Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN TRONG NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5 - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI 2

I. Vài nét về Ban 5 và hoạt động quản lý dự án tại Ban 2

1. Quá trình hình thành 2

2. Nhiệm vụ 2

3. Cơ cấu tổ chức tại Ban quản lý dự án 5 4

3.1. Lãnh đạo ban 4

3.2. Các phòng nghiệp vụ 5

3.2.1. Phòng dự án 5

3.2.2. Phòng kế hoạch 5

3.2.3. Tổ trợ lý và phòng kỹ thuật 6

3.2.4. Phòng giải phóng mặt bằng 7

3.2.5. Văn phòng 7

3.2.6. Phòng tài chính - kế toán 8

4. Hoạt động quản lý dự án tại Ban trong những năm qua 8

5. Tiến trình thực hiện dự án tại Ban 5 11

5.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 11

5.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư: 12

II. Công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại PMU5 16

1. Nhân sự cho công tác đấu thầu: 16

2. Đặc điểm các gói thầu của các dự án mà Ban đã và đang quản lý: 16

3. Hình thức đấu thầu: 19

4. Quy trình đấu thầu tại Ban 5: 21

4.1. Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu 21

4.2. Bước 2: Mời thầu 50

4.3. Bước 3: Nhận và bảo quản hồ sơ dự thầu 50

4.4. Bước 4: Mở thầu 51

4.6. Bước 6: Trình duyệt kết quả đấu thầu 60

4.7. Bước 7: Công bố kết quả đấu thầu 60

4.8. Bước 8: Thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng 60

III. Đánh giá công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải 61

1. Hiệu quả về chi phí 62

2. Hiệu quả về chất lượng và tiến độ thực hiện dự án 65

3. Nâng cao trình độ cán bộ tham gia công tác đấu thầu 67

4. Những tồn tại trong công tác đấu thầu tại Ban 5 68

IV. Một số vấn đề phát sinh thường gặp trong công tác đấu thầu tại PMU5 69

1. Các phát sinh thường gặp trong hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu 69

2. Các nhà thầu tham dự thầu 70

3. Năng lực của các tổ chức tư vấn 71

3.1. Tư vấn thiết kế 71

3.2. Tư vấn giám sát 72

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN TRONG NƯỚC TẠI PMU5 73

I. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch thực hiện trong năm 2006 73

1. Những dự án chuyển tiếp 73

2. Kế hoạch giải ngân vốn và một số kế hoạch khác 74

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại PMU5 76

1. Về phía Ban quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải 76

1.1. Cải tiến cách lựa chọn tư vấn 76

1.2. Nâng cao chất lượng của công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu 78

1.3. Đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầu 80

1.4. Chuẩn hoá các hợp đồng giao thầu 81

1.5. Nâng cao hiệu quả công tác chấm thầu 82

1.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban 82

 

2. Về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan 83

2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu 83

2.2. Hoàn thiện bộ máy Nhà nước tham gia hoạt động đấu thầu 86

2.3. Giảm bớt thủ tục hành chính - Tạo môi trường thuận lợi cho công tác đấu thầu 89

2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản lý đấu thầu 89

2.5. Tăng cường công khai hoá hoạt động đấu thầu 91

KẾT LUẬN 92

PHỤ LỤC 93

 

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ sở pháp lý của bản điều kiện hợp đồng: các văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn liên Bộ, của các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan đến gói thầu Định nghĩa và cách hiểu các từ ngữ trong bản điểu kiện hợp đồng Các quy định, trách nhiệm và công việc đối với tư vấn giám sát như: giám sát chất lượng thi công công trình; kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu; tổ chức kiểm định lại chất lượng xây dựng công trình, giám sát tiến độ thi công; nghiệm thu khối lượng và chất lượng công tác xây lắp;… Văn kiện của hợp đồng Cung cấp bản vẽ thiết kế Trách nhiệm chính của nhà thầu: quy định cụ thể mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm của nhà thầu khi nhận thầu. Ví dụ như: nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về nội dung hợp đồng đã ký, phải có kế hoạch và biện pháp đảm bảo chất lượng, phải lập ngay bản vẽ thi công được duyệt; tuân thủ sự quản lý và giám sát chất lượng của Chủ đầu tư… Quy định về tính hợp lý của hồ sơ dự thầu Các nội dung về kiểm tra thử nghiệm chất lượng vật liệu máy móc thiết bị thi công; thiết bị kiểm tra tay nghề công nhân và chất lượng sản phẩm. Kiểm tra nghiệm thu các công trình ẩn dấu hoặc bị che khuất Chi phí thí nghiệm Các quy định về sửa chữa sai sót và chi phí sửa chữa sai sót Về nội dung giải phóng mặt bằng: phạm vi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng. Quy định về tiến độ thi công, xử lý vi phạm tiến độ: các trường hợp, nguyên nhân gây nên việc chậm tiến độ thi công của nhà thầu và cách xử lý vi phạm Thay đổi thiết kế: nhà thầu không được tự ý làm khác hồ sơ thiết kế đã được duyệt, trong trường hợp cần thiết thì phải trình chủ đầu tư phê duyệt Nghiệm thu và thanh toán khối lượng thực hiện: quy định các công việc mà nhà thầu phải thực hiện sau khi công trình hoàn thành Trông nom công trình trong quá trình thi công Trách nhiệm của chủ đầu tư Giải quyết tranh chấp. Tập 2: Thiết kế kỹ thuật của gói thầu Trong phần này sẽ có những chỉ dẫn, yêu cầu về chất lượng kỹ thuật xây dựng của gói thấu cùng với bản thiết kế kỹ thuật của gói thầu. Tập 3: Bản tiên lượng Bên mời thầu đưa ra một bảng dự toán số lượng và khối lượng từng loại công việc mà nhà thầu phải thực hiện. Đây chính là cơ sở để các nhà thầu chào giá. Tập 4: Phụ lục bổ sung Trong những trường hợp cần thiết, do trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, bên mời thầu chưa tính đến hoặc tính đủ một số yếu tố nào đó nên sau đó sẽ phát hành thêm bản phụ lục bổ sung để làm rõ hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu. 4.2. Bước 2: Mời thầu Sau khi tư vấn thiết kế lập xong và chuyển hồ sơ mời thầu tới Ban, Ban sẽ xem xét lại và trình Bộ GTVT phê duyệt hồ sơ mời thầu. Sau khi được Bộ GTVT phê duyệt, Ban thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng (1 báo trung ương, 1 báo địa phương, 1 báo ngành và tờ Thông tin đấu thầu). Khi thông báo mời thầu được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ứng thầu sẽ tới đăng ký mua hồ sơ mời thầu. Ban bán hồ sơ mời thầu cho các ứng thầu. 4.3. Bước 3: Nhận và bảo quản hồ sơ dự thầu Các nhà thầu chuẩn bị xong hồ sơ dự thầu, niêm phong và nộp tại Ban 5 theo đúng thời gian đã quy định trong hồ sơ mời thầu. Cách trình bày các thông tin trên túi phải theo đúng quy định của bên mời thầu. Bất kể tài liệu nào thuộc hồ sơ dự thầu gửi tới sau thời điểm đóng thầu đã quy định trong hồ sơ mời thầu đều được coi là không hợp lệ và được gửi lại nhà thầu theo nguyên trạng. Tổ chuyên gia xét thầu có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu; có trách nhiệm kiểm tra niêm phong của các hồ sơ dự thầu; lập văn bản xác nhận ghi rõ ngày giờ nộp thầu, yêu cầu ký xác nhận của các đơn vị dự thầu; quản lý hồ sơ dự thầu theo đúng nguyên tắc bảo mật. 4.4. Bước 4: Mở thầu Việc mở thầu được tiến hành công khai theo đúng thời gian đã ghi rõ trong lịch thực hiện đấu thầu. Ban 5 mời đại diện các nhà thầu tới tham dự lễ mở thầu qua việc thông báo cho các nhà thầu khi phát hành hồ sơ mời thầu. Ban cũng có thể mời đại diện của các cơ quan quản lý đến tham dự lễ mở thầu. Việc mở thầu tại Ban 5 được thực hiện ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ và địa điểm ghi trong lịch thực hiện đấu thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện các nhà thầu. Ban sẽ tiến hành mở lần lượt từng hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu (theo thứ tự nộp hồ sơ dự thầu). Ban chỉ mở hồ sơ dự thầu của các nhà thầu có tên trong danh sách nhận hồ sơ mời thầu và được nộp tới Ban trước thời điểm đóng thầu. * Thủ tục mở tại lễ mở thầu: Ban sẽ tiến hành mở hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu theo trình tự: - Mời các thành viên tham gia lễ mở thầu làm chứng; - Kiểm tra niêm phong của hồ sơ dự thầu; - Mở hồ sơ dự thầu; - Đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu: + Tên nhà thầu; + Số lượng bản gốc và bản chụp hồ sơ dự thầu; + Giá dự thầu ghi trong hồ sơ dự thầu và giảm giá (nếu có) + Bảo lãnh dự thầu, sự hợp lệ sơ bộ của hồ sơ dự thầu; + Thành phần các bảng biểu yêu cầu trong hồ sơ dự thầu; + Bảng yêu cầu về tài chính; + Tiến độ thực hiện; + Các yêu cầu khác. - Biên bản mở thầu được lập ngay sau lễ mở thầu, đại diện các nhà thầu và đại diện cơ quan quản lý tham dự lễ mở thầu ký xác nhận. - Sau khi mở thầu, Ban 5 sẽ ký xác nhận vào từng trang của bản gốc của tất cả các hồ sơ dự thầu để đảm bảo tính nguyên trạng của hồ sơ trước khi đánh giá và quản lý các hồ sơ này theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản chụp với bản gốc. 4.5. Bước 5: Đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu Những hồ sơ dự thầu hợp lệ sẽ đựơc Tổ chuyên gia xét thầu tiến hành kiểm tra, đánh giá và xếp hạng các nhà thầu tham dự thầu. Công việc này có thể nói là khâu quan trọng nhất trong công tác đấu thầu. Vì nó sẽ quyết định đơn vị nào sẽ thực hiện gói thầu, quyết định chất lượng công trình sau này và ảnh hưởng đến chi phí của gói thầu. Việc đánh gía, so sánh hồ sơ dự thầu tại Ban QLDA 5 được thực hiện theo các quy định của Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Bộ GTVT. Cụ thể là: Điều 40,41 và 42 của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999; Nghị định số 14/2000/NĐ-Cp ngày 5-5-2000, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12-6-2003 của Chính phủ; Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26-5-2000; Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 2-2-2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 06/2005/QĐ-BGTVT ngày 4-1-2005 của Bộ Giao thông vận tải. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, chất lượng đuợc lượng hoá trong bảng khung điểm tiêu chuẩn đánh gía về mặt kỹ thuật, chất lượng của hồ sơ dự thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện theo 3 bước: B5.1. Bước đánh giá sơ bộ: Bước này sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự thầu so với quy định của hồ sơ mời thầu; Kiểm tra, xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu. Trong bước này chỉ đánh gía “đạt” hoặc “không đạt” đối với các tiêu chuẩn đánh giá đã đưa ra trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu đạt tất cả tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ thì được đánh giá đạt ở bước này và được chuyển sang bước đánh giá chi tiết về kỹ thuật, tài chính và thương mại. Nhà thầu nào không đáp ứng thì bị loại. Trong quá trình đánh giá sơ bộ, hồ sơ dự thầu vi phạm một trong các điều kiện sau sẽ bị loại: Hồ sơ không có bản gốc, chỉ có bản sao; Hồ sơ thiếu một trong những tài liệu sau: + Đơn tham dự đấu thầu, hoặc có nhưng thiếu chữ ký hợp lệ trong đơn dự thầu; + Đăng ký kinh doanh, hoặc có nhưng không hợp lệ; + Bảo lãnh dự thầu, hoặc có nhưng không hợp lệ; + Biện pháp thi công và biểu tiến độ thi công; + Bảng kê khai máy móc thiết bị sử dụng cho gói thầu; + Bảng kê khai nhân sự bố trí cho gói thầu; + Bảng tính giá dự thầu; + Bảng phân tích đơn giá chi tiết; + Hợp đồng (thoả thuận) liên doanh hoặc liên danh không hợp lệ (nếu có liên doanh hoặc liên danh); + Không kê khai về tư cách pháp nhân, năng lực kinh nghiệm khảo sát thiết kế bản vẽ thi công hoặc không có hợp đồng kèm theo hồ sơ năng lực của tư vấn dự định thuê; Hồ sơ dự thầu đưa ra các điểu kiện trái với yêu cầu của hồ sơ mời thầu; Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định như: chào thầu theo 2 giá, giá có kèm điều kiện; Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu của cùng một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh; Không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu; Hồ sơ dự thầu có thông tin kê khai sai sự thật; Hồ sơ không có bản gốc, chỉ có bản chụp. B5.2. Bước đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật: Tổ chuyên gia sẽ căn cứ vào phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đã được Bộ GTVT phê duyệt để triển khai công tác đánh giá kỹ thuật theo phương pháp cho điểm. Các tiêu chuẩn đánh giá và số điểm tối đa cho từng tiêu chí đã được Ban đưa ra trong hồ sơ mời thầu. Việc đánh giá kỹ thuật chất lượng được đánh giá theo tiêu chuẩn và được thực hiện theo nguyên tắc sau: Căn cứ vào các tài liệu hợp lệ của hồ sơ dự thầu và tiêu chuẩn khung điểm đánh giá về kỹ thuật chất lượng để đánh giá và cho điểm. Nếu hồ sơ dự thầu không có tài liệu hoặc có nhưng không hợp lệ sẽ không được cho điểm (điểm đánh giá = 0) Các tiêu chí đánh giá ở mức độ xếp loại như sau (các chuyên gia phải thể hiện cụ thể xếp loại kèm theo nhận xét khi cho điểm): + Tốt: số điểm đạt > 80% - 100% so với điểm tối đa trong khung điểm; + Khá: số điểm đạt > 60% - 80% so với đỉêm tối đa trong khung điểm; + Trung bình: số điểm đạt > 40% - 60% so vớí điểm tối đa trong khung điểm; + Không đạt: số điểm là 0. Điểm đánh giá là điểm số trung bình cộng các điểm số do các chuyên gia trong Tổ chuyên gia xét thầu đánh giá (có bảng điểm phân tích tính bình quân điểm tổng hợp và điểm từng tiêu chí so với khung điểm tiêu chuẩn của các chuyên gia đối với từng hồ sơ dự thầu). Từng chuyên gia phải thể hiện cụ thể nhận xét đánh giá của mình đối với từng tiêu chí và xếp loại mức độ trước khi cho điểm. Trường hợp điểm chênh lệch quá lớn giữa các chuyên gia phải họp toàn tổ chuyên gia để thống nhất giải quyết. Trường hợp không thống nhất được ý kiến thì phải báo cáo chủ đầu tư có ý kiến chính thức. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt tổng số điểm từ 70 điểm trở lên, đồng thời tổng số điểm của từng chỉ tiêu đánh giá lớn phải lớn hơn hoặc bằng 50% số điểm của chỉ tiêu đó được đánh giá đạt ở bước đánh giá kỹ thuật và được chọn vào danh sách ngắn để đánh giá tài chính thương mại. B5.3. Bước đánh giá về tài chính, thương mại: Ban 5 tiến hành đánh gía về mặt tài chính, thương mại và xác định gía đánh giá của các hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo các nội dung và trình tự như sau: Sửa lỗi số học: Sửa lỗi là việc sửa chữa những sai sót bao gồm lỗi số học, lỗi đánh máy, lỗi nhầm đơn vị. Nguyên tắc sửa lỗi số học ở Ban QLDA 5 là nếu có sai lệch giữa đơn giá và tổng giá do việc nhân đơn giá với số lượng thì đơn giá sẽ là cơ sở pháp lý. Khi tiến hành sửa lỗi theo nguyên tắc trên, Ban thông báo cho nhà thầu biết. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu đó sẽ bị loại. Trường hợp hồ sơ dự thầu có lỗi số học sai khác quá 15% (tính theo giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xác định giá đánh giá) so với gía dự thầu cũng sẽ không được xem xét tiếp. Hiệu chỉnh các sai lệch: Tổ chuyên gia sẽ xem xét và bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung chào thừa hoặc chào thiếu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khi xác định gía đánh giá, phần chào thừa sẽ được trừ đi, phần chào thiếu sẽ được cộng thêm theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu thì lấy mức chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác thuộc danh sách ngắn. Ngoài ra hồ sơ dự thầu còn được bổ sung hoặc điều chỉnh giữa các phần. Việc hiệu chỉnh các phần khác biệt nhằm đảm bảo tính nhất quán của hồ sơ dự thầu. Theo kinh nghiệm chấm thầu của Ban QLDA 5 cho thấy, một số khác biệt thường gặp cần được điều chỉnh bao gồm: Sai lệch giữa giá trị viết bằng số được thể hiện trong các Bảng hoặc Biểu và giá trị viết bằng chữ trong bản thuyết minh. Khi đó giá trị viết bằng chữ sẽ là cơ sở pháp lý. Sai lệch giữa đơn giá tổng hợp trong biểu giá tổng hợp và đơn giá chi tiết trong biểu phân tích đơn giá chi tiết thì đơn giá chi tiết sẽ là cơ sở pháp lý. Sai lệch giữa nội dung chào về kỹ thuật và nội dung chào về tài chính thì nội dung chào về kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý. Hồ sơ đấu thầu có tổng giá trị các sai lệch vựơt quá 10% (tính theo giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xác định giá đánh giá) so với giá dự thầu sẽ bị loại không đựơc xem xét tiếp. Xem xét sự bất hợp lý của giá bỏ thầu: Việc xem xét sự bất hợp lý của đơn giá và tổng giá dự thầu đối với những hồ sơ dự thầu có giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu được duyệt từ 15% trở lên. Trong đó chủ yếu tập trung đánh giá xem xét một số đơn gía của những hạng mục sản phẩm chính mà giá trị của những hạng mục sử dụng đơn giá đó có tổng giá trị lớn hơn 2% giá gói thầu tham dự đối với gói thầu lớn hơn 15 tỷ đồng và 5% đối với gói thầu nhỏ hơn 15 tỷ đồng. Những yếu tố để kiểm tra xem xét mức độ bất hợp lý của những đơn giá dự thầu bao gồm: Đơn giá nhân công không đúng với cấp bậc công việc theo quy định; Thuế suất thuế giá trị gia tăng và các loại thuế theo quy định của Nhà nước không đúng theo biểu thuế quy định hiện hành của Nhà nước; Không đủ thành phần chi phí công việc tương ứng phù hợp với giải pháp công nghệ, biện pháp tổ chức thi công và tiến độ xây dựng đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu và quy trình thi công hiện hành hoặc không đủ chi phí cho việc thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, không có chi phí cho hệ thống quản lý chất lượng, chi phí bố trí công trường và bảo vệ môi trường; Đơn giá vật liệu đến chân công trình, các định mức hao phí nhân công, vật liệu, máy thi công trong các đơn giá chi tiết cấu thành giá dự thầu, tính gía thấp so với thông báo vật liệu của cơ quan có thẩm quyền và các định mức hiện hành của Nhà nước, mà nhà thầu không giải trình rõ được về sự quá thấp trên; Các tỷ lệ chi phí chung….tính quá thấp so với quy định Nhà nước; Đối với các hồ sơ dự thầu có tỷ lệ hoặc cơ cấu giá dự thầu của các phần có chênh lệch lớn so với giá dự toán đựơc duyệt hoặc quá bất hợp lý, thiếu khả thi sẽ đựơc xem xét kỹ lưỡng. Nếu mức độ bất hợp lý quá lớn, thiếu khả thi Ban có quyền loại bỏ hồ sơ đấu thầu đó. Đưa về cùng một mặt bằng so sánh Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu: Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã loại trừ các lỗi số học và hiệu chỉnh sai lệch được chuyển về cùng một mặt bằng để so sánh trực tiếp và xác định bản chào thầu có giá đánh giá thấp nhất. Sau khi xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu, Ban 5 sẽ tiến hành xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá. Hồ sơ dự thầu nào hợp lệ, đạt điểm yêu cầu về kỹ thuật, sau khi kiểm tra sai số, số học, sai lệch, tính hợp lý của đơn giá dự thầu, của tổng giá dự thầu có giá đánh gía thấp nhất sẽ được đề nghị trúng thầu, nhưng giá bỏ thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu không vượt quá giá trị xây lắp gói thầu được duyệt. Chủ đầu tư sẽ có văn bản yêu cầu những nhà thầu xét thấy có khả năng đề nghị trúng thầu báo cáo tình hình về các công trình đang thực hiện dở dang, giá trị hợp đồng , giá trị thực hiện, gía trị còn lại của các công trình trúng thầu đang được chuẩn bị thi công và giải trình về khả năng tài chính, máy móc thiết bị, nhân lực được huy động để thực hiện gói thầu trong điều kiện thi công nhiều gói thầu kê khai nêu trên. Trên cơ sở báo cáo của nhà thầu, Chủ đầu tư sẽ cập nhập lại năng lực thực tế của các nhà thầu, những thay đổi về năng lực cũng như những thông tin khác có liên quan đến nhà thầu để xem xét kiến nghị nhà thầu trúng thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Ví dụ minh hoạ giai đoạn xác định giá đánh giá tại Ban 5: Gói thầu số 02: Xây dựng đoạn Km9+350 ÷ Km10+420 và Cầu vượt cho người đi bộ. Hồ sơ đấu thầu của nhà thầu đạt qua bước đánh giá sơ bộ và được xem xét tiếp theo trong phần đánh giá chi tiết là : TT Tên nhà thầu 1 Liên danh Công ty CPCTGT 2 Hà Nội + Công ty XD & Thương mại Công ty có giá dự thầu (sau khi giảm giá) là: 27.100.000.000 VNĐ Kết quả kiểm tra sai số về số học như sau: TT TÊN NHÀ THẦU Gía dự thầu ( VNĐ ) Gía dự thầu sau khi sửa lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệch ( VNĐ ) Chênh lệch giữa giá thầu sau khi sửa lỗi so với giá dự thầu ban đầu Tổng giá trị tuyệt đối các sai số học ( VNĐ ) Phần trăm sai số học (VNĐ) ( %) (1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) (6) (7)=(6)/(3)x100 1 LD Cty CP CTGT 2 Hà Nội + Cty XD-TM 27.100.000.000 27.100.000.000 0 0 0% Kết quả kiểm tra sai lệch như sau: Sai lệch về khối lượng : STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng mời thầu Khối lượng dự thầu Đơn giá dự thầu trước khi hiệu chỉnh Thành tiền (VNĐ) 1100(1) Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D m 251 215 259.302,14 55.749.959,04 Sai lệch khối lượng so với HSMĐT: 36 259.302,14 9.334.877,04 Sai lệch về đơn giá : STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng mời thầu Đơn giá dự thầu trước khi hiệu chỉnh sai lệch Đơn giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai lệch Thành tiền (VNĐ) 1100(1) Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D m 251 222.111,39 55.749.958,89 1100(1) Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D m 251 259.302,14 65.084.837,14 Sai lệch về đơn giá: -9.334.878,25 Gía trị tuyệt đối sai lệch là : Sai lệch khối lượng + sai lệch đơn giá = 9.334.877,04 VNĐ + 9.334.878,25 VNĐ = 18.669.755,29 VNĐ Sửa lỗi số học : Hồ sơ đấu thầu của Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần CTGT2 Hà Nội và Công ty Xây dựng & Thương mại không có sai số số học. Hiệu chỉnh các sai lệch : Hồ sơ đấu thầu của Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần CTGT2 Hà Nội và Công ty Xây dựng & Thương mại có sai lệch trong Biểu tổng hợp đơn giá dự thầu sau thuế : Hạng mục 1100(1) : Xây dựng cống tròn hoàn chỉnh D400, tải trọng D. Mức sai lệch là 0,068%<10% (mức quy định của Quy chế đấu thầu) Xác định giá đánh gía của Hồ sơ đấu thầu : Gía đánh giá của Hồ sơ đấu thầu là giá dự thầu sau khi kiểm tra sai số số học, hiệu chỉnh các sai lệch. Giá đánh giá = Giá dự thầu + Sai số số học + Sai lệch Xếp hạng Tên nhà thầu Điểm kỹ thuật Thời gian thi công Giá đánh giá (VNĐ) 1 LD Công ty CPCTGT 2 Hà Nội + Công ty XD & TM 79,78 510 ngày 27.100.000.000 (Chi tiết xem phụ lục) 4.6. Bước 6: Trình duyệt kết quả đấu thầu Sau khi có kết quả xếp hạng các hồ sơ dự thầu, Ban 5 sẽ làm tờ trình để trình lên Bộ giao thông vận tải và Cục Giám định. Nội dung của văn bản trình duyệt bao gồm: nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu; quá trình tổ chức đấu thầu; kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu; đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu có nêu rõ tên nhà thầu trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng và thời gian thực hiện. Căn cứ vào những tài liệu trên, Cục Giám định sẽ tổ chức họp thẩm định kết quả xét thầu, kiểm tra lại kết quả làm việc của tổ chuyên gia xét thầu về pháp lý, tính trung thực...Sau đó Cục Giám định sẽ trình lên Bộ giao thông vận tải kết quả thẩm định để Bộ làm căn cứ ra quyết định công nhận nhà thầu trúng thầu. 4.7. Bước 7: Công bố kết quả đấu thầu Sau khi có quyết định công nhận nhà thầu trúng thầu của Bộ giao thông vận tải, Ban sẽ công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm cả nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu về kết qủa đấu thầu. Khi gửi thông báo kết quả đấu thầu cho nhà thầu trúng thầu, Ban gửi kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Đồng thời Ban cũng thông báo cho nhà thầu lịch biểu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng. 4.8. Bước 8: Thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng Theo lịch biểu đã được thống nhất, Ban 5 và nhà thầu trúng thầu sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức. Thương thảo hoàn thiện hợp đồng tại Ban 5 thường bao gồm những nội dung nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu, đặc biệt là vấn đề áp giá đối với những sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc nghiên cứu các sáng kiến, giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất. Nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Ban 5 trước khi ký hợp đồng. Ban 5 chỉ hoàn trả bảo lãnh dự thầu khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu III. Đánh giá công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải: Trong những năm gần đây, mặc dù gặp không ít khó khăn như: thiên tai liên tiếp xảy trên cả 3 miền, mưa, bão, lũ quét xảy ra ở miền Bắc; bão lũ hạn hán, lở đất ở cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam xảy ra liên tiếp. Dịch cúm gia cầm diễn ra trên diện rộng; giá cả biến động nhiều nhất là xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng trong khi quy định chỉ được điều chỉnh giá sau 12 tháng thi công và đặc biệt gần đây là vụ PMU18 đã gây mất lòng tin của người dân và lãnh đạo cấp trên...nhưng Ban đã vượt qua những khó khăn trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trở thành cánh tay phải của Bộ GTVT trong việc quản lý các dự án của ngành giao thông vận tải. Trong thành công của việc quản lý các dự án thì công tác đấu thầu đóng góp một phần không nhỏ. Công tác đấu thầu tại Ban QLDA 5 đã đạt được những thành tựu rõ ràng, góp phần nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm vốn cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo tiến độ thực hiện... Số lượng gói thầu mà Ban đã đấu thầu trong những năm gần đây Năm 2002 2003 2004 2005 Số lượng gói thầu được tổ chức đấu thầu 16 13 18 22 Qui mô lớn nhất (tỷ đồng) 48,3 52,1 40,59 62,3 Qui mô nhỏ nhất (tỷ đồng) 14,734 27,03 26,5 15,16 Tỷ lệ tiết kiệm được qua đấu thầu 2,21% 5,31% 2,99% 2,69% (Nguồn: Ban quản lý dự án 5) Do đặc điểm của ngành xây dựng công trình giao thông vận tải, nên một dự án thường được chia thành nhiều gói thầu. Có thể một năm Ban chỉ thực hiện quản lý một dự án nâng cấp cải tạo một quốc lộ nhưng do quốc lộ đó có nhiều đoạn đường phức tạp cần phải chia thành nhiều gói thầu để đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công. Do vậy, số lượng các gói thầu đã được Ban tổ chức đấu thầu trong một năm thường lớn. Qui mô của các gói thầu cũng khác nhau, có những gói qui mô nhỏ, chỉ hơn chục tỷ đồng, nhưng cũng có những gói thầu lên đến 50-60 tỷ đồng. Qui mô của các gói thầu phụ thuộc vào mức độ phức tạp về kỹ thuật của gói thầu đó. 1. Hiệu quả về chi phí: Vì tại Ban 5, chủ yếu dùng hình thức đấu thầu rộng rãi và một vài gói thầu dùng hình thức đấu thầu hạn chế, do đó, hiệu quả về chi phí được thể hiện thông qua mức độ tiết kiệm giữa giá trúng thầu và giá dự toán gói thầu. Qua đấu thầu, vốn thực hiện thường giảm đi nhiều so với tổng số vốn đầu tư ban đầu. Không kể đến các gói thầu khi đấu thầu phải bổ sung thêm khối lượng công việc (do tư vấn thiết kế tính toán chưa chính xác) thì tất cả các gói thầu được thực hiện đấu thầu tại Ban đều đem lại hiệu quả về mặt tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước. Hiệu quả về chi phí thông qua đấu thầu Đơn vị: tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 2005 Tổng giá trị xây lắp được duyệt 404,260 678,340 529,368 709,160 Tổng giá trị sau khi đấu thầu 395,321 642,320 513,500 690,050 Mức tiết kiệm sau đấu thầu 8,939 36,020 15,868 19,110 Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu 2,211% 5,310% 2,998% 2,695% (Nguồn: Ban quản lý dự án 5) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, công tác đấu thầu tại Ban 5 mang lại hiệu quả về chi phí khá lớn. Mặc dù tỷ lệ tiết kiệm không lớn, chỉ khoảng 2-3% nhưng do qui mô lớn nên về mặt tuyệt đối tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước là khá nhiều. Đặc biệt là năm 2003, qua số liệu trên cho thấy, năm 2003 là năm hoạt động rất hiệu quả của Ban. Thông qua đấu thầu, Ban đã tiết kiệm được cho Nhà nước 36 tỷ đồng, đó là một con số không hề nhỏ. Năm 2004 mặc dù tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu lớn hơn năm 2005 khoảng 0,03%, nhưng về mặt giá trị tuyệt đối thì lại kém năm 2005 gần 4 tỷ đồng. Để thấy rõ hơn về mức độ tiết kiệm và tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu, ta có thể xem xét hai dự án điển hình sau: 1. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 279 đoạn Km0 – Km75 Đơn vị: tỷ đồng Gói thầu Giá gói thầu (KH đấu thầu) Giá trúng thầu Mức tiết kiệm Tỷ lệ tiết kiệm Gói số 1 (Km0-Km7) 44,2 41,7 2,5 5,656% Gói số 2 (Km7-Km16) 30,7 30,2 0,5 1,629% Gói số 3 (Km16-Km25) 48,5 44,1 4,4 9,072% Gói số 4 (Km25-Km34) 40 38,2 1,8 4,500% Gói số 5 (Km34-Km43) 54,7 50,9 3,8 6,947% Gói số 6 (Km43-Km52) 60,2 59,1 1,1 1,827% Gói số 7 (Km52-Km60) 45,7 44,2 1,5 3,282% Gói số 8 (Km60-Km68) 49,3 46,3 3 6,085% Gói số 9 (Km68-Km75) 52,6 50,1 2,5 4,753% Tổng cộng 425,9 404,8 21,1 4,954% (Nguồn: Ban quản lý dự án 5 - Bộ giao thông vận tải) 2. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 3 đoạn Bờ Đậu - T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32533.doc
Tài liệu liên quan