Luận văn Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ hộ nghèo của quỹ trợ vốn CEP trên địa bàn thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

TÓM LƯỢT LUẬN VĂN

DOANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1.Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .1

2.1 Mục tiêu chung.1

2.2 Mục tiêu cụ thể.1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

3.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu.2

3.2 Phạm vi nghiên cứu .2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu .2

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .3

4.3. Phương pháp phân tích.3

4.4 Phương Pháp chuyên giao chuyên gia, chuyên khảo: .3

5. Kết cấu luận văn .3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG HỖ TRỢ .5

NGƯỜI NGHÈO .5

1.1 Nghèo đói và tiêu chí phân loại nghèo .5

1.1.1 Khái niệm nghèo đói.5

1.1.2 Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo.6

1.1.2.1 Phân loại chuẩn nghèo đói theo ngân hàng thế giới [1].6

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn nghèo đói theo phân loại của World Bank.7

1.1.2.2 Phân loại chuẩn nghèo đói theo Việt Nam.7

1.1.2.3 Phân loại chuẩn nghèo theo quỹ Trợ vốn CEP .8

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn nghèo đói theo sự phân loại của quỹ CEP .9

1.2 Lý luận cơ bản về tín dụng hỗ trợ người nghèo .9

1.2.1 Tín dụng và vai trò của tín dụng hỗ trợ cho người nghèo .9

1.2.1.1 Khái niệm tín dụng .9

1.2.1.2 Khái niệm tín dụng đối với người nghèo [1].10

1.2.2 Vai trò của tín dụng vi mô trong việc giảm nghèo .10

1.2.3 Các trường phái lý thuyết về tín dụng cho người nghèo.11

1.2.3.1 Trường phái cổ điển [2] .11

1.2.3.3 Trường phái Ohio [2].13

1.2.3.4 Trường phái thể chế kiểu mới [2].14

1.2.4 Những tổ chức cung cấp tín dụng cho người nghèo hiện nay ở ViệtNam .16

1.2.4.1 Khu vực chính thức.16

1.2.4.2 Khu vực bán chính thức .18

1.2.4.3 Khu vực phi chính thức .19

1.3 Các dữ liệu đo lường hiệu quả hoạt động của tín dụng hỗ trợ cho ngườinghèo.20

1.3.1 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng.20

1.3.1.1 Tỷ lệ nợ quá hạn.20

1.3.1.2 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay .20

1.3.1.3 Hệ số rủi ro tín dụng.21

1.3.2 Một số chỉ số tài chính sử dụng trong báo cáo tài chính của CEP.21

1.3.3 Hiệu quả sử dụng tín dụng của người nghèo .22

1.3.3.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh .22

1.3.3.2 Việc làm.22

1.3.3.3 Thu nhập.23

1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay người nghèo của các tổ

chức tín dụng ở Việt Nam và trên thế giới .23

1.4.1 Một số tổ chức tín dụng người nghèo ở Việt Nam.23

1.4.2 Một số tổ chức tín dụng người nghèo trên thế giới .26

1.4.1.1 Bangladesh .26

1.4.1.2 Thái Lan .27

1.4.1.3 Malaysia.27

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho CEP ở thành phố Mỹ Tho .28

* Tóm tắt chương 1.29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ CEP.30

2.1. Khái quát về hoạt động của Quỹ CEP tại thành phố Mỹ Tho.30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ CEP .30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của CEP.31

2.1.3 Nguồn vốn đang tài trợ cho CEP .32

2.2 Khát quát về hoạt động cho vay vốn của CEP .32

2.2.1 Đối tượng vay vốn: . .32

2.2.2 Quy trình vay vốn.33

Sơ đồ 2.1 Quy trình tín dụng của Quỹ CEP.34

2.2.3 Phương thức cho vay.35

2.2.4 Sản phẩm cho vay của CEP.36

2.3 Kết quả hiệu quả hoạt động cho vay của CEP .38

2.3.1 Kết quả hoạt động cho vay .38

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của CEP 3 năm 2010-2012 .39

2.3.2. Hiệu quả hoạt động cho vay của Quỹ CEP .40

Bảng 2.2 kết quả, hiệu quả hoạt động tài chính của CEP .40

giai đoạn 2010-2012.40

2.4 Đánh giá của khách hàng về hiệu quả sử dụng vốn vay từ CEP .42

Bảng 2.3 : Về hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra .42

2.5 Phân tích sự hài lòng của khách hàng (hộ nghèo) đối với tín dụng hỗ trợ

của Quỹ CEP.44

2.5.1. Miêu tả số liệu điều tra.44

Trường Đại học Kinh tế Huếiv

2.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Quỹ Trợ vốn

CEP bằng phương pháp phân tích nhân tố.44

Bảng 2.4: Bảng phân tích nhân tố đối với các biến điều tra.45

2.5.3. Đánh giá của khách hàng vay vốn về hoạt động của Quỹ CEP bằng

phương pháp kiểm định Independent-sample-T-Test .46

2.5.3.1. Nhóm nhân tố X1 –Giải ngân và điều kiện vay.47

Bảng 2.5: Kết quả kiểm định ý kiến đánh giá của khách hàng về Giải

ngân và điều kiện vay.47

2.5.3.2. Nhóm nhân tố X2- Thái độ phục vụ .48

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định ý kiến đánh giá của khách hàng về thái

độ phục vụ của nhân viên Qũy CEP.48

2.5.3.3. Nhóm nhân tố X3- Sản phẩm dịch vụ của CEP .50

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định ý kiến đánh giá của khách hàng về Sản

phẩm dịch vụ cho vay của CEP.50

2.5.3.4. Nhóm nhân tố X4- Hỗ trợ thông tin .51

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định ý kiến đánh giá của khách hàng về Hỗ

trợ thông tin của Quỹ CEP.51

2.6 Những thuận lợi và khó khăn của quỹ CEP tại thành phố Mỹ Tho .52

2.6.1 Thuận lợi .52

2.6.2 Những khó khăn của quỹ CEP và nguyên nhân.53

*Tóm tắt chương 2.57

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG VÀ MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI.58

CỦA QUỸ CEP .58

3.1 Định hướng phát triển của CEP .58

3.2 Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động và mở mạng lưới của

quỹ CEP.58

3.2.1 Đối với quỹ CEP .59

3.2.2 Đối với hộ vay vốn .61

3.2.3 Đối với chính quyền địa phương nơi chi nhánh CEP hoạt động .62

3.2.4 Đối với Nhà nước .62

3.2.5 Một số giải pháp khác .63

3.2.5.1 Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với khuyến nông và dạy nghề cho

người nghèo.64

3.2.5.2 Phối hợp chặt chẽ hoạt động của CEP với các hoạt động của các

quỹ XĐGN và các chương trình kinh tế xã hội của địa phương .64

* Tóm tắt chương 3.65

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.66

Phản biện 1

Phản biện 2

pdf101 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ hộ nghèo của quỹ trợ vốn CEP trên địa bàn thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hỗ trợ cho người nghèo. Hơn nữa, chương này cũng cho thấy những chuẩn nghèo của Việt Nam và của Ngân hàng thế giới cũng như là của CEP. Từ đó, làm cơ sở phân tích hoạt động và vai trò của tín dụng hỗ trợ cho người nghèo ở thành phố Mỹ Tho Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ CEP 2.1. Khái quát về hoạt động của Quỹ CEP tại thành phố Mỹ Tho 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ CEP Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh thành lập Quỹ Trợ vốn CEP vào tháng 11/1991 theo mô hình Ngân hàng Grameen, nhằm giảm tình trạng nghèo của công nhân, lao động Thành phố và giúp họ tự tạo việc làm thông qua việc cung các dịch vụ tài chính. AusAID hiện tại là nhà tài trợ lớn nhất của CEP thông qua dự án mở rộng với nguồn tài trợ hơn 4 triệu USD. CEP là tổ chức có tính minh bạch cao và hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế về tài chính quy mô. CEP đã nhận các giải thưởng về công tác giảm nghèo của Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các giải thưởng về minh bạch tài chính của CGAP Thực hiện Chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc tham gia giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trong công nhân, viên chức lao động, Chi nhánh CEP Mỹ Tho được thành lập vào tháng 6 năm 2009 với sự đồng tâm và nhiệt tình của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang. Chi nhánh CEP Mỹ Tho do Quỹ trợ vốn CEP chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về mặt pháp lý và sự hỗ trợ của Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang. CEP cung cấp các sản phẩm tài chính cho các hộ nghèo với trọng tâm chính là tín dụng tạo thu nhập và việc làm, nhằm trực tiếp tạo ra những cải thiện an sinh cảu của các hộ nghèo. CEP tập trung phục vụ nhóm khách hàng nghèo và nghèo nhất với nổ lực đồng góp vào việc giảm nghèo.  Sơ lược thông tin về Quỹ CEP - Tên giao dịch Quốc tế: Capital Aid Fund for Employment of the Foor - Tên gọi tắt: Quỹ trợ vốn C.E.P (CEP Fund) - Địa chỉ ở chí nhánh Mỹ Tho: Số 9 Rạch Gầm Phường 1, thành phố Mỹ Tho , tỉnh Tiền Giang Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 31 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của CEP. Hội đồng quản trị (HĐQT) CEP bao gồm bao gồm các thành viên là những lãnh đạo một số đơn vị, ban ngành chủ chốt tại thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc và các trưởng phòng, trưởng chi nhánh trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động thường xuyên của quỹ CEP. Trưởng chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của chi nhánh trên địa bàn mình. Giám sát hoạt động hàng ngày, quản lý hiệu quả và năng suất của nhân viên chi nhánh, hoạch định ngân sách, kế hoạch công tác, báo cáo nghiệp vụ với các phòng chức năng, liên lạc với khách hàng, quan hệ và phối hợp tốt với chính quyền địa phương. Ngoài ra trưởng chi nhánh còn được yêu cầu đánh giá các mặt tác động kinh tế và xã hội của hoạt động, những chuyển biến của khách hàng về cải thiện an sinh, sự hài lòng của khách hàng đối với CEP kể cả khách hàng rời chương trình, mức độ nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng và số lượng người nghèo chưa tiếp cận với CEP. Nhân viên tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động phát triển cộng đồng cho khách hàng. Các nhân viên này hiểu rõ từng thành viên và gia đình họ, quản lý chất lượng và các phạm vi liên quan vốn đầu tư cho vay (sử dụng vốn vay, hoàn trả và tỉ lệ khách hàng rời chương trình). Nhân viên tín dụng cũng tham gia giám sát tính hiệu quả của hoạt động CEP bao gồm cả những vấn đề về tác động về kinh tế, xã hội, sự hài lòng của khách hàng, tình hình nghèo của khu vực và sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác. Thủ quỹ chi nhánh là người giữ quỹ tiền mặt tại chi nhánh, thông qua phiếu thu chi theo qui định, nhập sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày. Ngoài những chức năng chính của thủ quỹ chi nhánh, họ cũng tham gia một phần vào công việc của tín dụng. Kế toán chi nhánh quản lý, giám sát việc sử dụng hiệu quả tài sản, tiền mặt tại chi nhánh, thông qua việc phát hành các phiếu thu chi hằng ngày, ghi nhận tất cả các giao dịch về tài chính, định khoản, đối chiếu các số liệu về nghiệp vụ kế toán. Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm gởi về văn phòng chính xét duyệt. Kế toán Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 32 cũng tham gia vào công việc của tín dụng. Ngoài ra, kế toán còn phối hợp với Trưởng chi nhánh thiết lập kế hoạch và phương hướng hoạt động trong niên độ tài chánh 2.1.3 Nguồn vốn đang tài trợ cho CEP Tài chính vi mô du nhập vào Việt Nam khi tiến hành đổi mới đang diễn ra và hoạt động này được xem là mốt trong các chương trình phát triển của thời đại. Sứ mệnh của CEP là giúp cho người nghèo có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính để thay đổi cuộc sống, hoặc bởi vậy về cách làm rất đa dạng và ở các cấp độ rất khách nhau. Tháng 6 năm 2009, quỹ trợ vốn CEP chi nhánh Mỹ Tho được thành lập cần có nguồn vốn để hoạt động, Quỹ trợ vốn CEP thành phố Hồ Chí Minh đồng ý góp vào 7,5 tỷ đồng và đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang góp 2,5 tỷ đảm bảo tổng nguồn vốn ban đầu của chi nhánh đạt 10 tỷ đồng. Xuất phát từ thực tế nguồn Quỹ trợ vốn của Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang đang cho công nhân, viên chức, người lao động vay là 2,5 tỷ đồng. Trong đó, 0,1 tỷ đồng kết dư ngân sách Công đoàn tỉnh những năm trước đã chuyển sang Quỹ trợ vốn vào tháng 03/2008 và 1,5 tỷ đồng là nguồn của Quỹ trợ vốn LĐLĐ tỉnh Tiền Giang tích lũy được thành lập năm 1994 2.2 Khát quát về hoạt động cho vay vốn của CEP 2.2.1 Đối tượng vay vốn: Đối tượng vay vốn của Quỹ CEP là hộ nghèo (được xác định theo chuẩn nghèo của Quỹ CEP) trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. - Chí thú làm ăn. - Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình, cùng những thành viên khác trong cộng đồng thành lập nhóm, cụm tín dụng- tiết kiệm, chấp hành các quy định, quy chế của Quỹ Trợ vốn CEP Khách hàng của CEP sử dụng vốn vay cho nhiều hoạt động tạo thu nhập, chủ yếu là các hoạt động tạo ra sản phẩm thủ công hay những hoạt động sản xuất khác bằng sức lao động. Phần lớn khách hàng là phụ nữ và gia đình họ có thể bị thiếu thực phẩm và đau bệnh. Họ phải làm việc nhiều thời gian và thường phải đi lại xa để kiếm sống. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 33 Các khách hàng thường có nhu cầu cải thiện nhà ở như nâng nền, sửa chữa mái nhà, xây tường và điều kiện vệ sinh. Khách hàng CEP sử dụng các khoản vay cho các mục đích khác nhau, từ mua xe đạp để buôn bán giấy và bao nhựa tái chế, cho đến mua những vật liệu đan giỏ, làm nhang, chổi và nuôi gia súc. Một phần của khoản vay thường được sử dụng cho việc cải thiện nhà ở, mua thực phẩm, nhu yếu phẩm và những vật dụng có chi phí khác. Đến thời điểm cuối năm 2012, số lượng khách hàng của CEP là 9.520 thành viên trong đó phần lớn là khách hàng nữ (khoảng 70%), đang vay với mức vay bình quân là 5.140.000 đồng đối với những khách hàng góp tuần, và đối với khách hàng góp tháng là 6.236.012 đồng. Khách hàng của CEP chủ yếu là nhân dân lao động 81,4%, họ vay theo phương thức hoàn trả vốn vay hàng tuần, 18,6% thành viên hoàn trả hàng tháng đó là công nhân viên. CEP tập trung vào khách hàng nghèo và nghèo nhất, khách hàng tham gia lần đầu tiên được xác định là nghèo và nghèo nhất. Những thành viên nghèo hơn sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ các chương trình hỗ trợ của CEP. 2.2.2 Quy trình vay vốn Quy trình vay vốn là tập hợp các nguyên tắc và quy định của tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng. Quỹ trợ vốn CEP xây dựng qui trình vay vốn bao gồm các bước có tính liên tục và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ việc xác định thị trường và khách hàng tiềm năng, lập hồ sơ vay vốn, xét duyệt cho vay, giao vốn, thu hồi vốn vay và giám sát đánh giá. Trong quá trình cấp tín dụng, tùy theo từng đối tượng vay vốn, nhân viên chi nhánh CEP phải tuân thủ đầy đủ các bước trong qui trình tín dụng sử dụng cho đối tượng đó. Có thể thấy rõ hơn quy trình vay vốn của CEP qua sơ đồ 2.1.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 34 Sơ đồ 2.1 Quy trình tín dụng của Quỹ CEP KHÁCH HÀNG Người Vay vốn Đơn xin vay vốn Nhóm/Cụm Danh sách xin vay vốn QUỸ TRỢ VỐN CEP Cán bộ tín dụng Khảo sát/ Thẩm định Báo cáo thẩm định Trưởng chi nhánh CEP Duyệt ? Xét duyệt Không Chấp nhận Hợp đồng Giải ngân Giám sát Chấp nhận Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 35 Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy người vay vốn muốn vay vốn phải tham gia cuộc họp đầu tiên nghe tuyên truyền về Quỹ CEP, nhận đơn vay và phân chia nhóm/Cụm vay vốn và bầu tổ trưởng/Cụm trưởng, Sau khi nhận được đơn vay vốn và đã phân chia nhóm/cụm, thì tổ trưởng/cụm trưởng sẽ tập hợp danh sách những người cần vay vốn để gửi cho cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng sau khi nhận đơn vay vốn sẽ đến từng hộ gia đình để khảo sát/thẩm định về mức độ vay vốn và khả năng hoàn trả vốn để đề nghị mức vay hợp lý cho khách hàng vay. Sau khi khảo sát/thẩm định xong cán bộ tín dụng sẽ về hoàn tất hồ sơ để trình lên Trưởng chi nhánh xét duyệt các khoản vay của khách hàng. Nếu Trưởng hi nhánh đồng ý chấp nhận mức vay của khách hàng và của cán bộ tín dụng đưa lên thì sẽ tiến hành ký hợp đồng và giải ngân tại địa bàn của người dân cư trú. Nết xét duyệt không chấp nhận mức vay của khách hàng và cán bộ tín dụng đưa lên thì phải bắt đầu lại từ khâu khảo sát/thẩm định Sau khi giải ngân xong, cán bộ tín dụng phải giám sát các khách hàng có trả tiền đúng thời gian với hợp đồng hay không. 2.2.3 Phương thức cho vay Phương thức cho vay của Quỹ CEP khác với các tổ chức tín dụng chính thức khác vì chỉ cho vay theo hình thức tín chấp và khách hàng chủ yếu là người nghèo và người có thu nhập thấp. Quỹ CEP cùng với chính quyền địa phương phổ biến về các sản phẩm vay, sau đó các các khách hàng phải thành lập thành nhóm, bình quân từ 5-10 người người nhằm mục đích dễ quản lý và kiểm soát nợ vay. Mỗi nhóm sẽ bầu ra một nhóm trưởng, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhóm viên trả nợ đúng hạn. Nếu trong nhóm chỉ có một thành viên không thực hiện trả nợ đúng hạn thì các thành viên khác phải trả thay cho thành viên đó, trong trường hợp nhóm không trả thay, CEP sẽ không cho vay tiếp tục đối với nhóm này. Với phương thức cho vay này, CEP đã giúp các khách hàng của mình xây dựng tinh thần cộng đồng, giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng nguyên tắc trong vấn đề hoàn trả nợ, có ý thức tiết kiệm và giảm thiểu rủi ro cho quỹ CEP. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 36 Hơn nữa, để đảm bảo chắc chắn cho món vay của mình khi cho vay theo dạng tín chấp, CEP đã tiến hành cho vay thu nợ gốc và lãi hàng kỳ tuy theo sản phẩm, đồng thời CEP còn tiến hành thu thêm phần tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện nhằm tạo cho khách hàng thói quen tiết kiệm và đảm bảo khoản vay của mình. Nhân viên tín dụng CEP sẽ trực tiếp phát vốn vay tại địa bàn vay vốn đồng thời cũng trực tiếp đi thu nợ tại nhà các nhóm trưởng, hướng dẫn họ ghi chép và theo dõi các khoản thu của cán bộ tín dụng. Với phương thức cho vay này, CEP đã tạo rất nhiều thuận lợi cho khách của CEP có thể vay được vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tiết kiệm được thời gian giao dịch với CEP. Phương thức này cũng giúp cán bộ tín dụng có thể giám sát các khoản vay của mình trong quá trình thu hồi nợ, từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng 2.2.4 Sản phẩm cho vay của CEP CEP cung cấp hai sản phẩm vay chính: công nhân viên, nhân dân lao động và hai sản phẩm tiết kiệm: bắt buộc và tự nguyện với mục đích giúp khách hàng tạo công việc làm tăng thu nhập. Ngoài ra, CEP cũng cung cấp những sản phẩm vay khác như vay sửa chữa nhà, cải thiện môi trường, và vay bổ sung. Các sản phẩm vay có phương pháp hoàn trả căn cứ theo hai sản phẩm vay chính, và được phân biệt theo mục đích sử dụng hơn là lãi suất hay thời hạn vay. Tất cả các sản phẩm vay được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng về cả mục đích sử dụng, nhu cầu vốn, và khả năng hoàn trả. Các sản phẩm vay của CEP tập trung phục vụ đối tượng nghèo và cung cấp cho khách hàng dựa theo cam kết hoàn trả vốn vay, và không yêu cầu thế chấp. Hai sản phẩm vay được phân loại theo chu kỳ hoàn trả nợ vay: hoàn trả vốn vay theo hàng tuần và hàng tháng. Thời hạn vay từ 40 đến 60 tuần đối với góp tuần, và 10 đến 15 tháng đối với vay góp tháng. Mỗi khách hàng chỉ có thể được sử dụng một trong 2 loại sản phẩm vay chính, tuy nhiên mục đích sử dụng vốn vay có thể thay đổi tùy theo tính chất của hoạt động tạo thu nhập. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 37 Khách hàng sẽ thực hiện tiết kiệm bắt buộc trích từ một phần của vốn vay trong suốt chu kỳ hoàn trả, và được khuyến khích thực hiện tiết kiệm tự nguyện. CEP sẽ hoàn trả lãi suất hàng tháng là 0,25% dựa trên dư nợ tiết kiệm. Khách hàng vay góp tháng được yêu cầu thực hiện tiết kiệm 1%/tháng trên vốn vay, đối với khách hàng vay góp tuần cũng được yêu cầu thực hiện 1%/ tháng trên vốn vay. Hơn nữa, thành viên có thể gởi tiết kiệm định hướng tùy theo khả năng của mình. Sản phẩm vay góp tháng phục vụ cho đối tượng công nhân viên và công nhân làm việc ở nhà máy, khu công nghiệp, vay góp tuần dành cho đồi tượng lao động nghèo, đặc biệt là phụ nữ, những người cần vốn để tự tạo việc làm. Có thể thấy rõ các sản phẩm của CEP qua các thông tin sau: 1. Vay góp tuần: Điều kiện vay: 40 đến 60 tuần, lãi suất trần 1% tháng, hoàn trả 1 tuần 1 lần, hoặc 2 tuần 1 lần với mức vay từ 65 đến 650 USD Mô tả khách hàng: Sản phẩn vay góp tuần được cung cấp cho những khách hàng nhân dân lao động thực hiện sản xuất các sản phẩm làm bằng tay hay những hoạt động sản xuất khác. Khách hàng nhận sản phẩm vay này là loại khách hàng nghèo nhất của CEP, chủ yếu là phụ nữ và gia đình họ dễ bị tổn thương nhất liên quan đến thiếu hụt thực phẩm và bệnh tật. Khách hàng làm việc nhiều giờ và thường phải đi xa để kiếm tiền, hoạt động tạo thu nhập thì đa dạng và đây là nhóm lớn nhất trong 2 nhóm khách hàng của CEP. Nhà cửa của khách hàng thường cần phải thay sàn nhà, mái, tường mới, và thiếu hệ thống sinh hoạt Sản phẩm khoản vay: sản phẩm vay góp tuần dành cho tạo thu nhập và được sử dụng cho nhiều loại hình kinh doanh khác nhau từ mua xe đạp đển giúp khách hàng buôn bán giấy và nhựa tái chế đến đan rổ làm nhang, chổi và nuôi gia súc. Do đây lá nhóm khách hàng nghèo nhất nên một phần vốn vay được sử dụng để cải thiện nhà ở. Chu kỳ vay của sản phẩm này dài và số tiền vay nhỏ hơn do khách hàng nhóm này có thu nhập và nhằm giúp giảm gánh nặng hoàn trả. Kết quả mong đợi: Mục tiêu của sản phẩm này là giúp khách hàng tạo ra hay dựa vào công việc kinh doanh hiện tại để tạo thu nhập cho gia đình nhằm ổn định Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 38 kinh tế. Cụ thể là sau 2 năm tham gian CEP, khách hàng tăng thu nhập và cải thiện một số điều kiện sống thường liên quan đến an toàn thực phẩm lát nèn nhà hay sửa trần và tường. 2. Vay góp tháng Điều kiện vay: 10 – 15 tháng, lãi suất trần 0.9% tháng, hoàn trả hàng tháng, mức vay từ 130-650USD Mô tả khách hàng: sản phẩm vay góp tháng cung cấp cho công nhân viên nam, nữ làm việc ở nhà máy là Khu công nghiệp và bên khu công nghiệp có lương thấp. Lương khách hàng nhận thường được bổ sung thêm bởi công việc thứ 2 của khách hàng, một gánh nặng thêm cho khách hàng và gia đình. Nhà của khách hàng thường gần nhà máy nơi họ làm việc. Tuy nhiên do tính ổ định của việc nhân lương hàng tháng, Khách hàng không phải trải qua nhiều lần thiếu hụt thực phẩm như khách hàng vay góp tuần và thường được tiếp cận được dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Sử dụng khoản vay: sản phẩm vay góp tháng dùng để cung cấp vốn cho các công việc kinh doanh nhỏ mà khách hàng hay thành viên gia đình thực hiện. Khách hàng được quyền sử dụng một phần vốn vay cho các hoạt động khác đặc biệt là sửa chữa và cải thiện nhà ở. Khách hàng của loại sản phẩm vay này sử dụng vốn vau cho các hoạt động như nuôi gia súc, bán hàng trước của như kẹo và thuốc lá. Kết quả mong đợi: Mục đích của khoản vay là cung cấp vốn cho khách hàng để tạo thêm công việc kinh doanh thứ 2 với sự hỗ trợ của thành viên gia đình để có thêm thu nhập. Sau 2 năm, công việc kinh doanh của khách hàng có khả năng tạo thu nhập nhiều hơn và khả năng tạo vốn sửa chữa và cải thiện nhà ở. 2.3 Kết quả hiệu quả hoạt động cho vay của CEP 2.3.1 Kết quả hoạt động cho vay Trong năm 2012, CEP Mỹ Tho có 15 nhân viên. Số lượng nhân viên của CEP tăng nhanh. CEP đã tích cực mở rộng hoạt động trong năm 2012, quản lý tốt các chương trình và vốn đầu tư cho vay. Năng suất của CEP vẫn duy trì ở mức trên 423 khách hàng trên mỗi nhân viên nói chung và trên 600 khách hàng cho trên mỗi Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 39 nhân viên tín dụng. Mỗi nhân viên tín dụng quản lý dư nợ bình quân 3,9 tỉ đồng. CEP duy trì chi phí hoạt động trên dư nợ cho vay ở mức thấp mặc dù lạm phát tăng làm chi phí hoạt động và chi phí cho mỗi khoản vay tăng cao Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của CEP 3 năm 2010-2012 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2012/2010 +/- % Tổng doanh số cho vay Tr.đ 29.178 53.893 71.106 41.928 244 Dư nợ cho vay Tr.đ 16.165 27.331 37.273 21.108 231 Số tiền tiết kiệm Tr.đ 2.476 7.372 13.330 10.854 538 Tổng số khách hàng Khách hàng 5.991 8.602 9.628 3.637 161 Số khách hàng có dư nợ Khách hàng 5.853 8.380 9.520 3.667 163 Dư nợ bình quân/khách hàng + Góp tuần + Góp tháng Tr.đ Tr.đ Tr.đ 3,718 2,988 4,448 4,809 4,256 5,362 5,701 5,140 6,263 1,983 2,152 1,815 153 172 141 Nguồn: Báo cáo hoạt động của quỹ CEP Nhìn vào bảng trên ta thấy, hiệu quả hoạt động của quỹ CEP tương đối bền vững thể hiện qua tỷ lệ hiệu quả hoạt động qua các năm 2010-2012. Địa bàn hoạt động của CEP mặc dù phân theo vùng, tuy nhiên dân cư sống không tập trung, có nhiều phường, xã sống ở những khu vực khá xa chi nhánh nhưng Quỹ CEP vẫn hoạt động với năng suất rất cao. Cụ thể năm 2012 Tổng doanh số cho vay của quỹ CEP tăng 231% với số tiền là 71.016 triệu đồng so với năm 2010 là 29.178 triệu đồng, và có 9.520 khách hàng đang vay với dư nợ bình quân năm 2012 trên mỗi khách hàng là 5 triệu 701 ngàn đồng ( so với năm 2010 số khách hàng đang vay là 5.835 và dư nợ bình quân trên mỗi khách hàng 3,718 triệu đồng). Theo báo cáo tài chính tổng dư nợ cho vay của CEP năm 2012 tăng 244% so với năm 2010, (từ 16,165 triệu đồng năm 2010 lên 37,481 triệu đồng năm 2012), trong đó tổng dư nợ cho vay chiếm 99,4% trong tổng tài sản của CEP năm 2012. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 40 2.3.2. Hiệu quả hoạt động cho vay của Quỹ CEP Năm 2012, CEP đã đạt kết quả rất tốt về hoạt động tài chính và tiếp tục duy trì tích lũy ổn định từ vốn đầu tư cho vay nhờ quản lý chặt chẽ tình hình công nợ, tỷ lệ hoàn trả cao, thời hạn vay ngắn và hoàn trả thường xuyên. Các khoản chi phí thực hiện hết sức tiết kiệm và tiếp tục duy trì ở mức thấp, nổi bật là chi phí dự phòng rủi ro. Đây là kết quả của việc quản lý choạt động cho vay tốt. Ngoài ra, chi phí thấp do có lợi thế về vốn chủ sở hữu đồng thời CEP đã huy động được một nguồn vốn vay ưu đãi đáng kể. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của CEP trong giai đoạn 2010-2012 ta quan sát bảng sau: Bảng 2.2 kết quả, hiệu quả hoạt động tài chính của CEP giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2012/2010 + (-) % 1/ Tổng tài sản Tr.đ 16.402 27.499 37.481 21.079 228,5 1.1 Tổng dư nợ cho vay Tr.đ 16.165 27.331 37.273 21.108 230,5 2/ Tổng nguồn vốn Tr.đ 17.045 27.543 37.576 20.531 220,4 2.1 Vốn Chủ sở hữu Tr.đ 10.000 13.414 17.346 7.346 173,5 2.2 Phải trả Tr.đ 7.045 14.129 20.221 13.176 287 3/ Tổng chi phí Tr.đ 2.551 4.101 5.353 2.802 209,8 3.1 Chi phí hoạt động Tr.đ 1.707 2.669 3.640 872 213,3 3.2 Chi phí Tài chính Tr.đ 833 1.416 1.705 1.930 204,6 3.3 Chi phí dự phòng Tr.đ 11 16 8 -3 72,72 4/ Tổng lợi nhuận Tr.đ 1.508 2.529 3.479 1.971 230,7 5/ Các tiêu chí hiệu quả - ROA (4/1) % 9,19 9,2 9,3 0,11 101 - ROE (4/2.1) % 15,8 18,8 20 4,2 126 - Hệ số rủi ro tín dụng (1.1/1) % 98 99 99 1 101 - Tự cung về hoạt động % 59 61 88,9 29,9 150 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 41 (4/3) - Tỉ lệ hiệu quả hoạt động (3.1/1.1) % 11 10 10 -01 092 - Tỉ lệ đầy đủ vốn (2.1/1) % 61 49 46 -0,15 076 Nguồn: báo cáo hoạt động của Quỹ CEP Qua bảng trên ta thấy, CEP có chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROA) khá cao tương đối ổn định từ năm 2010-2012. Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, CEP thu được bình quân 18,2 đồng, đặc biệt là năm 2012 đạt 20 đồng lợi nhuận .Như vậy, khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của CEP là khá cao Ngoài tỷ số ROE, thì tỷ số ROA của CEP cũng khá cao và tương đối ổn định, bình quân qua các năm 2010-2012 là 9,2%. ROA cho biết cứ mỗi 100 đồng tài sản CEP đã tạo ra được 9,2 đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng trên ta thấy, khả năng tự cung về tài chính của CEP khá tốt, thể hiện được thu nhập tăng thông qua hoạt động tín dụng. Tỉ lệ đầy đủ vốn của CEP tương đối ổn định bình quân trên 50 %, đặc biệt là năm 2012 chỉ có 46% điều này cũng dễ hiểu vì thành viên vay vốn của Cep năm 2012 tăng lên 1,61 lần so với năm 2010 Từ tổng tài sản của CEP năm 2012 tăng gần 228,5 lần so với năm 2010, (từ 16,402,602 ngàn đồng năm 2010 lên 37,481,002 ngàn đồng năm 2012). Trong đó tổng dư nợ cho vay chiếm 99,86% trong tổng tài sản của CEP năm 2012.Tăng trưởng tín dụng của CEP khá cao trong giai đoạn nghiên cứu, nếu năm 2010, tổng dư nợ là 16.165 triệu đồng thì đến năm 2012 đã tăng trưởng lên 27,331 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng là 231%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của CEP ngày càng được mở rộng. Tổng nguồn vốn và nợ phải trả của CEP cũng gia tăng dần qua các năm. Vốn chủ sở hữu năm 2012 hơn 17.246 triệu đồng tăng so với năm 2010 là hơn 7.340 triệu đồng, Quỹ trợ vốn Cep ngoài việc cung cấp các sản phẩm cho vay cho khách hàng của mình, CEP còn cung cấp sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 42 Trong quá trình vay vốn của CEP, sau mỗi kỳ hạn vay mỗi khách hàng sẽ hoàn trả một phần vốn gốc, lãi vay, tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện cho CEP. Do đó, tổng nợ phải trả của CEP năm 2012 tăng 287% so với năm 2010, con số này chứng tỏ số lượng khách hàng tham gia vay vốn CEP gia tăng, và hoạt động huy động vốn của CEP thông qua tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện có hiệu quả. Đây chính là nguồn vốn cung cấp tín dụng cho các khách hàng khác. Những kết quả phân tích ở trên cho thấy hoạt động của CEP là rất hiệu quả về khía cạnh tài chính 2.4 Đánh giá của khách hàng về hiệu quả sử dụng vốn vay từ CEP Việc điều tra khảo sát cho thấy rằng tác động mạnh mẽ của chương trình TCVM CEP lên vấn đề an sinh của khách hàng. Khách hàng CEP tham gia chương trình đã cải thiện vấn đề an sinh và những khách hàng rời chương trình cũng có lợi ích từ việc tham gia chương trình. Đánh giá cũng chỉ rõ lĩnh vực mà tác động của chương trình có thể được cải thiện đặc biệt là khu vực nông thôn. Những ghi nhận được khái quát dưới đây: Bảng 2.3 : Về hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Tiêu chí đánh giá Ý kiến của khách hàng (%) Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Thu nhập so với trước khi vay - - 17.6 59.5 22.9 Hiệu quả SXKD so với trước khi vay - - 17.6 59.5 22.9 Tạo thêm việc làm so với trước khi vay 1.9 1.9 30.0 49.5 16.7 Cải thiện đời sống so với trước khi vay - - 13.8 65.2 21.0 Nguồn: Số liệu điều tra Qua kết quả khảo sát ý kiến Hộ khách hàng về hiệu quả sử dụng vốn vay tại bảng 2.3 cho thấy tiêu chí “ Thu nhập so với trước khi vay” và tiêu chí “ Hiệu quả sản xuất kinh doanh so với trước khi vay” đề có 17,6% khách hàng cho là trung bình và 59.5% khách hàng cho là cao, và 22,9% khách hàng cho là rất cao. Để Quỹ trợ vốn CEP phát triển hơn nữa thì chi nhánh Quỹ CEP phải tiếp tục có những giải Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 pháp như mở rộng địa bàn hoạt động, không ngừng chăm lo đời sống vật chất và kể cả tinh thần cho các thành viên vay vốn. Tiêu chí “ Tạo thêm việc làm so với trước khi vay” có 1,9% có ý kiến là rất thấp và thấp, 30% có ý kiến là trung bình và 49,5% có ý kiến là cao và còn 16,7 ý kiến là rất cao. Đây cũng là vấn đề mà Quỹ trợ vốn CEP cần hết sức quan tâm, bởi vì nếu khách hàng sau khi vay vốn mà tạo ra được việc làm sẽ nâng cao vay trò và sứ mệnh của Quỹ trợ vốn CEP. Tiêu chí “ Cải thiện đời sống so với trước khi vay” có 13.8% có ý kiến là trung bình, 65.2% ý kiến là cao và có 21.0 ý kiến là rất cao. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng so với trước khi vay là rất cao • Thu nhập hộ gia đình: đã tăng đáng kể từ khi tham gia chương trình CEP. Tháng 12/2012, thu nhập bình quân đầu người sau 36 tháng tham gia chương trình CEP đối với khách hàng vay góp tuấn đã tăng từ 18.000đ/ngày lên 22.000 đồng/ngày và đối với khách hàng góp tháng đã tăng từ 19.000đồng/ngày lên 36.000ngày/ngày vào cùng thời điểm. • Tài sản hộ gia đình: đã gia tăng đáng kể sau 24 tháng tham gia chương trình CEP qua việc mua sắm dụng cụ lao động, phương tiện đi lại và đồ dùng gia đình. • Điều kiện nhà ở: Từ khi tham gia chương trình CEP, điều kiện chung về nhà ở của khách hàng đã cải thiện. Đối với những khách hàng góp ngày và góp tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_cho_vay_ho_tro_ho_ngheo_cua_quy_ho_tro_von_cep_tren_dia_ban_thanh_pho_my_tho_tinh.pdf
Tài liệu liên quan