Nghiệp vụ thẻ ATM:
Nắm bắt được xu thế chung của xã hội là dần chuyển thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dung tiền mặt nên ngân hàng đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phát hành thẻ ATM, tiến hành làm thẻ liên kết cho các trường đại học, phát triển các dịch vụ đi kèm như SMS banking, mobilebanking, Vntopup, nạp tiền cho ví điện tử, Số thẻ ATM ngày càng tăng lên qua các năm. Công tác quản lý các máy ATM tương đối tốt và an toàn đã nâng cao được uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Năm 2008, tổng số thẻ phát hành ra là 8.076 thẻ, trong đó có 7.930 thẻ ATM, 136 thẻ Visa và 10 thẻ tín dụng quốc tế. Năm 2009 số thẻ ATM phát hành ra là 18.000 thẻ. Đến năm 2010: số lượng thẻ tăng lên đến 22.000 thẻ, tăng 4.000 thẻ so với năm 2009, đạt 135% kế hoạch; số dư tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản thẻ đạt 42,2 tỷ đồng, tăng 4 tỷ so với năm 2009, đạt 93,7% kế hoạch đề ra; thu phí dịch thẻ ATM đạt 389 triệu đồng (chưa bao gồm phí giao dịch qua Banknet chưa phân bổ); khách hàng sử dụng mobile banking đạt 35%/tổng số khách hàng, tăng 10% so với năm 2009; cung cấp dịch vụ internet banking cho 58 khách hàng là tổ chức và cá nhân
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác huy động vốn để chủ động đầu tư đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Do có được hướng đi đúng từ khi thành lập đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn đạt kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng ổn định luôn vượt xa kế hoạch được giao. Là một trong những chi nhánh hàng đầu của NHNo&PTNT Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động thời điểm cao nhất lên tới 13 ngàn tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay thời điểm cao nhất lên tới hơn 5 ngàn tỷ đồng. Nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp, không chỉ như vậy, Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội luôn là điểm đến và là địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng với đội ngũ cán bộ giao dịch viên được đào tạo từ các trường đại học chuyên ngành lớn trong nước, trẻ trung, năng động, nhiệt tình. Trụ sở giao dịch được xây dựng khang trang, hiện đại, hệ thống an ninh bảo vệ an toàn tuyệt đối luôn đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng KTKS nội bộ
Phòng dịch vụ marketing
Phòng kinh doanh ngoại hối
Phòng tín dụng
Phòng HC & NS
Phòng KH - TH
Phòng KTNQ
PGD Nam Đô
PGD Giảng Võ
PGD Khâm Thiên
PGD số 1
PGD số 2
PGD số 3
PGD số 5
PGD số 6
PGD số 9
PGD số 10
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong suốt 3 năm từ 2008 đến 2010, tình hình kinh tế trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tap, sự suy thoái và khủng hoảng của nền kinh tế thế giới đã tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM. Vì vậy, nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ, NHNN đã đưa ra nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm yêu cầu quốc phòng an ninh và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Điểm lại thành tựu nước ta đạt được năm 2010:
Năm 2010, Việt Nam đã ngăn chặn được suy giảm, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao. Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao, GDP cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%. (tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/năm).
Vốn đầu tư phát triển năm 2010 ước tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng khoảng 41% GDP. Kết quả giải ngân vốn Nhà nước khá cao và có tiến bộ trong điều hành, đến hết tháng 9, đạt khoảng 70% và dự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch; nhờ đó sớm hoàn thành nhiều công trình kết cấu hạ tầng và tạo thêm cơ sở sản xuất mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng.
Kinh tế vĩ mô có bước cải thiện, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tổng thu NSNN năm 2010 dự kiến vượt 12,7% so với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra (6,2%). Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn.
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, cơ bản bảo đảm được các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 25%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước tăng 19,1%, gấp hơn 3 lần so với kế hoạch. Nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ hơn, tổng kim ngạch nhập khẩu ước tăng 16,5%. Nhập siêu cả năm khoảng 13,5 tỷ USD, dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn tỷ lệ nhập siêu năm 2009 và đạt chỉ tiêu đề ra.
Sản xuất kinh doanh phát triển, cân đối cung cầu được bảo đảm, cùng với các biện pháp tăng cường kiểm soát giá và chống đầu cơ, thị trường giá cả đã dần ổn định.
Cùng với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, trong năm 2010 hoạt động ngân hàng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn phát sinh từ những bất cập của nền kinh tế: vốn tín dụng tăng cao do việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất trong khi tốc độ tăng nguồn vốn huy động thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nên các NHTM gặp rất nhiều khó hăng trong việc cân đối vốn, tỷ giá vàng, ngoại tệ liên tục biến động cùng với áp lực giảm giá VND khiến cho tình hình cung cầu ngoại tệ căng thẳng.
Bám sát và triển khai kịp thời các chủ trương, giải pháp chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, năm 2010 NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng đã có những giải pháp để điều hành hoạt động tín dụng phù hợp với diễn biến của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
2.1.3.2. Về huy động vốn
Vốn là điều kiện để đảm bảo hoạt động và luôn là một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhận thức rõ được vấn đề này, NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng cách thức huy động như: Thành lập các phòng giao dịch để mở rộng mạng lưới hơn nữa, đổi mới phong cách làm việc, tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng.
Từ khi thành lập cho đến nay, nền kinh tế trên thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, các nền kinh tế lớn suy giảm kéo theo hoạt động xuất khẩu bị trì trệ, giá nguyên vật liệu biến động khó lường, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả,… Mặc dù Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhưng việc hấp thụ nguồn vốn đó cần có thời gian, mặt khác phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, NHTM nói chung và NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng nguồn vốn
6.994
6.243
5.606
Trong đó: - Huy động hộ trung ương
2.207
2.187
2.187
- Huy động tại chi nhánh
4.787
4.508
3.419
1. Phân theo loại tiền
- Nội tệ
6.414
5.641
4.980
- Ngoại tệ
580
602
626
2. Phân theo thời gian
- Tiền gửi không kỳ hạn
889
830
666
- Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng
1.880
1.757
1.606
- Tiền gửi có kỳ hạn ³ 12 tháng
4.225
3.656
3.334
3. Phân theo thành phần kinh tế
- Tiền gửi, tiền vay các TCTD
353
508
37
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế
3.126
2.307
2.163
- Tiền gửi dân cư
3.515
3.428
3.406
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh từ 2008 - 2010.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động trong các năm qua của ngân hàng giảm tương đối. Tổng nguồn vốn năm 2009 đạt 6.243 tỷ đồng, giảm 751 tỷ đồng so với năm 2008, đạt 79% so với kế hoạch đề ra. Năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 5.606 tỷ đồng, giảm 637 tỷ đồng so với năm 2009. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do năm 2008 đã xảy ra khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới và mức lạm phát trong nước tăng cao đã làm cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp không ít khó khăn. Hơn nữa sang năm 2009 và năm 2010, nền kinh tế đã vượt qua đáy suy giảm nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và đến năm 2010 Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của những biến động thị trường thế giới, giá vàng, giá USD tăng cao, sự biến động không ngừng của lãi suất, đặc biệt là những tháng cuối năm đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền làm cho công tác huy động vốn gặp những khó khăn nhất định.
Xét theo thành phần kinh tế ta thấy: tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên sự tăng giảm qua các năm lại không đồng đều: năm 2008 chiếm 44.48%, năm 2009 chiếm 37% và năm 2010 là 38%. Nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn tiền gửi dân cư, đây là nguồn có tính chất ổn định và không thể thiếu được. Nhưng do sự cạnh tranh về lãi suất trên thị trường, nguồn tiền gửi này cũng giảm đi đáng kể do có xu hướng người dân rút tiền gửi từ Chi nhánh để sang ngân hàng khác có lãi suất cao hơn. Năm 2008 nguồn tiền gửi dân cư là 3.515 tỷ đồng, năm 2009 giảm 87 tỷ đồng và năm 2010 giảm 109 tỷ đồng so với năm 2008 còn 3.406 tỷ đồng.
Xét theo loại tiền huy động thì huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động: năm 2008 chiếm 92%, năm 2009 chiếm 90% và năm 2010 là 89%.
Bất cứ ngân hàng nào nhất là vào những thời điểm lãi suất biến động lớn, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Căn cứ theo thời gian thì tiền gửi có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng tương đối cao: năm 2008 là 40%, năm 2009 là 41%, năm 2010 là 41% và tất nhiên các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài trên 12 tháng có xu hướng tăng, giảm không ổn định: năm 2008 là 60%, năm 2009 là 59% và đến năm 2010 là 60%. Tính từ năm 2008 đến 2010, chúng ta được chứng kiến cuộc leo thang về lãi suất chưa từng có. Khách hàng rút tiền gửi của mình để gửi kỳ hạn mới với lãi suất cao hơn. Chính vì tính chất bất ổn của nền kinh tế đã làm cho tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng cao trong những năm qua. Nếu năm 2008, lãi suất tiền gửi ngắn hạn ở mức 8%/ năm, đến năm 2009 đã tăng lên từ 9% - 10%/năm và đến năm 2010 tăng lên từ 11% - 12%/năm và đỉnh điểm vào những tháng cuối năm là 13,5%/năm.
Mặc dù trong những năm qua, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực như khuyến mại, tăng lãi suất huy động,… nhưng không cạnh tranh được với một số các ngân hàng cổ phần trên thị trường. Thêm vào đó là do một số các đơn vị rút vốn theo chủ trương hoặc đưa ra lãi suất đầu vào quá cao và các cá nhân không thật sự tích cực, chủ động trong công tác huy động vốn. Đây là những nguyên nhân khiến nguồn vốn của chi nhánh trong 3 năm qua giảm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội mà cụ thể ở đây là từng cán bộ hoặc bộ phận phụ trách cần chủ động hơn trong công tác huy động vốn.
2.1.3.3. Về tình hình sử dụng vốn
Có thể nói, nghiệp vụ tạo vốn là bàn đạp còn sử dụng vốn là lực quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã phần nào tạo nền tảng vững chắc đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã đưa ra các chính sách hợp lý với phương châm: chất lượng, hiệu quả và an toàn là trên hết, lấy hiệu quả của khách hàng là mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã tập trung nhiều sức, thời gian cho việc giải quyết nợ quá hạn và đầu tư vốn nhằm tăng dư nợ để đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.
Chi nhánh được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là lợi thế đối với ngân hàng, tuy nhiên nền kinh tế cũng mới trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, nên có nhiều biến động, ngoài ra trên địa bàn có nhiều đối thủ cạnh tranh đã thành lập trước đó. Nhưng Chi nhánh Nam Hà Nội đã nỗ lực trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay và đã đạt được những kết quả đáng kể.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng dư nợ
2.350
3.128
4.178
A. Dư nợ hộ Trung ương
511
478
448
B. Dư nợ tại Chi nhánh
1.839
2.650
3.730
1. Phân theo loại tiền
- Nội tệ
1.421
2.044
2.612
- Ngoại tệ
418
606
1.118
2. Phân theo thời gian
- Ngắn hạn
1.104
1.136
2.183
- Trung - dài hạn
735
1.514
1.547
3. Nợ xấu
19,8
10,5
12,82
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh từ 2008 - 2010.
Dư nợ qua các năm đều liên tục tăng trưởng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2009 đạt 3.128 tỷ đồng, tăng 778 tỷ đồng so với năm 2008, trong đó: dư nợ tại Chi nhánh là 2.650 tỷ đồng, dư nợ nội tệ đạt 2.044 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm 2009, dư nợ ngoại tệ đạt 606 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm được giao, tăng 188 tỷ đồng so với năm 2008, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 439 tỷ đồng, dư nợ chủ yếu phục vụ cho các dự án giải ngân đồng tài trợ, dự án dài hạn đi vào hoạt động để thu hồi vốn và phục vụ lĩnh vực thực phẩm, phân bón,… Và tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ đạt 4.178 tỷ đồng, tăng 1.050 tỷ đồng so với năm 2009, trong đó: dư nợ tại Chi nhánh đạt 3.730 tỷ đồng, trong đó dư nợ nội tệ đạt 2.612 tỷ đồng (dư nợ nội tệ trong kế hoạch đạt 2.211 tỷ đồng, bằng 96,5% kế hoạch năm 2010, dư nợ nội tệ sử dụng vốn ngoài kế hoạch đạt 401 tỷ đồng/500 tỷ đồng Trung ương giao và chiếm 62,51%/tổng dư nợ), dư nợ ngoại tệ USD đạt 26,898 triệu USD tương đương 1.118 tỷ đồng chiếm 12,2%/tổng dư nợ (bằng 72,7% kế hoạch năm 2010 và tăng 512 tỷ đồng so với năm 2009); dư nợ hộ Trung ương đạt 448 tỷ đồng (chiếm 10,72%/tổng dư nợ và giảm 30 tỷ đồng so với năm 2009).
Bên cạnh những thành tích đạt được, chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là: năm 2008, theo quyết đinh 09/2008/NHNN ngày 10/04/2008 của thống đốc NHNN về việc "Cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú" đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng đối tượng cho vay vốn ngoại tệ. Nợ xấu năm 2009 là 10,5 tỷ đồng (chiếm 0.4%/tổng dư nợ) giảm so với năm 2008 là 9,4 tỷ đồng (tỷ lệ nợ xấu năm 2008 ở mức 1,1%/tổng dư nợ). Tuy nhiên, đến 31/12/2010, nợ xấu chiếm 0,3%/ dư nợ địa phương và chiếm 9,08%/tổng dư nợ (Bao gồm cả nợ xấu Trung ương và địa phương). Nguyên nhân của việc gia tăng nợ xấu là một phần là do nền kinh tế bất ổn khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, còn một phần là do việc kiểm tra sau cho vay chưa tốt.
2.1.3.4. Các hoạt động khác
Nghiệp vụ thẻ ATM:
Nắm bắt được xu thế chung của xã hội là dần chuyển thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dung tiền mặt nên ngân hàng đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phát hành thẻ ATM, tiến hành làm thẻ liên kết cho các trường đại học, phát triển các dịch vụ đi kèm như SMS banking, mobilebanking, Vntopup, nạp tiền cho ví điện tử,… Số thẻ ATM ngày càng tăng lên qua các năm. Công tác quản lý các máy ATM tương đối tốt và an toàn đã nâng cao được uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Năm 2008, tổng số thẻ phát hành ra là 8.076 thẻ, trong đó có 7.930 thẻ ATM, 136 thẻ Visa và 10 thẻ tín dụng quốc tế. Năm 2009 số thẻ ATM phát hành ra là 18.000 thẻ. Đến năm 2010: số lượng thẻ tăng lên đến 22.000 thẻ, tăng 4.000 thẻ so với năm 2009, đạt 135% kế hoạch; số dư tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản thẻ đạt 42,2 tỷ đồng, tăng 4 tỷ so với năm 2009, đạt 93,7% kế hoạch đề ra; thu phí dịch thẻ ATM đạt 389 triệu đồng (chưa bao gồm phí giao dịch qua Banknet chưa phân bổ); khách hàng sử dụng mobile banking đạt 35%/tổng số khách hàng, tăng 10% so với năm 2009; cung cấp dịch vụ internet banking cho 58 khách hàng là tổ chức và cá nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại: phát hành thẻ sinh viên với số lượng lớn nhưng chưa hiệu quả, chưa triển khai lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
Nằm trên địa bàn Hà Nội có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động và tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh.
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh ngoại hối
Đơn vị: triệu USD
Nghiệp vụ
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua
162,7
81,9
151,2
Doanh số bán
159,9
80,8
99,8
2. Thanh toán quốc tế
Thanh toán L/C nhập
73,5
82,7
72,7
Thanh toán L/C xuất
112,3
44,2
11,2
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2008 - 2010
Năm 2008, do chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là đầu mối phục vụ giải ngân 6 dự án: dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (102,78 triệu USD), ban quản lý dự án PMU5 (70 triệu USD), dự án hỗ trợ nông dân nghèo qua sản xuất lụa (0,6 triệu USD), dự án phát triển đô thị vừa và nhỏ miền trung (2 triệu USD), và dự án cải tạo tình trạng dinh dưỡng bổ sung vitamin A (1,2 triệu USD). Tổng số vốn của các dự án trên là 176,58 triệu USD nên năm 2008 là năm kinh doanh ngoại tệ phát triển mạnh. Năm 2009, một số dự án đã hoàn thành nên việc kinh doanh ngoại tệ có giảm so với năm 2008. Đặc biệt trong năm 2010, tình hình biến động về tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ khó khăn tác động lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên chi nhánh vẫn cân đối đảm bảo cung cấp đủ nguồn ngoại tệ cho các đơn vị thanh toán xuất nhập khẩu cho chi nhánh và các nhu cầu khác như trả nợ, chuyển tiền cá nhân.
Nghiệp vụ kế toán thanh toán:
Với công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, mạng lưới liên kết rộng khắp. Do đó, lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày càng đông đã góp phần tăng nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và tăng phí dịch vụ.
Tính đến 31/12/2010, nghiệp vụ kế toán thanh toán đã đạt được một số kết quả sau:
Doanh số chuyển tiền đi đạt 31,622 tỷ đồng.
Doanh số chuyển tiền đến đạt 22,659 tỷ đồng.
Doanh số thu, chi nội ngoại tệ đạt 26,6 tỷ đồng.
Thu phí dịch vụ đạt 4,458 tỷ đồng.
2.1.3.5. Đánh giá kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
- Công tác huy động vốn: Năm 2008, năm 2009 nguồn vốn ổn định, hoàn thành vượt mức kế hoạch giao, chất lượng nguồn vốn được nâng lên, cơ cấu nguồn vốn hợp lý và tăng hiệu quả sử dụng. Đến năm 2010, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn, nguồn của TCTD và tổ chức kinh tế giảm mạnh. Điều đó tác động lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Công tác tín dụng: dư nợ tín dụng phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn, đa dạng hoá khách hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các đối tượng khách hàng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên so với năm 2008, 2009, năm 2010 có khó khăn hơn về hoạt động tín dụng do ảnh hưởng cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
- Công tác tài chính: quỹ thu nhập tăng trưởng vào những năm 2008,2009, năm 2010 quỹ thu nhập giảm do không thu được lãi (vì nợ quá hạn cao và phải trích dự phòng rủi ro).
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Tổng thu
592.084
529.426
517.577
- Thu từ lãi
541.704
475.241
425.958
- Thu ngoài lãi
50.380
54.185
91.619
2. Tổng chi
475.619
424.044
503.076
- Chi trả lãi
399.815
348.024
363.482
- Chi ngoài lãi
75.804
76.020
139.594
Lợi nhuận trước thuế
116.465
105.382
14.501
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2008 - 2010.
120.000
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0
116.465
105.382
14.501
2008
2009
2010
Lợi nhuận trước thuế
Đơn vị: Triệu đồng
Biểu đồ 2.1: So sánh kết quả kinh doanh qua các năm
Nhìn vào bảng 2.4 biểu đồ 2.1 so sánh trên ta thấy kết quả kinh doanh trong ba năm giảm dần từ năm 2008 đến 2010, lợi nhuận của năm 2010 giảm mạnh so với năm 2008: 101.964 triệu đồng và giảm so với năm 2009 là 90.881 triệu đồng. Lợi nhuận giảm vì tiền thu từ lãi giảm dẫn đến tổng thu giảm: năm 2010 giảm so với 2009 là 11.489 triệu đồng và so với năm 2008 là 74.507 triệu đồng. Trong khi đó tổng chi tăng do chi ngoài lãi tăng (chi lãi tiền vay và chi dự phòng rủi ro).
Nguyên nhân:
- Năm 2009 đến năm 2010 tổng thu giảm do nguồn rẻ từ TCTD, tổ chức kinh tế giảm mạnh (nguồn tiền gửi của công ty quản lý vốn SCIC của Chính phủ và tiền gửi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) hoặc phải lấy lãi suất cao, nguồn dân cư cũng giảm và chỉ tập trung ở kỳ hạn ngắn. Lãi suất liên tục biến động làm cho chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thu hẹp dẫn tới việc chi trả lãi cao.
- Việc trích quỹ dự phòng rủi ro năm 2010 tăng cao so với năm 2009 tăng 50.772 triệu đồng và năm 2008 tăng 40.081 triệu đồng do năm 2010 nợ xấu tăng (từ dư nợ hộ Trung ương của công ty cho thuê tài chính ALC1 là 366,38 tỷ đồng) làm cho tổng chi tăng.
Tóm lại, trong điều kiện khó khăn chung của toàn ngành, mặc dù lãi suất huy động tăng cao, hạn mức dư nợ giảm nhưng Chi nhánh đã tích cực tận thu tới mức tối đa như thu nợ đến hạn, xử lý rủi ro và tiết kiệm các khoản chi nên trong ba năm 2008 - 2010 quỹ thu nhập của Chi nhánh vẫn đảm bảo đủ lương và thưởng, chăm lo đời sống, văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên (trừ nợ quá hạn của Trung ương).
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
2.2.1. Khung pháp lý hiện đang áp dụng tại chi nhánh
- Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010;
- Luật Các TCTD năm 2010;
- Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 528/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 25/02/2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 của Hội đồng quản trị về quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02/05/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 1235/NHNo-TD ngày 17/05/2002 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về hướng dẫn phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Quyết định số 1289/QĐ-HĐQT-PC về ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
- Nghị quyết số 6535/HĐQT-NQ ngày 18/11/2010 và Nghị quyết số 1700/HĐQT-NQ ngày 29/11/2010 của Hội đồng quản trị về việc cho vay mua tài sản đầu tư, tài sản cho thuê của các Công ty cho thuê tài chính.
- Quyết định 2849/NHNo-TDDN ngày 14/06/2010 về cho vay để nhập khẩu hàng hoá.
- Quyết định số 2864/NHNo-TDDN ngày 16/06/2010 về thực hiện quyền phán quyết tín dụng đối với Chi nhánh có nợ xấu trên 5%.
- Quyết định 1801/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 10/12/2010 về cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 5322/NHNo-TDHo ngày 12/10/2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về hướng dẫn cho vay thông qua tổ vay vốn.
- Quyết định số 1434/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 22/10/2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với TCTD phi ngân hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 6340/NHNo-TDHo của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ngày 18/11/2010 về hướng dẫn cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
- Quyết định số 1487/QĐ-HĐQT-PC ngày 03/11/2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về uỷ quyền ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Các văn bản về xử lý đối với các khoản nợ của 2 công ty Cho thuê tài chính: Công văn số 122/NHNo-TDDN ngày 11/01/2010, số 1987/NHNo-TDDN ngày 27/04/2010, 2197/NHNo-TDDN ngày 12/05/2010, số 6110/NHNo-TDDN ngày 10/11/2010, và quyết định số 1788/HĐQT-TDDN ngày 08/12/2010.
- Quyết định số 909/NHN-TD ngày 05/07/2010 của Giám đốc NHNo&PTNT Nam Hà Nội về phân cấp và uỷ quyền phán quyết tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng, kinh tế cá thể cũng cần được đầu tư. Ngay từ năm 2008, thực hiện chương trình hành động của chính phủ, của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X và nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về chính sách kích cầu chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, NHNo&PTNT và từng Chi nhánh phải đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò chủ đạo. Nằm trên địa bàn thành phố nên việc cho vay của Chi nhánh chủ yếu ở một số thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Những thành phần khác chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc không có như hộ gia đình, hợp tác xã. Hơn nữa, đang trong thời kỳ các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá nhiều, nhiều doanh nghiệp nhà nước phải giải thể hoặc sát nhập. Khi đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước các NHTM cũng phải nhắc, tính toán sao cho đồng vốn của mình sử dụng có hiệu quả nhất.
2.2.2.1. Cơ cấu dư nợ
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010.
Tổng dư nợ
1.839
2.650
3.730
I. Doanh nghiệp lớn
- Số lượng (doanh nghiệp)
8
6
8
- Tổng dư nợ
715,318
570,459
707,769
Trong đó:
1. Doanh nghiệp nhà nước
715,318
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc