Luận văn Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình

LỜI MỜ ĐẦU 1

1. Lỷdo chọn đề tài 1

2. Tinh hinh nghiên cửu có hên quan đến đề tài 3

2.1. Tinh hình nghiên cửu ngoải nước 3

2.2. Tinh hình nghiên cứu trong nước 5

3. Mục đích và nhiệm vụ ngiẽn cửu 6

4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cửu: 7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 7

6. Đóng gõp của luận văn: 8

7. Kết cấu luận văn: 9

CHƯƠNG 1: NHƯNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHÈ 10

1.1. Một sổ khái niệm cơ bân về chất lượng và hiệu quả đào tạo

nghề 10

1.1.1. Khái niệm về nghề 10

1.1.2. Đâo tạo nghề 13

1.1.3. Chất lượng đâo tạo nghề 15

1.1.3.1 Khái niệm chất lượng đâo tạo nghề 15

1.1.3.2 Các tiêu chi đo chất lượng đâo tạo 18

1.1.4. Hiệu quả đào tạo nghề 24

1.1.4.1 Khái niệm về hiệu quả đào tạo nghề 24

1.1.4.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quà đào tạo nghề 26

1.2 Nội dung, loại hĩnh và các hình thức đào tạo nghề: 31

1.2.1 Nội dung đào tạo nghề: 31

1.2.1.1 Đào tạo kiển thức nghề nghiệp: 31

1.2.1.2 Đào tạo kỳ nãng nghề nghiệp: 33

1.2.1.3 Năng lực. phẩm chất: 33

1.2.2 Loại hình đào tạo: 35

1.2.2.1 Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề: 35

1.2.2.2 Cân cứ vảo nghề đâo tạo đối với người học: 35

1.2.3 Các hình thức đào tạo nghề: 36

1.2.3.1 Đào tạo nghề chính quy: 36

1.2.3.2 Đào tạo nghề tại nơi làm việc (kèm cặp trong sân xuất): 37

1.2.3.3 Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp: 38

 

pdf140 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trễ thời gian đáp ứng nhu cầu của thị trường thông qua việc tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường lao động cập nhật và đội ngũ tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Khoảng thời gian đó đối với người lao động đã qua đào tạo cực kỳ quan trọng, nó mốc thời gian quyết định việc họ có việc làm hay trở thành người thất nghiệp. Nếu xử lý không khéo thì có thể sẽ phải kéo dài thời gian lao động chờ việc khi chưa kết nối được cung – cầu lao động. Còn ngược lại thì các cơ sở dạy nghề có thể rút ngắn độ trễ thời gian này như một cách để tạo điều kiện cho người lao động có thể tìm đến với các doanh nghiệp hoặc đơn thuần chỉ là kiểm tra lại năng lực của mình qua đào tạo. 1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của một số nước trên thế giới và Việt Nam 1.5.1. Kinh nghiệm của các nước khu vực Châu Á và Đông Nam Á Ở Thái Lan, đào tạo nghề chính quy – dựa vào trường (khóa dài hạn) do Bộ Giáo dục quản lý, không chính quy – dựa vào trung tâm (khóa ngắn hạn) do Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội quản lý. Tuy nhiên, sự phát triển 54 đào tạo nghề nói chung và tiêu chuẩn kỹ năng của người lao động nói riêng phải theo hướng phát triển nguồn nhân lực mà Bộ Lao động chịu trách nhiệm về chiến lược và quản lý nghề. Ở Philippin, sau một thời kỳ lâu dài chồng chéo trong quản lý giữa Bộ Giáo dục và Bộ lao động. Năm 1995, Philippin thành lập Tổng cục Giáo dục kỹ thuật và Phát triển kỹ năng TESDA. Philippin đào tạo nghề vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, vừa để xuất khẩu lao động. Hiện nay, Philippin đang chiếm ưu thế thứ bậc cao về chất lượng đào tạo nghề ở Đông Nam Á. 1.5.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại tỉnh Nghệ An Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên 16.487,29 km2, dân số có 3.003.000 người. Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.477.687 người, đa số là lao động ở khu vực nông thôn với 1.335.743 người chiếm hơn 90% lực lượng lao động của tỉnh (Số liệu tính đến 31/12/2012). Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nghệ An luôn xác định công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn nói riêng là một trong những nội dung quan trọng, góp phần tích cực và sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và địa phương. Để thực hiện mục tiêu đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu tập trung xây dựng các chương trình, đề án, chính sách đào tạo nghề, được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt và chỉ đạo phối hợp thực hiện đạt kết quả tốt. Từ năm 2006 đến 2010, thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lồng ghép các chương 55 trình, dự án đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, trang trại, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế. Nghệ An đã tạo thêm việc làm cho 130.000 lao động (trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 2,6 đến 2,7 vạn người, trong đó tạo việc làm mới tập trung trên 30.000 lao động) và nâng tỷ lệ sử dụng thờì gian lao động ở khu vực nông thôn từ 73,93 % năm 2006 lên 77,71 % năm 2010. Để đạt kết quả đó, tỉnh Nghệ An đã thực hiện đồng bộ các chủ trương và các nhóm giải pháp như sau: - Công tác đào tạo nghề đã được toàn tỉnh xác định là một trong những nội dung chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. - Nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về lĩnh vực lao động - việc làm, dạy nghề và xoá đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến sâu sắc, phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng phần nào yêu cầu của sự nghiệp, công nghiệp hóa - hiện đại hoá quê hương. Toàn tỉnh đã quán triệt và thực hiện tốt hơn chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết việc làm, dạy nghề và xoá đói giảm nghèo trước yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. - Tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn các phong trào, xây dựng phát triển các mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác đào tạo nghề; có nhiều cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Nghệ An; đồng thời xúc tiến đẩy nhanh tiến độ dạy nghề và xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác đào tạo nghề. - Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, miền núi. Hiện nay tỉnh đã có 13 trường đào tạo 56 nghề, 24 trung tâm dạy nghề công lập và 9 cơ sở dạy nghề ngoài công lập với cơ cấu ngành nghề đa dạng phong phú phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Tỉnh đã có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề tư nhân, ngoài công lập, các doanh nghiệp và các làng nghề, đa dạng hoá phương thức đạo tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất trong từng khu vực kinh tế. Bên cạnh việc tuyển sinh đạo tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề tại các làng nghề, hoạt động liên kết đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất, các vùng dân tộc cũng được quan tâm mở rộng. Nhờ vậy, quy mô đào tạo tăng nhanh, năm 2006 là 14.532 người đến 2010 đã tăng lên 29.520 người, nâng tổng số lao động được đào tạo nghề từ 2006 dến 2010 ở Nghệ An lên 105.520 người. Chất lượng dạy nghề của tỉnh đã phần nào đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và thị trường lao động. Hơn 80% học sinh sau học nghề đều có việc làm và tự tạo được việc làm ổn định. Tóm lại: Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn của tỉnh Nghệ An, chúng ta có thể rút ra được bài học có thể vận dụng vào giải pháp giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Hoà Bình và các tỉnh khác có điều kiện tương đồng đó là: Trước hết, cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn trên cả ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, cần phải tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân ở khu vực nông thôn theo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương trong tỉnh. Thứ ba, cần đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển 57 kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người dân nông thôn nhằm thúc đẩy xã hội hoá công tác dạy nghề ở cả Nhà nước lẫn tư nhân. Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động sang các thị trường truyền thống và các thị trường có thu nhập cao một cách hiệu quả và an toàn để tăng cường hiệu quả đầu ra cho lao động đã qua đào tạo. Thứ năm, sử dụng và quản lý có hiệu quả Quỹ Quốc gia hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn. 58 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Khái quát chung về hệ thống đào tạo nghề của tỉnh Hoà Bình Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, trung tâm tỉnh lỵ cách Hà Nội 73 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km, cách Cảng biển Hải Phòng 170 km; Đơn vị hành chính gồm có 10 huyện, 1 TP với 210 xã, phường, thị trấn, trong đó có 67 xã đặc biệt khó khăn, 64 xã vùng cao, 23 xã vùng Hồ Sông Đà. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh rộng 4.596,4 km2, trong đó đất lâm nghiệp chiếm hơn 51%, đất sản xuất nông nghiệp 12%, đất nuôi trồng thủy sản 0,27%, đất phi nông nghiệp 12,32%, đất chưa sử dụng chiếm hơn 24%. Khoáng sản có đá granit, đá vôi, than đá, đất sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng, đặc biệt là sản xuất xi măng... Nguồn nhân lực của Hoà Bình: Hoà Bình là tỉnh miền núi, dân số trung bình năm 2010 khoảng 793.500 người, gồm 6 dân tộc cùng sinh sống bao gồm: Dân tộc Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày, Hmông, với 210 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện và 01 thành phố. Dân số tỉnh Hòa Bình trong độ tuổi lao động khoảng 539.236 người, chiếm 68% tổng dân số toàn tỉnh. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế 481.607 người chiếm 89,3% so với số người trong độ tuổi lao động. + Dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo giới tính: Tổng số lao động nữ 245.730 người chiếm 51,02%; Lực lượng lao động nam 235.877 người chiếm 48,97%; Lực lượng lao động thành thị 121.292 người chiếm 25,18%; Lực lượng lao động nông thôn 360.315 người chiếm 74,82%; 59 + Dân số trong độ tuổi lao động phân theo nhóm tuổi: Nhóm tuổi từ 15-24 tuổi 165.113 người, chiếm 30,6%; Nhóm tuổi từ 25-34 tuổi 131.788 người, chiếm 24,4%; Nhóm tuổi từ 35-44 tuổi 116.690 người, chiếm 21,6%; Nhóm tuổi từ 45-54 tuổi 97.601 người, chiếm 18,1%; Nhóm tuổi từ 55-60 tuổi 28.044 người, chiếm 5,2%.15 2.1.1. Đặc điểm hệ thống đào tạo nghề của tỉnh Hòa Bình 2.1.1.1. Về công tác dạy nghề Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Riêng với tỉnh Hoà Bình đã dành nhiều sự đầu tư cho việc phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Hệ thống dạy nghề được triển khai rộng rãi trong tỉnh với các loại hình đào tạo cơ bản như sau: - Trường cao đẳng nghề: Đào tạo nghề dài hạn có trình độ cao đẳng nghề, thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm tùy theo trình độ đầu vào của học viên, cấp bằng nghề. Ngoài ra trong trường cũng đào tạo các hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và các khóa đào tạo ngắn hạn thường xuyên, cấp chứng chỉ nghề. - Trường trung cấp nghề: Đào tạo nghề dài hạn có trình độ trung cấp nghề, thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm, cấp bằng nghề; đào tạo sơ cấp nghề, các khóa đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ nghề. - Trung tâm dạy nghề: Đào tạo nghề ngắn hạn dưới 1 năm, thời gian đào tạo có thể là 3 tháng, 6 tháng. 15Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2011), “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2011- 2020” 60 - Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề: Đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề được gọi chung là trường nghề. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 27 cơ sở đào tạo nghề trong đó: 1. Trường Cao đẳng nghề có 3 trường, gồm: Trường Cao đẳng nghề Sông Đà; Trường cao đẳng nghề tỉnh Hoà Bình; Trường Cao đẳng nghề cơ điện Tây Bắc; 2. Trường Trung cấp có 3 trường, gồm: Trường Trung học Kinh tế - Kỹ Thuật; Trường trung cấp Y Hoà Bình; Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật công nghiệp kỹ thuật Hoà Bình; 3. Trung tâm dạy nghề công lập và tư thục có 17 trung tâm, gồm: Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Liên đoàn lao động tỉnh; Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện Lương sơn, Kỳ sơn, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Mai Châu, thành phố Hoà Bình và 3 trung tâm dạy nghề tư thục. Hằng năm các cơ sở đào tạo với lưu lượng từ 13.000 đến 14.000 lao động cung cấp cho thị trường ở địa phương, trong đó đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 2.000 đến 3.000, đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 9.000 đến 10.000 lao động, với các ngành nghề chủ yếu là nghề truyền thống, các nghề dịch vụ và các nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động và các cụm khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong đó số lao động là người dân tộc chiếm 80%. Đã có 75% lao động sau học nghề có việc làm; 54% đối tượng thuộc hộ nghèo được học nghề đã thoát nghèo, trong đó 78% hộ thoát nghèo nhờ học nghề phi nông nghiệp, 31% thoát nghèo nhờ 61 học nghề nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, trong đó nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt, được nhân rộng tại các địa phương như: mô hình nuôi lợn thịt, trồng nấm rơm tại huyện Lạc Sơn với 60 học viên đã tham gia học nghề. Ngoài ra còn có các mô hình dạy nghề làm chổi chít ở các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn; nuôi cá lồng ở huyện Đà Bắc, nuôi gà thịt ở huyện Lương Sơn; dệt thổ cẩm ở huyện Tân Lạc; dạy nghề may công nghiệp tại Công ty TNHH may Hòa Bình, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu 3.2 Hòa Bình (tại đây các lao động học nghề xong được bố trí làm việc ngay tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp). Trước đây do chưa được đầu tư và nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong huyện chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Sau khi triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì số lao động có tay nghề ngày càng nhiều, đáp ứng phần nào nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã mở được hàng trăm lớp đào tạo nghề cho rất nhiều lao động nông thôn với các nghề như nuôi cá nước ngọt, nuôi gà thả vườn, làm chổi chít, hàn điện... Đặc biệt, số lao động được học nghề có việc làm đã góp phần không nhỏ đến việc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển. 2.1.1.2. Thực trạng hệ thống đào tạo: Đến nay đã trên địa bàn tỉnh có 27 trường dạy nghề (tăng 11 cơ sở dạy nghề so với năm 2005 là 16 cơ sở). Trong đó: Cơ sở thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý có 6 cơ sở; (gồm 02 trường Cao đẳng nghề, 5 trung tâm dạy nghề) gồm: Trường Cao đẳng nghề Sông Đà, Cao đẳng Tây Bắc, trung tâm dạy nghề phụ nữ, công đoàn, nông dân, bộ chỉ huy quân sự tỉnh. 62 Cơ sở do tỉnh quản lý có 15 cơ sở; (Gồm 01 trường Cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề, 12 trung tâm dạy nghề). Đó là: Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình, Trường Trung cấp kinh tế, Trường Trung cấp y tế, Trung tâm dạy nghề Cao phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Mai Châu, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc và Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - TBXH, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Sở giáo dục, Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội Lạc Sơn. Cơ sở tư thục quản lý có 6 cơ sở (Gồm 01 trường trung cấp và 4 trung tâm đào tạo) bao gồm Trung tâm Dạy nghề tư thục Long thành, Minh Đức, Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật thuộc công ty năng lượng Lương Sơn, Trung tâm dạy nghề 26/3 thuộc Công ty Cổ phần 26/3, Trung tâm dạy nghề công ty may 3/2, Công ty may Việt Hàn. Các huyện, thành phố đều đã có cơ sở dạy nghề đạt tỷ lệ 11/11. Ngoài ra còn có các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của Sở Giáo dục đào tạo và ở các huyện. Các doanh nghiệp có đào tạo, các trung tâm giáo dục cộng đồng, các gia đình và người có khả năng dạy nghề. 63 Bảng 2.1 : Tổng hợp cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hoà Bình Ngành nghề được đào tạo Lao động được đào tạo qua các năm (người) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dự kiến năm 2013 T T Tên cơ sở đào tạo Quy mô đào tạo (người/n ăm) Tổng số ngành nghề Nghề nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng cộng (A+B) 21.830 314 90 952 13.567 9.423 17.597 12.432 12.154 8.437 13.542 9.452 A Địa phương 17.245 260 90 898 11.006 7.887 15.367 11.094 9.815 7.034 11.332 8.126 I Trường cao đẳng nghề II Trường trung cấp nghề 3.700 5 0 5 1.762 1.057 2.262 1.357 1.646 988 1.840 1.104 III Trung tâm dạy nghề 6.890 131 44 87 3.981 2.986 3.865 2.899 3.447 2.585 5.048 3.786 IV Cơ sở khác có dạy nghề 5.400 108 46 62 4.114 3.086 1.959 1.469 2.548 1.911 2.794 2.096 V Các hội đoàn thể 458 344 6.669 5.002 1.635 1.226 1.000 750 B Trung ương 4.585 54 0 54 2.561 1.537 2.230 1.338 2.339 1.403 2.210 1.326 Nguồn: Sở Lao động - TBXH tỉnh Hoà Bình 64 Số cơ sở đào tạo nghề tăng từ 16 cơ sở (năm 2005) lên 27 cơ sở (năm 2010) làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực với danh mục ngành nghề đào tạo rộng khắp từ các nghề nông, lâm, ngư, công nghiệp, văn hóa xã hội, tài chính kế toán đến tin học, ngoại ngữ. Riêng hệ thống dạy nghề đã có 11 đơn vị đang trực tiếp dạy nghề các cấp trình độ (sơ, trung cấp, cao đẳng nghề). Trong giai đoạn 3 năm (2008 - 2010), nhìn chung có sự gia tăng nhanh về cơ sở đào tạo. Tuy nhiên không có sự thay đổi về số lượng các cơ sở đào tạo do trung ương quản lý, mà số cơ sở đào tạo do địa phương quản lý đã tăng lên đáng kể, cho thấy sự nỗ lực của địa phương trong việc mở rộng quy mô đào tạo nghề. Số trường cao đẳng nghề hầu như không có sự tăng lên về quy mô, trường trung cấp nghề tăng từ 3 đến 5 trường năm 2010. Cho thấy trong thời gian qua tỉnh cũng thực hiện tốt chủ trương mở rộng quy mô đào tạo trên nhiều lĩnh vực, bên cạnh đó cũng tự chủ được công tác đào tạo, khuyến khích tư nhân mở thêm các cơ sở đào tạo. Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của Hoà Bình phát triển khá mạnh, năng lực đào tạo lớn, có thể đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực cho địa phương. Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 16.500 lao động. Cả giai đoạn 2006 - 2010 giải quyết việc làm cho khoảng 80.000 lao động.16 Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đào tạo này mới ở cấp độ dạy nghề sơ, trung cấp, nghề thường xuyên. Ở cấp độ nghề cao như cao đẳng nghề mới có 5 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp (12,02% tổng số học sinh học 16 Sở LĐ Thương bình và xã hội tỉnh Hoà Bình , (2010), “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hoà Bình đến năm 2020” 65 nghề). Phần lớn các nghề đào tạo như may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí... là những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách, chưa phải là những ngành nghề có hàm lượng chuyên môn, kỹ thuật cao. Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề của Hoà Bình hầu hết mới thành lập. Do vậy, các cơ sở dạy nghề nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực không cao. Chất lượng đào tạo tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn. Một số học viên học nghề sau khi được đào tạo qua các trường lớp vẫn không thể đáp ứng yêu cầu làm việc công nghiệp tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xã hội hóa công tác dạy nghề được nhân rộng và phát triển nhanh trong vài năm gần đây đã đem lại nhiều cơ hội học nghề hơn cho người lao động, nhưng mặt khác cũng thấy được hệ thống cơ sở dạy nghề công lập chưa đáp ứng được vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nghề cho lao động Hoà Bình. 2.1.2. Kết quả đào tạo nghề của tỉnh Hoà Bình trong những năm qua: 2.1.2.1. Số lượng đào tạo nghề qua các năm: a. Quy mô đào tạo Theo bảng 2.3 (phụ lục 1), Tổng số người được đào tạo nghề từ năm 2006 - 2010 là 62.200 người, bình quân mỗi năm đào tạo nghề là 12.000 người. (Trong đó số lao động khu vực nông thôn là 8.150 người chiếm 66%), số người có trình độ cao đẳng trở lên 3.800 người chiếm 6,1%, số người có trình độ trung cấp nghề là 12.000 người chiếm 14,6%, trình độ sơ cấp nghề là 17.000 người chiếm 27,6%, đào tạo ngắn hạn cho 29.200 người chiếm 35,6%. Số lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, người tàn tật được học nghề trình độ sơ cấp miễn phí từ các chương trình Mục tiêu quốc gia là 66 32.000 người (bằng khoảng 80% so với tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề). Từ năm 2007 đã có 2.700 người là lao động nông thôn nghèo được đào tạo thí điểm từ chương trình dạy nghề cho người nghèo gắn với giải quyết việc làm thông qua chương trình Quốc gia giảm nghèo với số kinh phí 800 triệu đồng. Tính đến tháng 31/12/2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề luỹ kế so với tổng lực lượng lao động trên địa bàn đạt 25% (Trong đó lao động ở khu vực nông thôn chiếm 17%). b. Ngành nghề đào tạo: Cho đến năm 2012 nhóm nghề Nông, Lâm, Ngư nghiệp đào tạo nghề được 26.746 người chiếm 43%; Nhóm nghề công nghiệp, xây dựng đào tạo được 18.290 người, chiếm 29,5%; Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp đào tạo được 7.401 người, chiếm 11,9%; Nhóm nghề dịch vụ đào tạo được 9.703 người,chiếm 15,6%. Trình độ Cao đẳng với 7 nghề mỗi năm đào tạo được 1.000 người/năm, tương đương 6,6% gồm: Công nghệ ô tô, Tin học, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Hàn, Kế toán doanh nghiệp, Máy xây dựng. Trình độ trung cấp với 10 nghề mỗi năm đào tạo được 3.000 người/năm, tương đương 20% gồm: Hàn, Điện công nghiệp, Điện tử , Điện lạnh, Điện nước, Kỹ thuật sửa chữa ô tô, Tin học, Kế toán doanh nghiệp, Xây dựng, gò. Trình độ sơ cấp đào tạo 18 nghề mỗi năm đào tạo được 11.000 người/năm, tương đương 73,4% gồm: Hàn, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Điện nước, Kỹ thuật VAC, May công nghiệp, Mây tre đan, Lái xe ôtô, Điện dân dụng, Thêu ren, Dệt thổ cẩm, Sửa chữa máy 67 nông nghiệp, Trồng nấm, Nuôi lợn lấy thịt, Nuôi cá lồng, Sửa chữa động cơ, nuôi dế, chổt chít, 2.1.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề: a. Kết quả học tập của học sinh nghề: Thống kê mới đây cho thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề tại Hoà Bình ở các hệ cũng tăng đáng kể năm 2010: hệ sơ cấp và phổ cập nghề: số học sinh đạt tốt nghiệp là 100%, trung cấp là 96,1% và cao đẳng là 95,3%. So với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ này tương đối là cao (tính chung cả nước, tỷ lệ tốt nghiệp học nghề đạt 95%) Kết quả học tập của các sinh viên là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên sau khi ra trường. Kết quả đào tạo nghề được tính bằng điểm bình quân chung của các môn học trong suốt quá trình học của học sinh. Trong những năm gần đây, số học sinh đạt loại khá giỏi đều chiếm trên 50%, tỷ lệ này ngày càng tăng lên theo từng năm. Theo nhận xét sơ bộ của hiệu trưởng của một số trường trong tỉnh cho biết, kết quả học tập của học sinh nghề trong năm học vừa qua có những tiến bộ đáng kể so với những khóa học trước. Đó là điều đáng mừng, kết quả đó đánh giá sự cố gắng phấn đấu dạy và học của giáo viên cũng như của học sinh trong toàn trường. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số học sinh có ý thức học tập chưa tốt, kết quả học tập kém, làm giảm thành tích thi đua của trường, và ảnh hưởng đến phong trào học tập trong học sinh, sinh viên. Việc đánh giá học tập của học sinh nghề lâu nay vẫn được thực hiện theo cách truyền thống, chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức sách vở mà là ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức dựa vào bài kiểm tra trên giấy chứ ít phát huy được kiến thức thực tiễn, khả năng thực hành của học sinh, đặc biệt đối với dạy nghề thì công tác thực hành lại chiếm vị trí hết sức quan trọng. Do 68 đó nhiều sinh viên mặc dù ra trường với tấm bằng khá giỏi nhưng vẫn chưa thích ứng được yêu cầu công việc. Một số nghiên cứu chỉ ra xu hướng kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong hơn thập niên vừa qua cho thấy sự khác biệt giữa hai xu hướng và sản phẩm đầu ra có chất lượng khác nhau. Biểu 2.1. Xu hướng học tập của học sinh nghề Xu hướng cũ Xu hướng mới Các bài thi trên giấy được thực hiện vào cuối kỳ Nhiều bài tập đa dạng trong suốt quá trình học Do bên ngoài khống chế Do học sinh chủ động Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá không được nêu trước Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá được nêu rõ từ trước Nhấn mạnh sự cạnh tranh Nhấn mạnh sự hợp tác Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc giảng dạy Quan tâm đến kinh nghiệm học tập của học sinh, sinh viên Chú trọng sản phẩm Chú trọng quá trình Tập trung vào kiến thức sách vở Tập trung vào năng lực thực tế Việc đánh giá kết quả học tập đối với học sinh nghề của tỉnh Hoà Bình vẫn chủ yếu dựa theo xu hướng cũ. Vì vậy, chất lượng đào tạo nghề không chỉ dựa vào kết quả học tập của học sinh, sinh viên mà còn dựa vào năng lực làm việc của học sinh sau khi ra trường. b. Sự phù hợp công việc và ngành nghề được đào tạo: Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi: Làm thế nào chọn được một nghề phù hợp. Chính những nghĩ suy và trăn trở rằng tôi có phù hợp nghề này hay không, tôi có thực sự yêu thích nghề này hay không, 69 nghề này có tương lai hay không là những vấn đề cần được giải quyết khi bắt đầu quá trình chọn một nghề phù hợp. Mức độ yêu thích ngành nghề được đào tạo: Hầu hết các học sinh nghề trong tỉnh đều có những hoàn cảnh khác nhau: gia đình nghèo không có tiền cho con đi học những khóa học dài hạn, học lực kém nên không dám thi tuyển vào các cấp trình độ cao hơn hoặc là các em không đủ điểm vào các trường đại học, cao đẳng khác nên nộp đơn xét tuyển vào các trường học nghề. Số sinh viên xác định từ đầu, học nghề xuất phát từ sự yêu thích sau này sẽ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf07_luuthiduyen_4061_1939510.pdf
Tài liệu liên quan