MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
6. Kết cấu của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ý thức thẩm mỹ và giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH
1.1 Lý luận chung về ý thức thẩm mỹ.
1.1.1 Khái niệm ý thức thẩm mỹ.
1.1.2 Bản chất của ý thức thẩm mỹ.
1.1.3 Đặc trưng của ý thức thẩm mỹ.
1.1.4 Vai trò của ý thức thẩm mỹ đối với đời sống xã hội.
1.2 Lý luận chung về giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH.
1.2.1 Khái niệm giáo dục và giáo dục ý thức thẩm mỹ.
1.2.2 Bản chất của giáo dục ý thức thẩm mỹ.
1.2.3 Mục đích nhiệm vụ của giáo dục ý thức thẩm mỹ.
1.2.4 Cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH.
1.2.5 Đặc thù học sinh PTTH.
1.2.6 Nội dung phương pháp giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH
1.2.7 Vai trò của giáo dục ý thức thẩm mỹ nói chung và giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH trong sự phát triển xã hội.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.1 Thực trạng vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.1.1 Tình hình kinh tế- xã hội huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.1.2 Thực trạng vấn đề giáo dục ý thức thẩm mỹ tại trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.1.3 Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.2.1 Dự báo khuynh hướng biến đổi những vấn đề lien quan đến giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập.
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
KẾT LUẬN
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5250 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh trường PTTH Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến hoạt động thực tiễn, đó là con đường tất yếu của sự nhận thức”.
Con người là một động vật cao cấp, có ý thức và có hoạt động thực tiễn, bằng lao động và khả năng tư duy sáng tạo đã và đang cố gắng cải tạo tự nhiên-xã hội phục vụ cho đời sống con người. Ý thức thẩm mỹ là một hình thái ý thức xã hội nên nó có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội, thể hiện trên các mặt sau đây:
Cải tạo tự nhiên: Ý thức thẩm mỹ tiên tiến tạo tiền đề to lớn cho việc hình thành con người nhân văn, biết cảm thụ, thưởng thức những cái hay, cái đẹp trong tự nhiên như phong cảnh đẹp, một hình tượng quê hương như mái đình, bến nước, con đò, sông quê…để từ đó sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật tô thắm thêm tình yêu quê hương, yêu đất nước trong mỗi người. Từ tình cảm yêu quê hương đất nước dẫn đến những hành động thực tiễn để bảo vệ môi trườn như trồng cây xanh bảo vệ rừng, thu gom rác thải… để làm sạch môi trường.
Giải phóng giai cấp, giải phóng con người: cùng với việc cải tạo tự nhiên, thiên nhiên, ý thức thẩm mỹ tiên tiến giúp con người có một cái nhìn “tình người” về các vấn đề của đời sống xã hội theo quy luật của cái đẹp, để từ đó dẫn đến những hành động chống bất công, chống lại cái ác… Trong những năm kháng chiến, dân tộc ta đã có những bài hát, vần thơ thể hiện ý chí sắt đá “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” hay “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà long phơi phới dậy tương lai”. Các tác phẩm nghệ thuật này đã cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, làm nên chiến thắng lẫy lừng mùa xuân năm 1975, giải phóng đất nước, dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn được độc lập tư do.
Ngày nay ý thức thẩm mỹ định hướng cho con người biết đâu là cái đẹp, cái xấu, cái anh hùng, cái bi, cái hài…để hình thành tình cảm thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ trong con người, từ đó, dần dần góp phần hình thành con người có nhân văn biết hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật theo tiêu chí “nghệ thuật vị nhân sinh” , có những hành động nhân văn như quyên góp ủng hộ các loại quỹ vì người nghèo, ủng hộ người dân vùng bị bão lụt, cứu giúp người bị nạn hay các chương trình mùa hè xanh tình nguyện của học sinh-sinh viên…Những tác phẩm nghệ thuật, thời trang hội họa đã mang lại cho con người khoái cảm vô tư, thúc đẩy con người đấu tranh cho cái đẹp, cái thiện, phản đối, bài trừ cái xấu, cái ác. Ý thức thẩm mỹ tiên tiến bao giờ cũng được thể hiện bằn các hoạt động thực tiễn mang giá trị đạo đức.
1.2 Lý luận chung về giáo dục ý thức thẩm mỹ
1.2.1 Khái niệm giáo dục và giáo dục ý thức thẩm mỹ
Ngay từ thời tiền sử con người đã chú trọng đến vấn đề giáo dục, theo quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Giáo dục mang những nội hàm và ngoại diên khác nhau, nhưng ngày càng được hoàn thiện về mặt lý luận. Đứng dưới góc độ là một động từ, giáo dục được hiểu là dạy bảo. Điều này trong chế độ chiếm hữu nô lệ được thể hiện rất rõ nét, đó là sự dạy bảo của những tri thức được đúc rút từ những kinh nghiệm. Cùng với sự phát triển của loài người, việc hình thành chữ viết và sách (công cụ truyền tải thông tin) giáo dục được mở rộng hơn trong thời kỳ xã hội phong kiến. Nó có nội hàm rộng lớn hơn bởi giáo dục ở thời kỳ này phần nào đã mang tính định hướng, tính kế thừa và phát triển. Giáo dục không chỉ “giáo” (dạy bảo) mà còn hàm chứa nghĩa “dục” (khả năng sáng tạo). Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, với quan điểm con người làm trung tâm trong mọi hoạt động kinh tế- chính trị- xã hội thì giáo dục được hiểu theo nghĩa là sự truyền tải thông tin, tri thức một cách có mục đích, có định hướng giữa con người và con người.
Trên phương diện là một bộ môn khoa học, giáo dục được hiểu là “quá trình hoạt động có ý thức có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho đời sống”. Như vậy, ngoại diên của khái niệm giáo dục không chỉ dừng lại ở những tri thức về tự nhiên và xã hội, mà còn bồi dưỡng cho con người những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết phục vụ đời sống con người.
Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong giáo dục phổ thông ở nước ta. Đã có rất nhiều quan điểm về giáo dục thẩm mỹ. Có quan điểm cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục nghệ thuật, hiện nay quan điểm này đã được khắc phục. Tuy nhiên không phải vì thế mà đã phân biệt được đúng đắn, đầy đủ sự khác nhau giữa cái thẩm mỹ và cái nghệ thuật, dù cho cái thẩm mỹ có nội hàm rộng hơn cái nghệ thuật về cấp độ, nhưng sự phân biệt này trong một số trường hợp chỉ mang tính hình thức.
Một số quan điểm lại cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cái đẹp, giáo dục con người biết cảm thụ, lĩnh hội và sáng tạo cái đẹp. Quan điểm này dường như bó hẹp rất nhiều nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ bởi vì trong nội hàm của giáo dục thẩm mỹ thì ngoài cái đẹp còn có cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn…Bên cạnh đó có quan điểm lại cho rằng giáo dục thẩm mỹ là giáo dục con người phát triển toàn diện và hài hòa. Quan điểm này đã nhầm lẫn giữa nội dung bản chất của giáo dục thẩm mỹ với mục đích, mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ và không phân biệt được tính đặc trưng cá biệt của giáo dục thẩm mỹ với các lĩnh vực giáo dục khác.
Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra định nghĩa về khái niệm giáo dục thẩm mỹ như sau: “giáo dục thẩm mỹ là một quá trình làm hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa về mặt thẩm mỹ, trong đó con người có năng lực nhận thức, ý thức đúng đắn đối với đời sống thẩm mỹ của xã hội đồng thời có khả năng tiếp nhận và sáng tạo cuộc sống theo quy luật của cái đẹp”.
Ngay từ thời xa xưa, khi bước đầu hình thành phát triển ý thức thẩm mỹ thì con người đã biết thưởng thức tiếp nhận, tạo ra cái đẹp. Con người vừa hoạt động thẩm mỹ, vừa giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ cận kề, song do trình độ nhận thức thẩm mỹ còn thấp kém, hoạt động giáo dục thẩm mỹ ở giai đoạn này mang nặng ý nghĩa tự phát, kinh nghiệm và thường gắn liền với những tôn giáo nguyên thủy.
Giáo dục thẩm mỹ trong xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ mục tiêu làm hình thành và phát triển nhân cách con người về mặt thẩm mỹ, dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cùng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của giáo dục ý thức thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa
Giáo dục ý thức thẩm mỹ là một bộ phận cơ bản trong tổng thể các mặt của quá trình giáo dục sư phạm nhằm góp phần hình thành con người mới với tính cách chủ thể tích cực, sáng tạo của xã hội công nghiệp, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thẩm mỹ cùng với các loại hình giáo dục khác như: giáo dục chính trị-tư tưởng, ý thức công dân, đạo đức xã hội, khoa học kỹ thuật…đã “hòa nhập” vào nhau, tác động lẫn nhau trở thành động lực của giáo dục toàn diện, tổng hợp. Tuy nhiên giáo dục thẩm mỹ cũng được xác định là một hình thức giáo dục có nội dung, phương thức, mục đích riêng biệt thể hiện qua những đặc tính cơ bản như sau:
Tính mục tiêu chung: là một quá trình làm hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. Một con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, vì vậy, con người xã hội chủ nghĩa phải được giáo dục toàn diện, là thành quả của những hoạt động giáo dục được tiến hành đầy đủ, sâu sắc và thường xuyên, chứa đựng những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của sự phát triển, tiến bộ xã hội.
Tính khoa học: Giáo dục thẩm mỹ không phải là một hoạt động khô cứng, siêu hình, không chỉ bằng kinh nghiệm cảm tính mà là sự tổng hợp những tri thức lý luận về mỹ học, tâm lý học lứa tuổi được tập trung khái quát trong một hệ thống các phạm trù, khái niệm, nguyên lý, nguyên tắc và quan điểm của mỹ học Mác-Lênin và giáo dục học. Phương thức, phương pháp giáo dục thẩm mỹ lại phải vận động linh hoạt tùy trường hợp, đối tượng và hoàn cảnh thực tế. Mặt khác, giáo dục thẩm mỹ phải tiếp nhận một cách hợp lý mọi thành tựu của tất cả các khoa học khác nhằm làm phong phú cho nội dung và phương pháp giáo dục của mình.
Tính thực tiễn: Giáo dục thẩm mỹ mang tính thực tiễn vì nó xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của việc phát triển đời sống thẩm mỹ cá nhân và xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung, phương pháp giáo dục thẩm mỹ hiện nay phải tương ứng, phù hợp với yêu cầu xây dựng văn hóa thẩm mỹ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện rằng giáo dục thẩm mỹ không những phải giải quyết đúng đắn, nhanh nhạy và hiệu quả những vấn đề thường gặp và nảy sinh trong đời sống thẩm mỹ xã hội mà còn phải hướng tới tương lai, tức là dự báo tình trạng thẩm mỹ sẽ xảy ra và đưa ra các giải pháp tương ứng nhằm có sự chủ động điều chỉnh và định hướng trong tương lai.
Tính nhân văn, nhân đạo: Đây là đặc tính cơ bản, quyết định toàn bộ vấn đề của giáo dục thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ là hoạt động xuất phát từ nhu cầu lợi ích và mục đích hướng tới chân-thiện-mỹ, tạo tiền đề cho con người biết phân biệt cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu để từ đó con người có những hành vi ứng xử đạo đức mang tính chuẩn mực, văn minh theo quy luật của cái đẹp.
1.2.3 Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục ý thức thẩm mỹ
Mục đích: Mỗi xã hội có mục đích giáo dục con người theo yêu cầu riêng của xã hội đó. Với đất nước ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động, cùng với quan điểm lấy con người làm trung tâm, con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế-xã hội thì mục đích giáo dục thẩm mỹ mà Đảng và nhà nước ta đặt ra là chủ động tạo ra các cá nhân phát triển toàn diện, hài hòa tất cả các mặt thể chất lẫn tinh thần, đạo đức lẫn tài năng, làm cho mỗi con người được tự do, có điều kiện để cống hiến và hưởng thụ. Với ý nghĩa ở tầm vĩ mô, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận của sự nghiệp giáo dục toàn diện của xã hội nhằm xây dựng một nền văn hóa thẩm mỹ, nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho xã hội. Để từ đó bằng những hành động thực tiễn tác động vào hiện thực khách quan nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, giải phóng con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nói trên thì giáo dục thẩm mỹ trong xã hội ta hiện nay cần thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống nội dung và phương pháp giáo dục thẩm mỹ theo lứa tuổi và cấp học, bậc học. Xây dựng thông số thẩm mỹ, tiêu chí chuẩn làm thước đo trình độ thẩm mỹ chung của toàn xã hội.
Thứ hai: Tạo ra khả năng thẩm mỹ hóa cao độ thế giới khách quan và bản chất con người, nghĩa là vừa thẩm mỹ hóa thế giới bên ngoài, vừa thẩm mỹ hóa thế giới bên trong của chính các chủ thể thẩm mỹ, làm cho sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp trở thành nhu cầu sống và tác động tới mọi lĩnh vực đời sống của con người. Cung cấp cái nhìn tổng quát, sinh động và uyển chuyển qua tri thức và văn hóa thẩm mỹ, hỗ trợ cho việc làm phong phú và mềm mại hóa cách nhìn nhận, tư duy cũng như các thao tác hoạt động của con người.
Thứ ba: Kế thừa và phát huy những giá trị, thành quả của các ngành khoa học và các lĩnh vục giáo dục khác, bổ sung và làm phong phú cho nội dung và phương pháp giáo dục thẩm mỹ. Đồng thời “hòa nhập” với các lĩnh vực giáo dục khác nhằm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
1.2.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh PTTH
Cơ sở lý luận:
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, C.Mác cho rằng: “ Lịch sử từ trước đến nay cho thấy, các nhà triết học mới chỉ dừng lại ở việc nhận thức thế giới, vấn đề là cải tạo thế giới”. Cùng với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng con người hoàn toàn có thể cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người nhằm mục đích giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản khoa học. Toàn bộ những vấn đề cải tạo này là hoạt động thực tiễn. Cải tạo con người thông qua lao động, học tập và giáo dục. Giáo dục là hoạt động thực tiễn có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm truyền tải những tri thức, kinh nghiệm của con người tới con người nhằm đảm bảo cho con người luôn phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần, nhằm phát triển xã hội.
Sự phát triển của con người phải mang tính hài hòa giữa vật chất và tinh thần. Điều đó có nghĩa giáo dục không chỉ nhằm nâng cao tri thức nói riêng mà còn phải phát triển đời sống tinh thần cho con người phản ánh hiện thực khách quan một cách chủ động hơn, nâng cao sức sáng tạo của con người.
Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và nhà nước ta luôn có chủ trương đường lối phát triển con người toàn diện, tức phát triển con người hướng tới cái “Nhân-Trí- Dũng”. Trong ba yếu tố thì yếu tố “Nhân” đứng đầu, có nghĩa rằng muốn “xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa ở đây phải đảm bảo đạt được sự toàn diện về “Chân-Thiện-Mỹ”, hướng tới cái đẹp, biết thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, phân biệt điều hay lẽ phải. Vì vậy mà quan điểm giáo dục ở nước ta qua hàng nghìn năm lịch sử tuy có nhiều thay đổi, song phương châm “Tiên học lẽ, hậu học văn” không chỉ là phương châm mà còn là mục tiêu mà ngành giáo dục nước ta hướng tới.
Học sinh phổ thông trung học đang ở độ tuổi có nhiều sự biến động về tâm- sinh lý, đang đứng trước ranh giới của sự trưởng thành và quyền công dân đầy đủ, là lực lượng đông đảo cần được giáo dục, xây dựng và hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa. Vì vậy giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học mang tính tất yếu khách quan.
Đặc thù của học sinh phổ thông trung học
Học sinh phổ thông trung học có độ tuổi từ 16-18 tuổi, theo tâm lý học lứa tuổi thì đó là độ tuổi có nhiều mộng mơ, hoài bão, đã bắt đầu có những triết lý về cuộc sống như: ta là ai?, ta cần gì?, ta phải làm gì?, ta phù hợp với nghề nghiệp gì?... xuất hiện thêm nhiều mối quan hệ xã hội mới như bạn bè, tình bạn, tình yêu… vì vậy đây là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm- sinh lý, dễ bị tác động nhất và là giai đoạn tiền đề của việc hình thành nhân cách-tính cách như C.Mác đã nói: “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
Bằng thành tựu nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, có thể tổng hợp lại đặc thù của học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay như sau:
Về thể chất: Học sinh phổ thông trung học đang có những sự biến đổi mạnh mẽ về thể chất như: sự thay đổi chiều cao, cân nặng, bước vào thời kỳ dậy thì dần trưởng thành, hoàn thiện về mặt thể chất.
Về nhận thức: Bước đầu đã có những nhận thức đánh giá về thế giới xung quanh, mong muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, thích khám phá. Sự thay đổi nhận thức rõ nét nhất là về vai trò, vị trí của chính mình trong xã hội, định hướng nghề nghiệp cho tương lai, phân biệt cái thiện và cái ác, điều hay lẽ phải…cơ bản đã được trang bị một hệ thống tri thức cơ bản để bước đầu tiếp cận thế giới, biết suy nghĩ về hành vi ứng xử của bản thân và người khác.
Về tâm lý: Do có tâm lý cho rằng mình đã “lớn”, đã trưởng thành nên thích độc lập, tự chủ, không muốn phụ thuộc gia đình. Muốn mở rộng giao lưu và kết bạn cùng trang lứa. Đã có sự phân biệt rõ ràng về tâm lý giới tính, thích khám phá, sáng tạo, thích được cho rằng mình quan trọng.
Tình yêu, tình bạn: Bước đầu phân biệt được tình cảm giữa tình bạn và tình yêu, xuất hiện những cảm xúc “thích thích” người khác giới, thường mơ mộng lãng mạn và xa rời thực tế trong chuyện tình cảm.
Hướng nghiệp: Biết được năng lực sở trường cũng như sở đoản của bản thân, bắt đầu hình thành niềm đam mê với một nghề nghiệp nhất định. Sự đam mê này có ảnh hưởng lớn từ một sự vật, hiện tượng hay một con người cụ thể tác động tới.
Với những đặc điểm về học sinh phổ thông trung học như trên, giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học cũng mang những đặc thù riêng như: tính phân tích tổng hợp, tính liên hệ thực tại và tính tình cảm có khác so với lứa tuổi khác, thể hiện ở nội dung và hình thức giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học.
1.2.6. Nội dung và phương pháp giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học
a, Nội dung giáo dục ý thức thẩm mỹ:
Giáo dục ý thức thẩm mỹ về cơ bản là có định hướng, có kế hoạch nhằm nâng cao ý thức thẩm mỹ của từng chủ thể thẩm mỹ, để từ đó định hướng cho chủ thể thẩm mỹ hoạt động thụ hưởng và sáng tạo thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp. Căn cứ vào cấu trúc của ý thức thẩm mỹ, thì nội dung giáo dục ý thức thẩm mỹ được thể hiện trên các mặt cơ bản sau:
Giáo dục xúc cảm thẩm mỹ:
Xúc cảm thẩm mỹ là cảm xúc nhân văn mà nền tảng là sự rung động trước cái đẹp. Xúc cảm thẩm mỹ bắt nguồn từ cảm giác của con người khi có sự tác động của khách thể thẩm mỹ lên cảm giác. Xúc cảm thẩm mỹ là hình thức khởi đầu bậc thang thấp nhất của ý thức thẩm mỹ song nó là nền tảng đầu tiên trong việc thụ hưởng và sáng tạo thẩm mỹ. Xúc cảm thẩm mỹ được ví như là đặc điểm quan trọng nhất của tài năng nghệ thuật, là tiền đề để phát triển những hình thái ý thức thẩm mỹ tiếp theo.
Vì vậy giáo dục xúc cảm thẩm mỹ là nấc thang đầu tiên và quan trọng để hình thành và phát triển các mặt khác của giáo dục ý thức thẩm mỹ. Giáo dục xúc cảm thẩm mỹ được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm sống, thành tựu khoa học và văn hóa thẩm mỹ. Giáo dục ý thức thẩm mỹ phải hình thành và định hướng cho chủ thể thẩm mỹ những “rung động” trước những khách thể thẩm mỹ qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ. Giáo dục xúc cảm thẩm mỹ tốt sẽ hình thành ở chủ thể thẩm mỹ những cơ sở là nền tảng cho hành vi đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
Giáo dục tình cảm thẩm mỹ:
Tình cảm thẩm mỹ là loại tình cảm bậc cao bởi lẽ nó chỉ có ở con người. Con người không những cảm nhận giá trị thẩm mỹ có sẵn trong tự nhiên mà còn sáng tạo ra giá trị thẩm mỹ phục vụ cho con người. Tình cảm thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết với tình cảm đạo đức và nó là hệ thống hóa những cảm xúc thẩm mỹ liên tục về một khách thể thẩm mỹ không qua sự tác động với chủ thể thẩm mỹ.
Giáo dục tình cảm thẩm mỹ là giáo dục con người biết phân biệt cái đẹp, cái thiện, cái xấu, cái ác, cái bi,cai hùng…Vì vậy giáo dục tình cảm thẩm mỹ cần xây dựng cho chủ thể thái độ đúng đắn về việc cảm thụ đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ thể hiện tình yêu và cảm xúc trước cái đẹp trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, từ đó thôi thúc cá nhân tìm tòi và sáng tạo giá trị thẩm mỹ, xa hơn nũa là thúc đẩy con người biết đấu tranh cho cái đẹp, cái thiện, bài trừ cái xấu, cái ác. Giáo dục tình cảm thẩm mỹ phải gắn chặt không nên tách rời giáo dục đạo đức con người.
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ:
Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của năng lực thẩm mỹ, là tiêu chí thể hiện sự thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ giúp con người khám phá, cảm nhận thế giới thẩm mỹ bằng những mẫn cảm đặc biệt tạo ra sự phản ứng mau lẹ trước những hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật giúp chủ thể loại bỏ cái sai, cái xấu, cảm nhận cái đúng, cái đẹp, cái hài hòa. Thị hiếu thẩm mỹ thể hiện một phần tính cách của chủ thể thẩm mỹ.
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là giáo dục định hướng cho chủ thể thẩm mỹ khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo giá trị thẩm mỹ. Vì vậy giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cần phải cung cấp cho chủ thể cách nhìn nhận đúng đắn về thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp, đồng thời phải gắn chặt thị hiếu thẩm mỹ với tính thời đại, tính giai cấp và tính dân tộc của văn hóa thẩm mỹ để chủ thể thẩm mỹ hình thành thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội.
Giáo dục quan điểm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ
Quan điểm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ là hệ thống lý luận của chủ thể về ước mơ, mục tiêu thẩm mỹ của con người. Quan điểm thẩm mỹ thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của chủ thể thẩm mỹ với đời sống thẩm mỹ của xã hội. Nó là yếu tố tương đối bền vững trong ý thức thẩm mỹ của chủ thể. Còn lý tưởng thẩm mỹ dựa trên nền tảng quan điểm thẩm mỹ thể hiện ước mơ, mục tiêu thẩm mỹ của chủ thể, từ đó chi phối hoạt động thẩm mỹ của chủ thể.
Giáo dục quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ phải dựa trên những giá trị thẩm mỹ và thành tựu khoa học đúng đắn để xây dựng thế giới quan thẩm mỹ phù hợp với thời đại và xu thế phát triển chung của nhân loại.
Giáo dục tri thức thẩm mỹ
Tri thức thẩm mỹ là toàn bộ những giá trị thẩm mỹ được chủ thể thẩm mỹ đúc kết lại trong quá trình sống và qua mối quan hệ thẩm mỹ với đời sống xã hội. Tri thức thẩm mỹ luôn phù hợp với nhu cầu phát triển mặt thẩm mỹ của chủ thể.
Giáo dục tri thức thẩm mỹ là giáo dục những tri thức mang tính khoa học, phù hợp với nhu cầu phát triển về mặt thẩm mỹ của con người và của xã hội, tạo cho chủ thể thẩm mỹ cơ sở và nền tảng để hiểu biết đời sống thẩm mỹ, tiếp nhận và sáng tạo thẩm mỹ. Muốn vậy giáo dục tri thức thẩm mỹ phải được dựa trên những thành tựu của các ngành khoa học khác, mang tính khái quát và có mối liên hệ nội tại chặt chẽ với nhau.
Trong tất cả các nội dung của giáo dục ý thức thẩm mỹ, không được xem nhẹ bất kỳ mặt nào. Tất cả các nội dung này có tầm quan trọng và vai trò khác nhau nhưng cùng hướng đến mục đích chung là phát triển nhân cách con người nói riêng và phát triển đời sống tinh thần của toàn xã hội nói chung. Chúng có mối liên hệ nội tại chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau. Sự hình thành và phát triển của mặt này tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của mặt kia. Vì vậy giáo dục ý thức thẩm mỹ là một quá trình phong phú, đa dạng và nhiều khía cạnh. Điều đó tạo cơ sở để đề ra các phương hướng giáo dục ý thức thẩm mỹ đạt hiệu quả cao.
Đối với giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học, cũng với nội dung giáo dục ý thức thẩm mỹ như trên, song do đặc thù của học sinh phổ thông trung học và nền giáo dục ở nước ta hiện nay cần phải thấy được giáo dục cảm xúc thẩm mỹ và giáo dục tình cảm thẩm mỹ là rất quan trọng. Điều này là cơ sở để xây dựng những phương pháp giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học mang tính khả thi.
b, Phương pháp giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học
Trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và đặc biệt là kế thừa những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ; kế thừa và phát huy những thành quả của các lĩnh vực giáo dục khác, căn cứ vào đặc điểm là những nội dung cơ bản của giáo dục ý thức thẩm mỹ, phương pháp giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học được xây dựng trên những hình thức cơ bản như sau:
Giáo dục ý thức thẩm mỹ bằng lao động.
Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, thông qua lao động con người không những cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội mà còn góp phần cải tạo con người. Lao động đã sáng tạo ra con người. Thông qua lao động con người dần phong phú hơn về tư tưởng, tình cảm chứ không chỉ dừng lại ở sự phát triển đều đặn, mạnh khỏe về thể chất. Lao động đúc rút kinh nghiệm, tạo ra tri thức khoa học. Kinh qua lao động con người biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái đẹp, cái hùng tráng, cái bi hài…nâng cao khả năng cảm nhận của các giác quan. Nguồn gốc cái đẹp suy cho cùng chính là những hoạt động tự giác của con người. C.Mác cho rằng: Một hoạt động sản xuất có ý gnhĩa chân chính của từ đó là ở chỗ con người biết nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp. Những nhu cầu cao quý của con người về thưởng thức cái đẹp, về đánh giá thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật đều hình thành từ lao động. Sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện nhu cầu của con người trong lao động và đánh dấu bước nhảy vọt lớn của lao động thành thạo. Tất cả những nghệ sỹ dù có năng khiếu đến mấy nếu không chịu khó lao động để phát triển tài năng thì sẽ chỉ dừng lại ở mức độ năng khiếu, không thể thành nhân tài, mà xa hơn nữa là vĩ nhân được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng biện pháp giáo dục bằng lao động trong việc nâng cao trình độ thẩm mỹ của toàn dân. Giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học không chỉ là hoạt động mang tính nhà trường mà là mang tính xã hội. Lao động sẽ tạo cho học sinh phổ thông trung học gắn liền lý luận và thực tiễn, biết nhìn nhận đúng và bảo vệ cái đẹp, phân biệt và loại bỏ cái xấu. Lao động tạo cho học sinh phổ thông trung học bản lĩnh, niềm tin và lòng tự hào chân chính để đứng vững trước những cám dỗ, nhu cầu tầm thường lệch lạc của đời sống xã hội; làm cuộc sống có ý nghĩa hơn và tự hào góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của xã hội.
Giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh phổ thông trung học bằng lao động có nhiều hình thức như: các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, chiến dịch mùa hè tình nguyện, các hoạt động vệ sinh nhà trướng, các phong trào thể dục thể thao…
Giáo dục ý thức thẩm mỹ thông qua các môn học
Đứng trên quan điểm lập trường nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tất cả các giá trị, t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc