Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thiệu Hoá - Tỉnh Thanh Hoá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHTM8

1.1. Hộ sản xuất và tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất8

1.1.1. Hộ sản xuất8

1.1.1.1. Khái niệm về hộ sản xuất8

1.1.1.2. Phân loại HSX9

1.1.1.3. Đặc điểm của HSX10

1.1.1.4. Vai trò của HSX trong nền kinh tế thị trường11

1.1.1.5. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ sản xuất12

1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với HSX13

1.1.2.1. khái niệm tín dụng13

1.1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất13

1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của tín dụng đối với HSX15

1.2. Chất lượng tín dụng đối với HSX15

1.2.1. Khái niệm CLTD15

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá CLTD NH đối với HSX16

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính16

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng17

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới CLTD NH đới với HSX19

1.2.3.1. Yếu tố môi trường19

1.2.3.2. Yếu tố thuộc về khách hàng20

1.2.3.3. Yếu tố thuộc về NH20

 

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THIỆU HOÁ22

2.1. Khái quát chung về CN NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá22

2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá24

2.2.1. Về công tác huy động vốn

2.2.2. Về công tác sử dụng vốn

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.3. Thực trạng cho vay HSX và CLTD đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá28

2.3.1. Quy trình tín dụng cho vay HSX.

2.3.1.1. Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định và thực hiện các công việc cần thiết khác

2.3.1.2. Giải ngân

2.3.1.3. Công tác kiểm tra

2.3.1.4. Quy trình thu nợ, thu lãi

2.3.1.5. Xử lý những tồn tại

2.3.2. Kết quả hoạt động cho vay và thu nợ đối với HSX

2.3.2.1.Doanh số cho vay và thu nợ đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá

2.3.2.2. Tình hình dư nợ HSX

2.4. Chất lượng tín dụng đối với HSX chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá

2.4.1. Tình hình nợ xấu

2.4.2. Vòng quay vốn tín dụng

2.4.3. Hiệu quả kinh tế đối với HSX từ vốn vay NH

2.5. Đánh giá CLTD đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa

2.5.1. Những thành quả đạt được

2.5.2. Những mặt tồn tại

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1. Những nguyên nhân để có được kết quả

2.5.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

CHƯƠNG 3. Ý KIẾN ĐỂ XUẤT VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN THIỆU HOÁ.

3.1. Những định hướng cơ bản về hoạt động tín dụng đối với HSX

3.1.1. Chính sách của nhà nước

3.1.2. Định hướng và mục tiêu của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá

3.2. Một số dề xuất nhằm nâng cao CLTD đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá

3.2.1. Từ phía ngân hàng

3.2.1.1. Công tác cho vay tới HSX

3.2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường công tác kiểm soát, thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn

3.2.1.3. Xây dựng chiến lược khách hàng

3.2.1.4. Phát triển loại hình cho vay theo dự án NH chủ động tìm kiếm các dự án mới và tư vấn cho khách hàng

3.2.2. Về phía bản thân các HSX

3.2.3. Một số giải pháp bổ trợ

3.2.3.1. Giải pháp về huy động vốn

3.2.3.2. Giải pháp chỉ đạo điều hành và công tác cán bộ

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với NH cấp trên

3.3.2. Đối với chính quyền địa phương

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thiệu Hoá - Tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư nhân, kỳ phiếu và tiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất hấp dẫn, phong cách phục vụ tận tình chu đáo, được khách hàng tín nhiệm, với nhiều giải pháp huy động vốn như điều tra phân loại khách hàng, áp dụng chính sách khách hàng, huy động vốn thu và trả tại nhà, huy động tiết kiệm gửi góp thông qua tổ…do đó công tác huy động vốn liên tục tăng trưởng. Số liệu thể hiện qua biểu sau: Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn từ năm 2004 - 2007 Đơn vị Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (+),(-) 2007 so 2004 Tỷ lệ (%) 2007 so 2004 Tổng nguồn vốn 59.476 87.743 99.998 125.601 66.125 211% I Huy động vốn nội tệ 59.476 83.284 92.265 115.289 55.813 194% 1 TG KB, BHXH, TCTD 4.095 11.385 2.690 2.007 -2.088 49% 2 Tự huy động 55.381 71.899 89.575 113.283 57.902 205% 2.1 Không kỳ hạn 4.590 4.063 4.674 6.280 1.690 137% 2.2 Có kỳ hạn < 12 tháng 8.710 13.688 17.643 20.071 11.361 230% 2.3 Có kỳ hạn từ 12 - 24 tháng 30.842 42.755 55.282 77.264 46.422 251% 2.4 Tiền gửi trên 24 tháng 11.239 11.393 11.976 9.668 -1.571 86% II Ngoại tệ qui đổi 0 4.459 7.733 10.312 10.312 * Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn: 2007 2006 2005 2004 Như vậy lượng tiền gửi tại NH liên tục tăng và khá ổn định. Trong đó, lượng tiền gửi trung và dài hạn tăng nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của NH. điều này là một phần do năm 2007 trên địa bàn huyện có một lượng lớn số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu và NH đã thành công trong việc thu hút hầu hết số người này tham gia gửi tiết kiệm tại NH khoảng trên 70%. Mặt khác, những người hưu trí thường tích luỹ số tiền của nình trong thời gian dài. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn trong tổng vốn huy động trên địa bàn càng cao càng chứng tỏ mức độ tích luỹ và tăng trưởng nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư tại NH là ổn định và khá bền vững. 2.2.2. Về công tác sử dụng vốn: Thực hiện đầu tư kinh doanh trên địa bàn, NHNo & PTNT Thiệu hoá luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, thông qua đó sử dụng linh hoạt các mặt nghiệp vụ, chọn những phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư, bám sát định hướng chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh. Từ đó làm căn cứ cho vay cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt nam đa dạng hoá các phương thức cho vay, loại cho vay, chính vì vậy mà công tác sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thiệu hoá ngày càng tăng trưởng được thể hiện qua biểu sau: Bảng 2.2: Tăng tưởng dư nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2004 - 2007. Đơnvị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 130.800 152.014 173.169 199.151 Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước 1.200 700 550 120 Hợp tác xã 2.692 3.450 4.598 5.200 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10.584 17.737 26.401 31.097 Hộ gia đình, cá nhân 116.324 130.127 141.620 162.734 2007 2006 2004 2005 Thiệu hoá là một huyện đông dân thứ 4 trong số 26 huyện thị trong toàn Tỉnh với tổng số hộ là 47000, mật độ dân số đứng thứ 7 toàn tỉnh, bình quân một hộ nông dân trồng lúa chỉ có 4,5 sào ruộng. Năm 2004 NHNo & PTNT Thiệu hóa đã cho 21000 hộ vay và đến năm 2007 đã cho 26000 hộ vay, chiếm 55% trên tổng số hộ trên toàn huyện. Qua số liệu trên cho thấy NHNo & PTNT Thiệu hoá cho vay chủ yếu là hộ sản xuất phù hợp với một huyện thuần nông tốc độ tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực này tương đối nhanh, tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất trên tổng dư nợ là 82% Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 là: 199.151 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 68.351 triệu. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Trong những năm qua, chi nhánh liên tục kinh doanh có lãi với mức tăng trưởng khá. Tổng thu tăng liên tục và ngày càng tăng hơn so với mức tăng của tổng chi. Năm 2006, chênh lệch thu chi đạt 8.667 trđ, tăng gần 40% so với năn 2005 và gần 80% so với năm 2004. Tình hình kinh doanh như hiện nay là tương đối tố và ổn định. Mặc dù xuất hiện sự cạnh tranh của các TCTD khác nhưng NH luôn chiếm thị phàn tín dụng cao nhất trên địa bàn huyện. Đơn cử năm 2006, trong tổng lượng vốn huy động của tất cả các TCTD trên địa bàn, NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá chiếm 70,9% và hoạt động cho vay của NH chiếm gần 75%. 2.3. Thực trạng cho vay HSX và CLTD đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá 2.3.1. Quy trình tín dụng cho vay HSX 2.3.1.1. Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định và thực hiện các công việc cần thiết khác Khách hàng có nhu cầu vay vốn tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá có thể trực tiếp thực hiện giao dịch tín dụng tại địa phương hoặc tại trụ sở chính của NH theo quy trình cụ thể sau: *Quy trình giao dịch tín dụng qua sổ đăng ký xin vay vốn tại địa phương: (1) Mọi khách hàng có nhu cầu vay vốn đến xin vay đều phải được đăng ký vào sổ đăng ký xin vay vốn đặt tại địa phương. Riêng khách hàng là tổ viên tổ vay vốn thì đăng ký với tổ trưởng. Tổ trưởng đăng ký chung cho cả tổ theo tên tổ trưởng, số lượng tổ viên và tổng số tiền xin vay. (2) Theo lịch đã định của NH, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xuống cơ sở. Căn cứ thông tin khách hàng đăng ký trong sổ đăng ký vay vốn tại xã để tiến hành: + Trực tiếp đi thẩm định cho vay đối với các hộ đăng ký xin vay vốn riêng lẻ. + Đối với các tổ viên tổ vay vốn: cán bộ tín dụng phối hợp cùng các tổ trưởng, tiến hành thẩm định để tham mưu cho Giám đốc xem xét quyết định khoản vay. (3) Sau khi hoàn thành bước thẩm định các món vay: + Những hộ đã đủ điều kiện vay vốn, có thể cho vay được thì: - Đối với hộ vay trực tiếp riêng lẻ thì hướng dẫn luôn cho hộ lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của quyết định 72 – NHNo & PTNT Việt Nam. - Đối với hộ sản xuất là tổ viên tổ vay vốn thì thống nhất với tổ trưởng nhận hồ sơ và hướng dẫn các tổ viên hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn NH. + Đối với các trường hợp không cho vay thì cũng phải lập báo cáo thẩm định nêu rõ lý do tại sao không cho vay, tham mưu cho Giám đốc có văn bản trả lời cho khách hàng. (4) Các hồ sơ sau khi lập (kể cả trường hợp không cho vay) cán bộ tín dụng mang về trụ sở NH, đăng ký vào sổ nhật ký tín dụng trước khi chuyển cho trưởng phòng và Giám đốc phê duyệt. (5) Kết quả phê duyệt của Giám đốc phải qua bô phận trực tiếp ghi chép theo dõi sau đó mới chuyển cho bộ phận liên quan để làm thủ tục giải ngân hoặc thông báo cho khách hàng biết đối với các trường hợp không cho vay. (6) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn có trách nhiệm ghi chép vào sổ đăng ký vay vốn của khách hàng đặt tại địa phương về kết quả phê duyệt của Giám đốc làm cơ sở để đối chiếu kiểm tra khi cần thiết. * Quy trình giao dịch tín dụng tại trụ sở: Phòng tín dụng bố trí một cán bộ trực tiếp làm đầu mối cho mọi giao dịch tín dụng tại trụ sở NH. (a) Khi khách hàng đến xin vay vốn, cán bộ trực tiếp hướng dẫn cho khách hàng làm thủ tục vay vốn: Nếu khách hàng nộp thiếu hoặc có sai sót về hồ sơ thì cán bộ tín dụng hướng dẫn cụ thể về bổ sung chỉnh sửa. Mọi chậm trễ do khách hàng chịu trách nhiệm. Nếu khách hàng nộp đủ hồ sơ, đúng như cơ chế đã quy định thì: + Đối với các món vay không phải thẩm định và năm trong quyển hạn cán bộ trực có thể giải quyết được thì giải quyết ngay cho khách hàng. + Đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng, tiếp tục vay vốn thuộc trách nhiệm của mình, hoặc khách hàng thuộc cán bộ tín dụng khác quản lý nhưng đã được bàn giao làm thay, nếu nội dung công việc có thể thực hiện ngay thì cán bộ trực tiếp giải quyết. + Trường hợp phải thẩm định thì báo cáo ngay với lãnh đạo phòng tin dụng viết phiếu hẹn cho khách hàng biết thời gian xuống cơ sở thẩm định giải quyết. Với những món này lãnh đạo phòng tín dụng có trách nhiệm phân công cán bộ đi thẩm định hoặc tái thẩm định để đảm bảo đúng thời gian như đã hẹn. + Trường hợp hồ sơ cho vay đã hoàn tất nhưng cần một thời gian để thực hiện các công việc nội bộ chưa thể giải ngân ngay được thì có thể lập phiếu hẹn… (b) Đối với khách hàng đến giao dịch các nghiệp vụ tín dụng khác thì tuỳ thuộc tính chất ông việc để trực tiếp xử lý hoặc làm đầu mối chuyển cho các bộ phận có trách nhiệm khác xử lý. (c) Ghi chép, theo dõi kết quả công việc mà bộ phận trực tín dụng chuyển cho Trưởng phòng tín dụng, Giám đốc và các bộ phận khác có liên quan để giải quyết. (d) Cán bộ tín dụng, kể cả cán bộ trực tiếp cho vay sau khi nhận dược hồ sơ xin vay của khách hàng đã được Giám đốc phê duyệt do Trưởng phòng tín dụng chuyển sang phải thực hiện việc tách hồ sơ: - Hồ sơ kinh tế lưu lại phòng tín dụng. - Lập bảng kê danh mục các văn bản hồ sơ theo quy định thuộc phòng kế toán lưu trữ. 2.3.1.2. Giải ngân Kế toán cho vay sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng đã được Giám đốc phê duyệt tiến hành đầy đủ về số lượng, các yếu tố pháp lý của từng văn bản trong các loại hồ sơ theo chức năng của phòng kế toán cho vay đã được NHNo Việt Nam quy định. Nội dung hồ sơ do phòng tín dụng chịu trách nhiệm. Số lượng văn bản nhận phải khớp đúng với số lượng kê trên bảng kê danh mục bàn giao. - Nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu hoặc có sai sót thì phải báo cáo lại Giám đốc để chi đạo phòng tín dụng bổ sung, sửa chữa. - Nếu hồ sơ đã hoàn chỉnh thì: Đối với khách hàng đăng ký vay tại trụ sở NH: hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục và chuyển sang bộ phận ngân quỹ thực hiện giải ngân. Đối với khách hàng đăng ký vay tại địa phương: cán bộ kế toán tiến hành các thủ tục cần thiết và lên danh sách, sắp xếp hồ sơ để cán bộ làm công tác giải ngân tiến hành giải ngân cho khách hàng ngay tại địa phương vào ngày đã hẹn. - Thực hiện việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ, thực hiện nghiêm túc quy trình xuất nhập hô sơ như chế độ đã quy định. 2.3.1.3. Công tác kiểm tra - Kiểm tra ngay trong khi cho vay để xác định lại khách hàng nhận tiền vay của NH có sử dụng đúng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hay không. - Luôn theo dõi, kiểm tra sau khi cho vay để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng kể cả tài sản đảm bảo cho khoản vay. Định kỳ cán bộ tín dụng có trách nhiệm tiếm hành xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng thanh toán của khách hàng để phân loại nợ, lập hồ sơ đưa vào các nhóm nợ rủi ro cho phù hợp. Phân tích nợ để có hướng xử lý nợ quá hạn , nợ khó đòi. Phân tích tài chính của khách hàng nhằm phát hiện những tiềm ẩn rủi ro để đưa ra giải pháp xử lý. Do khối lượng công việc nhiếu nên công tác kiểm tra sau khi cho vay các HSX có thể tiến hành như sau: - Cán bộ tín dụng chậm nhất là sau khi giải ngân 10 ngày, phải đi kiểm tra. Đồng thời tiến hành kiểm tra định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần. - Được phép xây dựng kế hoạch kiểm tra luân phiên giữa các xã trong toàn huyện. Trong trường hợp đột xuất khách hàng vay vốn có dấu hiệu vi phạm không bình thường thì cán bộ tín dụng phải thực hiện việc kiểm tra ngay. Nội dung kiểm tra do cán bộ tín dụng đề xuất, Trưởng phòng tín dụng xem xét quyết định. Các trường hợp cần thiết do yêu cầu nội dung kiểm tra và chỉ đạo cán bộ tín dụng có thể đặt ra yêu cầu nội dung kiểm tra và chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện trong tháng, quý. 2.3.1.4. Quy trình thu nợ, thu lãi Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ, thời hạn nợ để thực hiện việc đôn đốc thu nợ đến từng khách hàng. Phải thường xuyên nắm bắt diễn biến sản xuất kinh doanh, tài chính của từng khách hàng để có biện pháp xử ký kịp thời. Trong quá trình theo dõi phải dự kiến, phán đoán khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu xét thấy khả năng khách hàng không trả nợ đúng hạn, thì trước 10 ngày nợ đến hạn phải thông báo và làm việc với khách hàng để tìm nguồn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ thì cán bộ tín dụng xem xét để trình Trưởng phòng và Giám dốc cho gia hạn hoặc xử lý. Doanh số thu nợ, thu lãi của từng khách hàng phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi cho vay. 2.3.1.5. Xử lý những tồn tại - Vốn vay trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như bão lũ, hạn hán…Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay, và NH cho xoá, miễn, giảm, gian nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại. - Nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ tín dụng kiểm tra và có biên bản kiểm tra trình Trưởng phòng và Giám đốc. Đề nghị hộ trả nợ trước hạn hoặc chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn để xử lý. 2.3.2. Kết quả hoạt động cho vay và thu nợ đối với HSX 2.3.2.1.Doanh số cho vay và thu nợ đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá Bảng 2.3: Doanh số cho vay và thu nợ đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tổng doanh số cho vay các loại Tổng doanh số thu nợ các loại Doanh số cho vay đối với HSX Doanh số thu nợ đối với HSX Tỷ lệ(%) DSTN/ DSCV đối với HSX 2005 144.017 144.561 62.953 54.295 88 2006 204.849 183.121 100.545 73.44 73 2007 267.341 246.186 128.093 119.132 93 Mặt khác, tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay đối với HSX rất cao. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng bởi kết quả thu nợ có ý nghĩa quan trọng, phản ánh CLTD của NH, đảm bảo kinh doanh an toàn và có lãi. Tất nhiên, NH nên cố gắng duy trì xu hướng tăng ổn định của tỷ lệ này. 2.3.2.2. Tình hình dư nợ HSX Trong hệ thống NHNo Việt Nam, tính trung bình dư nợ HSX luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ đạt 62%. Vì thế chi nhánh NHNo Thiệu Hoá cũng không là ngoại lệ khi số dư nợ HSX tại chi nhánh luôn ở mức khá cao (trung bình luôn chiếm tỷ trọng trên 85% tổng dư nợ), đồng thời không ngừng tăng nhanh cả về chất luợng và số lượng. Năm 2006 tổng số hộ được vay vốn NH là 22.541 hộ trên tổng số 28.796 hộ có nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện. Với tổng số dư nợ HSX đạt 146.170 trđ . Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay HSX có thu nhập thấp là chưa cao so với tốc độ tăng trưởng cho vay HSX nói chung. Điều này có thể là do việc cho vay tới đối tượng này tiềm ẩn nhiều rủi ro, họ hầu như ít đáp ứng được những điều kiện vay vốn của NH. Vì vậy việc NH cho vay tới các HSX có thu nhập thấp phần nhiều là do chính sách của cấp trên và sự mạo hiểm của NH. Bảng 2.4: Tình hình thu nợ HSX tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá Đơn vị: triệu đồng Năm Cho vay HSX Cho vay HSX có thu nhập thấp Phân loại theo tời hạn vay Ngắn hạn Trung hạn Dư nợ Số khách hàng Dư nợ Số khách hàng Dư nợ Số khách hàng Dư nợ Số khách hàng 2005 118.712 11.949 13.256 1.425 57.784 4.835 60.928 7.114 2006 133.527 15.509 20.152 2.351 82.802 10.450 50.725 5.059 2007 146.170 15.176 22.015 2.456 92.167 8.970 54.003 6.206 (Nguồn: báo cáo tình hình cho vay HSX hàng năm của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa). Trong tổng số các HSX vay vốn NH, thì số hộ vay vốn để phát triển nông nghệp là chủ yếu. Năm 2006 trong số 22.541 hộ có quan hệ tín dụng với NH thì số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 94% với dư nợ ngắn hạn đạt trên 80%, còn lại là các hộ sản xuất thuỷ hải sản, nông nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Cho vay trung hạn chiếm ít hơn, còn hầu như NH không cho vay dài hạn tới HSX. Điều này cho thấy, NH đang thiếu những khoản đầu tư theo chiều sâu về khối lượng lớn và lâu dài cho các HSX. Nguyên nhân của tình hình này thuộc về cả NH và khách hàng, một lý do khác là việc cho vay HSX ngay bản thân nó đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên nếu kỳ hạn cho vay càng dài thì tín dụng rủi ro càng lớn hơn. Một điểm nổi bật là công tác cho vay HSX thông qua tổ vay vốn được đẩy mạnh. Sau một thời gian thực hiện thí điểm tại những xã có điều kiện, đến cuối năm 2006, mô hình này đã được triển khai ở diện rộng (24/31 xã trong toàn huyện) và đã đem lại những hiệu quả thiết thực, rất khả thi. Trong quá trình thực hiện có một số xã có tính chất đặc thù riêng (như hộ đi làm ăn xa chiếm tỷ lệ lớn hơn), do đó không thực hiện được theo nội dung ban đầu của đề án. 2.4. Chất lượng tín dụng đối với HSX chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá Như đã trình bày ở phần trước, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá CLTD đối với HSX, trong dó dược chi thành 2 nhóm chính là các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.Việc xem xét các chỉ tiêu định tính mang tính chủ quan nhiều hơn, và nhìn chung các NH đều thực hiện tương đối đạt yêu cầu. Nếu chỉ dừng lại ở chỉ tiêu này, chúng ta chưa thể có cái nhìn chính xác và khách quan về CLTD đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá. Vì vậy, các chỉ tiêu định lượng sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích và khách quan hơn về vấn đề này. Trong số rất nhiều các chỉ tiêu định lượng, em xin được tập trung vào một vài chỉ tiêu quan trọng nhất sau: 2.4.1. Tình hình nợ xấu Trên cơ sở phân chia các nhóm nợ theo quyết định 636 của NHNo & PTNT việt Nam, tình hình quản lý nợ xấu trong cho vay HSX của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu trong cho vay HSX tại NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (+),(-) 2007 so 2004 Tỷ lệ (%) 2007 so 2004 Tổng dư nợ 130.800 152.014 173.169 199.151 68.351 152 Nợ nhóm 2 → 5 732 2.521 1.261 2.223 1.491 304 Trong đó: nợ xấu (nhóm 3→ 5) 732 164 747 1.529 797 209 Tỷ lệ nợ nhóm 2→5/ tổng DN 0,56 1,66 0,73 1,12 0,56 199 Trong đó: Tỷ lệ nợ nhóm 3 → 5/ tổng DN 0,56 0,11 0,43 0,77 0,21 137 Cụ thể hơn được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.6: Năm 2004 2005 2006 Phân loại nợ Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn Tổng Ngắn hạn Trung hạn < Tổng Nhóm 2 400 203 603 1.017 1.138 2.155 157 310 467 Nhóm 3 91 11 102 16 34 50 0 413 413 Nhóm 4 0 0 0 98 3 101 30 30 60 Nhóm 5 0 0 0 0 0 0 85 11 96 tổng nợ xấu 91 11 102 114 37 151 115 454 569 Tỷ lệ nợ xấu (HSX) 0,086% 0,4% 0,39% Tỷ lệ nợ xấu(chung) 0,5% 0,2% , 0,43% (Báo cáo tình hình nợ xấu và báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá) Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của NH được duy trì ở mức tương đối tốt, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn (tỷ lệ nợ xấu tối đa là 3 %) mà NHNo & PTNT Việt Nam đã dề ra, và cùng thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu trung bình của toàn hệ thống NHNo Việt Nam (1.9 % tổng dư nợ). Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX nhìn chung không ổn định. Năm 2004, tỷ lệ này đạt ở mức thấp nhất, thấp hơn 0,1 % thấp hơn nhiều lần so với tỷ lệ nợ xấu chung của NH, trong đó phần lớn là nợ xấu ở nhóm 3 và là nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy, trong năm này công tác quản lý nợ xấu trong cho vay hộ sản xuất của NH khá tốt. Sang năm 2005, tình hình có xu hướng đi xuống, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX cao gấp đôi tỷ lệ chung của NH. Nợ nhóm 3 giảm, còn lại phần lớn là nợ trung hạn, đặc biệt là nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng lớn nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tuy nợ nhóm 2 không được sử dụng để tính toán nợ xấu, nhưng cung nên lưu y rằng nhóm nợ này chứa đựng nhiều nguy cơ dẫn tới nợ xấu. Năm 2005, nợ nhóm 2 không những không giảm mà còn tăng gấp nhiều lần so với năm 2004. Vì vậy với dư nợ HSX luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của NH, những tỷ lệ này phản ánh chất lượng tín dụng HSX của NH trong năm 2005 giảm sút đáng kể so với năm trước. Sang năm 2006, tỷ lệ này được cải thiện chút ít, nợ nhóm 4 giảm và tương đối đồng đều, đặc biệt nợ nhóm 2 đã giảm đáng kể, xuống mức thấp hơn cả năm 2004. Tuy nhiên nợ nhóm 3 tăng mạnh, cao gấp hơn 8 lần so với năm 2005. Đặc biệt xuất hiện nợ nhóm 5 ở mức cao. Trên thực tế, khả năng thu hồi nợ ở nhóm này là rất thấp. Rõ ràng, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX tuy có giảm so với năm 2005 và thấp hơn so với tỷ lệ chung của NH nhưng qua dấu hiệu trên cho thấy công tác quản lý nợ xấu trong cho vay HSX còn nhiều hạn chế. Điều này có thể giải thích được là do trong năm 2006, NH mở rộng cho vay hỗ trợ các hộ có thu nhập thấp. Trên thực tế, điều này khá mạo hiểm bởi những đối tượng này hầu như không thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn của NH. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông nghiệp không mấy thuận lợi, dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuat kinh doanh của người dân. Ngoài ra công tác cho vay, kiểm tra giám sát tín dụng HSX của NH không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tóm lại, bên cạnh việc tăng trưởng tích cực của ccho vay HSX, tỷ lệ nọ xấu được duy trì ở mức thấp là một điều đáng mừng, tuy nhiên tỷ lệ này còn chưa ổn định nên không đủ dể đánh giá CLTD HSX. Vì vậy, chúng ta sẽ xem xét vòng quay vốn tín dụng của NH để có thể nhìn nhận vấn đề chính xác hơn. 2.4.2. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng cho thấy tốc độ chu chuyển vốn trong năm của NH. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thì càng phản ánh việc kinh doanh, đầu tư có hiệu quả của NH. Bảng 2.7 : Vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá Đơn vị: triệu đồng   Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Doanh số thu nợ HSX 54.259 73.414 119.131 Dư nợ HSX bình quân trong năm 51.873 65.438 83.485 Vòng quay vốn tín dụng 1,046 1,12 1,43 Qua bảng ta thấy, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao,qua các năm đều có xu hướng tăng lên. Điều này là do dư nợ ngắn hạn chiếm đa số nên thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn tăng thêm gần 50% so với năm 2004, năm 2006 tăng lên tới 9.167 trđ, chiếm gần 64 % tổng dư nợ HSX. Cũng trong năm 2006, vòng quay vốn tín dụng là lớn nhất, do năm này bên cạnh việc tăng dư nợ cho vay, doanh số thu nợ HSX cũng tăng lên nhờ thu hồi được một khối lương lớn nợ qúa hạn của năm 2005. Với xu hướng tăng của vòng quay vốn tín dụng NH trong cho vay HSX như trong các năm vừa qua, có thể thấy chất lượng tín dụng HSX của NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá nhìn chung là chấp nhận được vì luôn đảm bảo kinh doanh có lãi và hiệu quả. 2.4.3. Hiệu quả kinh tế đối với HSX từ vốn vay NH Trong quá trình tìm hiểu CLTD, việc chỉ xem xét từ phía NH là chưa đủ. Để có cái nhìn đa diện và chính xác, chúng ta nên xem xét hiệu quả kinh tế mà đồng vốn vây NH thực sự đem lại cho các HSX. Vốn tín dụng tai chi nhánh đã và đang từng bước tạo ra một sự dịch chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội trên địa bàn với mức kinh tế tăng trưởng hàng năm trên 8%. Vốn tín dụng NH đối với HSX không chỉ tăng lên về số lượng mà còn cả về chất lượng. Trong 3 năm qua với nguồn vốn vay từ NH, ngoài việc góp phần cho vay nặng lãi ở nông thôn, các HSX đã kịp thời có đủ vốn để đâu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo xu hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập trên một đơn vị đất canh tác hoặc đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập hộ gia đình, cải thiện đời sống nhân dân… 2.5. Đánh giá CLTD đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa Cho vay HSX là một chủ trương lớn, tác động tới đời sống kinh tế, chính trị của nhân dân toàn huyện, nhưng với xuất đầu tư nhỏ lẻ nên gây ra áp lực về công việc, tăng chi phí, khả năng kiểm soát của món vay rời rạc, việc mở rộng và nâng cao CLTD gặp nhiều khó khăn. Để làm tốt công tác đó, NH đã tranh thủ được sự chỉ đạo và giúp sức của chính quyền địa phương, cung với sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong NH để khắc phục khó khăn, mở rộng đầu tư tín dụng, đặc biệt là chú trọng nâng cao cả về số lượng và chất lượng trong cho vay HSX. 2.5.1. Những thành quả đạt được Về công tác huy động vốn: Luôn được đẩy mạnh với nhiều hình thức huy động hấp dẫn, NH đã tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, gia tăng lượng tiền gửi trung và dài hạn. Do vậy NH luôn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các HSX. Công tác chỉ đạo điều hành: trong thời gian qua chi nhánh đã chỉ đạo thực hiện tốt việc điều tra tình hình kinh tế, điều tra phân loại khách hàng, xác định cơ cấu đàu tư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên từng xã. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để có những chính sách tín dụng cho phù hợp. NH cũng đồng thời tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng và các giải pháp quản lý đội ngũ cán bộ tín dụng, cương quyết chống gâp phiền hà, sách nhiễu khách hàng. NH cũng mở tra nhiều thể thức cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn tại NH. Chất lượng thẩm định được nâng cao nhờ việc tăng cường công tác lãnh đạo , tập huấn các trương trình nghiệp vụ, các phương pháp phân tích, kỹ năng thẩm định và các kiến thức về pháp luật, các quy định của NH cấp trên, kiến thức ngoại ngành. Việc cho vay, thu nợ: việc cho vay trực tiêp HSX thông qua các tổ vay vốn được đẩy mạnh, kết hợp với việc đơn gian hoá hồ sơ, thủ tục vay vốn… nhờ đó số tổ vay vốn và số tổ viên qua các năm liên tục tăng nhanh, dư nợ cho vay thông qua tổ vay vốn đên năm 2006 chiếm 50% tổng dư nợ cho vay HSX, người dân ngay càng hiểu rõ chủ trương, thủ tục, trình tự cho vay của NH, đồng thời đã giảm tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng sử dụng vốn vay của hộ nông dân. Thông qua các tổ vay vốn, quy mô cho vay nhanh chóng được mở rộng, chất lượng tín dụng được đảm bảo và hiệu quả hơn. 2.5.2. Những mặt tồn tại Một số cán bộ do yếu về năng lực, trình độ nên chất lượng công tác thẩm định tuy đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả của phương án kinh doanh, việc thẩm định n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2515.doc
Tài liệu liên quan