Luận văn Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Trong khi xây dựng kế hoạch, các ban của HĐND tỉnh Nghệ An đã phối hợp

chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND huyện tổ chức được

nhiều đợt kiểm tra giám sát. "Trong nhiệm kỳ 1999-2004, ngoài giám sát tại kỳ họp,

Ban Kinh tế ngân sách đã tổ chức 78 lượt, Ban Văn hoá xã hội đã tổ chức 74 lượt,

Ban Pháp chế tổ chức được 75 lượt, Ban Dân tộc tổ chức 74 lượt" [16, tr.4]. Các đợt

giám sát đều tập trung vào những vấn đề quan trọng như giáo dục đào tạo, quỹ quốc

phòng ma tuý, bồi thường giải phóng mặt bằng, đất đai, thu thuế, các dự án đầu tư

xây dựng cơ bản chương trình 135, các chế độ chính sách đồng bào dân tộc miền

núi quyền lợi và nghĩa vụ nhân dân địa phương.

pdf98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Không những thế, tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khoá XV vừa qua, Thường trực HĐND đã thành lập 3 đường dây điện thoại để tiếp nhận thông tin liên quan đến kỳ họp do cử tri phản ánh. Nói chung hoạt động này đã cung cấp được nhiều thông tin quan trọng cho đại biểu, hội đồng và cử tri; có tác dụng tích cực cho kỳ họp của hội đồng. Chính vì vậy, hoạt động chất vấn đã làm sáng rõ được nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm, cử tri thắc mắc do các cơ quan chức năng giải quyết kéo dài, gây bất bình trong nhân dân. Như vấn đề tranh chấp đất đai giải phóng mặt bằng, đầu tư dàn trải gây thất thoát lãng phí, khiếu nại tố cáo, án tồn đọng kéo dài và các vấn đề tiêu cực khác... Tóm lại, chất vấn là một nội dung quan trọng trong các kỳ họp của HĐND các cấp. Thông qua chất vấn người đại biểu dân cử thể hiện rõ năng lực và bản lĩnh chính trị của mình. Qua thực tế cho thấy kỳ họp nào có nhiều ý kiến chất vấn của đại biểu và trả lời chất vấn tốt thì không khí của kỳ họp dân chủ và thẳng thắn. Khi mối quan hệ chất vấn và trả lời chất vấn được đặt đúng lúc, đúng chỗ để xem xét giải quyết trên cơ sở khách quan, xuất phát từ lợi ích của dân thì có tác dụng trong việc giải quyết những mâu thuẫn, tồn tại, vướng mắc góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm gần đây, ở nước ta chất vấn của đại biểu HĐND tại kỳ họp được coi là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền giám sát của Hội đồng. Nhân dân địa phương đã dành nhiều sự quan tâm tới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND. Hiện nay mặc dù tại các kỳ họp HĐND đã chú ý dành một khoảng thời gian cho hoạt động này, nhưng nhìn chung chất vấn của HĐND các cấp vẫn còn mờ nhạt, chưa hết hình thức. - Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Việc HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu là một công cụ giám sát mới của HĐND các cấp. Thực tế HĐND tỉnh Nghệ An cho đến nay chưa sử dụng hình thức giám sát này, nhưng HĐND của một số huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu. Chẳng hạn như huyện Anh Sơn, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã phối hợp với Thường trực HĐND huyện triển khai thực hiện Thông tư 06 (TT- MTTW ngày 25/1/2005 của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND bầu và các trưởng thôn, xóm, bản). Kết quả của hoạt động này cho thấy: tổng số khối xóm, bản được lấy phiếu tín nhiệm là 179/239 trong đó, có 145 vị xóm trưởng tín nhiệm đạt tỷ lệ 90-100%, 15 vị đạt tỷ lệ từ 80-89%, 6 vị đạt tỷ lệ từ 70-79%, 7 vị đạt tỷ lệ từ 60-69%, 3 vị đạt tỷ lệ từ 50-59%, 3 vị đạt tỷ lệ tín nhiệm dưới 50%. Như vậy theo quy định của pháp luật, 3 vị có phiếu tín nhiệm thấp (dưới 50%) đã bị bãi nhiệm, miễn nhiệm [45, tr.30]. Qua đó chúng ta thấy rằng bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu mặc dù lần đầu tiên được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND nhưng đã thể hiện là một công cụ giám sát rất hữu hiệu. "Nếu HĐND sử dụng tốt hình thức giám sát này sẽ có cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài giám sát" [5, tr.51]. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, việc thăm dò tín nhiệm đối với cán bộ chủ trì của tỉnh là việc làm có tính nhạy cảm cao, bước đầu rất khó thực hiện, đòi hỏi HĐND phải có cách làm việc khoa học và hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hoạt động giám sát tại kỳ họp của HĐND tỉnh Nghệ An vẫn còn một số tồn tại: HĐND họp mỗi năm hai kỳ, thời gian dành cho các kỳ họp ngắn (thường 3-4 ngày) trong khi đó việc "chuẩn bị nội dung để thảo luận và quyết định tại kỳ còn nhiều hạn chế. Tài liệu gửi đến còn chậm, không đủ thời gian để đại biểu nghiên cứu trước, khối lượng báo cáo thuyết trình còn quá nhiều so với thời gian tiến hành kỳ họp, nhất là thời gian thảo luận còn quá ít" [35, tr.469]. Việc xem xét báo cáo của hai ngành Toà án và VKSND còn lúng túng, qua loa do các đại biểu chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ hoạt động của hai ngành đó. Số lượng đại biểu tham gia chất vấn còn ít, người chất vấn nêu cầu hỏi thường dài, nội dung còn đơn điệu, nghèo thông tin, chưa tập trung vào những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng của thực tiễn cuộc sống. Người bị chất vấn khi trả lời còn chung chung, chưa đi thẳng vấn đề, chưa thấy rõ trách nhiệm của mình, còn nặng về giải thích... nhìn chung hiệu quả chất vấn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do các đại biểu "thiếu thông tin cần thiết, chưa nắm chắc tình hình các mặt của địa phương và các quy định của cấp trên; đồng thời do tư tưởng nể nang, né tránh sợ căng thẳng dẫn đến những thành kiến hiểu lầm không đáng có hoặc muốn cuộc họp kết thúc sớm... do đó, đã không sử dụng đắc lực công cụ sắc bén là chất vấn" [1, tr.132]. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh tại kỳ họp cần phải nghiên cứu đề ra những phương hướng, giải pháp phù hợp. Trong đó, công tác chất vấn và trả lời chất vấn phải trở thành một hình thức sinh hoạt thật sự dân chủ và thiết thực. 2.1.3.2. Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND các cấp đã được quy định một cách cụ thể với hướng mở rộng. Hiện nay,Thường trực HĐND tỉnh không những có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban mà còn là một chủ thể giám sát của Hội đồng. Trên cơ sở các quy định đó, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã góp phần tích cực vào hoạt động giám sát, thể hiện trước hết ở việc chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp; triệu tập điều hành các kỳ họp khá chu đáo và nghiêm túc. Chính hoạt động này đã góp phần quan trọng đảm bảo việc giám sát tại kỳ họp đi vào trọng tâm, dành thời gian cần thiết để giải quyết những vấn đề nổi cộm của tình hình kinh tế xã hội cũng như ý kiến thắc mắc, khiếu nại của cử tri đặt ra. Từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát, tránh được tràn lan thiếu hiệu lực, hiệu quả. - Để thực hiện vai trò chỉ đạo điều hoà phối hợp hoạt động của các ban, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã chú trọng và luôn quan tâm theo sát hoạt động giám sát của các Ban như tham dự đầy đủ các cuộc họp để bàn bạc chương trình, chuẩn bị kế hoạch giám sát, đóng góp ý kiến về những lĩnh vực cần quan tâm theo dõi; thống nhất kế hoạch làm việc của từng ban và công tác phối hợp giữa các ban. Thường xuyên theo dõi và chỉ đạo quá trình thực hiện công tác giám sát. Định kỳ hàng tháng Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giao ban với các ban HĐND để nắm bắt thông tin, kết quả giám sát; xem xét bàn biện pháp xử lý các vấn đề phát hiện qua giám sát, hoặc kiến nghị yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề được phát hiện một cách kịp thời. Không những chỉ làm công tác điều hành phối hợp mà Thường trực HĐND còn chủ động tổ chức các cuộc giám sát. Trong năm 2005 tổ chức được 25 đợt, 6 tháng đầu năm 2006 tổ chức được 17 đợt [23, tr.2]. Qua giám sát Thường trực HĐND tỉnh đã phát hiện ra nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém của các đơn vị, các ngành, các cấp như tốc độ tăng trưởng thiếu bền vững; vùng nguyên liệu chưa ổn định; nợ tồn đọng các doanh nghiệp và nợ xây dựng cơ bản còn lớn; tốc độ xây dựng một số công trình không đảm bảo; cải cách hành chính chuyển biến chậm; tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông tuy có giảm song vẫn diễn biến phức tạp [18, tr.2]. Qua đó, Thường trực HĐND đã có những kiến nghị yêu cầu các ngành chức năng nghiên cứu đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại để hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra. - Về công việc xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân: Trong các nhiệm kỳ trước, hoạt động này còn mang tính hình thức, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An chủ yếu làm nhiệm vụ "kính chuyển" đến các cơ quan hữu quan có trách nhiệm giải quyết, còn kết quả như thế nào thì hầu như không biết. Những năm gần đây, HĐND tỉnh đã có bước cải tiến đưa công tác này vào nề nếp. Hàng tháng, TTHĐND trực tiếp thành lập đoàn xuống cơ sở để tiếp dân; ban hành quy chế tiếp dân công khai, dân chủ; bố trí cán bộ tiếp nhận và xử lý kịp thời đơn thư của công dân. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đều được cán bộ đón tiếp, hướng dẫn, giải thích đầy đủ, đúng pháp luật với thái độ nhiệt tình có trách nhiệm. Đối với những nội dung khiếu nại tố cáo có cơ sở xem xét, ban tiến hành tiếp nhận đơn, hồ sơ để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời đôn đốc họ phải sớm trả lời công dân theo quy định pháp luật. Ví dụ: năm 2005 HĐND đã tiếp nhận 151 đơn, thư (trong đó tố cáo 27, khiếu nại 45, kiến nghị 50, hỏi 23). Đơn thư của công dân được chuyển đúng địa chỉ, đúng cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết. Kết quả 83/151 đơn thư được cơ quan cá nhân có thẩm quyền trả lời và được công dân đồng tình [19, tr.3]. Hoặc 6 tháng đầu năm 2006, HĐND đã tiếp nhận 30 đơn, thư (trong đó tố cáo 8, khiếu nại 12, kiến nghị 10). Đơn, thư của công dân cũng được chuyển đúng địa chỉ cơ quan và người có thẩm quyền. Kết quả đã có 17/30 đơn, thư đã được trả lời và công dân rất đồng tình. Số còn lại HĐND tiếp tục kiểm tra, giám sát đôn đốc giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [24, tr.3]. Đồng thời, Ban Thường trực thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tránh tình trạng đơn thư chuyển vòng vo vượt cấp, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan đơn vị. Chẳng hạn, cũng trong năm 2005 Cùng với Ban Pháp chế Thường trực HĐND tỉnh có Quyết định 144/QĐ-TT và Kế hoạch 120/KH-BPC ngày 9/5/2005 về việc giám sát công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân tại Văn phòng UBND tỉnh và một số huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Bệnh viện chống Lao Nghệ An và thành phố Vinh là những nơi có nhiều đơn, thư khiếu nại kéo dài. Thông qua giám sát cho thấy các ngành đã quan tâm vấn đề này, tỷ lệ giải quyết đạt 91%, hạn chế được đơn thư vượt cấp [19, tr.2]. Tóm lại, nhờ có sự chỉ đạo và phối hợp thường xuyên của Thường trực HĐND trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, nên phần lớn các kiến nghị, đơn thư khiếu nại tố cáo được các ngành chức năng giải quyết kịp thời, tình trạng tồn động và gửi đơn thư vượt cấp giảm đáng kể. Kết quả đó đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo được niềm tin cho cử tri đối với các hoạt động của HĐND. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém nhất định như: việc điều hoà phối hợp giữa các Ban của Thường trực HĐND trong hoạt động giám sát nhiều khi còn buông lỏng, dẫn đến kết quả giám sát của HĐND bị hạn chế, hiệu quả chưa cao. "Công tác tiếp dân đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chưa duy trì thường xuyên; có nơi có lúc chưa đúng quy định, cơ sở vật chất cũng như việc bố trí cán bộ tiếp dân chưa được quan tâm đúng mức; việc tiếp dân vẫn còn biểu hiện hình thức, vẫn còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh" [19, tr.4]. Thường trực HĐND tổ chức các đoàn xuống giám sát ở cơ sở còn quá ít so với yêu cầu; đặc biệt các kiến nghị, đề xuất của Thường trực nhiều khi chưa được các ngành liên quan xem xét, giải quyết kịp thời song đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của Thường trực HĐND. 2.1.3.3. Hoạt động giám sát của các ban Hội đồng nhân dân Các ban của HĐND là những cơ quan tham mưu giúp việc của HĐND. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh và chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của HĐND, các ban đã xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đối với các lĩnh vực phụ trách của mình. Về hình thức giám sát các ban có thể tiến hành giám sát thường xuyên theo định kỳ hoặc giám sát đột xuất các vấn đề nổi cộm, bức xúc mà cử tri và nhân dân quan tâm. Sau các đợt giám sát các Ban phải có báo cáo tổng hợp, nêu ý kiến đánh giá và các kiến nghị tham mưu cho Thường trực HĐND, UBND và các Sở ban ngành liên quan xem xét, xử lý trong quá trình điều hành thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh. Theo báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 1999-2004 và báo cáo hoạt động các ban HĐND năm 2005 nhiệm kỳ 2004-2009, đến nay hoạt động giám sát của các ban đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Cụ thể như sau: Để hoạt động giám sát đạt kết quả tốt, các ban của HĐND tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể; xác định rõ đối tượng, phạm vi và vấn đề trọng tâm cần tập trung giám sát; thống nhất thời gian, chương trình giám sát; huy động lực lượng và yêu cầu các đơn vị được giám sát phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu nội dung cần kiểm tra, theo dõi. Bởi vậy đã tạo được bước chuyển tích cực trong hoạt động kiểm tra giám sát của HĐND; khắc phục được tình trạng phiến diện, tràn lan, tốn nhiều thời gian công tác mà không thu được kết quả giám sát trên thực tế. Trong khi xây dựng kế hoạch, các ban của HĐND tỉnh Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND huyện tổ chức được nhiều đợt kiểm tra giám sát. "Trong nhiệm kỳ 1999-2004, ngoài giám sát tại kỳ họp, Ban Kinh tế ngân sách đã tổ chức 78 lượt, Ban Văn hoá xã hội đã tổ chức 74 lượt, Ban Pháp chế tổ chức được 75 lượt, Ban Dân tộc tổ chức 74 lượt" [16, tr.4]. Các đợt giám sát đều tập trung vào những vấn đề quan trọng như giáo dục đào tạo, quỹ quốc phòng ma tuý, bồi thường giải phóng mặt bằng, đất đai, thu thuế, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chương trình 135, các chế độ chính sách đồng bào dân tộc miền núi quyền lợi và nghĩa vụ nhân dân địa phương. Đặc biệt, khi Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ban hành, các thủ tục trình tự giám sát của HĐND được quy định cụ thể và chặt chẽ nên hoạt động giám sát của HĐND đã có chất lượng và hiệu quả hơn. Các cuộc giám sát đã tập trung bám sát thực tế, đi vào chiều sâu, không dàn trải. Chẳng hạn trong năm 2005, Ban Kinh tế ngân sách chỉ tổ chức 3 đoàn giám sát nhưng đó là những chuyên đề quan trọng: giám sát công tác quản lý sử dụng đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường; giám sát công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư và xây dựng tại các Sở; giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thu ngân sách của tỉnh. Qua giám sát, Ban đã chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai như: vi phạm về quy hoạch sử dụng đất, giao đất cho các dự án còn gây lãng phí, bỏ hoang nhiều năm trong khi người dân không có đất sản xuất; tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa đạt chỉ tiêu đề ra; chất lượng thiết kế của một số công trình không đảm bảo, bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, không liên tục... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản, hoặc việc cấp phép khai thác tài nguyên thiếu chặt chẽ không đảm bảo vệ sinh làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường [20, tr.2-5]. Qua kiểm tra, giám sát, các ban của HĐND tỉnh Nghệ An không chỉ phát hiện ra các sai sót của các cơ quan ban ngành, mà còn đưa ra các kiến nghị đề xuất, những giải pháp giúp các đối tượng bị giám sát kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những lệch lạc của mình trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Ví dụ trong năm 2005, qua giám sát công tác xây dựng VBQPPL, Ban Pháp chế đã phát hiện: 10 văn bản của UBND tỉnh có sai sót về hình thức, nội dung và thẩm quyền; một số nghị quyết của HĐND và quyết định chỉ thị về hành vi vi phạm pháp luật, mức xử phạt vi phạm hành chính của UBND huyện trái với VBQPPL cấp trên. Trước tình hình đó, Ban đã kiến nghị UBND giao cho các ngành chức năng sửa đổi bãi bỏ cho phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương. Sau khi giám sát, các kiến nghị, đề xuất của các Ban đã được các cơ quan, đơn vị chịu giám sát tiếp thu, chỉnh sửa khắc phục kịp thời. Như vấn đề đường điện 0,4kv xã Đồng Văn huyện Tân Kỳ, Thuỷ Lợi Bản Phục xã Diễn Lãm huyện Quỳ Châu, về số lượng và đối tượng hưởng thụ muối Iốt, dầu thắp sáng đối với miền núi, vùng cao... do Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức giám sát trong năm 2005. Hoặc như sự việc xảy ra đối với giống lúa QUI qua sự phản ánh của báo chí, Ban Kinh tế ngân sách đã tổ chức giám sát, các đơn vị liên quan đã kịp thời khắc phục. Việc các đơn vị chịu giám sát kịp thời khắc phục vi phạm của mình đã nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Ngoài ra, thông qua hoạt động giám sát, các thành viên trong các Ban có điều kiện tiếp cận với cơ sở, nắm bắt được tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND cũng như các vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống. Từ đó có những thông tin, căn cứ chính xác để tiếp tục thực hiện hoạt động giám sát tại kỳ họp có hiệu lực, hiệu quả hơn. Tuy nhiên hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh Nghệ An thời gian qua vẫn còn một số hạn chế sau: - Việc xây dựng chương trình kế hoạch giám sát chưa đồng bộ, đôi khi còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban nên không tránh khỏi sự chồng chéo. Điều này không chỉ diễn ra giữa các Ban mà trong nội bộ từng Ban cũng vậy. Việc bố trí thời gian giám sát chưa phù hợp với tình hình thực tế công tác của từng thành viên, nên chất lượng các cuộc giám sát thường chưa cao. - Chưa có nhiều đợt giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc được cử tri và nhân dân quan tâm mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề định kỳ thường xuyên. - Một số cuộc kiểm tra, giám sát của các Ban chưa mang lại hiệu quả thiết thực, có nơi phương pháp làm việc chưa tốt còn gây phiền hà cho các cơ quan bị giám sát. Khi kết thúc kiểm tra, giám sát không đưa ra được kết luận cụ thể hoặc kiến nghị biện pháp xử lý con chung chung, không rõ ràng dứt khoát, làm cho các cơ quan Nhà nước, các ngành có liên quan thiếu tin tưởng vào hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND tỉnh. 2.1.3.3. Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân Qua báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An và qua việc khảo sát thực tế cho thấy, chất lượng đại biểu HĐND tỉnh của các nhiệm kỳ sau thường cao hơn nhiệm kỳ trước rất nhiều. Điều đó phần nào được phản ánh qua hoạt động giám sát của đại biểu như sau: - Các đại biểu dự kỳ họp đầy đủ và tích cực hơn trong việc tham gia thảo luận các báo cáo. Đồng thời đã có nhiều ý kiến phát biểu và thảo luận một cách dân chủ, thiết thực hơn. "Trung bình các kỳ họp HĐND tỉnh có khoảng 20-25 ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến phát biểu đó ngày càng có chất lượng" [18, tr.3]. Các đại biểu đã vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước, hoàn cảnh thực tế ở địa phương để phân tích đánh giá các bản báo cáo một cách khách quan, khoa học, có căn cứ cụ thể. Từ đó đã giúp cho HĐND tỉnh ban hành được những nghị quyết phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước và sát với thực tế địa phương. Làm cho hoạt động của HĐND đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được niềm tin cho cử tri và nhân dân. Đồng thời qua đó cũng giúp cho các cơ quan lập báo cáo nâng cao tinh thần trách nhiệm trước HĐND. - Về vấn đề chất vấn, nội dung chất vấn của các đại biểu đã cụ thể rõ ràng hơn. Thường là những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế xã hội mà cử tri yêu cầu phải giải quyết. Các đại biểu cũng đã mạnh dạn dám nói thẳng nói thật, không nể nang, né tránh. Vì vậy, chất lượng chất vấn của các đại biểu đã được tăng lên góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tại kỳ họp. - Việc tiếp xúc cử tri được các đại biểu thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức và nội dung phong phú. Trước và sau mỗi kỳ họp, các vị đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại địa phương. Những kiến nghị của cử tri đã được hầu hết các đại biểu phản ánh kịp thời tại kỳ họp. Sau mỗi kỳ họp, các đại biểu đã báo cáo nghiêm túc nội dung, kết quả của kỳ họp và trả lời những yêu cầu, kiến nghị mà cử tri quan tâm, khắc phục được tình trạng ghi nhận suông như trước đây. Song bên cạnh đó vẫn còn một số đại biểu do chưa hiểu sâu sắc Hiến pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chưa nắm được tình hình thực tế ở địa phương hoặc còn ngại va chạm nên việc tiếp xúc cử tri ở chỗ này, chỗ khác vẫn còn mang tính hình thức. Có đại biểu còn lúng túng khi tiếp cận, trao đổi ý kiến với cử tri. Nhất là khi báo cáo kết quả kỳ họp trước cử tri hoặc khi tiếp dân, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân... Cá biệt có đại biểu trong cả nhiệm kỳ không phát biểu một ý kiến nào, ít tham gia các hoạt động giám sát của các Ban và tổ đại biểu. Đó là những vấn đề cần phải khắc phục để mỗi đại biểu phát huy hết năng lực, nhiệm vụ của mình góp phần nâng cao hoạt động của HĐND. Từ những vấn đề nêu trên có thể khẳng định rằng: hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An trong nhiệm kỳ 1999-2004 vừa qua và từ đầu nhiệm kỳ 2004- 2009 đến nay đã có nhiều tiến bộ hơn trước. Kết quả giám sát của HĐND tỉnh đã thể hiện được vị trí của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của tỉnh nhà: "phát huy quyền làm chủ nhân dân, tiếp tục xây dựng Nghệ An ngày càng vững mạnh, xứng đáng quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại". Tuy vậy, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2004 "công tác giám sát vẫn luôn luôn được đánh giá là hiệu quả chưa cao, hiệu lực vẫn còn hạn chế, vẫn còn mang tính hình thức, vẫn còn là khâu yếu nhất" [4, tr.1]. Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, bảo đảm cho HĐND xứng đáng với danh hiệu cao quý là "người đại biểu nhân dân". 2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong thời gian vừa qua Trên cơ sở thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An từ năm 1999 đến nay và căn cứ vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh đã nêu ở Chương 1, chúng tôi thấy hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An thời gian qua đã đạt được hiệu quả như sau: - Trước hết phải khẳng định rằng trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Theo đánh giá của Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XVI thu nhập bình quân đầu người tăng khá nhanh. Năm 2003: 4.000.000; năm 2004: 4.876.000, năm 2005: 5.586.000 [8, tr.145]. Bên cạnh tăng trưởng về mặt kinh tế, các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, chất lượng cũng được nâng cao. Mặc dù Nghệ An là một tỉnh miền núi nhưng số lượng học sinh đậu đại học và học sinh giỏi quốc gia đứng vào hàng đầu trong cả nước. Những thành tựu đó là kết quả hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưng không thể tách rời sự đóng góp tích cực từ hoạt động giám sát của HĐND tỉnh. Hàng năm HĐND tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát rất cụ thể và được thông qua bằng nghị quyết. Việc xây dựng chương trình giám sát đã được các đại biểu căn cứ vào yêu cầu thực tiễn cuộc sống và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Nên nhìn chung hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương Chẳng hạn năm 2005, HĐND tỉnh đã phối hợp với Hội đồng dân tộc của Quốc hội giám sát kết quả thực hiện chương trình 135/CP của Chính phủ tại 17 xã, thuộc 7/10 huyện miền núi ở Nghệ An. Kết quả giám sát cho thấy: đây là một chương trình có tác dụng rất thiết thực đối với người dân, nhất là những vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Do đó đoàn đã kiến nghị với Chính phủ tiếp tục đầu tư theo chương trình 135 cho các đồng bào khó khăn ở làng bản; đào tạo cán bộ và đầu tư vốn cho quy hoạch vùng dân cư; ban hành chính sách thu hút đầu tư về các vùng miền núi để khai thác phát huy hiệu quả các dự án của chương trình 135, nhằm phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An. Sau khi có kiến nghị của đoàn giám sát, Chính phủ đã tiếp tục đầu tư theo chương trình xóa đói giảm nghèo, giúp Nghệ An nhanh chóng khắc phục những khó khăn đối với các huyện miền núi. Đến nay Nghệ An đã có 16/19 huyện xóa xong nhà tạm bợ; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới đã giảm xuống, chỉ còn 27,14%, trong khi ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa vẫn còn 34,7%, Quảng Bình là 32,5% [22, tr.3]. Qua đó cho thấy rằng mặc dù HĐND là cơ quan dân cử, hoạt động không thường xuyên nhưng trong công tác giám sát đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Nhữn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf129_7876.pdf