Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ v

MỤC LỤC vi

PHẦN 1- MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 3

PHẦN 2- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC 4

QUẢN LÝ THU THUẾ 4

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ NHÀ NƯỚC 4

1.1.1. Khái niệm về thuế 4

1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế 5

1.1.3. Hệ thống thuế và phân loại thuế 8

1.1.3.1. Khái niệm hệ thống thuế 8

1.1.3.2 Phân loại thuế 10

1.1.3.2.1. Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế 10

1.1.3.2.2. Phân loại theo đối tượng đánh thuế 11

1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 12

1.2. QUẢN LÝ THUẾ 17

1.2.1. Khái niệm 17

1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế 17

1.2.3. Nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế 20

1.2.3.1. Tổ chức bộ máy 20

1.2.3.2. Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế các cấp 21

1.2.4. Nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý thuế 23

1.2.4.1. Quản lý đối tượng nộp thuế 23

1.2.4.2. Quản lý đối tượng tính thuế 24

1.2.4.3. Công tác tính thuế 25

1.2.4.4. Nộp thuế vào ngân sách nhà nước 26

1.2.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế 27

1.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THUẾ 27

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ NƯỚC TA

VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ 34

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý thuế 34

1.4.1.1. Hàn Quốc 34

1.4.1.2. Anh quốc 37

1.4.2. Một số nét về công tác quản lý thuế ở nước ta 44

1.4.2.1. Những thành tựu đạt được 44

1.4.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý thuế 47

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 51

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế 51

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế 54

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội 54

2.1.2.2. Những thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế (số liệu đến 2005) 54

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 56

2.2.2. Phương pháp phân tích 56

2.2.2.1. Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng 56

2.2.2.2. Các phương pháp phân tích thống kê và phân tích định lượng 56

2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 57

2.2.3.1. Các chỉ tiêu phân tích công tác quản lý thu thuế 57

2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế 58

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ 59

3.1. TÌNH HÌNH THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

GIAI ĐOẠN 2001-2005 59

3.1.1. Tình hình thực hiện nguồn thu thuế 59

3.1.2. Hiệu quả công tác quản lý thuế 65

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ 67

3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngành thuế Thừa Thiên Huế 67

3.2.1.1. Cơ cấu bộ máy 67

3.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 68

3.2.2. Tình hình phân bố CBCC ngành Thuế Thừa Thiên Huế 71

3.2.3. Công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 71

3.2.3.1. Phân cấp quản lý thu 71

3.2.3.2. Công tác quản lý với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ 74

3.2.3.3 Công tác quản lý đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp

trực tiếp 80

3.2.3.4. Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể khai thác đánh bắt hải sản (thuế nghề cá) 83

3.2.3.5. Quản lý thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế khác 85

3.2.3.6. Tin học hoá công tác quản lý thu thuế 86

3.2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế 87

3.2.4.1. Tồn tại trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế 87

3.2.4.2. Tồn tại trong công tác xác định doanh số tính thuế 90

3.2.4.3. Tồn tại trong công tác tính thuế 92

3.2.4.4. Tồn tại trong công tác hành thu và xử lý nợ đọng thuế 93

3.2.4.5. Các công tác khác 94

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 99

4.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ 99

4.1.1. Mục tiêu 99

4.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế 103

4.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ 104

4.2.1. Giải pháp cụ thể mang tính địa phương 104

4.2.1.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế trên cơ sở thực hiện tốt chế

độ cấp mã số thuế 104

4.2.1.2. Quản lý tốt căn cứ tính thuế trên cơ sở hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật và công tác kế toán lưu giữ sổ sách hoá đơn, chứng từ 106

4.2.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế 108

4.2.1.4. Xây dựng mô hình bộ máy theo chức năng 109

4.2.1.5. Cải cách và áp dụng quy trình quản lý thuế mới 111

4.2.1.6. Hiện đại hóa, tin học hóa quản lý thuế, nâng cao chất lượng

nguồn lực 113

4.2.1.8. Đẩy mạnh việc ủy nhiệm thu thuế các hộ kinh doanh cá thể hiện đang nộp thuế khoán cho chính quyền phường, xã 118

4.2.2. Giải pháp mang tính vĩ mô 119

4.2.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách thuế 119

4.2.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý thuế, hành chính thuế 129

4.3. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 132

4.3.1. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Hội đồng nhân dân và UBND địa phương; có quy chế phối hợp giữa các ngành 132

4.3.1.1 Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh. 132

4.3.1.2. Cần thiết phải ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành. 133

4.3.2. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục thuế; phối hợp chặt chẽ với Sở KHĐT, Kho bạc NN, Cục Hải quan 133

4.3.3. Đổi mới nhận thức về song trùng lãnh đạo giữa ngành thuế với chính quyền địa phương các cấp 134

4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 135

PHẦN 3 - KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138

1. KẾT LUẬN 138

2. KIẾN NGHỊ 139

TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

 

 

doc157 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng về thuế, nghiệp vụ, tổ chức cán bộ-thi đua-tuyên truyền, hành chính, quản lý ấn chỉ, trước bạ và thu khác. Đến năm 1999, thành lập thêm phòng quản lý thu NQD, tách phòng TQD thành 3 phòng : TQD khối SX-XD-VT, TQD khối lưu thông-phân phối và Đầu tư nước ngoài; sáp nhập phòng nông nghiệp vào phòng nghiệp vụ và đổi tên phòng thành nghiệp vụ-chính sách; tách phòng hành chính thành 2 phòng tài vụ và hành chính-quản trị. Đến năm 2002, thực hiện đề án cải cách hành chính thuế, tiếp tục thành lập thêm 2 phòng Hỗ trợ tổ chức và người nộp thuế và phòng xử lý thông tin-tin học. Năm 2004 thực hiện Quyết định 218 sắp xếp tổ chức mới, ngành thuế đã thu gọn các đầu mối chỉ còn 10 phòng và hiện nay ngày thuế TTHuế đang từng bước xây dựng mô hình tổ chức theo chức năng. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp hầu hết tập trung tại văn phòng cục, do đó số thu ngân sách tại văn phòng cục chiếm trên 80% tổng thu ngân sách ngành thuế tỉnh,trong lúc đó lực lượng cán bộ công chức văn phòng cục chỉ chiếm trên 1/5 tổng số công chức toàn ngành. 3.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Chi Cục thuế thuộc Cục thuế Thừa Thiên Huế như sau: - Phòng Hành Chính - quản trị: Giúp Cục trưởng cục thuế về công tác văn thư, lưu trữ; tiếp nhận công văn đến, chuyển công văn đi; mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; quản lý tài sản trong phạm vi toàn ngành. - Phòng thanh tra- xử lý tố tụng: Giúp cục trưởng cục thuế kiểm tra các đối tượng nộp thuế và trong nội bộ ngành, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo pháp luật; tham gia chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực thuế. - Phòng tổ chức cán bộ-đào tạo-thi đua tuyên truyền: Giúp cục trưởng tổ chức điều hành bộ máy, sử dụng cán bộ có hiệu quả, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo ngạch công chức; tổ chức phong trào thi đua trong toàn ngành và thực hiện kế hoạch tuyên truyền thuế. - Phòng nghiệp vụ: Giúp Cục trưởng Cục thuế nghiên cứu hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các chi cục thuế triển khai thực hiện đúng các luật thuế, chính sách thuế hiện hành. - Phòng Thu Ngoài Quốc doanh: Giúp Cục trưởng cục thuế hướng dẫn kiểm tra việc thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. TỔNG CỤC THUẾ Á Phòng Tài vụ Phòng Hành chánh Quản trị P.Tổ chức cán bộ ĐT-TĐ-TT Phòng Thanh tra xử lý tố tụng Phòng quản lý Ấn chỉ Phòng thuế Quốc doanh Phòng thuế Ngoài quốc doanh Phòng thu lệ phí trước bạ & thu khác Phòng Nghiệp vụ thuế Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng xử lý thông tin & tin học Chi cục thuế thành phố Huế Chi cục thuế huyện Phong Điền Chi cục thuế huyện Quảng Điền Chi cục thuế huyện Hương Trà Chi cục thuế huyện Phú Vang Chi cục thuế huyện Hương Thủy Chi cục thuế huyện Phú Lộc Chi cục thuế huyện Nam Đông Chi cục thuế huyện A Lưới CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 69 Sơ đồ 2 : Hệ thống tổ chức bộ máy ngành Thuế Thừa Thiên Huế cũ - Phòng Thu Quốc Doanh: Giúp cục trưởng cục thuế hướng dẫn kiểm tra việc thu nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Phòng Kế hoạch-tổng hợp: Giúp cục trưởng Cục thuế tổng hợp xây dựng, phân bổ và kiểm tra dự toán thu thuế và thu khác của Cục Thuế; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế lập, phân bổ, thực hiện dự toán thu thuế và thu khác. - Phòng ấn chỉ thuế: Giúp cục trưởng Cục thuế lập kế hoạch nhận in ấn, cấp phát ấn chỉ; tổ chức, thiết kế, in ấn các loại ấn chỉ được Bộ Tài chính uỷ quyền, phục vụ kịp thời cho công tác thu ngân sách của ngành và quản lý chặt chẽ các loại ấn chỉ. - Phòng thuế trước bạ-thu khác: giúp cục trưởng Cục thuế tổ chức và quản lý thu thuế trước bạ và các nguồn thu khác. Quản lý cấp phát các loại ấn chỉ theo quy định của ngành, kiểm tra chặt chẽ các khoản thu do phòng quản lý phân cấp cho chi cục thuế thu. - Phòng Tài Vụ: Giúp Cục trưởng quản lý chặt chẽ tài chính ngành thuế, thực hiện cấp phát và kiểm tra việc thu chi tài chính theo quy định của nhà nước trong phạm vi ngành. - Phòng xử lý thông tin và tin học: Giúp Cục trưởng Cục thuế quản lý, phát triển công tác tin học trong ngành thuế địa phương và xử lý thông tin về thuế của các đối tượng nộp thuế do Cục thuế quản lý và tổng hợp thông tin thu thuế của toàn tỉnh. - Các chi cục thuế Huyện, Thành phố: Giúp cục trưởng thực hiện kế hoạch thu hàng năm, điều hành nhân sự tại chi cục, kiểm tra các đối tượng nộp thuế, giải quyết các khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền của Chi cục. Báo cáo lên cục trưởng những việc vượt quá thẩm quyền để cục giải quyết.. 3.2.2. Tình hình phân bố CBCC ngành Thuế Thừa Thiên Huế Năm 2000 Tổng Cục thuế đã giao chỉ tiêu biên chế cho Cục Thuế Thừa Thiên Huế là 620 lao động. Tuy nhiên, để quản lý tốt toàn bộ đối tượng nộp thuế hiện nay, Cục thuế đã phải sử dụng thêm lực lượng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế được giao, bao gồm: lao động hợp đồng có thời hạn xác định (hợp đồng dài hạn) khoảng 50 lao động và lao động hợp đồng ngắn hạn khoảng 200 lao động. Định mức lao động đối với các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh bình quân mỗi cán bộ quản lý từ 15 đến 20 doanh nghiệp. Số lượng cán bộ CNV được bố trí theo cơ cấu tổ chức hành chính như sau (xem bảng 6 trang 72). 3.2.3. Công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.3.1. Phân cấp quản lý thu Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999, có hai luật thuế mới ra đời đó là thuế giá trị gia tăng thay luật thuế doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho luật thuế lợi tức và sửa đổi bổ sung một số luật thuế thuế khác, công tác quản lý thuế đã có sự thay đổi cơ bản về quy trình quản lý thuế và phân cấp quản lý thu. Theo phân cấp quản lý hiện hành, Cục thuế trực tiếp quản lý thu các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở kinh doanh ngoài quốc doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ đối với xe ôtô, mô tô, nhà đất và các khoản thu khác cấp tỉnh. Riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được phân cấp như được trình bày tại bảng 3.4. Bảng 3.4 : Tình hình phân bố, tổ chức cán bộ công chức ngành thuế TT-Huế Số TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2005/2003 SL % SL % SL % +/- % 1 Tổng số CBCC 670 100,00 680 100,00 674 100,00 4 100,60 1,1 Trong đó : Biên chế 647 96,57 642 94,41 630 93,47 -17 97,37 1,2 Hợp đồng 23 3,43 38 5,59 44 6,53 21 191,30 2 Phân theo trình độ chuyên môn : 670 100 680 100 674 100 4 100,60 2,1 Trên ĐH 1 0,15 1 0,15 3 0,45 2 300,00 2,2 Đại học 228 34,03 230 33,82 245 36,35 17 107,46 2,3 Trung học 390 58,21 395 58,09 374 55,49 -16 95,90 2,4 Sơ cấp và khác 51 7,61 54 7,94 52 7,72 1 101,96 3 Phân theo giới tính 670 100,00 680 100,00 674 100,00 4 100,60 3,1 Nam 463 69,10 468 68,82 469 69,58 6 101,30 3,2 Nữ 207 30,90 212 31,18 205 30,42 -2 99,03 4 Phân theo chức năng 670 100,00 680 100,00 674 100,00 4 100,60 4,1 CB quản lý 416 62,09 427 62,79 407 60,39 -9 97,84 4,2 CB chuyên môn, nghiệp vụ và # 254 37,91 253 37,21 267 39,61 13 105,12 5 Phân theo đơn vị 670 100,00 680 100,00 674 100,00 4 100,60 5,1 Văn phòng cục 127 18,96 127 18,68 132 19,58 5 103,94 5,2 CCT T/phố Huế 254 37,91 254 37,35 251 37,24 -3 98,82 5,3 Phong điền 39 5,82 40 5,88 39 5,79 0 100,00 5,4 Quảng điền 39 5,82 39 5,74 39 5,79 0 100,00 5,5 Hương trà 53 7,91 54 7,94 53 7,86 0 100,00 5,6 Phú vang 57 8,51 58 8,53 54 8,01 -3 94,74 5,7 Hương thủy 38 5,67 38 5,59 38 5,64 0 100,00 5,8 Phú lộc 33 4,93 39 5,74 38 5,64 5 115,15 5,9 Nam đông 15 2,24 15 2,21 15 2,23 0 100,00 5,10 A lưới 15 2,24 16 2,35 15 2,23 0 100,00 (Nguồn : Cục Thuế TT-Huế). Bảng 3.5 : Tình hình phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế ngoài quốc doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Số TT Đơn vị Số ĐTNT cấp mã số Số ĐTNT VP.Cục thuế quản lý Số ĐTNT ủy quyền cho chi cục Số ĐTNT ngưng,nghỉ kinh doanh SL % SL % SL % SL % 1 Tp Huế 1.352 77,0 661 80,9 533 68,8 158 96,9 2 Phong điền 26 1,5 3 0,4 23 3,0 - 0,0 3 Quảng điền 25 1,4 1 0,1 24 3,1 - 0,0 4 Hương trà 57 3,2 21 2,6 36 4,6 - 0,0 5 Phú vang 89 5,1 41 5,0 47 6,1 1 0,6 6 Hương thủy 117 6,7 63 7,7 52 6,7 2 1,2 7 Phú lộc 63 3,6 25 3,1 36 4,6 2 1,2 8 Nam đông 7 0,4 2 0,2 5 0,6 - 0,0 9 A lưới 19 1,1 0,0 19 2,5 - 0,0 Tổng cộng 1.755 100,0 817 100,0 775 100,0 163 100,0 Nguồn: Sở Kế Hoạch Đầu Tư và Cục Thuế Thừa Thiên Huế Cấp chi cục: quản lý thu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo phương pháp khấu trừ đã được uỷ quyền, các cơ sở, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nghề cá, thuế nhà đất và các khoản lệ phí phát sinh trên địa bàn Huyện, thành phố. Việc phân cấp quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế, chủ động trong việc lập kế hoạch kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, thu nộp thuế. Trên cơ sở nắm sát tình hình sản xuất từng ngành nghề, có kế hoạch kiểm tra hoặc điều chỉnh kịp thời đảm bảo sự công bằng về thuế. Về phía đối tượng nộp thuế tạo sự thuận lợi trong việc lập và gởi tờ khai thuế, giải đáp kịp thời các vướng mắc về chính sách thuế, tạo sự tự giác trong việc kê khai nộp thuế. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: do thực hiện việc uỷ quyền từng phần công việc nên còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, hướng dẫn chính sách thuế, kế toán cho các đối tượng nộp thuế chưa kịp thời. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các Chi cục thuế và Cục thuế trong việc kiểm tra, tập hợp và lưu chuyển tờ khai tính thuế làm ảnh hưởng đến thời gian tính thuế và ra thông báo thuế. Mặt khác việc cung cấp và trao đổi các báo cáo, thông tin về đối tượng nộp thuế giữa các cấp, các bộ phận quản lý chưa được thông suốt làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chung. 3.2.3.2. Công tác quản lý với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ a, Đối với doanh nghiệp nhà nước Trong nền kinh tế quốc gia, kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, nhằm định hướng phát triển kinh tế đúng hướng cho các thành phần kinh tế khác, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Chính vì vậy Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư và có các chính sách ưu đãi riêng, đồng thời quy định chặt chẽ về chế độ giữ sổ sách kế toán đầy đủ và đảm bảo tuân thủ chế độ thu nộp NSNN cũng như các quy định về thanh tra, kiểm tra nguồn vốn của Nhà nước. Nguồn thu từ khu vực kinh tế này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong NSNN, bởi nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn thu và đặc biệt là tính ổn định. Xuất phát từ đặc điểm đó, Cục thuế tổ chức giám sát mọi hoạt động kinh doanh trong từng doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra đôn đốc thu nộp sát với nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện nghiêm chế độ hoá đơn, kế toán. Những khoản chi ngoài chế độ, không có chứng từ hợp lệ phải được loại trừ ra khỏi chi phí hợp lý khi xác định lợi tức tính thuế, khẩn trương duyệt quyết toán thuế, thu dứt điểm các khoản tồn đọng. Ngành thuế có nhiều nỗ lực đặt ra kế hoạch kiểm tra thường xuyên kết hợp với kiểm tra trọng điểm, đột xuất đối với các đơn vị có số thu lớn; mở sổ theo dõi, ghi chép cập nhật tình hình kinh doanh, nộp thuế từng doanh nghiệp quốc doanh, đồng thời nắm bắt khó khăn để kiến nghị tháo gỡ, nhằm tăng sự phát triển kinh doanh cho các DN tạo tích luỹ ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước. Việc quản lý thu thuế chủ yếu do văn phòng cục thuế thực hiện theo quy trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp của Tổng cục thuế ban hành. Nhằm thực hiện tốt hai luật thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp, đồng thời áp dụng cải tiến quy trình quản lý thu thuế các loại thuế khác, thực hiện cải cách quản lý hành chính thuế, tiến dần tới việc áp dụng phương pháp quản lý thu thuế hiện đại-tự tính, tự khai và nộp thuế, thông qua tờ khai hàng tháng của các doanh nghiệp, cơ quan thuế ra thông báo thuế và đối tượng nộp thuế tự nộp vào kho bạc. Số thu qua các năm ở khu vực này như sau : Bảng 3.6 : Tình hình lập bộ thuế (giá trị gia tăng & thu nhập doanh nghiệp) khu vực quốc doanh ĐVT : triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/03 +/- % 1 Tổng số ĐTNT 189 192 198 9 104,76 2 Tổng thuế lập bộ 69.252,5 73.353,6 77.696,1 8.443,6 112,19 3 Nợ cuối kỳ 29.083,2 15.663,6 19.928 -9.155,2 68,52 4 Tỷ lệ nợ (%) 42,00 21,35 25,65 Nguồn: Cục Thuế Thừa Thiên Huế 2006 Nhìn qua bảng 3.6 ở trên về việc báo cáo chung đối với tình hình lập bộ thuế, ta thấy số đối tượng và mức đóng góp NS của khu vực kinh tế này tăng đều. Nhưng tỷ lệ nợ đọng cũng khá lớn, nguyên nhân là do công tác quyết toán cuối năm tiến hành còn chậm, chưa huy động kịp vào ngân sách nhà nước số thuế tồn đọng sau quyết toán. Mặc dù còn tồn tại hình thức cán bộ chuyên quản nhưng công tác quản lý loại hình doanh nghiệp này vẫn còn thiếu chặt chẽ, việc kê khai thuế không đúng thời gian quy định, số lượng sai sót trên tờ khai hoặc không nộp tờ khai vẫn còn nhiều; miễn giảm và quyết toán thuế không kịp thời và đầy đủ. Hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa có sự chủ động, tự giác nộp đủ số thuế đã kê khai vào kho bạc nhà nước theo thời hạn quy định của luật thuế mà có tư tưởng trông chờ vào thông báo thuế. Một số doanh nghiệp nộp thuế không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán. Trong năm 2005 Cục thuế TTHuế đã thay đổi phương thức quản lý, nhằm tạo ra sự chủ động trong công tác thu nộp của các DN, tuy nhiên số nợ của các DN vẫn còn cao. b, Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng xây dựng các chính sách, quy chế ưu đãi để thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Chính vì vậy, trong những năm qua số dự án ĐTNN tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến nay trên toàn tỉnh đã có 25 dự án và 4 doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài , trong đó có nhiều doanh nghiệp đã phát triển trở thành con chim đầu đàn của ngành công nghiệp nói rieng và cả tỉnh nói chung như: Công ty Bia, công ty LuckVaxy,.... Tuy là khu vực kinh tế non trẻ của tỉnh nhà nhưng các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã vươn lên hàng đầu trong đóng góp nguồn thu cho NSNN, với số đối tượng nộp thuế không lớn nhưng tổng số thu đạt 355,6 tỷ, chiếm tỷ lệ 54,3% (năm 2005). Đây cũng là khu vực kinh tế làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận tăng, đời sống công nhân cao, ổn định góp phần giải quyết tốt vấn đề lao động cho tỉnh nhà... Ngành thuế đã chủ động phối hợp với cơ quan liên quan nắm toàn bộ số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh về các chỉ tiêu: số đang hoạt động, số đã hết thời gian ưu đãi về thuế, nắm rõ diện tích đất sử dụng của từng dự án, tình hình thu nhập cá nhân để tính và thu đủ các khoản thuế phát sinh trong từng doanh nghiệp, các khoản tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển. Lập hồ sơ theo dõi các yếu tố có liên quan đến các khoản thuế; thực hiện kiểm tra việc kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và các khoản thu khác, thu dứt điểm số thuế tồn đọng; kiên quyết xử lý các vi phạm, từng bước đưa việc thực hiện các chế độ vào nề nếp kỷ cương. Tuy nhiên tình hình nợ đọng của khu vực kinh tế này còn lớn, nguyên nhân không phải vì các DN không có khả năng nộp mà là do chủ trương của tỉnh cho phép một số DN được để lại một phần để tái đầu tư. Ngoài ra một số dự án còn nợ đọng tiền thuê đất chưa giải quyết dứt điểm trong các hợp đồng; hoặc là do công tác quyết toán cuối năm chưa kịp thời đảm bảo huy động các khoản thu vào ngân sách. c, Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp theo phương pháp khấu trừ thuế Những năm gần đây nhất là từ khi có luật DN ra đời, khu vực kinh tế này phát triển rất sôi động, đa dạng, nhanh chóng tạo vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Với thủ tục thành lập và giải thể đơn giản nhiều doanh nhân đã mạnh dạn bổ vốn làm ăn do đó số lương dn phát triển nhanh chóng, đông thời cũng đặt ra những khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý.Việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp này cũng thực hiện quy trình tương tự như doanh nghiệp nhà nước, nhưng công tác quản lý thu thuế các đối tượng này phức tạp hơn nhiều. Qua hai năm thực hiện hai luật thuế mới kết quả như sau (bảng 9 trang 78) Mặc dù kết quả đạt được qua các năm của khu vực này có chiều hướng tăng dần, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại, cụ thể một số ngành trọng điểm: - Ngành chế biến hải sản: số thuế thu được tăng chủ yếu khi thực hiện luật thuế GTGT hầu hết các doanh nghiệp chế biến hàng hải sản chuyển sang mua đứt bán đoạn không ủy thác xuất khẩu. Tuy nhiên việc khấu trừ khống tỷ lệ 5% giá mua nguyên liệu của người trực tiếp khai thác cũng rất khó kiểm tra, kiểm soát làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu. Bảng 3.7 : Tình hình thu thuế đơn vị khấu trừ ngoài quốc doanh Đơn vị tính : triệu đồng Số TT Ngành nghề 2003 2004 2005 So sánh (%) Số thu % Số thu % Số thu % 2004/ 2003 2005/ 2004 Tổng số 5.524,60 100,00 9.120,80 100,00 9.766,30 100,00 165,09 107,08 1 - Sản xuất 2.815,70 50,97 7.013,50 76,90 7.299,90 74,75 249,09 104,08 + CB hải sản 13,4 21,8 35,2 162,69 161,47 + SX nước đá 56,2 61,8 45,6 109,96 73,79 - XDCB 2.746,10 6.929,90 7.219,10 252,35 104,17 2 - Thương nghiệp 84,3 1,53 114,6 1,26 133,7 1,37 135,94 116,67 + Xăng dầu 58,8 91,2 109,5 155,1 120 + Xe máy 25,5 23,4 24,2 91,76 103,42 3 - Ăn uống–dịch vụ 568,4 10,29 415,6 4,56 324,3 3,32 73,12 78,03 4 - Kinh tế tập thể 2.056,20 37,22 1.577,10 17,29 2.008,40 20,56 76,70 127,35 (Nguồn : Cục Thuế TT-Huế). - Ngành xây dựng cơ bản khi thực hiện Luật thuế GTGT hoạt động xây dựng cơ bản được giảm 50% thuế GTGT (theo Nghị định số 78/CP của Chính phủ), đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào của hầu hết giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào, thậm chí cho khấu trừ khống tỷ lệ 3% đối với đất, đá, cát sỏi. Một số công trình đã ứng vốn nhưng doanh nghiệp kê khai không kịp thời, tiến độ ứng vốn chậm so với tiến độ thi công hoặc công trình đã đi vào hoạt động nhưng chưa được quyết toán. Do đó hầu như thuế GTGT phát sinh thấp hơn so với thuế doanh thu trước đây. - Về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu: trước đây thực hiện khoán doanh thu (bình quân 1,37 tỷ đồng/năm/doanh nghiệp), mức thuế khoán khá cao (bình quân 22,4 triệu/năm/doanh nghiệp). Sau khi thực hiện Luật thuế GTGT nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, các doanh nghiệp này có doanh thu kê khai cao gấp 2,42 lần so với doanh thu khoán nhưng do số chênh lệch giữa giá bán với giá mua thấp (chênh lệch giá kê khai khoảng từ 30-60 đồng/lít) nên số thuế GTGT kê khai phải nộp thấp so thuế khoán năm 1998. Nguyên nhân khác là do nhà nước quy định giá trần nên vào những thời điểm khan hiếm hàng, doanh nghiệp có bán cao hơn giá trần nhưng không phản ảnh vào hoá đơn sổ sách vì nếu ghi đúng giá thực tế thì bị xử lý vi phạm bán phá giá; mặt khác do tiêu thụ chủ yếu phục vụ cho đánh bắt hải sản, người mua đều không đòi hỏi hoá đơn, đây cũng là điều kiện để cơ sở kinh doanh phản ảnh kết quả kinh doanh không trung thực cả về số lượng và giá bán. - Ngành dịch vụ, khách sạn và nhà hàng ăn uống : Du lịch là thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng những năm qua tuy tỉnh dã chú trọng đầu tư phát triển, lượng khách du lịch dến Huế tăng mạnh nhưng công tác quản lý thu thuế chưa tương xứng. Năm 2005 lượng khách tới Huế trên 1.000.000 lượt người nhưng cả khối du lịch chỉ đóng góp được 18,7 tỷ dồng cho ngân sách (bao gồm cả DNNN, DN ĐTNN và DNNQD). Tóm lại, việc quản lý và nộp thuế các đối tượng này chưa tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà còn để tình trạng thất thu lớn. 3.2.3.3 Công tác quản lý đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Ngành thuế thường xuyên phối hợp với Cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở thương mại, các phòng kế hoạch huyện, thị xã để đối chiếu số cơ sở đã thông kê qua các năm, số cơ sở đã cấp giấy đăng ký kinh doanh và thực tế đã đăng ký nộp thuế quản lý được hết đối tượng có kinh doanh; phối hợp với cơ quan quản lý thị trường tăng cường kiểm tra xử lý các trường hợp kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế. Nộp thuế theo phương pháp trực tiếp có 3 hình thức khác nhau: - Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng: thực hiện đối với hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ lập hoá đơn chứng từ theo quy định; hàng hoá, dịch vụ mua vào bán ra đều có hoá đơn, chứng từ hợp lệ thì thuế GTGT phải nộp bằng GTGT nhân (x) với thuế suất. GTGT được xác định căn cứ vào doanh số bán ra phản ánh trên hoá đơn, chứng từ hợp lệ trừ đi giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào phản ánh trên hoá đơn chứng từ hợp lệ. - Phương pháp trực tiếp trên doanh số: áp dụng đối với hộ kinh doanh đã thực hiện lập chế độ hoá đơn chứng từ khi bán hàng hoá dịch vụ nhưng không đủ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào thì thuế GTGT phải nộp bằng doanh số bán nhân (x) tỷ lệ GTGT nhân (x) thuế suất; trong đó doanh số bán là doanh thu thực tế theo hoá đơn, chứng từ bán hàng thực tế; tỷ lệ GTGT là tỷ lệ ấn định theo quy định của cơ quan thuế. - Phương pháp khoán doanh thu: áp dụng đối hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, chế độ lập hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch vụ. Về nguyên tắc, những hộ kinh doanh này thường là những hộ kinh doanh nhỏ, bán lẻ và kinh doanh nhiều mặt hàng lặt vặt, hàng bán có thể không có hoá đơn, chứng từ. Những hộ này nộp thuế theo doanh số và tỷ lệ GTGT ấn định : Thuế GTGT phải nộp bằng doanh số ấn định nhân (x) tỷ lệ GTGT nhân (x) thuế suất. Các đối tượng này được phân cấp cho chi cục thuế quản lý, thực hiện theo quy trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh công thương nghiệp. Công tác quản lý theo hướng phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế chi cục. Xoá bỏ dần phương pháp một cán bộ thuế quản lý cố định một số đối tượng nộp thuế. Tăng cường công tác kiểm tra thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp trốn, lậu thuế, chống thất thu thuế, giảm hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. Doanh thu khoán = Sản lượng khoán cho một thuyền (kg) x Giá quy định (đ/kg) Thuế GTGT = Doanh thu khoán x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất Thuế GTGT Thuế TNDN = Doanh thu khoán x Tỷ lệ TNDN x Thuế suất Thuế TNDN Thuế Tài nguyên = Doanh thu khoán x Thuế suất Thuế Tài nguyên Bảng 3.8 : Tình hình lập bộ thuế hộ khoán các năm 2003-2005 Đvt : 1.000đ Số TT Ngành nghề Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Hộ lập bộ (hộ) Tổng thuế/Năm Thuế B/quân hộ /tháng Hộ lập bộ (hộ) Tổng thuế/Năm Thuế B/quân hộ /tháng Hộ lập bộ (hộ) Tổng thuế/Năm Thuế B/quân hộ /tháng Tổng cộng 13.655 30.490.000 186 12.910 34.040.000 220 13.340 40.350.000 252 1 Sản xuất 1.265 2.490.000 160 1.290 2.790.000 180 1.374 3.720.000 230 2 Thương nghiệp 7.490 18.260.000 200 7.560 20.500.000 230 7.740 23.360.000 250 3 Ăn uống 1.680 4.150.000 210 1.760 4.780.000 230 1.830 6.240.000 280 4 Dịch vụ 1.750 4.120.000 200 1.805 4.650.000 210 1.844 5.450.000 250 5 Vận tải, khác 1.470 1.470.000 200 495 1.320.000 220 552 1.580.000 240 Nguồn: Cục Thuế Thừa Thiên Huế Qua số liệu cho thấy số cơ sở đưa vào diện lập bộ thuế khoán qua các năm đều tăng khá, mức bình quân thuế trên hộ 250.000 đ/tháng. Hiện nay đối tượng nằm trong nhóm khoán doanh thu còn rất nhiều. Có những hộ kinh doanh lớn, mặt hàng ít, lượng bán ra nhiều, có đủ điều kiện để nộp thuế theo hình thức kê khai nhưng vẫn nằm trong diện khoán doanh thu. Điều này, một phần do đội ngũ cán bộ thuế cơ sở còn thiếu và yếu, không đủ khả năng đảm trách kiểm tra việc trốn, lậu thuế nếu tính thuế theo doanh thu thực tế trên hoá đơn, chứng từ. Mặt khác, do một số cán bộ thuế biến chất, có nhiều quyền lợi trong việc ấn định thuế nên cũng không chú ý đến việc thực hiện sổ sách. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cũng thường không mặn mà với việc nộp thuế theo hoá đơn, chứng từ vì nếu phải giữ sổ sách, xuất hoá đơn vừa phải chịu mức thuế cao hơn mức thuế khoán doanh thu với các hộ cùng bậc môn bài, cùng ngành hàng. 3.2.3.4. Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể khai thác đánh bắt hải sản (thuế nghề cá) Chính sách thuế nghề cá của tỉnh được xây dựng qua các năm và được hoàn thiện hơn, phù hợp với ngư dân và khuyến khích đầu tư nhiều hơn cho phát triển tàu thuyền cả về số lượng và công suất, nhất là tàu có công suất lớn để đánh bắt hải sản xa bờ. Bảng 3.9 : Tình hình thu thuế nghề cá qua các năm 2003-2005 ĐVT: triệu. đồng Số TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2005/2003 +/- % 1 Số lượng tàu thuyền đánh bắt 370 376 381 11 102,97 2 Sản lượng 1.463 1.178 2.029 566 138,69 3 Doanh thu 5.583 4.715 8.199 2.616 146,86 4 Số thuế lập bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Tài liệu liên quan