MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 3
1. Khái niệm đầu tư 3
2. Phân loại hoạt động đầu tư 3
3. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển 5
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
1. Khái niệm dự án đầu tư 8
2. Chu kỳ dự án đầu tư 8
3. Phân loại Dự án đầu tư 8
4. Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án 10
5. Vai trò của dự án đầu tư 11
6. Nội dung của dự án đầu tư 13
7. Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư 12
III. CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 32
1. Khái niệm 32
2. Các yêu cầu của công tác lập dự án 33
3. Các bước của quá trình lập dự án đầu tư 34
4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác lập dự án 34
CHƯƠNG II. 36
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM 36
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM 36
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam 36
1.1. Giai đoạn từ 1980 đến 1990 36
1.2. Từ năm 1990 đến nay 37
2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty
3. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
II. QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM
1. Dự án đầu tư
2. Thoả thuận chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi Error! Bookmark not defined.
3. Thời gian thoả thuận chủ trương đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty trình Tổng Công ty như sau:
III. CÁC BỘ PHẬN THAM GIA LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty 47
2. Hội đồng tư vấn đầu tư 48
3. Ban Tổng giám đốc Tổng công ty 49
4. Phòng Đầu tư 49
5.Văn phòng 54
6. Phòng tổ chức - lao động 54
7. Phòng Tài chính – kế hoạch 54
8. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án 55
9. Phòng Pháp chế 55
10.Ban quản lý dự án đầu tư 55
11. Phòng Kinh doanh Tổng công ty 56
12. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty 56
13. Các phòng, ban và các đơn vị khác 57
IV. QUẢN LÝ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
IV.CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC TRIỂN KHAI VÀ MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Một số dự án hoàn thành năm 2003 như sau:
2.1. Các dự án nhóm A
2.1.1. Dự án sản xuất công nghiệp
1. Dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá - Thị Trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải- Thành phố Hải Phòng
2. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hoà Lạc
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN Ở TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XÂY DỰNG VIỆT NAM
1. Đầu tư vào công tác tổ chức lập dự án
2. Đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phục vụ cho các công tác khảo sát thiết kế và lập dự toán công trình
3. Thực hiện chấn chỉnh và tăng cường khâu quản lí kinh tế kĩ thuật
4. Điều chỉnh thu nhập, cơ chế thưởng phạt hợp lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công ty, nâng cao năng suất lao động
5. Thực hiện tiết kiệm chi phí
6. Tăng cường các khâu giám sát tất cả các giai đoạn từ khâu lập dự án cho tới khâu thực hiện dự án
7. Những kiến nghị với Bộ XD và Nhà nước
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỵ
Số lượng
I
Thiết bị làm đất
1
Máy ủi
121
2
Máy đào
116
3
Xúc lật
57
4
Máy cáp
32
II
Phương tiện vận tải
1
Ô tô tự đổ
294
2
Ô tô thùng, bệ
110
3
Ô tô vận chuyển bê tông
73
4
Ô tô Plat-Fooc
12
5
Xe nâng hàng
16
III
Thiết bị xử lý nền móng
1
Máy khoan cọc nhồi
17
2
Máy đóng cọc
22
IV
Máy xây dựng
1
Máy bơm bê tông
18
2
Trạm trộn bê tông
30
3
Máy trộn bê tông
140
4
Cẩu tháp
31
5
Cẩu thuỷ lực bánh lốp
33
6
Cẩu bánh xích
17
V
Thiết bị khai thác đá
1
Máy nén khí
39
2
Máy khoan đá
63
3
Trạm nghiền sàng đá
9
VI
Thiết bị thi công cầu và đường
1
Thiết bị thi công đường
10
2
Thiết bị thi công cầu
4
3
Máy san
31
4
Máy đầm, lu, lu rung
61
VII
Máy phát điện và các loại máy khác
1
Máy phát điện
48
2
Máy hàn
225
3
Máy khoan khai thác nước ngầm
12
4
Máy chế biến gỗ các loại
175
5
Thiết bị trợt SILO ống khói
23
6
Thiết bị kéo căng thép
15
7
Thiết bị sản xuất bêtông dầm bê tông cốt thép dự ứng lực
8
8
Thiết bị kiểm tra độ ồn
2
9
Thiết bị kiểm tra độ dày sơn
16
10
Thiết bị phun sơn
155
11
Tời, cầu trục các loại
65
12
Bơm nước áp lực cao
25
13
Máy thép thuỷ lực
16
14
Máy cắt uốn thép các loại
116
15
Bơm nước các loại
208
16
Dây chuyền sản xuất gạch Breston
4
17
Máy sản xuất gạch Block 5 W
1
(Số liệu từ Phòng Đầu tư)
3.3. Năng lực về con người
Tổng số cán bộ và công nhân: 26.178 người
Trong đó: - Làm việc trong nước: 22.436 người
- Làm việc ở nước ngoài: 3.742 người
Chia ra:
Đơn vị: người
STT
Nghề nghiệp
Tổng số
1
Kỹ sư
2.641
2
Kỹ thuật viên
1.275
3
Công nhân kỹ thuật
17.056
(Nguồn số liệu: Phòng Đầu tư)
3.4. Tình hình đầu tư của Công ty trong những năm gần đây
Công tác đầu tư bắt đầu được chú trọng từ trước năm 1996. Thực hiện phương châm đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh tăng cường đầu tư để nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới, tăng hàm lượng trí tuệ trong kết cấu sản phẩm, công tác đầu tư đã được chú trọng cả trong đầu tư chiều sâu và trong đầu tư mở rộng. Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, thông qua các hoạt động đầu tư và cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng đã từng bước phát triển.
Ngành sản xuất bê tông bằng cá trạm trộn bê tông hiện đại, đồng bộ từ khâu sản xuất vận chuyển và bơm bê tông kết hợp với hệ thống ván khuôn thép hiện đại đã cho ra những sản phẩm bê tông tại chỗ được đánh giá cao trong các công trình Đại sứ quán úc, Khách sạn Melia, Guaman Hotel, Tháp Hà Nội TOWER, Hoàng viên quảng bá…
Sau thành công của dự án đầu tư công trình H2 tại số 2 Láng Hạ, Tổng Công ty đã xúc tiến đầu tư các dự án Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, Khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, các dự án đầu tư nhà điều hành sản xuất của Công ty xây dựng số 3, Công ty xây dựng số 1… và nhiều dự án đầu tư chiều sâu khác về năng lực thiết bị. Thông qua hoạt động đầu tư của giai đoạn này năng lực sản xuất của Tổng Công ty đã tăng lên rõ rệt, tạo điều kiện để Tổng Công ty đứng vững và phát triển bền vững trên thương trường.
Mục tiêu chung của doanh nghiệp là: nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập với nền kinh tế khu vực, tăng trưởng phát triển với nhịp độ cao, bền vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở đó tích luỹ phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Trong giai đoạn 1998 – 2003, cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty đã có sự chuyển đổi như sau:
Xây lắp chiếm tỷ trọng 60,66% năm 2000 xuống còn 59% năm 2003
Sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng 2,23% năm 2000 lên 8,67% năm 2003.
Xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm tỷ trọng18,30% năm 2000, xuống còn 16% năm 2003.
Xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng 15,03% năm 2000, xuống còn 11,30% năm 2003.
- Hoạt động khác chiếm tỷ trọng 3,57% năm 2000 lên 4,7% năm 2003.
Giá trị sản xuất kinh doanh từ 1780 tỷ đồng vào năm 1998, 2321 tỷ đồng vào năm 2000 và 3200 tỷ đồng vào năm 2002. Nhịp độ tăng trưởng bình quân từ 15-25% một năm.
Năm 2003 là năm bản lề của việc thực hiện chiến lược đầu tư các dự án trọng điểm của Tổng Công ty. Là năm thực hiện kiên quyết hiệu quả nhất công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, đa sở hữu vốn trong doanh nghiệp theo tinh thần nghị quyết Trung ương 3, sự chuẩn bị chu đáo cho công tác đầu tư từ những năm trước cùng với sự trưởng thành nhanh chóng của Tổng Công ty đã tạo ra điều kiện thuận lợi để Tổng Công ty thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2003 với các chỉ tiêu chính như sau:
+ Tổng giá trị SXKD đạt 4310 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch, 135% của năm 2002 trong đó
- Xây lắp đạt 2521 tỷ đồng, bằng 117 % kế hoạch, 125% của năm 2002
- Xuất nhập khẩu đạt 59,168 triệu USD, bằng 99% kế hoạch, 102% của năm 2002
+ Tổng doanh thu đạt 2400 tỷ đồng, bằng 133% kế hoạch, 400% của năm 2002
+ Tổng mức nộp ngân sách bằng 159.7 tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch, 131% của năm 2002
Động lực để thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh là hoạt động đầu tư. Các hoạt động đầu tư được phát triển mạnh kể từ năm 1999. Sau khi có sự chuẩn bị từ giai đoạn trước, Tổng Công ty đã đẩy mạnh công tác đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có một số dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Nhà máy nước Dung Quất giai đoạn 1 công suất 15.000 m3/ngày tại Quảng Ngãi, Trung tâm thương mại Tràng tiền cuối năm 2001, Nhà điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đà Nẵng (Năm 2002), tại Thành Phố Hồ Chí Minh (2003), nhà làm việc của Công ty xây dựng số 3 (năm 2001), nhà làm việc của Công ty xây dựng (năm 2002) ở Hà Nội, Nhà làm việc của Công ty xây dựng số 7 ở Nha Trang, Nhà máy đá ốp lát cao cấp VINACONEX (năm 2003), Nhà máy kính an toàn (Công ty VINACONEX 7), Nhà máy gạch nung Thái Nguyên (Công ty VINACONEX 3), hàng loạt các cơ sở sản xuất khai thác đá và vật liệu xây dựng tại Xuân Hoà, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình… đã là yếu tố quan trọng làm tăng năng lực, thay đổi cơ cấu sản phẩm của Tổng Công ty.
Đặc biệt việc thực hiện tốt dự án phát triển khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính và một số dự án phát triển khu đô thị khác của các doanh nghiệp thành viên đã khẳng định sự phát triển đúng hướng của Công tác đầu tư, tạo thêm nguồn tài chính để phát triển Công ty lớn mạnh và bền vững.
Cho đến thời điểm hiện nay, Tổng Công ty đã triển khai và chuẩn bị triển khai đầu tư hàng loạt dự án với tổng số vốn đầu tư cho đến năm 2010 lên hàng tỷ USD: Dự án xi măng Cẩm Phả, xi măng Yên Bình, Thuỷ điện ở Lào Cai ,dự án nhôm ở Hải Dương, dự án ngành nước ở Vĩnh Phúc, dự án đường Láng Hoà Lạc mở rộng, dự án cấp nước từ Sông Đà về Hà Nội, các dự án khu công nghiệp phát triển đô thị ở Hà Nội, Hà Tây, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên… Hoạt động đầu tư thực sự là động lực cho sự phát triển và tạo cơ sở vật chất cho Tổng Công ty thực hiện hoài bão của mình
Qua giới thiệu chung về Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, ta đã nắm được những vấn đề cơ bản về Tổng Công ty. Trong những năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động đầu tư ngày càng trở thành hoạt động chính đem lại thu nhập cũng như công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty. Hơn nữa lập dự án là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình đầu tư. Việc tìm hiệu thực trạng công tác lập dự án đầu tư của Tổng Công ty là quan trọng và được thể hiện cụ thể như sau:
II. Thực trạng công tác lập dự án tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
1. Các bộ phận tham gia triển khai lập dự án đầu tư
1. Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty
- Quyết định các chủ trương của Tổng công ty
- Xem xét và phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty.
- Xem xét phê duyệt:
+ Các dự án đầu tư.
+ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
+ Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu.
+ Quyết toán vốn đầu tư.
- Riêng dự án nhóm A thì cấp phê duyệt và Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng (khi được uỷ quyền).
- Chỉ đạo toàn Tổng công ty thực hiện đầu tư.
- Thanh tra công tác đầu tư của toàn Tổng công ty.
2. Hội đồng tư vấn đầu tư
- Hội đồng tư vấn đầu tư bao gồm: thành viên HĐQT, các Phó tổng giám đốc, đại diện thường vụ Đảng uỷ, Công đoàn Tổng công ty, kế toán trưởng, các trưởng phòng Đầu tư, Kế hoạch, Pháp chế, và các phòng ban khác có liên quan đến dự án, Thủ trưởng đơn vị trình dự án đầu tư, Một số chuyên viên kinh tế, kỹ thuật của Tổng công ty (được mời khi cần thiết), Chuyên gia kinh tế, kỹ thuật ngoài Tổng công ty (được mời khi có yêu cầu của từng dự án cụ thể).
- Hội đồng tư vấn đầu tư có trách nhiệm xem xét và tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các dự án đầu tư sau khi dự án đó được HĐQT đồng ý chủ trương đầu tư để HĐQT Tổng công ty xem xét quyết định đầu tư.
- Nội dung xem xét như sau:
+ Xem xét dự án đầu tư có phù hợp với các điều kiện quy định của pháp luật về quy hoạch, lãnh thổ, khai thác tài nguyên khoáng sản;
+ Xem xét các vấn đề kỹ thuật của dự án về công nghệ, quy mô sản xuất, phương án kiến trúc, quy chuẩn xây dựng;
+ Xem xét dự án có phù hợp về sử dụng đất đai, môi trường và boả vệ sinh thái, phòng chống cháy nổ , an toàn lao động và vấn đề xã hội khác;
+ Xem xét về vấn đề thị trường, giá cả, tiếp thị nguồn cung ứng nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và vấn đề kinh tế của dự án;
- Riêng đối với dự án từ 500 triệu trở xuống thì phòng Đầu tư trình dự án lên HĐQT phê duyệt không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư.
3. Ban Tổng giám đốc Tổng công ty
- Đề xuất các chủ trương đầu tư của toàn Tổng công ty. Báo cáo chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn trước Hội đồng quản trị.
- Xây dựng để trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty.
- Xem xét các dự án đầu tư trước khi trình Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định đầu tư.
- Đề xuất về nội dung dự án, khả năng về tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
- Tổ chức chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư đã được Hội đồng quản trị phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng.
4. Phòng Đầu tư
a. Công tác kế hoạch:
- Lập kế hoạch đầu tư, dự kiến các nguồn vốn đầu tư hàng năm của Tổng công ty.
- Thường xuyên báo cáo tiến độ, tình hình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các Dự án cho lãnh đạo Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước khác theo quy định.
- Tổng hợp chung tình hình đầu tư của Tổng công ty.
b. Công tác tham mưu:
- Chủ động đề xuất các ý tưởng đầu tư mới, báo cáo lên Lãnh đạo Tổng công ty.
- Đề xuất góp ý các chủ trương, chiến lược đầu tư của Tổng công ty.
- Đề xuất các quy trình thực hiện, phương pháp thực hiện công tác đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Góp ý kiến các văn bản đầu tư của Nhà nước khi được yêu cầu.
c. Công tác quản lý đầu tư:
- Là đầu mối quản lý các Dự án đầu tư xây dựng, Dự án đầu tư chiều sâu... của toàn Tổng công ty.
- Theo dõi và phối hợp với Ban quản lý của các Dự án do Tổng công ty trực tiếp là Chủ đầu tư những việc thực hiện đầu tư từ khâu lập chuẩn bị đầu tư đến khâu hoàn thành đưa Dự án vào khai thác sử dụng.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư của Tổng công ty.
d. Công tác thực hiện:
- Đối với các Dự án đầu tư thuộc nhóm A và B: Tiếp nhận các dự kiến, chủ trương của Lãnh đạo Tổng công ty, nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, xem xét khả năng huy động các nguồn vốn... để tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng công ty có kết luận quyết định chủ trương đầu tư (thông qua các số liệu phân tích kinh tế, ý kiến chuyên gia...).
- Khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và lập kế hoạch đầu tư và báo cáo trình Hội đồng quản trị Tổng công ty.
- Tiến hành xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư về dự án. Đối với các dự án đầu tư mới dưới 500 triệu sau khi có đồng ý chủ trương đầu tư của Hội đồng quản trị, phòng Đầu tư Tổng công ty sẽ trực tiếp xin ý kiến lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt Báo cáo đầu tư mà không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư.
- Sau khi có quyết định đầu tư của Lãnh đạo Tổng công ty thì tuỳ theo quy mô đầu tư mà tiến hành hai bước Nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi, đảm bảo các yêu cầu của Quy chế đầu tư và xây dựng.
- Lập Dự án:
+ Tự tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án do Tổng công ty làm Chủ đầu tư trong điều kiện cho phép về nhân sự và cơ sở vật chất.
+ Xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty trong việc thuê chuyên gia phối hợp hoặc thuê tổ chức tư vấn có chuyên môn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các Dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư trong trường hợp không tự tổ chức thực hiện được.
+ Hướng dẫn các đơn vị thành viên lập hoặc thuê lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi cho các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên Tổng công ty.
- Thẩm định:
+ Thẩm định hoặc xin ý kiến Lãnh đạo Tổng công ty để thuê thẩm định và thực hiện các thủ tục trình duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng và Quy trình đầu tư của Tổng công ty, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư xây dựng.
+ Làm đầu mối cho việc lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các Dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Lên kế hoạch và đề xuất nhân sự có năng lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập bộ phận thẩm định các Dự án đầu tư trực thuộc phòng Đầu tư.
- Phê duyệt:
+ Đối với các Dự án thuộc nhóm A, phòng Đầu tư phải chuẩn bị tờ trình lên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty để Chủ tịch Hội đồng quản trị ký trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt và sau khi Chủ tịch Hội đồng quản trị trình thì hoàn thiện hồ sơ Nghiên cứu tiền khả thi hoặc Nghiên cứu khả thi lên cấp có thẩm quyền quy định. Tuỳ theo tình hình thực tế công việc phòng Đầu tư có thể báo cáo Lãnh đạo Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo để thành lập ban chuẩn bị Dự án (hoặc Ban Quản lý Dự án), Ban sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo Tổng công ty theo Quy chế hoạt động của Ban.
+ Đối với các Dự án thuộc nhóm B và C (theo phân cấp do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt), phòng Đầu tư phải chuẩn bị quyết định đầu tư theo các nội dung đã được quy định trong Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư vào sổ nghị quyết đầu tư làm căn cứ cho Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Làm đầu mối cho việc phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi, Nghiên cứu khả thi; thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chủ trì tổ chức các buổi báo cáo thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư của Tổng công ty.
- Chủ trì các cuộc hội thảo, hội nghị, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nhằm nâng cao kiến thức đầu tư của cán bộ Tổng công ty, thúc đẩy tiến trình đầu tư của Tổng công ty.
- Chủ động liên hệ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trình triển khai các Dự án đầu tư nếu thấy cần thiết.
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công.
e. Quyền hạn của phòng Đầu tư:
- Chủ động đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty những sáng kiến, biện pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Được sử dụng đúng mục đích và đúng quy định đối với các chi phí cần thiết và các trang thiết bị của Tổng công ty để giải quyết công việc.
- Được quyền góp ý vào các việc giải quyết công việc của các Phòng ban khác về đầu tư khi thấy có dấu hiệu trái pháp luật hoặc có ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty.
- Có quyền báo cáo Tổng công ty không thực hiện những nhiệm vụ được giao, khi nhiệm vụ ấy được coi là trái pháp luật, vi phạm chính sách của Nhà nước.
- Có quyền đề nghị phòng ban khác giúp đỡ phối hợp giải quyết công việc. Việc đề nghị phải được ghi bằng văn bản hoặc gặp trực tiếp.
- Sắp xếp, phân công việc đối với các nhân viên trong nội bộ phòng mình theo khả năng từng người, đảm bảo hiệu quả công việc.
f. Trách nhiệm của Phòng Đầu tư:
- Phục tùng và chấp hành chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc của phòng trước lãnh đạo Tổng công ty.
- Chịu trách nhiệm phổ biến trong nội bộ Phòng đối với những quy định, quy chế, thông báo của Tổng công ty và Nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện các quy định này.
- Cán bộ, công nhân viên trong phòng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tổng công ty nếu cố ý gây thiệt hại cho Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
- Nộp đầy đủ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ về hoạt động của phòng theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty.
5.Văn phòng
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận các công văn của cung cấp đơn vị trình lên Hội đồng quản trị.
- Kịp thời bố trí các phương tiện đi lại, làm việc khi ca phòng, ban trực thuộc Tổng công ty cần đi thực địa của dự án.
- Phối hợp với phòng Đầu tư hoặc các phòng ban chức năng của Tổng công ty để bố trí phòng họp và các thiết bị phục vụ cho cuộc họp về các dự án của Tổng công ty.
- Các công việc khác khi được phân công.
6. Phòng tổ chức - lao động
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty trình Tổng giám đốc quyết định thành lập Ban quản lý đối với các dự án do Tổng công ty trực tiếp là Chủ đầu tư.
- Tổ chức tuyển chọn và sắp xếp nhân sự cho Ban quản lý và các dự án đầu tư đi vào vận hành sản xuất.
- Các công việc khác khi được phân công.
7. Phòng Tài chính – kế hoạch
- Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
- Chuẩn bị kế hoạch về nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn và hàng năm cho các dự án, cung cấp tài chính cho các dự án.
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty trong việc kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính của dự án đảm bảo cho dự án có đủ vốn để hoạt động và hoạt động an toàn và có hiệu quả.
- Kiểm tra và thanh toán các chi phí phục vụ dự án.
- Xem xét thẩm định các hồ sơ xin quyết toán của các dự án.
- Các công việc khác khi được phân công.
8. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty về công tác quản lý chất lượng công trình.
- Có trách nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các dự án Tổng công ty phê duyệt khi được yêu cầu.
- Các công việc khác khi được phân công.
9. Phòng Pháp chế
Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung trình tự thực hiện dự án và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
Tham gia ý kiến đối với các hợp đồng kinh tế.
Cung cấp đầy đủ các tài liệu, các quy định của Nhà nước về đầu tư để phục vụ công tác đầu tư của Tổng công ty.
Tư vấn và giám sát về mặt pháp lý đối với ca dự án của toàn Tổng công ty.
- Các công việc khác khi được phân công.
10.Ban quản lý dự án đầu tư
- Ban quản lý dự án đầu tư được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập nhằm thực hiện chức năng Chủ đầu tư trong dự án đầu tư cụ thể.
- Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư được quy định bởi một quy chế riêng và tuân theo các quy định của quy chế nahỳ và các quy định khác của pháp luật.
- Các công việc khác khi được phân công.
11. Phòng Kinh doanh Tổng công ty
- Tham gia vào công tác đầu tư của Tổng công ty để giúp Tổng công ty lựa chọn đối tác cung cấp thiết bị, vật tư hợp lý nhất góp phần làm dự án nâng cao hiệu quả đồng thời nắm bắt được yêu cầu của dự án để tham gia cung ứng thiết bị vật tư cho dự án.
- Các công việc khác khi được phân công.
12. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty
- Các đơn vị thành viên khi đầu tư phải tuân theo các quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng, quy trình đầu tư của Tổng công ty và quy chế đầu tư của Tổng công ty.
- Đề xuất các chủ trương đầu tư trình lên Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về tài chính, huy động vốn đối với các dự án của đơn vị mình.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Trình tự chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và các quy chế của Tổng công ty.
- Sau khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư để lấy ý kiến Hội đồng tư vấn đầu tư và trình Hội đồng quản trị Tổng công ty bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng.
- Tiến hành các thủ tục về xin giao đất hoặc thuê đất, xin phép khai thác tài nguyên, lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế…
- Sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư được phê duyệt thì tiến hành tổ chức lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán và trình Hội đồng quản trị.
- Tổ chức đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị theo đúng quy chế đấu thầu
- Chịu trách nhiệm đàm phán và ký kết hợp đồng đối với các nhà thầu được lựa chọn.
- Tổ chức khởi công công trình bảo đảm chất lượng công trình và đưa công trình vào hoạt động phát huy được hiệu quả đầu tư.
- Sau khi đưa công trình vao hoạt động tiến hành quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước.
- Báo cáo quá trình đầu tư dự án thường xuyên hay đột xuất cho Tổng công ty theo quy định chung của Tổng công ty và của Nhà nước.
13. Các phòng, ban và các đơn vị khác
- Phối hợp với phòng Đầu tư và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty tham gia với chức năng của mình để dự án đầu tư của Tổng công ty triển khai được thuận lợi, bảo đảm an toàn và hiệu quả.
- Các công việc khác khi được phân công.
2. Trình tự triển khai lập dự án
Đầu tư các dự án là một lĩnh vực mà Tổng Công ty đã mạnh dạn bước vào trong những năm gần đây và dần trở thành một lĩnh vực hoạt động chính. Để hoạt động đầu tư có hiệu quả cao, Tổng Công ty đã quyết định thành lập phòng đầu tư với chức năng tham mưu cho lãnh đạo trong công tác đầu tư. Trình tự triển khai lập dự án không chỉ do Phòng Đầu tư thực hiện mà do sự phối hợp của các phòng ban trong Tổng Công ty. Các phòng ban tham gia dự án và chức năng của từng phòng ban được nêu ở trên. Dưới đây em xin nêu ra nội dung và quy trình triển khai lập dự án như sau:
Trình tự triển khai lập dự án được xây dựng theo những nội dung sau đây:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
+ Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và nước ngoài để xác định nhu cầu tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
+ Tiến hành điều tra khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng
+ Lập dự án đầu tư
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình bày đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.
Quy trình hình thành một dự án được thể hiện qua sơ đồ sau:
Phê duyệt
Lập dự án đầu tư
Lập đề án
ý tưởng
ý tưởng chính là bước nghiên cứu cơ hội đầu tư. ý tưởng phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước, kế hoạch của Tổng Công ty cũng như nhu cầu trong nước và nước ngoài về sản phẩm của dự án. Sau khi có ý tưởng, phòng Đầu tư lập đề cương về ý tưởng với nội dung:
+ Sự cần thiết phải đầu tư
+ Mục tiêu của dự án
+ Quy mô của dự án
+ Dự kiến kinh phí đầu tư
+ Tổ chức thực hiện
Tính khả thi được thể hiện rõ qua mỗi nội dung trên. Dự án phải có lợi về mặt tài chính và mặt kinh tế xã hội. Những đề án này có thể được phê duyệt thực hiện ngay hoặc có thể được lưu trữ chờ cơ hội bị loại bỏ. Nếu ý tưởng dự án được phê duyệt thì Phòng Đầu tư sẽ thành lập tổ dự án riêng để tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với những dự án lớn phức tạp thì theo quy định phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tổ chức thực hiện dự án được giao nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi khâu của việc lập dự án và đảm bảo dự án được lập đúng tiến độ để lãnh đạo Tổng Công ty phê duyệt, trình cơ quan Nhà nước có thẩm định. Đối với những công việc tổ dự án không làm được hoặc có thể làm được nhưng chi phí quá cao thì đề nghị cấp trên để thuê tư vấn nhưng phải chịu trách nhiệm kiểm tra những phần việc này.
Sau khi ý tưởng đã được phê duyệt thì các bộ phận tiến hành triển khai.
Phòng Đầu tư và phòng Kế hoạch thảo luận lựa chọn giới thiệu chủ nhiệm dự án, Ban Giám đốc xem xét ra quyết định bổ nhiệm. Đối với các công trình lớn có nhiều hạng mục, ngoài chủ dự án, có thể có một số phó chủ dự án và ban thư ký. Chủ nhiệm dự án nhận nhiệm vụ.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, kế hoạch đã lập cho dự án, chủ nhiệm dự án cùng với chủ trì bộ môn và các thành viên tham gia lập dự án liên hệ với các bộ phận chức năng của công ty hay khách hàng để nhận tài liệu liên quan đến công tác lập dự án.
Lập danh sách tài liệu nhận được để quản lí số tài liệu này theo biểu mẫu chung của công ty. Danh sách tài liệu được cập nhật thường xuyên trong quá trình thực hiện. Đồng thời các bộ phận trên đề xuất phương án thực hiện thống nhất. Công tác thu thập tài liệu phải tuân thủ đúng thời gian quy định trong đề cương.
Phòng Đầu tư tổ chức nghiên cứu, đánh giá dự án trên các mặt: ảnh hưởng đến môi trường, dự toá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24003.DOC