng phần nào đi vào ổn định khi tình hình kinh tế được duy trì trong 06 tháng đầu năm. Tuy nhiên để đạt tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng cao so với năm 2009 thì trong 06 tháng cuối năm 2010 các chi nhánh cần phải rất nổ lực trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là công tác lãi suất, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu vì tình hình kinh tế những tháng cuối năm thường có những biến động mạnh. 2.4.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn. Bảng 2.10. Số liệu về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ĐVT: Tỷ đồng; Lần Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 06/2010 Tổng nguồn vốn huy động 45,034 65,269 82,603 98,983 98,659 Tổng dư nợ 28,843 46,049 61,559 76,018 77,979 Hiệu suất sử dụng vốn 0.64 0.71 0.75 0.77 0.79 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT khu vực TP.HCM) Hiệu suất sử dụng vốn là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá chính xác khả năng của các chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế tại Thành phố. Qua bảng số liệu cho thấy rằng, nguồn vốn năm 2009 tăng 53.949 tỷ đồng so với năm 2006, trong khi đó dư nợ năm 2009 tăng 47.175 tỷ đồng so với năm 2006, cho thấy nguồn vốn bao giờ cũng có số dư tuyệt đối tăng cao hơn so với dư nợ. Xét về hiệu suất sử dụng vốn thì các chi nhánh có khả năng tự cung ứng nguồn vốn để cho vay và có thể ứng nguồn vốn cho các khu vực khác trong hệ thống NHNo&PTNT hiệu suất sử dụng vốn luôn dưới 0,8 lần. Nhưng hiệu suất này 44 đang có dấu hiệu ngày càng tăng khi tình hình huy động nguồn vốn gặp khó khăn do cạnh tranh lãi suất, sản phẩm thiếu đa dạng, công tác tiếp thị chưa được quan tâm đã làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm lại (từ năm 2006-2009 hiệu số sử dụng vốn tăng 0,13 lần) trong khi đó dư nợ tín dụng vẫn tăng cao trong năm 2007 và những năm sau tăng ổn định. Trong 06 tháng đầu năm 2010 nguồn vốn giảm 324 tỷ đồng, dư nợ lại tăng 1.961 tỷ đồng điều này làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng 0,02 lần so với năm 2009. Nhưng nhìn chung thì các chi nhánh khu vực Thành phố vẫn không phải vay từ nguồn vốn của trung ương để đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng mà còn cung ứng nguồn vốn cho hệ thống NHNo&PTNT. 2.5. So sánh tình hình tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM với toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và các NHTM tại khu vực TP.HCM. 2.5.1. Tình hình tín dụng DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM so với toàn hệ thống. 2.5.1.1. Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNVV Bảng 2.11. Số liệu dư nợ DNNVV NHNo&PTNT Việt Nam Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 06 tháng 2010 Toàn ngành TP. HCM Toàn ngành TP. HCM Toàn ngành TP. HCM Toàn ngành TP. HCM Toàn ngành TP. HCM Tổng dư nợ cho vay 211,661 28,843 246,118 46,049 294,697 61,559 351,112 76,018 396,757 77,979 Số lượng DNNVV 3,432 2,400 5,470 3,696 6,451 4,272 8,014 5,040 8,836 5,664 Dư nợ cho vay DNNVV 51,400 16,689 76,357 27,743 93,262 37,739 131,686 47,686 136,864 49,057 Tỷ lệ Dư nợ DNNVV/Tổng dư nợ 24.3% 57.9% 31.0% 60.2% 31.6% 61.3% 37.5% 62.7% 34.5% 62.9% (Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) Tình hình dư nợ cho vay của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tăng đều qua các năm. Năm 2007 tăng 34.457 tỷ đồng so với năm 2006, đạt tốc độ tăng 116%. Năm 2008 tăng 48.579 tỷ đồng so với năm 2007, đạt tốc độ tăng 119%. Năm 2009 tăng 56.415 tỷ đồng, đạt tốc độ 119%. Đối với dư nợ thuộc DNNVV 45 cũng tăng với tỷ lệ đáng kể, giai đoạn từ năm 2006 – 2009 dư nợ tăng 80.286 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 215% so với năm 2006. Sáu tháng năm 2010 dư nợ tín dụng vẫn tăng so với năm 2009 nhưng không cao hơn những năm trước. Điều này cho thấy phần lớn dư nợ tăng của toàn hệ thống là do tăng trưởng dư nợ đối với DNNVV. Xét về tỷ lệ dư nợ của DNNVV/tổng dư nợ khu vực TP.HCM có tỷ lệ cao hơn so với toàn hệ thống, điều này phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại khu vực Tp.HCM là nơi tập trung nhiều DNNVV so với các khu vực trong toàn quốc. Khi đánh giá tỷ lệ dư nợ của khu vực TP.HCM nói chung và dư nợ DNNVV nói riêng so với toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì tỷ trọng dư nợ tại khu vực TP.HCM luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Tỷ lệ dư nợ khu vực TP.HCM tăng đều qua các năm và tỷ lệ dư nợ đối với DNNVV so với tổng dư nợ DNNVV của toàn hệ thống cũng không ngoại lệ luôn chiếm tỷ lệ trên 30%. Bảng 2.12. Tỷ lệ dư nợ khu vực TP.HCM so với toàn hệ thống. ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 06 /2010 Tỷ lệ dư nợ khu vực Tp.HCM/Toàn hệ thống 13.6% 18.7% 20.9% 21.7% 19,7% Tỷ lệ dư nợ DNNVV khu vực Tp.HCM/Toàn hệ thống 32.5% 36.3% 40.5% 36.2% 35,8% (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) 2.5.1.2. Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM so với toàn hệ thống. Đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT khu vực TP.HCM so với toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được phản ánh trong số liệu bảng 2.13. 46 Bảng 2.13. Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 06 tháng 2010 Toàn ngành TP. HCM Toàn ngành TP. HCM Toàn ngành TP. HCM Toàn ngành TP. HCM Toàn ngành TP. HCM Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 2.70% 2.01% 2.81% 1.89% 2.85% 2.86% 3.12% 3.71% 4.92% 7.31% Tỷ lệ NQH DNNVV/Tổng dư nợ 1.11% 1.71% 1.24% 1.17% 1.27% 2.72% 1.31% 3.11% 3.76% 5.67% Tỷ lệ NQH DNNVV/Dư nợ DNNVV 2.77% 2.95% 1.85% 1.94% 3.32% 4.44% 3.78% 4.96% 5.48% 9.01% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2.30% 1.55% 2.50% 1.45% 2.68% 2.20% 2.60% 2.85% 4.10% 5.62% Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/Tổng dư nợ 1.21% 1.37% 1.03% 0.93% 1,78% 2.18% 1.98% 2.49% 2.01% 4.54% Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/Dư nợ DNNVV 2.14% 2.36% 1.37% 1.55% 2.21% 3.55% 3.01% 3.97% 5.12% 7.21%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_tin_dung_doi_voi_doanh_nghiep_nho_va_vua_tai_nhnoampptnt_viet_nam_khu_vuc_tp._.pdf
Tài liệu liên quan