Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các biểu đồ vi

Mục lục vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

2.1. Mục tiêu chung 2

2.2. Mục tiêu cụ thể 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

4.1. Phương pháp thu thập tài liệu 3

4.2. Phương pháp phân tích số liệu 4

4.2.1. Phương pháp phân tích thống kê 4

4.2.2. Phương pháp toán kinh tế 4

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 6

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 7

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 7

1.1.2.2. Hoạt động đầu tư vốn 8

1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng 8

1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 8

1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 8

1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 10

1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 10

1.2.2.2. Căn cứ vào mục đích tín dụng 11

1.2.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng 11

1.2.2.4. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng 11

1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 13

1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 16

1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng 16

1.3.2. Đặc điểm của chất lượng tín dụng 18

1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM 18

1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính 18

1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng 19

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng 22

1.3.4.1. Các nhân tố về môi trường hoạt động 22

1.3.4.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 23

1.3.4.3. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng 25

1.3.5. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 28

1.4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 30

1.4.1. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 30

1.4.2. Nâng cao chất lượng tín dụng tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á 31

1.4.3. Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH 35

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH 35

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 35

2.1.2. Đặc điểm của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình 36

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 36

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức 37

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 39

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH 43

2.2.1. Qui mô tín dụng 43

2.2.2. Cơ cấu tín dụng 45

2.2.2.1. Cơ cấu tín dụng theo loại hình cho vay 46

2.2.2.2. Cơ cấu theo loại tiền tệ 47

2.2.2.3. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay 48

2.2.2.4. Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế 49

2.2.2.5.Cơ cấu tín dụng theo quy mô khách hàng 50

2.2.2.6. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo 51

2.2.3. Phân nhóm nợ và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 51

2.2.3.1. Giới thiệu Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình 51

2.2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình thông qua việc phân nhóm nợ 52

2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH 56

2.3.1. Điều tra khảo sát các khách hàng vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình 56

2.3.2. Phân tích và xử lý số liệu 57

2.3.3. Kết quả phân tích 58

2.3.3.1. Thông tin chung về người được phỏng vấn 58

2.3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 61

2.3.3.3. Kiểm định sự tương quan của các biến 63

2.3.3.4. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp 63

2.3.3.5. Kiểm định phân phối chuẩn 64

2.3.3.6. Phân tích nhân tố 66

2.3.3.7. Đánh giá các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng 68

2.3.3.8. Kiểm định sự khác biệt về đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng giữa hai nhóm khách hàng 71

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH 76

2.4.1. Những kết quả đạt được 76

2.4.2. Những mặt hạn chế 77

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH 81

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 81

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 81

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát trong hoạt động tín dụng 81

3.1.1.2. Định hướng phát triển tín dụng của BIDV 82

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của BIDV Quảng Bình 82

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH 84

3.2.1. Xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng 84

3.2.2. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng 85

3.2.3. Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng và chính sách khách hàng 87

3.2.4. Cơ cấu lại dư nợ 89

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh 92

3.2.6. Hoàn thiện và tăng cường có hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng 94

3.2.7. Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng 95

3.2.8. Nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

1. KẾT LUẬN 99

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 100

2.1. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100

2.2. Kiến nghị đối với BIDV Quảng Bình 102

 

 

doc132 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13449 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển tín dụng đối với những vùng, những khách hàng an toàn hơn. Bảng 2.6. Tình hình nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư nợ xấu Tỷ trọng (%) Số dư nợ xấu Tỷ trọng (%) Số dư nợ xấu Tỷ trọng (%) 1 BIDV Quảng Bình 53,0 2,1 50,0 1,9 8,9 0,3 2 NHNo&PTNT 41,0 3,7 44,5 3,0 75,5 3,8 3 NHNT 87,1 33,4 1,7 0,8 0,8 0,2 4 NHCT 0,9 0,3 0,9 0,2 4,9 1,0 5 Sacombank 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 6 VPbank 0,0 0,0 0,0 0,0 82,1 31,5 7 NHCS 5,4 1,2 6,3 0,9 8,3 0,8 8 QTDTW 4,6 4,8 3,4 2,3 4,3 1,9 9 QTDCS 0,7 0,5 1,2 0,6 0,5 0,2 10 BIDV Bắc Quảng Bình 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng cộng 192,7 3,8 107,9 1,7 185,3 2,2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN Quảng Bình năm 2006,2007,2008) + Tỷ trọng các khoản nợ có mức độ rủi ro thấp ngày càng tăng lên trong khi tỷ trọng các khoản nợ có mức độ rủi ro cao hơn ngày càng giảm dần. Năm 2006 tỷ lệ nợ nhóm 1 chỉ đạt 33% trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm đến 64% tổng dư nợ thì đến năm 2008 tỷ lệ nợ nhóm 1 đã tăng lên 40%, tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm xuống còn 59%. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy rằng mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp song tỷ lệ nhóm 2 - Nợ cần chú ý của Chi nhánh vẫn đang còn chiếm tỷ lệ khá cao (năm 2007 nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ 67%, năm 2008 nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ 59%). Do đó vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu mỗi khi các khách hàng thuộc nhóm 2 bị chuyển nhóm nợ sang nhóm có mức độ rủi ro cao hơn. - Cơ cấu khách hàng theo nhóm nợ Bảng 2.7. Cơ cấu khách hàng theo nhóm nợ Đơn vị tính: khách hàng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số khách hàng Tỷ trọng (%) Số khách hàng Tỷ trọng (%) Số khách hàng Tỷ trọng (%) Tổng cộng  533 100 616 100 928 100 - Nợ đủ tiêu chuẩn 511 95,9 584 94,8 887 95,6 - Nợ cần chú ý 21 3,9 30 4,9 40 4,3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 1 0,2 2 0,3 1 0,1 - Nợ nghi ngờ - Nợ có khả năng mất vốn Nợ xấu 1 0,2 2 0,3 1 0,1 (Nguồn: Báo cáo phân loại nợ năm 2006,2007,2008) Từ bảng 2.7 chúng ta thấy rằng năm 2008, trong tổng số 928 khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh thì có 887 khách hàng được xếp nhóm 1 (chiếm tỷ lệ 95,6%), 40 khách hàng xếp nhóm 2 (chiếm tỷ lệ 4,3%) và chỉ có 1 khách hàng xếp nhóm 3 (chiếm tỷ lệ 0,1%). Khách hàng có nợ xấu của Chi nhánh cũng đã có biến động. Nếu như năm 2006 Chi nhánh chỉ có 1 khách hàng có nợ xấu là Công ty cổ phần du lịch và nước khoáng COSEVCO với dư nợ 53 tỷ đồng, năm 2007 Chi nhánh có phát sinh thêm 1 khách hàng có nợ xấu nữa là Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng công trình 405 với dư nợ 9,1 tỷ đồng thì đến cuối năm 2008 Chi nhánh chỉ còn 1 khách hàng có nợ xấu là Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng công trình 405 với dư nợ 8,9 tỷ đồng. Công ty cổ phần du lịch và nước khoáng COSEVCO tuy đến cuối năm 2008 vẫn còn dư nợ 36 tỷ đồng nhưng do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty có nhiều chuyển biến tích cực nên đã được chuyển nhóm nợ từ nhóm 3 lên nhóm 2. Như vậy có thể thấy rằng số khách hàng có nợ xấu của Chi nhánh là rất ít (chỉ có từ 1 đến 2 khách hàng). Tuy nhiên đây đều là những khách hàng có dư nợ khá lớn. 2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1. Điều tra khảo sát các khách hàng vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra do người được phỏng vấn tự điền thông tin. Đối với các đơn vị vay vốn, phiếu điều tra được gửi đến một trong hai cán bộ chủ chốt có liên quan đến việc vay và sử dụng vốn vay là Giám đốc hoặc Kế toán trưởng. Tổng số phiếu điều tra phát ra đến các đơn vị vay vốn là 50 phiếu. Đối với khách hàng vay là cá nhân, phiếu điều tra được gửi đến trực tiếp cho khách hàng. Số phiếu điều tra phát ra đến các khách hàng cá nhân là 100 phiếu. Tổng số phiếu điều tra được phát ra là 150 phiếu. Số phiếu điều tra đã được điền thông tin một cách đầy đủ và được gửi trả là 130 phiếu, đạt tỷ lệ 87%, vì vậy hoàn toàn thích hợp cho phân tích trong nghiên cứu này. Phiếu thu thập thông tin từ các khách hàng được chia làm 03 phần: - Phần thứ nhất là những câu hỏi đưa ra nhằm thu thập những thông tin cơ bản về tình hình vay vốn của người được điều tra hoặc doanh nghiệp của người được điều tra như: số lần vay vốn, số tổ chức tín dụng có quan hệ, mục đích vay vốn, biện pháp đảm bảo… - Phần thứ hai có 17 chủ đề quan trọng liên quan đến chất lượng tín dụng của BIDV Quảng Bình. Phần này sử dụng thang điểm Likert từ 1 đến 5 điểm, trong đó điểm 1 là điểm số thấp nhất thể hiện sự hoàn toàn không đồng ý với nhận định đưa ra và điểm 5 là điểm số cao nhất thể hiện sự hoàn toàn đồng ý với nhận định. Người được điều tra sẽ cho biết ý kiến của mình về các chủ đề đó bằng cách khoanh tròn vào số điểm mà họ cho là thích hợp. Bằng cách này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến của người được điều tra, sử dụng điểm số Likert này trong phân tích số liệu đa biến và kiểm định thống kê sau này. - Phần thứ ba là những câu hỏi đưa ra nhằm thu thập thông tin về người được điều tra như tuổi, giới tính, trình độ. 2.3.2. Phân tích và xử lý số liệu Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, trong luận văn này các phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê được áp dụng để tính toán và so sánh với các chỉ tiêu kinh tế được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu được tiến hành trên chương trình SPSS for Windows 1.7. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng và sau đó sử dụng kiểm định independent samles t-test để kiểm định sự đánh giá khác nhau giữa hai nhóm khách hàng doanh nghiệp và khách hàng nhân đối với từng nhân tố. 2.3.3. Kết quả phân tích Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS for Windows. Sử dụng các công cụ phân tích được định dạng sẵn trong SPSS. Các công cụ phân tích này bao gồm các phép kiểm định thống kê, phân tích nhân tố, thống kê mô tả và kiểm định independent samles t-test nhằm có được những kết luận chắc chắn có ý nghĩa về mặt thống kê những vấn đề liên quan đến chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình. Kết quả cụ thể được trình bày ở các phần sau. 2.3.3.1. Thông tin chung về người được phỏng vấn - Đối tượng khách hàng Trong tổng số 130 phiếu hợp lệ thu được thì số lượng khách hàng cá nhân là 84 chiếm tỷ lệ 64,6%, khách hàng doanh nghiệp là 46, chiếm tỷ lệ 35,5%. Trong số khách hàng doanh nghiệp thì số lượng Công ty trách nhiệm hữu hạn lớn nhất (31 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 23% trên tổng số khách hàng điều tra), sau đó đến công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước và cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân. Điều này cũng phù hợp với thực tế các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do thực hiện chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nên phần lớn doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển thành Công ty cổ phần. Trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập và đăng ký kinh doanh đều chọn mô hình là công ty trách nhiệm hữu hạn. - Giới tính và độ tuổi của khách hàng Qua phân tích cho thấy đặc điểm chung của người được phỏng vấn là tỷ lệ nam giới khá cao (94 khách hàng chiếm tỷ lệ 72,3%). Trong khi đó khách hàng có độ tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (40%) và khách hàng có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,7%). Bởi vì trên thực tế trong chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhân, BIDV luôn có chủ trương hạn chế cho vay đối với khách hàng có độ tuổi cao để giảm bớt rủi ro. Bảng 2.8. Thông tin chung về khách hàng điều tra TT Chỉ tiêu nghiên cứu Số quan sát Cơ cấu (%) 1 Đối tượng khách hàng Khách hàng cá nhân 84 64,6 Khách hàng doanh nghiệp 46 35,4 Trong đó: - DNNN 4 3,1 - Công ty TNHH 31 23,8 - Công ty cổ phần 8 6,2 - DNTN 3 2,3 2 Giới tính Nam 94 72,3 Nữ 36 27,7 3 Tuổi Từ 20 - 30 tuổi 24 18,5 Từ 31 - 40 tuổi 52 40,0 Từ 41 - 50 tuổi 31 23,8 Trên 50 tuổi 23 17,7 4 Biện pháp đảm bảo Thế chấp 100% 119 91,6 Vừa thế chấp vừa tín chấp 6 4,6 Hoàn toàn tín chấp 5 3,8 5 Tổng cộng 130 100 (Nguồn : Số liệu điều tra) - Biện pháp bảo đảm Phần lớn khách hàng vay vốn tại BIDV Quảng Bình đều phải có 100% tài sản thế chấp cầm cố (119 khách hàng, chiếm tỷ lệ 91,5%). Trong khi tỷ lệ khách hàng phỏng vấn được cho vay tín chấp rất thấp (chỉ 3,9%). Bởi vì chiếm phần lớn trong tổng số khách hàng được điều tra là khách hàng cá nhân, trong khi đó tại BIDV Quảng Bình việc cho vay đối với khách hàng cá nhân hầu hết phải có tài sản đảm bảo, chỉ trừ một số khách hàng thuộc các đơn vị có thanh toán lương qua tài khoản tại BIDV thì mới được xem xét cho vay tín chấp. - Số lần vay vốn tại BIDV Quảng Bình Bảng 2.9. Thông tin về số lần vay vốn tại BIDV Quảng Bình Số lần vay vốn tại BIDV Quảng Bình Đối tượng khách hàng Tổng cộng Cá nhân Doanh nghiệp Số quan sát Tỷ lệ Số quan sát Tỷ lệ Số quan sát Tỷ lệ 1 lần 70 83,3 8 17,4 78 60,0 2 lần 14 16,7 2 4,3 16 12,3 3 lần 0 4 8,7 4 3,1 Nhiều hơn 3 lần 0 32 69,6 32 24,6 Tổng cộng 84 100 46 100 130 100 ( Nguồn: Số liệu điều tra) Trong tổng số 130 khách hàng được phỏng vấn có 78 khách hàng, chiếm tỷ lệ 60% là khách hàng mới lần đầu tiên vay vốn tại BIDV Quảng Bình, trong khi đó số khách hàng đã vay 2 lần là 16 khách chiếm tỷ trọng 12,3%, số khách vay nhiều hơn 3 lần là 32 khách chiếm tỷ trọng 24,62%. Nếu so sánh với từng đối tượng khách hàng thì hầu hết khách hàng cá nhân đều vay vốn BIDV Quảng Bình lần đầu tiên, không có khách hàng cá nhân nào vay nhiều hơn 3 lần. Trong khi đó có đến 32 khách hàng doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 69% trên tổng số khách hàng doanh nghiệp) đều vay vốn tại BIDV Quảng Bình nhiều hơn 3 lần. 2.3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Để có được thông tin từ người phỏng vấn, trong luận văn này đã dùng thang chia độ Likert gồm có 5 mức độ để người phỏng vấn tự lựa chọn và biểu thị ý kiến của mình, các mức được thể hiện như sau: - 1 nghĩa là “hoàn toàn bất đồng”. - 2 nghĩa là “nói chung là bất đồng”. - 3 nghĩa là “không đồng ý cũng không bất đồng”. - 4 nghĩa là “nói chung là đồng ý”. - 5 nghĩa là “hoàn toàn đồng ý”. Việc kiểm tra độ tin cậy của thang đo được thực hiện thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbranch’s Alpha. Hệ số Cronbranch’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbranch’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Đối với các trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời thì Cronbranch’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được” [22]. Trong bảng 2.10 ở dưới ta thấy hệ số Cronbranch’s Alpha bằng 0,86 là khá cao do đó thang đo trên là sử dụng được. Các chỉ số trong cột cuối cùng của bảng 2.10 (Cronbach’s Alpha if item Deleted – tức hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ mục hỏi) đều nhỏ hơn 0,86 do vậy tất cả các mục hỏi đều có thể được sử dụng để nghiên cứu, chúng ta không nên bỏ mục hỏi nào. Như vậy, với độ tin cậy tổng thể của các đối tượng phỏng vấn đều cho kết quả kiểm định đạt trên 0,8 nên có thể kết luận được một cách chắc chắn rằng các đánh giá của các đối tượng trên là đầy đủ, đáng tin cậy để sử dụng cho nghiên cứu. Bảng 2.10. Thang đo các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items ,860 ,862 17 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Squared Multiple Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Dieu kien vay von rat don gian, thuan tien 60,28 56,217 ,434 ,745 ,854 Doi tuong vay von rat da dang, phong phu va phu hop voi nhu cau 60,27 56,446 ,436 ,779 ,854 Quy trinh vay von rat khoa hoc 60,41 54,212 ,658 ,592 ,844 Thiet lap quan he voi ngan hang rat de dang 60,34 55,419 ,533 ,627 ,850 Thoi gian xet duyet khoan vay nhanh chong 60,25 55,261 ,565 ,706 ,849 Thoi gian giai ngan von vay nhanh 60,28 54,376 ,602 ,744 ,847 Co so vat chat ky thuat cac diem giao dich cua BIDV rat tien nghi 60,38 54,423 ,581 ,606 ,847 Vi tri diem cac diem giao dich cua BIDV rat thuan tien 60,16 56,540 ,522 ,537 ,851 Thai do cua nhan vien ngan hang rat tot 60,22 56,950 ,461 ,651 ,853 Trinh do cua nhan vien ngan hang rat chuyen nghiep 60,21 56,832 ,472 ,653 ,853 Muc vay luon dap ung du nhu cau 60,56 57,256 ,342 ,556 ,859 Lai suat vay rat canh tranh 60,52 57,337 ,372 ,719 ,857 Thoi han vay von phu hop voi nhu cau 60,59 57,251 ,378 ,617 ,857 NH da co su tu van tot ve co hoi kinh doanh 60,94 56,306 ,453 ,529 ,853 Tu van quan ly tai chinh rat hieu qua 60,96 55,200 ,504 ,762 ,851 NH luon ho tro khach hang tieu thu san pham 61,02 56,023 ,422 ,804 ,855 Ngan hang luon ho tro khach hang thao go kho khan 61,04 56,843 ,402 ,736 ,856 62 (Nguồn: xử lý số liệu điều tra với SPSS) 2.3.3.3. Kiểm định sự tương quan của các biến Điều kiện cần để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là các biến phải có sự tương quan với nhau (các biến đo lường phản ánh khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung). Chúng ta có thể kiểm tra điều này thông qua ma trận tương quan tổng thể hoặc thông qua đại lượng Bartlett's Test of Sphericity . Kết quả kiểm định cho ta thấy ma trận tổng thể không phải là ma trận đơn vị nghĩa là các biến đều có sự tương quan với nhau. Hơn nữa qua bảng 2.11 ta thấy trị số Sig bằng ,000 nên phân tích nhân tố là phương pháp phù hợp. Bảng 2.11. Bảng kiểm định sự tương quan của các biến KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,758 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1415,967 df 136 Sig. ,000 (Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS) 2.3.3.4. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp Phân tích nhân tố là một kỹ thuật thích hợp cho việc phân tích các số liệu đa biến. Tuy nhiên để thực hiện kỹ thuật này thì quy mô, kích thước mẫu phải đủ lớn. Thông thường số câu trả lời của người được phỏng vấn tối thiểu phải đạt 50 thì mới có thể thực hiện được việc phân tích nhân tố hoặc cũng có thể thực hiện theo quy tắc 5/1 tức là mỗi một vấn đề trong bảng hỏi cần phải có ít nhất 5 câu trả lời. Do đó với số lượng 17 statement thì cần ít nhất là 85 phiếu điều tra được điền đầy đủ. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể sử dụng một phương pháp khác đó là sử dụng hệ số Kaiser-Meyer-Olkin(KMO) để xác định sự thích hợp của phân tích nhân tố. Điều kiện đủ để phân tích nhân tố là trị số KMO phải đủ lớn (trong khoảng giữa 0,5 và 1). Nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Kết quả kiểm định như trình bày ở bảng 2.11 ta thấy cơ sở dữ liệu này hoàn toàn phù hợp vì giá trị KMO đạt mức 0,758. Điều này cho thấy kỹ thuật phân tích nhân tố hoàn toàn có thể sử dụng trong việc phân tích đánh giá của khách hàng về chất lượng các sản phẩm tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình. 2.3.3.5. Kiểm định phân phối chuẩn Với việc lựa chọn phương pháp phân tích đa biến (Muntivariate data analysis), một phương pháp hữu ích để từ đó có thể xác định được vai trò và mức độ tác động ảnh hưởng của từng yếu tố đối với chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình. Do đó, kiểm định phân phối chuẩn là điều kiện đầu tiên cần thực hiện để xem xét sự thích hợp của số liệu trong các phân tích số liệu ở các bước tiếp theo. Bảng 2.12 trình bày các kết quả kiểm định phân phối chuẩn bằng cách sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Kolmogorov-Smirnov. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các giá trị sig thể hiện ở cột cuối cùng bảng 2.12 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α được đặt làm cơ sở phân tích là 0,05. Thêm nữa giá trị lệch về bên trái và bên phải đều trong khoảng cho phép. Do đó các biến số chất lượng tín dụng trên đều thoả mãn tiêu chuẩn Kolmogorov-Smirnov, hay nói cách khác các biến số chất lượng tín dụng đều tuân theo phân phối chuẩn và thoả mãn các điều kiện để sử dụng cho việc phân tích số liệu đa biến sau này. Bảng 2.12. Kiểm định phân phối chuẩn biến số chất lượng tín dụng One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test N Most Extreme Differences Kolmogorov-Smirnov Z Asymp. Sig. (2-tailed) Absolute Positive Negative Dieu kien vay von thuan tien 130 0.238 0.177 -0.238 2.719 0.000 Doi tuong vay von rat da dang phong phú 130 0.266 0.204 -0.266 3.028 0.000 Quy trinh vay von rat khoa hoc 130 0.303 0.236 -0.303 3.449 0.000 Thiet lap quan he voi ngan hang rat de dang 130 0.260 0.209 -0.260 2.967 0.000 Thoi gian xet duyet khoan vay nhanh chong 130 0.266 0.219 -0.266 3.028 0.000 Thoi gian giai ngan von vay nhanh 130 0.257 0.196 -0.257 2.935 0.000 Cơ sơ vat chat cac diem giao dịch của BIDV rat tien nghi 130 0.230 0.178 -0.230 2.621 0.000 Vi tri diem cac diem giao dich cua BIDV rat thuan tien 130 0.240 0.240 -0.229 2.741 0.000 Thai do cua nhan vien ngan hang rat tot 130 0.233 0.229 -0.233 2.656 0.000 Trinh do cua nhan vien ngan hang rat chuyen nghiep 130 0.232 0.229 -0.232 2.650 0.000 Muc vay luon dap ung du nhu cau 130 0.239 0.176 -0.239 2.731 0.000 Lai suat vay rat canh tranh 130 0.259 0.203 -0.259 2.950 0.000 Thoi han vay von phu hop voi nhu cau 130 0.247 0.194 -0.247 2.817 0.000 NH da co su tu van tot ve co hoi kinh doanh 130 0.238 0.203 -0.238 2.717 0.000 Tu van quan ly tai chinh rat hieu qua 130 0.223 0.191 -0.223 2.545 0.000 NH luon ho tro khach hang tieu thu san pham 130 0.228 0.170 -0.228 2.603 0.000 Ngan hang luon ho tro khach hang thao go kho khan 130 0.218 0.218 -0.213 2.485 0.000 Test distribution is Normal. Calculated from data 65 (Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS) 2.3.3.6. Phân tích nhân tố Trong nghiên cứu chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysic) chúng ta có thể thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để có được một bộ biến số có ý nghĩa hơn. Để tóm tắt các thông tin chứa đựng trong biến gốc, ta cần rút ra một số lượng nhân tố ít hơn số biến. Có 5 cách để xác định số lượng nhân tố, nhưng phương pháp phổ biến nhất được sử dụng là dựa vào hệ số Eigenvalues (Determination based on eigenvalues) tức là chỉ có nhân tố nào có Eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữ lại. Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến độc lập về các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình được thể hiện ở bảng 2.13. Qua đó, chúng ta có thể thấy được hệ số tương quan nhân tố có được từ phương pháp xoay trục tọa độ Varimax đối với các câu hỏi. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố được rút ra từ phương pháp trên thoả mãn điều kiện hệ số Eigenvalues lớn hơn 1. - Nhân tố 1: có giá trị Eigenvalues bằng 5,45, Cronbach's Alpha bằng 0,87. Nhân tố này bao gồm các vấn đề thuộc về quy trình cấp tín dụng, thời gian xét duyệt các khoản vay, thời gian giải ngân vốn vay, vị trí các điểm giao dịch và các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,5. Do đó nhân tố này được đặt thành một biến mới X1 với tên biến là Cơ sở vật chất. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên cho ta giá trị của biến mới. - Nhân tố 2: có giá trị Eigenvalues bằng 2,65, Cronbach's Alpha bằng 0,89. Nhân tố này bao gồm các vấn đề về sự tư vấn của ngân hàng đối với khách hàng về các cơ hội kinh doanh, công tác quản lý tài chính và sự hỗ trợ của ngân hàng giúp khách hàng tiêu thụ hàng hoá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,7. Do đó nhân tố này được đặt thành một biến mới X2 với tên biến là Sự tư vấn, hỗ trợ của ngân hàng. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên cho ta giá trị của biến mới. Bảng 2.13. Phân tích nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng TT Những vấn đề chủ yếu tác động đến chất lượng tín dụng Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Nhân tố 5 3 Quy trình vay vốn rất khoa học 0,571 8 Vị trí điểm giao dịch của BIDV rất thuận tiện 0,661 7 Cơ sở vật chất các điểm giao dịch của BIDV rất tiện nghi 0,743 5 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh 0,833 6 Thời gian giải ngân nhanh chóng 0,893 14 NH tư vấn tốt về cơ hội kinh doanh 0,747 17 NH luôn hỗ trợ tốt cho khách hàng tháo gỡ khó khăn 0,887 15 NH Tư vấn QL tài chính rất hiệu quả 0,889 16 NH luôn hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm 0,908 4 Thiết lập quan hệ với NH rất dễ dàng 0,768 1 Điều kiện vay vốn rất đơn giản 0,912 2 Đối tượng vay đa dạng, phong phú 0,934 11 Mức vay luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng 0,731 12 Lãi suất của BIDV rất cạnh tranh 0,927 13 Thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu 0,859 9 Thái độ của nhân viên NH rất tốt 0,855 10 Trình độ của nhân viên ngân hàng rất chuyên nghiệp 0,875 Eigenvalues 5,45 2,65 2,22 1,78 1,05 Cumulative explained Variance 32,0% 47,6% 60,7% 71,1% 77,3% Cronbach's Alpha 0,87 0,89 0,88 0,83 0,87 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) - Nhân tố 3: có giá trị Eigenvalues bằng 2,22, Cronbach's Alpha bằng 0,88. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,7. Nhân tố này bao gồm các vấn đề thuộc về mức độ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Do đó nhân tố này được đặt thành một biến mới X3 với tên biến là Việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên cho ta giá trị của biến mới. - Nhân tố 4: có giá trị Eigenvalues bằng 1,78, Cronbach's Alpha bằng 0,83. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,7. Nhân tố này thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn, lãi suất, thời hạn vay của ngân hàng đối với khách hàng. Do đó nhân tố này được đặt thành một biến mới X4 với tên biến là Sự đáp ứng nhu cầu khách hàng. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên cho ta giá trị của biến mới. - Nhân tố 5: có giá trị Eigenvalues bằng 1,05, Cronbach's Alpha bằng 0,87. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,8. Nhân tố này thể hiện năng lực và thái độ của nhân viên ngân hàng. Do đó nhân tố này được đặt thành một biến mới X5 với tên biến là Năng lực của nhân viên. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên cho ta giá trị của biến mới và được sử dụng cho các phân tích sau này. 2.3.3.7. Đánh giá các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng Trên cơ sở kết quả phân tích nhân tố trên, các biến mới đã được tạo ra. Chúng ta sử dụng chức năng compute trong SPSS để tính giá trị cho các biến mới bằng cách lấy điểm Likert bình quân của các vấn đề thuộc nhân tố. Bảng 2.14 sẽ cho thấy kết quả trung bình (mean) của 5 nhân tố mới này. Qua bảng 2.14 có thể thấy tất cả các nhân tố đều có trị số trung bình khá cao (trên 3,2). Điều đó cho thấy nhìn chung khách hàng đều đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình. Bảng 2.14. Tác động của các nhân tố đến chất lượng tín dụng Nhân tố Valid Missing Mean Minimum Maximum X1- Cơ sở vật chất 130 0 3,9800 2,20 5.00 X2- Sự tư vấn, hỗ trợ của ngân hàng 130 0 3,2865 1,50 5.00 X3- Việc tiếp cận vốn tín dụng NH 130 0 3,9821 2,00 5.00 X4- Sự đáp ứng nhu cầu khách hàng 130 0 3,7205 2,00 5.00 X5- Năng lực của nhân viên 130 0 4,0615 2,00 5.00 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra với SPSS) Đi sâu vào phân tích các nhân tố ta thấy rằng nhân tố năng lực và thái độ của nhân viên được đánh giá cao nhất. Điều này khá phù hợp với thực tế bởi vì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình có đội ngủ lao động trẻ, có trình độ chuyên môn tốt (với trên 80% lao động có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 100% cán bộ làm công tác tín dụng đều có trình độ từ đại học trở lên). Hơn nữa, vì hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ nên Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn nhận thức được thái độ và phong cách giao dịch của nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng, do đó việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo phong cách giao dịch lịch sự, văn minh đã luôn được lãnh đạo ngân hàng chú trọng. Nhân tố thứ hai là nhân tố thuộc về việc tiếp cận vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình. Nhân tố này phản ánh cảm nhận của khách hàng về bước đầu khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh cũng như thời gian xét duyệt, giải quyết các khoản vay, thời gian giải ngân vốn vay. Nhân tố này được đánh giá khá cao điều đó cho thấy việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng khá dễ dàng. Bởi vì với việc cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng như hiện nay thì quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng đã có nhiều thay đổi. Không phải chỉ khi khách hàng cần vay vốn thì mới tìm đến ngân hàng như trước đây mà để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng đã phải tiếp cận, giới thiệu sản phẩm để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc05 Nng cao ch7845t l4327907ng tn d7909ng t7841i Chi nhnh Ngamp22.doc
Tài liệu liên quan