Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu trong đề tài. iv

Danh mục các sơ đồ . iv

Danh mục các sơ đồ .v

Danh mục các biểu đồ .v

Danh mục bảng biểu. vi

Mục lục. vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .2

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.2

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .5

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.5

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.5

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại .6

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.6

1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn .6

1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ .7

1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .7

1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng .7

1.2.1.1. Khái niệm tín dụng.7

1.2.1.2. Tín dụng Ngân hàng.8

1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng.9

1.2.2.1. Căn cứ vào mục đích.9

1.2.2.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay.10

1.2.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng .10

1.2.2.4. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng.11

1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng .12

1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn có hiệu quả .12

1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng là công cụ của Nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệ

lưu thông trong nền kinh tế .13

1.2.3.3. Tín dụng ngân hàng thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư

của nền kinh tế .13

1.2.3.4. Tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NHTM.14

1.2.3.5. Tín dụng ngân hàng là công cụ góp phần tăng cường chế độ hạch toán kinh

tế của các đơn vị kinh tế.14

1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG TÍN DỤNG .15

1.3.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng.15

1.3.1.1. Khái niệm .15

1.3.1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng tín dụng.16

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM .18

1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính.18

1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng .19

1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng .21

1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế .21

1.3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý .21

1.3.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về phía ngân hàng.22

1.3.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng.25

1.3.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng .26

1.4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI.27

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao

chất lượng tín dụng.27

1.4.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam .29

1.4.3. Những bài học kinh nghiệm.30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC QUẢNG BÌNH.33

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH

TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG.33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.33

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.34

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC QUẢNG BÌNH .36

2.2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam .36

2.2.2. Đặc điểm của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Bắc Quảng Bình .36

2.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .36

2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức.37

2.2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Bắc Quảng Bình .39

2.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN BẮC QUẢNG BÌNH .41

2.3.1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn .41

2.3.1.1 Huy động vốn.41

2.3.1.2 Thực trạng sử dụng vốn .45

1.3.1.3 Cơ cấu tín dụng .47

2.3.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn / tổng dư nợ.52

2.3.3. Chỉ tiêu nợ xấu/ tổng dư nợ.53

2.3.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn.54

2.3.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.55

2.3.6. Tình hình thu nhập tại BIDV Bắc Quảng Bình.56

2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC QUẢNG BÌNH .57

2.4.1. Phân tích thống kê mô tả đối tượng khách hàng vay vốn .58

2.4.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số

Cronbach’s Alpha.59

2.4.3. Phân tích nhân tố.61

2.4.4. Phân tích hồi qui để xác định cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đánh

giá chung của khách hàng vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Bắc Quảng Bình .64

2.4.5. Đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình.68

2.4.5.1. Đánh giá chung về các mặt .68

2.4.5.2. Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá giữa khách hàng Doanh nghiệp

và cá nhân.70

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC QUẢNG BÌNH.73

2.5.1. Những kết quả đạt được .73

2.5.2. Những hạn chế về chất lượng tín dụng .74

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .76

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

BẮC QUẢNG BÌNH .79

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN BẮC QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.79

3.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình

đến năm 2015 [5] .79

3.1.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.81

3.1.2.1. Mục tiêu chiến lược.81

3.1.2.2. Các định hướng chính .81

pdf128 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cam kết thanh toán LC chiếm 26,74%, bảo lãnh thanh toán chiếm 4,5%, bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm 41,1%, bảo lãnh tiền tạm ứng chiếm 15,4%, bảo lãnh chất lượng chiếm 1,75%, bảo lãnh dự thầu chiếm 3,7%, bảo lãnh vay vốn 5,6% và bảo lãnh khác 1,2%. Dư nợ xấu đến 31/12/2010 là 16 tỷ đồng, chiếm 1,7% tổng dư nợ, kế hoạch giao 2010 là 0,5%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 là: 4%/TDN, kế hoạch giao 2010 là 10,7%. Đảm bảo tuân thủ hệ số Q (Q = Dư nợ / huy động vốn), giới hạn tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao, tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ nằm trong giới hạn cho phép. Chi nhánh thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra về công tác tín dụng nhằm kịp thời phát hiện các sai sót để tổ chức khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng. Về công tác thu dịch vụ: Tổng thu dịch vụ ròng trên số liệu cân đối của Chi nhánh đến 31/12/2010 đạt 4,5 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Trong đó thu từ hoạt động thanh toán ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 chiếm 34%, thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm 23%, thu từ hoạt động tín dụng chiếm 12%, thu từ dịch vụ chi trả kiều hối Western Union chiếm 8,6%, còn lại thu từ các hoạt động dịch vụ khác. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là thu từ bảo lãnh (23%) và từ hoạt động thanh toán (34%). So với toàn hệ thống và khu vực, thu dịch vụ ròng bình quân đầu người của Chi nhánh còn khá thấp. Điều này đòi hỏi Chi nhánh cần phấn đấu hơn nữa trong thời gian tiếp theo. Về hoạt động khác: Doanh thu khai thác phí bảo hiểm năm 2010 đạt 1.229 triệu đồng, tăng 6,43% so với năm 2009, hoàn thành 122,9% kế hoạch giao. Phí hoa hồng bảo hiểm năm 2010 đạt 29 triệu đồng, hoàn thành 116.3% kế hoạch HSC giao (HSC giao 25 triệu đồng) Hoạt động phát hành thẻ ATM: Số thẻ phát hành trong năm 2010 đạt: 3.130 thẻ, tăng 127,17% so với năm 2009, hoàn thành 156,5% kế hoạch giao. Về chênh lệch thu chi: Đến cuối ngày 31/12/2010, lợi nhuận trước thuế đạt 15,5 tỷ đồng, tăng 384,6% so với năm 2009, hoàn thành 134% kế hoạch giao. Trích Dự phòng rủi ro 5,6 tỷ đồng, đảm bảo tỷ lệ trích đủ theo kết quả phân loại. 2.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC QUẢNG BÌNH Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động thế mạnh của Chi nhánh, đặc biệt trong những năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội tỉnh nhà. Dựa trên cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1 chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình được tiếp cận trên các mặt chủ yếu sau: 2.3.1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn 2.3.1.1 Huy động vốn Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vấn đề tạo vốn để đảm bảo hoạt động luôn chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là hoạt động Ngân hàng, nó là tiền đề cho ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng cũng như việc mở rộng quy mô hoạt động. Nếu thu hút được nguồn vốn đầu vào với chi phí huy động rẻ càng tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín dụng, tăng thêm lợi nhuận của Ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tài nguyên của Ngân hàng không giống như tài nguyên của những doanh nghiệp thông thường khác, mà nó tồn tại ở dạng hàng hoá đặc biệt, đó là tiền tệ. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác có thể tích trữ hàng hoá, đầu cơ vào một hàng hoá để sau đó tung ra bán trên thị trường khi thị trường có sự khan hiếm, nhưng đối với hoạt động Ngân hàng thì không thể làm thế được, hoạt động Ngân hàng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Các nghiệp vụ của nó chỉ phát sinh khi khách hàng có nhu cầu, hàng hoá của hoạt động Ngân hàng không thể tồn tại dưới dạng tồn kho, do đó việc xác định nhu cầu vốn của các doanh nghiệp để có các biện pháp thu hút vốn hợp lý là một nhân tố quan trọng đối với Ngân hàng. Nhận thức được điều này, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình đã có biện pháp, giải pháp và phương thức hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đảm bảo cho hoạt động của mình như mở các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch trên địa bàn hoạt động để có thể huy động được nguồn vốn, đồng thời đổi mới tác phong làm việc, thái độ phục vụ của bộ phận giao dịch, thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế mới. Các số liệu sau đây sẽ cho ta thấy được tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Bắc Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2010 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2009/2008 2010/2009 I. Phân theo đối tượng 1.Tiền gửi không kỳ hạn 38 10.6 39 8.1 59 8.6 102.6 151.3 - Tiền gửi các TCKT 34 9.5 36 7.5 54 7.9 105.9 150.0 -Tiền gửi cá nhân 4 1.1 3 0.6 5 0.7 75.0 166.7 2. Tiền gửi có kỳ hạn 321 89.4 441 91.9 627 91.4 137.4 142.2 - Tiền gửi các TCKT 2 0.6 5 1.0 6 0.9 250.0 120.0 -Tiền gửi cá nhân 319 88.9 436 90.8 621 90.5 136.7 142.4 II. Phân theo loại tiền 1. Tiền gửi VND 298 83.0 404 84.2 594 86.6 135.6 147.0 2. Ngoại tệ quy đổi 61 17.0 76 15.8 92 13.4 124.6 121.1 III. Phân theo kỳ hạn 1. Ngắn hạn 268 74.7 366 76.3 532 77.6 136.6 145.4 2. Trung, dài hạn 91 25.3 114 23.8 154 22.4 125.3 135.1 Tổng cộng 359 100.0 480 100.0 686 100.0 133.7 142.9 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Qua bảng số liệu 2.2 cho ta thấy nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình tăng trưởng khá nhanh qua các năm. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 359 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 686 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng qua các năm cao, cụ thể năm 2009 so với năm 2008 tăng 34%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 43%. Phân theo đối tượng: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn đạt 38 tỷ đồng chiếm 10.6%, năm 2010 đạt 59 tỷ đồng chiếm 8.6 % tổng nguồn vốn huy động, trong đó chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế. Đây là nguồn do doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp chuyển về. Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu về vốn để quay vòng sản xuất nên nguồn vốn này thường nằm trên tài khoản không lâu. Trong tổng vốn huy động từ khách hàng thì tiền gửi huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiền gửi của dân cư tăng qua các năm, và đặc biệt năm 2010, lượng tiền gửi dân cư tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ Chi nhánh làm tốt công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng bá các tiện ích sản phẩm tiền gửi ngân hàng, cùng đội ngũ giao dịch viên năng động, được đào tạo cả về chuyên môn lẫn kỹ năng giao tiếp đã góp phần thu hút khách hàng đến với ngân hàng, làm tăng trưởng vốn hoạt động của chi nhánh. Trong tiền gửi từ dân cư, phần lớn là nguồn tiền gửi có kỳ hạn, phần tiền gửi thanh toán chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Phân theo loại tiền: Xét nguồn huy động theo loại tiền ta thấy, trong tổng số nguồn huy động của Chi nhánh thì tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ tăng trưởng của vốn huy động VNĐ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng vốn huy động ngoại tệ. Cụ thể năm 2008 nguồn vốn huy động VNĐ đạt 289 tỷ đồng chiếm 83 % trên tổng dư nợ, trong khi đó nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi đạt 61 tỷ đồng chiếm 17 % trên tổng dư nợ. Đến năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 686 tỷ đồng (bao gồm tiền gửi VNĐ và ngoại tệ quy đổi VNĐ), tăng 206 tỷ đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 với tốc độ tăng trưởng 43% so với thời điểm năm 2009. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi VNĐ đạt 593 tỷ đồng, chiếm 86% tổng vốn huy động. Phân theo kỳ hạn: Xét nguồn huy động theo kỳ hạn ta thấy, trong tồng số nguồn vốn huy động của Chi nhánh thì nguồn từ tiền gửi kỳ hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể năm 2008 nguồn vốn huy động kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 268 tỷ đồng chiếm 74,7 % trên tổng số huy động, trong khi đó nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng đạt 91 tỷ đồng chiếm 25,3 % trên tổng số vốn huy động. Đến năm 2010 nguồn vốn huy động kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 532 tỷ đồng chiếm 77,6 % trên tổng số huy động, trong khi đó nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng đạt 154 tỷ đồng chiếm 25,3 % trên tổng số vốn huy động. Nhìn chung, công tác huy động vốn của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm. Nó tạo ra một nguồn vốn cho chi nhánh, không những để thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng để điều hoà vốn trong toàn hệ thống. Tuy nhiên nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng tại địa bàn, Chi nhánh phải mua vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là một khó khăn rất lớn phần nào hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh. Đi đôi với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Ngân hàng sử dụng vốn để tiến hành cho vay, đầu tư ở đây ta chỉ xem xét tới hoạt động cho vay. 2.3.1.2 Thực trạng sử dụng vốn Trong những năm vừa qua, định hướng phát triển của Chi nhánh BIDV Bắc Quảng Bình là tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc kết hợp chặt chẽ giữa cũng cố thắt chặt mối quan hệ với bạn hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút các khách hàng mới, các dự án có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Để tăng cường hoạt động cho vay, Chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ. Đồng thời đưa ra các chiến lược để thu hút khách hàng mới như tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng các mối quan hệ bạn hàng. Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 2.3: Sử dụng vốn tại BIDV Bắc Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh % Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 1. Doanh số cho vay 881 921 1,254 104.5 136.2 2. Doanh số thu nợ 618 703 995 113.8 141.5 3. Tổng dư nợ 443 661 920 149.2 139.2 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng qua các năm. Nhìn chung, năm 2008, hoạt động tín dụng của Chi nhánh chưa thực sự nổi bật. Điều này là do Chi nhánh mới nâng cấp từ Chi nhánh cấp 2 lên Chi nhánh cấp 1 từ tháng 11 năm 2006, đến năm 2007, năm 2008 hoạt động của ngân hàng gặp phải một số khó khăn như: Cơ chế hoạt động Ngân hàng có nhiều thay đổi, lạm phát tăng cao, vấn đề lãi suất, các NHTM hoạt động trong môi trường cạnh tranh khá gay gắt, hiện tượng tranh dành khách hàng diễn ra khá phổ biến. Tất cả những yếu tố này đã gây ra áp lực cho hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng, trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình. Trong bối cảnh như vậy, ngay từ đầu năm 2009, Ban Giám Đốc Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp để mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm an toàn hiệu quả và phát triển bền vững. Kết quả là năm 2009 và năm 2010, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạt kết quả khá khả quan. Năm 2009, doanh số cho vay của Chi nhánh là 921 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 703 tỷ đồng. Đến năm 2010, doanh số cho vay của Chi nhánh tăng mạnh, đạt 1.254 tỷ đồng và doanh số thu nợ là 995 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên, trước hết là do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Năm 2009 và năm 2010 Chi nhánh tập trung đầu tư vốn cho 2 dự án, dự án nhà máy xi măng Áng Sơn 1 và dự án Nhà máy xi măng Áng Sơn 2 với tổng số tiền cho vay 350 tỷ đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 1.3.1.3 Cơ cấu tín dụng Cơ cấu tín dụng cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bởi vì: một cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hướng phát triển tín dụng của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển một cách an toàn - hiệu quả và bền vững Bảng 2.4.Cơ cấu tín dụng tại BIDV Bắc Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 443 661 920 218 149.2 259.0 139.2 1 Theo thành phần kinh tế Dư nợ DNNN 26 0 0 -26 0.0 0 Dư nợ DNNQD 321 525 723 204 163.6 198 137.7 Dư nợ tư nhân 96 136 197 40 141.7 61 144.9 2 Theo kỳ hạn cho vay Dư nợ ngắn hạn 236 274 355 38 116.1 81 129.6 Dư nợ trung dài hạn 207 387 565 180 187.0 178 146.0 3 Theo loại tiền cho vay Dư nợ bằng VND 377 548 739 171 145.4 191 134.9 Dư nợ ngoại tệ quy đổi 66 113 181 47 171.2 68 160.2 4 Theo tài sản đảm bảo Dư nợ vay có TSĐB 436 655 911 219 150.2 256 139.1 Dư nợ vay không có TSĐB 7 6 9 -1 85.7 3 150.0 5 Theo ngành nghề Dư nơ theo ngành xây dựng 130 163 171 33 125.4 8 104.9 Dư nợ theo ngành TM, DV 178 233 242 55 130.9 9 103.9 Dư nợ theo ngành sản xuất 102 208 404 106 203.9 196 194.2 Dư nợ theo ngành nghề khác 33 57 103 24 172.7 46 180.7 Nguồn: Chi nhánhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Qua bảng 2.4 cho ta thấy bên cạnh những mặt đạt được về cơ cấu tín dụng Chi nhánh còn tồn tại nhiều bất cập, cụ thể: - Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế 443 26 321 96 661 0 525 136 920 0 723 197 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng dư nợ Dư nợ DNNN Dư nợ DNNQD Dư nợ tư nhân Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế BIDV Bắc Quảng Bình Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc giảm dần tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, và khách hàng cá nhân nhằm mục tiêu đến năm 2015 đưa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Tại Chi nhánh dư nợ đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, dư nợ tư nhân cá thể tăng lên qua các năm và giảm dư nợ vay đối với các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể năm 2009 so với năm 2008 dư nợ DNNQD tăng 63,6% tương đương số tiền 204 tỷ đồng, dư nợ khách hàng cá nhân tăng 41,7% tương đương số tiền 40 tỷ đồng, trong khi đó dư nợ DNNN giảm 26 tỷ đồng, do một số DNNN thực hiện cổ phần hóa theo lộ trình của Chính phủ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 - Cơ cấu theo loại tiền tệ 443 661 920 377 548 739 66 113 181 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ đ ồn g Tổng dư nợ Dư nợ bằng VND Dư nợ ngoại tệ quy đổi Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tại BIDV Bắc Quảng Bình Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, dư nợ cho vay VNĐ và ngoại tệ có xu hướng tăng. So với nguồn vốn huy động được thì dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của Chi nhánh vẫn quá lớn. Nguyên nhân trong thời gian qua nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chi nhánh đã tập trung cho vay ngoại tế đối với một số dự án để nhập khẩu thiết bị nên dư nợ về ngoại tế có xu hướng tăng lên. - Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay 443 661 920 236 274 355 207 387 565 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ đ ôn g Tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn Dư nợ TDH Biểu đồ 2.4. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tại BIDV Bắc Quảng Bình Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Trong thời gian qua Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao, do những năm qua Chi nhánh đầu tư cho vay 2 dự án lớn trên địa bàn là dự án Nhà máy xi măng Áng Sơn 1 với mức cho vay 200 tỷ đồng và dự án Nhà máy xi măng Áng Sơn 2 với mức cho vay 150 tỷ đồng nên dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh tăng nhanh. Đến cuối năm 2010, dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh đạt 562 tỷ đồng, tăng 358 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 61% trên tổng dư nợ, cao hơn tỷ trọng chung của toàn hệ thống BIDV. - Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề 443 661 920 130 163 171 178 233 242 102 208 404 33 57 103 - 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ đ ồn g Tổng dư nợ Dư nơ theo ngành xây dựng Dư nợ theo ngành TM, DV Dư nợ theo ngành sản xuất Dư nợ theo ngành nghề khác Biểu đồ 2.5. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề tại BIDV Bắc Quảng Bình Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình Qua biểu đồ 2.5 ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2010 đạt 404 tỷ đồng chiếm 43,4% tổng dư nợ, trong đó lĩnh vực sản xuất xi măng đạt 358 tỷ đồng chiếm 38,9% tổng dư nợ. Quảng Bình có lợi thế về nguồn nguyên liệu đá vôi dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất xi măng nên nhu cầu vay vốn để đầu tư các dự án sản xuất xi măng cao. Tuy nhiên, chiến lược phát triển ngành sản xuất xi măng cần có quy hoạch phát triển hợp lý nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả tài nguyên và cân đối cung cầu xi măng đảm bảo hiệu quả đầu tư của các dự án. Mặt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 khác, chủ đầu tư các dự án thiếu năng lực tài chính, quản lý điều hành, kinh nghiệm, không chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất dẫn đến chậm trễ tiến độ, chất lượng sản phẩm đầu ra không cao và chưa có thương hiệu nên sức cạnh tranh kém, khó thâm nhập thị trường. Do vậy, chi nhánh cần thẩm định kỹ năng lực của các chủ đầu tư để có quyết định cho vay đúng đắn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Hiện nay, thị trường xi măng tại tỉnh Quảng Bình và Bắc Trung Bộ đang có chiều hướng dư thừa vì có quá nhiều nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn, do lĩnh vực sản xuất xi măng tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nên đây cũng là dấu hiệu rủi ro đối với Chi nhánh khi mà các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua số liệu trên cho thấy, lĩnh vực cho vay thi công xây lắp chiếm tỷ trọng khá cao, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro do nhà nước cắt giảm kế hoạch vốn, các doanh nghiệp thi công xây lắp những công trình không có kế hoạch vốn rỏ ràng dẫn đến nợ đọng xảy ra, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Đa số doanh nghiệp xây lắp đang quan hệ tín dụng tại Chi nhánh chưa có năng lực để đấu thầu và thi công các công trình lớn, chủ yếu thi công các công trình nhỏ, lợi nhuận thấp không đủ khấu hao máy móc thiết bị, nguồn vốn thanh toán không đảm bảo hoặc làm nhà thầu phụ nên quá trình nghiệm thu quyết toán công trình gặp nhiều khó khăn và thanh toán chậm, thường phải cơ cấu các khoản vay đến hạn, đây cũng là ngành có tỷ lệ nợ xấu cao. - Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo của Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy Chi nhánh đã rất cố gắng trong việc tăng cường các biện pháp đảm bảo để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm qua các năm đạt 99%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 2.3.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn / tổng dư nợ Bảng 2.5. Nợ quá hạn tại BIDV Bắc Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I.Tổng dư nợ 443 0.0 661 0.7 920 2.1 II. Nợ quá hạn 0.0 0.0 4.8 0.7 19.7 2.1 1. Phân theo TP kinh tế 0.0 0.0 4.8 0.7 19.7 2.1 -DNNN 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 -DNNQD 0.0 0.0 3.1 0.5 16.1 1.8 -Tư nhân cá thể 0.0 0.0 1.7 0.3 3.6 0.4 2. Phân theo kỳ hạn 0.0 0.0 4.8 0.7 19.7 2.1 - Ngắn han 0.0 0.0 4.7 0.7 10.3 1.1 - Trung - dài hạn 0.0 0.0 0.1 0.0 9.4 1.0 Tỷ lệ NQH/TDN 0.0 0.7 2.1 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, năm 2008 bằng 0, năm 2009 là 4,8 tỷ đồng và năm 2010 là 19,7 tỷ đồng. Chủ yếu tập trung khách hàng là DNNQD và khách hàng cá nhân. Đây là dấu hiệu không tốt về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Nguyên nhân do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đã tác động vào nền kinh tế Việt Nam làm cho một số khách hàng khó khăn lại càng khó khăn thêm. Do năng lực của người đứng đầu doanh nghiệp không được đào tạo bài bản, hạn chế về năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp, không nắm bắt được diễn biến của thị trường nên gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh. Chi nhánh cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác xử lý nợ xấu, bằng mọi biện pháp và phương án hữu hiệu nhằm thu hồi vốn về cho ngân hàng. Đối với cán bộ tín dụng cần bám sát khách hàng vay vốn, thực hiện đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của khách hàng một cách kỹ lưỡng, xem xét kế hoạch ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 các nguồn tiền chuyển về tại Chi nhánh để có biện pháp thu hồi nợ. 2.3.3. Chỉ tiêu nợ xấu/ tổng dư nợ Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá chất lượng tín dụng. Theo lộ trình kể từ ngày quyết định 493 có hiệu lực, sau ba năm các ngân hàng thương mại phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng để phân nhóm khách hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phân nhóm nợ theo điều 7 quyết định 493. Nợ xấu là nợ được xếp từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định 493. Bảng 2.6. Phân loại nợ qua các năm tại BIDV Bắc Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Giá trị các nhóm nợ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 443 100.0 661 100.0 922 100.0 Nợ nhóm 1 395 89.2 594 89.9 869 94.3 Nợ nhóm 2 48 10.8 62 9.4 37 4 Nợ nhóm 3 0 - 1 0.1 11 1.2 Nợ nhóm 4 0 - 1 0.1 1 0.1 Nợ nhóm 5 0 - 4 0.6 4 0.4 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh khá thấp so với mức cho phép cũng như tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống. Nếu như tỷ lệ nợ xấu cho phép (theo thông lệ của các ngân hàng trên thế giới) là nhỏ hơn 5%, thì nợ xấu của Chi nhánh năm 2010 là 16 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% trên tổng dư nợ. Tuy tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Lý do trong những năm vừa qua, trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước còn có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, tỷ lệ lạm phát ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 cao, ngân hàng nhà nước đưa ra các chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cao, cắt giảm đầu tư công, đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ ngân hàng làm cho tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang có xu hướng tăng lên. Khi có nợ xấu phát sinh chi nhánh chưa thực sự tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Năm 2008 nợ xấu bằng 0 đến năm 2009 nợ xấu tăng lên 6 tỷ đồng, năm 2010 nợ xấu 16 tỷ đồng. Chi nhánh cần có biện pháp nhằm ngăn chặn và xử lý dứt điểm nợ xấu xảy ra. 2.3.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Hiệu suất sử dụng vốn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dùng để đánh giá khả năng của Ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Đối với BIDV Bắc Quảng Bình cũng không phải là ngoại lệ vì hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chính trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng vốn tại BIDV Bắc Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.Tổng ngồn vốn huy động 359 480 686 2.Tổng dư nợ cho vay 443 661 920 3.Hiệu suất sử dụng vốn (%) 123.4 137.7 134.1 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình. Xác định hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi đóng vai trò chủ đạo, mang lại lợi nhuận chính cho chi nhánh, nên chi nhánh tập trung vào tăng trưởng tín dụng với mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên nhìn vào bảng 2.7 ta thầy do điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực Bắc Quảng Bình chưa phát triển nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn hạn hẹp nên ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tại chổ của chi nhánh, do vậy nguồn vốn huy động tại chổ của chi nhánh không đủ để đáp ứng cho nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn, nên để bù đắp nguồn vốn thiếu hụt Chi nhánh phải mua vốn của Ngân hàng Đầu tư ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 và Phát triển Việt Nam. 359 480 686 443 661 920 - 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 2008 2009 2010 Tỷ đ ồn g Tổng ngồn vốn huy động Tổng dư nợ cho vay Biểu đồ 2.6. Tình hình huy động vốn và cho vay tại BIDV Bắc Quảng Bình Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình 2.3.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vòng quay tín dụng lớn nói lên sự luân chuyển vốn nhanh và chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, vòng quay thấp thể hiện vốn tín dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_chi_nhanh_ngan_hang_dau_tu_va_phat_trien_bac_quang_binh_3403_191214.pdf
Tài liệu liên quan