Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông ở Công ty Khai thác công trình thủy lợi Yên Khánh - Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình

MỤC LỤC

Trang

 LỜI MỞ ĐẦU 4

 1. Tính cấp thiết của đề tài 5

 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5

 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

 4. Phương pháp nghiên cứu 6

 5. Nội dung 7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THUỶ NÔNG 8

 1. Vai trò của thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp 8

 2. Đặc điểm của các Công ty dịch vụ thuỷ nông 9

 3. Các mô hình tổ chức Công ty dịch vụ thuỷ nông 11

 a. Mô hình Công ty KTCTTL Liên tỉnh, Tỉnh 11

 b. Mô hình Công ty KTCTTL Liên huyện 13

 C. Mô hình Công ty KTCTTL huyện 14

 4. Quá trình hình thành và phát triển thuỷ lợi ở nước ta 14

 5. Hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông 16

 5.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả 16

 a. Khái niệm và bản chất 16

 b. Phân loại hiệu quả ` 20

 5.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 22

 a. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 22

 b. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hoạt động 23

 6. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông 27

 7. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển thủy lợi, thuỷ nông 28

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THUỶ NÔNG 30

TẠI CÔNG TY KTCTTL YÊN KHÁNH

 I. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông 30

 1. Đặc điểm tự nhiên 30

 a. Vị trí đại lý 30

 b. Về địa hình 30

 c. Thời tiết khí hậu 32

 d. Tình hình đất đai 33

 2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh 35

 a. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Khánh 35

 b. Tình hình phát triển kinh tế của huyện 37

 II. Thực trạng hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông của Công ty KTCTTL Yên Khánh 40

 1. Khái quát tình hình phát triển của Công ty 40

 2. Thực trạng về năng lực sản xuất của Công ty 42

 2.1. Thực trạng về bộ máy quản lý Công ty 42

 2.2. Tình hình lao động của Công ty KTCTTL Yên Khánh 44

 2.3. Về tình hình tài chính của Công ty 47

 3. Hiệu quả hoạt động dịch vụ thủy nông của Công ty 49

 3.1. Hiệu quả dịch vụ thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp 49

 3.2. Hiệu quả kinh doanh của Công ty 55

 a. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chung của Công ty 55

 b. Đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố 61

 3.3. Đánh giá chung 64

 a. Ưu điểm 64

 b. Nhược điểm 65

 c. Nguyên nhân 65

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰ

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông ở Công ty Khai thác công trình thủy lợi Yên Khánh - Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,79%). Từ đó, cho thấy muốn kinh tế nông nghiệp ngày một phát triển thì huyện Yên Khánh cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề thuỷ lợi, Công ty KTCTTL Yên Khánh phải có biện pháp đẩy nhanh tiến độ hoạt động để nâng cao hiệu quả dịch vụ thuỷ nông nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. Đất nông nghiệp ngày càng giảm để phục vụ cho nhu cầu khác yêu cầu huyện Yên Khánh phải có biện pháp sử dụng hợp lý quỹ đất, sử dụng hiệu quả và một trong những biện pháp mà huyện đã áp dụng là nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Có thể nói diện tích đất nông nghiệp thuyên giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện, làm cho năng suất cây trồng giảm đáng kể nhưng Công ty KTCTTL Yên Khánh đã có các biện pháp tưới, tiêu kịp thời nên đã giải quyết được khó khăn trước mắt cũng như lâu dài cho huyện. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng diện tích đất gieo trồng hàng năm có xu hướng tăng lên, năm 2000 diện tích đất gieo trồng là 16.269,5 ha, cho đến năm 2002 là 16.324,83 ha. Hệ số sử dụng ruộng đất cũng có xu hướng tăng, năm 2000 là 2,06 lần, năm 2002 là 2,07 lần. Nguyên nhân của việc tăng hệ số sử dụng đất là do được sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành đối với nền sản xuất nông nghiệp, những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng đưa những giống cây con có thời gian sinh trưởng ngắn ngày đạt hiệu quả kinh tế cao để nuôi trồng. Điều này chứng tỏ, huyện Yên Khánh đã rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và muốn cho kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh thì huyện cần đầu tư thêm để xây dựng hệ thống các công trình và tạo điều kiện cho công tác thuỷ nông hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh a. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Khánh Yên Khánh là một huyện đồng bằng, dân cư tập trung đông đúc. Theo báo cáo đến ngày 31/12/2002 toàn huyện có 140.188 người với 34.798 hộ, mật độ dân số trung bình là 1.046 người/km2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Khánh Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 Tốc độ phát triển% 2001/ 2000 2002/ 2001 BQ 1. Tổng số hộ Hộ 34.495 34.765 34.798 100,78 100,09 100,44 - Hộ nông nghiệp Hộ 32.949 33.182 33.214 100,71 100,09 100,44 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 1.546 1.583 1.584 102,40 100,06 101,23 2. Tổng số nhân khẩu Người 139.615 139.818 140.188 100,15 100,26 100,20 - Nhân khẩu nông nghiệp Người 133.238 133.410 133.849 100,13 100,33 100,23 Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 6.251 6.408 6.339 102,94 98,92 100,67 3. Tổng số lao động Người 67.506 69.170 70.536 102,46 101,97 102,22 - Lao động nông nghiệp Người 54.407 53.873 52.679 99,02 97,78 98,4 - Lao động thuỷ sản Người 68 120 127 176,47 105,83 141,15 - Lao động dịch vụ CN Người 7.373 9.013 11.053 122,24 122,63 122,44 - Lao động khác Người 5.658 6.164 6.677 108,94 108,32 108,63 4. Một số chỉ tiêu BQ - BQ nhân khẩu/ hộ Ng/ hộ 4,05 4,02 4,03 99,26 100,25 99,75 - BQ lao động NN/hộ NN Ng/ hộ 1,65 1,62 1,59 98,18 98,15 98,17 - BQ đất canh tác/LĐ NN Ng/ hộ 1.407,46 1.421,05 1.451,65 100,97 102,15 101,56 Nguồn: Phòng địa chính huyện Qua bảng trên chúng ta thấy nhân khẩu của huyện có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Năm 2001 số nhân khẩu tăng 0,15% tương ứng tăng 203 người so với năm 2000. Năm 2002 nhân khẩu của huyện tăng 0,26% tương ứng với 370 người so với năm 2001. Trong đó, nhân khẩu nông nghiệp tăng qua 3 năm bình quân là 0,23% và chiếm trên 95% tổng nhân khẩu của huyện. Điều này chứng tỏ dân số huyện Yên Khánh dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, muốn cải thiện đời sống nhân dân thì huyện cần quan tâm phát triển một nền nông nghiệp bền vững và đặc biệt quan tâm đến hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông, huyện Yên Khánh đã đầu tư xây dựng rất nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi và các hệ thống này đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho huyện trong những năm qua. Muốn cho mùa màng bội thu thì không thể thiếu công tác thủy lợi thuỷ nông, vì thế việc xây dựng hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Số lao động nông nghiệp có chiều hướng giảm qua 3 năm. Năm 2000 toàn huyện có 54.407 lao động nông nghiệp, đến năm 2001 giảm 0,98% tương ứng với 534 người so với năm 2000. Năm 2002 giảm 2,22% tương ứng với 1.194 người so với năm 2001. Tốc độ giảm bình quân 3 năm là 1,6%. Trong khi đó các ngành khác (thuỷ sản, lao động dịch vụ công nghiệp, lao động khác) có xu hướng tăng nhanh, chứng tỏ trong huyện có sự biến động về cơ cấu lao động trong các ngành. Vậy muốn nông nghiệp phát triển mạnh thì huyện Yên Khánh phải có giải pháp tích cực trong vấn đề thuỷ lợi. Cần quan tâm hơn nữa, đầu tư vốn để xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa các công trình hư hỏng để phục vụ người nông dân dùng nước ngày một tốt hơn. Qua bảng trên chúng ta thấy số lao động nông nghiệp bình quân/một hộ nông nghiệp giảm xuống trong khi bình quân đất canh tác/1lao động nông nghiệp tăng lên. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động nông nghiệp của huyện đã chuyển dần sang các ngành khác để giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ cho người lao động. Tuy nhiên, ở nước ta sản xuất nông nghiệp là chủ yếu vì vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thì phải thực hiện tốt khâu thuỷ lợi. Thuỷ lợi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, vì vậy để sử dụng hiệu quả nguồn lao động thì Công ty KTCTTL Yên Khánh cần tăng cường các biện pháp tưới, tiêu nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp. b. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Những năm gần đây nền kinh tế của huyện Yên Khánh đã và đang phát triển khá mạnh đạt tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Tình hình phát triển kinh tế của huyện được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Khánh Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 Tốc độ phát triển (%) 2001/2000 2002/2001 BQ Tổng giá trị sản xuất Tỷ đ 396,45 438,39 473,23 110,58 107,95 109,26 I-Ngành nông-lâm-thuỷ sản Tỷ đ 315,45 348,39 352,33 110,44 101,13 105,78 1 - Nông nghiệp Tỷ đ 305,87 336,89 340,53 110,14 101,08 105,61 a- Trồng trọt -Tổng diện tích gieo trồng Ha 16.296,6 16.311,2 16.324,8 100,25 100,08 100,16 - Tổng sản lượng quy thóc Tấn 91.621 96.170 97.250 104,97 101,12 103,05 b - Chăn nuôi - Tổng đàn trâu, bò Con 6.500 6.597 6.643 101,19 100,70 101,09 - Tổng đàn lơn Con 52.015 61.022 62.850 117,32 102,55 109,94 -Tổng đàn gia cầm Con 536.393 535.910 550.475 99,91 102,72 101,32 2 - Lâm nghiệp Tỷ đ 1,98 2,1 1,9 106,06 90,48 98,27 3 - Thuỷ sản Tỷ đ 7,6 9,4 9,9 123,68 105,32 114,5 - Diện tích thu Ha 490 524 570 106,94 108,78 107,86 - Sản lượng Tấn 943 1.151 1.222 122,06 106,17 114,12 II-Tiểu TCN - XDCB Tỷ đ 52,5 63,1 63,5 120,19 100,63 110,41 III- Dịch vụ Tỷ đ 28,5 28,9 57,4 101,40 198,62 150,01 IV- Một số chỉ tiêu bình quân BQ lương thực quy thóc/khẩu Kg/ng 656,24 678,82 693,71 104,81 100,85 102,83 Gíá trị SXNN BQ/nhân khẩu NN 1.000 2.295,67 2.525,22 2.544,13 109,99 100,75 105,37 Nguồn: Phòng thống kê huyện Qua bảng trên chúng ta thấy, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên qua các năm do tất cả các ngành sản xuất đều phát triển trừ ngành lâm nghiệp, trong đó nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm trên 70% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và có xu hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân tăng tỉ trọng của ngành nông nghiệp là do ngành luôn được sự quan tâm của các cấp các ngành, do sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi mà đặc biệt là công tác thủy nông đã được các cấp, các ngành rất quan tâm. Trong tổng giá trị sản xuất thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, vì thế huyện Yên Khánh đã rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp mà đặc biệt là quan tâm đến vấn đề thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công ty KTCTTL Yên Khánh đã tích cực trong việc tưới, tiêu nước cho nông dân để tạo điều kiện cho người dân tăng năng suất từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân sinh. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của huyện đạt hơn 16.300 ha trong đó diện tích trồng lúa là chủ yếu. Hiện nay, do chuyển đổi cơ cấu về mùa vụ, cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa và đặc biệt có biện pháp tưới, tiêu hợp lý đạt hiệu quả cao làm cho năng suất lúa ngày càng tăng, diện tích và năng suất một số cây trồng khác như: lạc, đậu tương, rau, ngô cũng tăng lên. Năng suất cây trồng tăng làm cho sản lượng lương thực quy thóc hàng năm tăng lên. Tốc độ sản lượng lương thực quy thóc tăng bình quân 3 năm là 3,05%. Những thành tựu mà ngành trồng trọt đạt được một phần là do hệ thống thuỷ lợi được nạo vét, tu bổ thường xuyên cung cấp nước kịp thời, đầy đủ phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững cần phải đầu tư hơn nữa trong công tác thuỷ lợi. * Về chăn nuôi: Chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ phát triển nông nghiệp. Hiện nay, do cơ giới hoá trong nông nghiệp vì vậy đàn trâu bò 3 năm có tăng nhưng tốc độ chậm trung bình là 1,09%. Đàn gia cầm như lợn tăng hơn qua 3 năm trung bình là 9,94%. Ngành lâm nghiệp giảm trung bình qua 3 năm là 1,73%. Bên cạnh ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản có bước phát triển khá mạnh, điều này chứng tỏ huyện đã chủ trương khôi phục lại một số ngành nghề truyền thống tận dụng những thời gian lao động nông nghiệp nhàn rỗi để tăng thu nhập cho người lao động, đời sống được nâng lên. Nhờ sự chuyển giao công nghệ và quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tới nông dân, đặc biệt là sự đổi mới trong công tác quản lý và khai thác các công trình thủy lợi đã cung cấp nước tưới, tiêu đầy đủ và kịp thời cho cây trồng vật nuôi vì vậy kinh tế nông thôn huyện Yên Khánh ngày càng phát triển. Trong tình hình hiện nay, để phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng cao và vững chắc theo hướng CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì phát triển kinh tế xã hội của huyện phải đặt trong mối quan hệ với phát triển ngành thuỷ lợi. Vì kinh tế của huyện chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông nghiệp là chính cho nên việc xây dựng hệ thống công trình tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp là không thể thiếu được. Sản xuất nông nghiệp không thể phát triển nếu không gắn nó với thuỷ lợi, thuỷ nông, từ khi có các biện pháp tưới, tiêu hợp lý thì năng suất, sản lượng cây trồng trong toàn huyện đã tăng rất nhanh. II. Thực trạng hiệu quả hoạt động dịch vụ thuỷ nông của Công ty KTCTTL Yên Khánh 1. Khái quát tình hình phát triển của Công ty Công ty KTCTTL Yên Khánh là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình. Công ty có nhiệm vụ khai thác, quản ký công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Khánh. Trước năm 1996 Công ty có tên là Trạm thuỷ nông huyện Yên Khánh thuộc Công ty thuỷ nông tỉnh Ninh Bình. Ngày 27/9/1996 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình ra quyết định số 1364/QĐ - UB thành lập Công ty khai thác công trình thuỷ lợi huyện Yên Khánh. * Công ty có các chức năng, nhiệm vụ sau: - Điều hoà phân phối nước công bằng, bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất phòng chống úng hạn và thiên tai, cải tạo đất bằng tưới tiêu, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước bảo vệ môi trường nước. - Khai thác vận hành công trình theo quy hoạch và quy trình quy phạm. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Làm chủ đầu tư việc sửa chữa công trình bằng nguồn vốn thuỷ lợi phí. - Thực hiện bảo dưỡng công trình thường xuyên kiểm tra công trình trước và sau lũ, báo cáo đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định lên cấp trên. Khi phát hiện công trình có nguy cơ mất an toàn phải xử lý ngay đồng thời báo cáo kịp thời lên cấp trên. - Xây dựng quy trình vận hành hệ thống và từng công trình đầu mối trình cấp trên duyệt ban hành. - Theo dõi thu thập số liệu về mưa, mực nước trong đồng, ngoài sông, chất lượng nước, tình hình úng, hạn, tác dụng cải tạo đất, công suất điện năng, chất lượng điện, năng suất - diện tích - sản lượng cây trồng những thay đổi dưới tác dụng của nước. Trực tiếp bảo vệ công trình, theo dõi tình hình diễn biến của công trình khi các điều kiện làm việc của công trình khác với đồ án thiết kế phải báo cáo lên cấp trên. - Ký kết và thực hiện các hợp đồng về khai thác và bảo vệ công trình, phải bồi thường thiệt hại cho hộ dùng nước trong trường hợp do Công ty KTCTTL thiếu trách nhiệm gây ra. Chấp hành các quy định về tài chính của Nhà nước. - Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, lý lịch công trình và các tài liệu thu thập hàng năm. Thực hiện sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm để nâng cao hiệu quả công tác khai thác bảo vệ công trình. - Quản lý bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ năng lực và đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên để họ ngày càng gắn bó với Công ty và hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Quản lý, vận hành khai thác toàn bộ hệ thống công trình thuỷ lợi huyện Yên Khánh nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, cho dân sinh và các ngành kinh tế khác. - Khảo sát, thiết kế, tu bổ, sửa chữa, nạo vét và xây dựng các công trình trong hệ thống tưới, tiêu của huyện. - Thực hiện các dịch vụ kinh doanh về nước theo sự phân cấp của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình. Từ khi thành lập cho đến nay Công ty KTCTTL Yên Khánh liên tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đặc biệt Công ty đã phục vụ nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp làm cho năng suất cũng như sản lượng của toàn huyện tăng nhanh. Công ty đã tạo lập được các mối quan hệ tốt với UBND tỉnh, huyện và các HTX cũng như với nông dân, các hộ dùng nước. 2. Thực trạng về năng lực sản xuất của Công ty 2.1. Thực trạng về bộ máy quản lý Công ty Công ty KTCTTL Yên Khánh là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có trách nhiệm quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của toàn huyện. Công ty đã được tổ chức theo một hệ thống nhất, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ và chức năng riêng. - Ban lãnh đạo có 2 người: 1 Giám đốc và 1 phó Giám đốc. Giám đốc Công ty phụ trách chung, đồng thời phụ trách các lĩnh vực tổ chức, quy hoạch, kế hoạch, công tác đào tạo, khoa học kỹ thuật của Công ty. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi: là người thay mặt Giám đốc điều hành Công ty khi được Giám đốc uỷ quyền, phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Công ty trong phạm vi quyền hạn của mình trong phần việc được uỷ quyền. - Phòng tổ chức - hành chính - lao động - tiền lương có 7 người trong đó có 1 trưởng phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức, quản lý, bồi dưỡng lực lượng cán bộ công nhân viên. Sắp xếp và phân bổ hợp lý lực lượng lao động, giải quyết các chế độ khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên. Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động , nâng lương, nâng bậc. Một phó phòng làm công tác nội bộ phục vụ văn thư giấy tờ, công tác đời sống và hành chính. - Phòng kỹ thuật có 4 người. Trong đó có 1 trưởng phòng với nhiệm vụ phụ trách chung việc khảo sát, thiết kế và đôn đốc thi công, theo dõi xây dựng bổ sung quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi, thẩm định thiết kế công trình, kỹ thuật tưới, tiêu, sửa chữa và xây mới công trình. Một phó phòng nhiệm vụ tổng hợp báo cáo công tác tưới, tiêu hàng ngày. - Phòng kinh tế: Gồm bộ phận kế hoạch và tài vụ có 6 người trong đó có 1 trưởng phòng, có nhiêm vụ quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn và tài sản đúng mục đích. Theo dõi tình hình sản xuất, thu chi của Công ty. Theo dõi tình hình hoạt động của Công ty. Một phó phòng phụ trách kế hoạch nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch của các đơn vị cụm, trực tiếp quản lý xây dựng kế hoạch vụ, năm để tham mưu cho Giám đốc giao kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị cụm. Chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện kế hoạch được duyệt và xét hoàn thành kế hoạch của các đơn vị cụm. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc P. Giám đốc P.Kế hoạch kĩ thuật P. Tổ chức Hành chính P. Kinh tế Cụm Hồng Đức Cụm Cánh Diều I Cụm Cánh Diều II Cụm Liễu Tường Tổ Âu Cống - Có 4 cụm sản xuất và một tổ vận hành âu cống, mỗi cụm có một cụm trưởng và một cụm phó, nhiệm vụ của các cụm là điều hành, kiểm tra đôn đốc, quản lý, điều tiết phân phối nước cho các HTX, sửa chữa nhỏ thường xuyên, bảo dưỡng các công trình máy móc và hệ thống công trình đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các cụm thuỷ nông có liên hệ mật thiết với các HTX trong việc điều tiết nước tưới, tiêu. Đầu vụ các HTX ký hợp đồng với Công ty. Căn cứ vào hợp đồng đã ký, Công ty và các HTX phải thực hiện theo trách nhiệm của mình, Công ty phải đảm bảo tưới, tiêu đầy đủ, kịp thời cho các HTX, các HTX phải thu thuỷ lợi phí của nông dân và những hộ dùng nước để trả cho công ty sau khi đã thanh lý hợp đồng. Công ty tính 3% thưởng cho HTX về công tác thu. Với bộ máy quản lý như trên Công ty đã đáp ứng mọi nhu cầu về tưới, tiêu phục vụ sản xuất, đáp ứng mọi yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch cho các mùa vụ tới. Tuy nhiên, do địa bàn rộng nên vấn đề quản lý còn gặp nhiều khó khăn phức tạp. Công ty đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành ngày càng tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao và có biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2. Tình hình lao động của Công ty KTCTTL Yên Khánh Lao động của Công ty KTCTTL Yên Khánh hàng năm chiếm gần 0,2% tổng số lao động của toàn huyện, song đã đáp ứng được nhu cầu đáng kể trong việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Lao động của Công ty có sự biến động qua các năm và được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Tình hình lao động của Công ty KTCTTL Yên Khánh qua 5 năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tốc độ phát triển(%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) SL (ng) CC (%) 2001 2000 2002 2001 2003 2002 2004 2003 BQ Tổng số CNV 138 100 138 100 137 100 132 100 111 100 100 99,28 96,35 84,09 94,93 1.LĐ trực tiếp 115 83,33 115 83,33 115 83,33 112 84,84 95 85,59 100 100 97,39 84,82 95,55 Trình độ Đại Học 2 1,74 2 1,74 2 1,79 2 2,11 0 100 100 100 100 Trình độ Trung Cấp 7 6,09 7 6,09 7 6,09 7 6,09 7 6,09 100 100 100 100 100 Trình độ CN kỹ thuật 108 93,91 106 92,17 106 92,17 103 91,96 86 90,53 98,15 100 97,17 83,49 94,7 1.LĐ gián tiếp 23 16,7 23 16,7 23 16,7 20 17,9 16 16,84 100 95,65 90,91 80 91,64 Trình độ Đại Học 4 17,4 5 21,74 6 21,74 7 35 5 31,25 125 120 116,7 71,43 108,3 Trình độ Trung Cấp 13 56,51 12 52,17 10 52,17 10 50 10 62,5 92,31 83,33 100 100 93,91 Trình độ CN kỹ thuật 6 26,09 6 26,09 6 26,09 3 15 1 6,25 100 100 50 33,33 70,83 Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính Qua bảng trên ta thấy, số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty qua 5 năm ít biến động và có xu hướng giảm dần qua các năm đặc biệt là những năm gần đây. Nguyên nhân giảm là do Công ty đã thực hiện xét duyệt về hưu cho một số cán bộ công nhân viên theo Nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 1/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể năm 2000 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 138 người, tới năm 2004 thì tổng số công nhân viên Công ty chỉ còn 111 người. Bình quân qua 5 năm giảm 5,07%. Điều này cho thấy Công ty đã thực hiện tinh giảm bộ máy quản lý gọn nhẹ để hoạt động với hiệu quả cao. Bộ máy quản lý của Công ty đã đi vào ổn định và đem lại nhiều thành tích đáng kể nhất là trong hoạt động dịch vụ thuỷ nông phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong Công ty số lao trực tiếp chiếm 83,33% tổng số lao động năm 2000, tới năm 2004 chiếm 85,59% tổng số lao động toàn Công ty. Như vậy, số lao động trực tiếp của Công ty có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ Công ty đang cố gắng thực hiện tinh giảm bộ máy hoạt động, để bộ máy của Công ty gọn nhẹ và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong số lao động trực tiếp, nếu phân theo trình độ thì qua các năm Công ty vẫn chỉ có 2 người có trình độ đại học, trình độ trung cấp lao động trực tiếp qua 5 năm vẫn giữ nguyên 7 người, còn lại là số lao động có trình độ tay nghề, bình quân bậc thợ của Công ty là bậc 4,5/7. Đến nay, Công ty đã quan tâm, xem xét cho công nhân đi học các lớp đại học tại chức, học nâng bậc để nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty góp phần làm thay đổi bộ mặt cho Công ty. Công ty đã quan tâm đến chất lượng tay nghề bậc thợ của người lao động vì vậy chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động gián tiếp trong Công ty chiếm trên 16% số lao động toàn Công ty, qua 5 năm số lao động gián tiếp giảm nhưng giảm không đáng kể, bình quân là 91,64%. Nếu phân về trình độ thì lực lượng lao động gián tiếp cao hơn so với lực lượng lao động trực tiếp, cụ thể số lao động có trình độ Đại học qua 5 năm tăng bình quân 8,28%, điều này chứng tỏ Công ty đã quan tâm đào tạo số cán bộ trung cấp cho đi học Đại học tại chức và về phục vụ cho Công ty nhằm đảm bảo việc quản lý và điều hành công việc ngày càng hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Với tổng số 111 cán bộ công nhân viên như hiện nay, Công ty KTCTTL Yên Khánh nhiều năm liền đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong những năm tiếp theo Công ty cần tạo điều kiện hơn nữa cho cán bộ công nhân viên đi học thêm các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích các cán bộ nghiên cứu khoa học để Công ty tạo điều kiện mở rộng diện tích phục vụ sản xuất và quản lý nguồn nước đạt chất lượng cao, nhằm giảm chi phí trong quá trình sản xuất, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. 2.3. Về tình hình tài chính của Công ty * Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm ít có sự biến động và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % * Tổng nguồn vốn 57.592.864.072 100 57.869.946.572 100 57.624.629.002 100 Trong đó: Ngân sách Nhà nước 56.197.274.984 97,58 56.295.869.268 97,28 56.541.186.838 98,12 + Vốn cố định 57.311.490.072 99,51 57.574.322.572 99,49 57.340.094.002 99,51 + Vốn lưu động 281.374.000 0,49 295.624.000 0,51 284.535.000 0,49 Nguồn: Phòng Kinh tế Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty thì vốn cố định chiếm tỷ lệ lớn (chiếm trên 99,5%), vốn lưu động của Công ty không đáng kể do Ngân sách Nhà nước cấp xuống chậm, chủ yếu là đầu tư vốn cố định, mặc dù vốn Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn (chiếm trên 97%). Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2003 tăng lên 0,48% so với năm 2002, tương ứng với vốn cố định tăng 0,46%. Nhưng tới năm 2004 tổng nguồn vốn giảm 0,42% so với năm 2003 và vốn cố định giảm 0,41%. Công ty đầu tư vốn cố định là chủ yếu, điều đó chứng tỏ Công ty đã rất quan tâm tới vấn đề xây dựng, sửa chữa, tu bổ các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng tháng Công ty chỉ trích lương và trợ cấp một phần cho cán bộ công nhân viên chức, còn lại Công ty tập trung cho công tác tưới, tiêu phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng nước. Nguồn vốn của Công ty được tạo nên từ nhiều nguồn: Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu thuỷ lợi phí và các nguồn thu khác. Công ty sử dụng nguồn vốn này chủ yếu cho việc dung tu, sửa chữa, vận hành hệ thống công trình đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và chi trả cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình. Vốn có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nguồn vốn của Công ty từ nguồn thu thủy lợi phí là nguồn vốn chính để Công ty tổ chức thực hiện công tác quản lý vận hành hệ thống công trình. Cơ sở để xây dựng thu thuỷ lợi phí là hợp đồng kinh tế giữa đơn vị cấp nước là Công ty KTCTTL Yên Khánh và các HTX sản xuất nông nghiệp và các hộ dùng nước được ký kết trước khi vào vụ sản xuất. Chính quyền các cấp, các ngành thu thủy lợi phí theo mức đã quy định trong hợp đồng. Căn cứ Nghị định số 112/HĐBT ngày 25/8/1994 của hội đồng bộ trưởng về thuỷ lợi phí, về việc điều chỉnh mức thu thuỷ lợi phí bằng tiền, Công ty KTCTTL Yên Khánh đã cụ thể hoá mức thu thuỷ lợi phí bằng tiền cho các loại cây trồng bằng các hình thức tưới, tiêu. Đến nay, mức quy định này vẫn được áp dụng phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty và sát thực với các đơn vị dùng nước. Côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36235.doc
Tài liệu liên quan