Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng rời tại Sowatco

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . i

CHƯƠNG I: CƠSỞLÝ LUẬN VỀGIAO NHẬN HÀNG RỜI BẰNG

ĐƯỜNG BIỂN . 3

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀGIAO NHẬN . 3

1.1.1 Định nghĩa vềgiao nhận và người giao nhận (freight forwarding and freight forwarder):. 3

1.1.1.1 Định nghĩa vềgiao nhận. 3

1.1.1.2 Định nghĩa vềngười giao nhận. 3

1.1.2 Quyền hạn, nghĩa vụvà trách nhiệm của người giao nhận. . 4

1.1.2.1 Quyền hạn và nghĩa vụcủa người giao nhận. 4

1.1.2.2 Trách nhiệm của người giao nhận. 4

1.1.3 Nội dung cơbản của nghiệp vụgiao nhận . 6

1.1.3.1 Nghiệp vụgiao nhận truyền thống. 6

1.1.3.2 Nghiệp vụgiao nhận quốc tế. 7

1.1.3.3 Một sốyêu cầu đối với giao nhận hàng hóa XNK. 7

1.1.4 Lợi ích của giao nhận hàng XNK . 8

1.1.4.1 Đối với người XK. 8

1.1.4.2 Đối với người NK. 8

1.1.5 Phạm vi hoạt động của dịch vụgiao nhận . 9

1.1.5.1 Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu) (consignor/ exporter). 9

1.1.5.2 Thay mặt người nhận hàng hay người nhập khẩu (on behalf of the consignee or importer). 10

1.1.5.3 Các dịch vụkhác. 10

1.1.5.4 Các loại hàng đặc biệt. 11

1.2 GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK TẠI CẢNG BIỂN . 11

1.2.1 Cơsởpháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK tại cảng . 11

1.2.1.1 Cơsởpháp lý. 11

1.2.1.2 Nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK tại cảng. 12

1.2.2 Nhiệm vụcác bên tham gia quá trình giao nhận hàng hóa XNK . 12

1.2.2.1 Nhiệm vụcảng. 12

1.2.2.2 Nhiệm vụcủa chủhàng. 13

1.2.2.3 Nhiệm vụhải quan. 14

1.2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển . 14

1.2.3.1 Đối với hàng XK. 14

1.2.3.2 Đối với hàng NK. 16

1.3 CÁC CHỨNG TỪCÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK

1.3.1 Chứng từdùng trong giao nhận hàng XK . 19

1.3.1.1 Chứng từhải quan. 19

1.3.1.2 Chứng từvới cảng và tàu. 20

1.3.1.3 Các chứng từkhác. 22

1.3.2 Chứng từdùng trong giao hàng XK . 23

1.3.2.1 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu. 23

1.3.2.2 Biên bản kê khai hàng thừa thiếu. 23

1.3.2.3 Biên bản hưhỏng đổvỡ. 24

1.3.2.4 Biên bản giám định phẩm chất. 24

1.3.2.5 Biên bản giám định sốlượng/ trọng lượng. 24

1.3.2.6 Biên bản giám định của công ty bảo hiểm. 24

1.3.2.7 Thưkhiếu nại. 24

1.3.2.8 Thưdựkháng. 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔCHỨC GIAO NHẬN HÀNG

HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SOWATCO . 25

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀCÔNG TY . 25

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển . 25

2.1.2 Phạm vi hoạt động . 28

2.1.3 Cơcấu tổchức công ty . 29

2.1.3.1 Sơ đồtổchức. 29

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụcác phòng ban. 29

2.1.4 Những khách hàng chủyếu . 30

2.1.5 Đối thủcạnh tranh . 30

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY (2007-2009) . 31

2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động của công ty . 31

2.2.2 Đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty . 33

2.2.2.1 Đánh giá khảnăng quản lý chi phí và lợi nhuận của công ty. 33

2.2.2.2 Đánh giá khảnăng quản lý tài sản và lợi nhuận của công ty. 35

2.2.3 Tầm quan trọng hoạt động giao nhận hàng trong 3 năm gần đây . 36

2.3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤGIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK . 40

2.3.1 Giao hàng rời XK . 40

2.3.1.1 Giới thiệu chung. 40

2.3.1.2 Sơ đồquy trình giao nhận. 40

2.3.1.3 Chi tiết các bước trong quy trình. 40

2.3.2 Nhận hàng rời NK . 47

2.3.2.1 Giới thiệu chung. 47

2.3.2.2 Sơ đồquy trình giao nhận. 48

2.3.2.3 Chi tiết các bước trong quy trình. 48

2.3.3 Phân tích SWOT . 51

2.3.3.1 Điểm mạnh. 51

2.3.3.2 Điểm yếu. 52

2.3.3.3 Cơhội. 53

2.3.3.4 Thách thức. 54

CHƯƠNG III: MỘT SỐGIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊNHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢCÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG RỜI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

TẠI SOWATCO . 56

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY . 56

3.1.1 Định hướng: . 56

3.1.2 Chiến lược . 56

3.2 MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ. 57

3.3 KIẾN NGHỊ. 61

KẾT LUẬN . 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 64

PHỤLỤC . 65

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2974 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng rời tại Sowatco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m: • Chỉ thị xếp hàng (shipping note) • Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) • Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) • Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest) • Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet) • Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan) a. Chỉ thị xếp hàng: Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đến cảng để xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết. b. Biên lai thuyền phó Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng. Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 21 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN một cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó. Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tàu đã nhận hàng để chuyên chở. c. Vận đơn đường biển Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp. Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở. d. Bản khai lược hàng hoá Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu để vận chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên. Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tàu rời cảng. Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng. e. Phiếu kiểm đếm Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại cầu. Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép. Công việc kiểm đếm tại tàu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có một số chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày.... Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tàu. Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này. f. Sơ đồ xếp hàng Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu. Nó có thể dùng các màu khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡ hàng lên xuống các cảng. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 22 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tàu cân bằng trong quá trình vận chuyển. 1.3.1.3 Các chứng từ khác Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, người được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về hàng hoá, chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán... Trong đó có thể đề cập đến một số chứng từ chủ yếu sau: • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) • Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) • Phiếu đóng gói (Packing list) • Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight) • Chứng từ bảo hiểm a. Giấy chứng nhận xuất xứ Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu xác nhận. Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch. Ðồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá. b. Hoá đơn thương mại Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơn thương mại. Ðó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. c. Phiếu đóng gói Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng. Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói... Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 23 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN d. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu nhằm xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao. Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/trọng lượng do người thứ ba thiết lập như Công ty giám định, Hải quan hay người sản xuất. e. Chứng từ bảo hiểm Người giao nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo hiểm và là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) 1.3.2 Chứng từ dùng trong giao hàng XK Khi nhận hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường. Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi thường, đó là: 1.3.2.1 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định. Văn bản này có tính chất đối tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm (nếu hàng hoá đã được mua bảo hiểm). Ðồng thời đây cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn thành việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã nhận với người chuyên chở. 1.3.2.2 Biên bản kê khai hàng thừa thiếu Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh lệch so với trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản được lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 24 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN 1.3.2.3 Biên bản hư hỏng đổ vỡ Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng). và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên. 1.3.2.4 Biên bản giám định phẩm chất Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người nhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp. Biên bản này được lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi ngờ hàng kém phẩm chất. 1.3.2.5 Biên bản giám định số lượng/ trọng lượng Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu. Thông thường biên bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định cấp sau khi làm giám định. 1.3.2.6 Biên bản giám định của công ty bảo hiểm Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việc bồi thường tổn thất. 1.3.2.7 Thư khiếu nại Đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại thoả mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại). 1.3.2.8 Thư dự kháng Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì về tình trạng tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hoá của mình. Như vậy thư dự kháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hoá chưa rõ rệt do người nhận hàng lập gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở. Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình, người nhận hàng phải tiến hành giám định tổn thất của hàng hoá và lập biên bản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng để làm cơ sở tính toán tiền đòi bồi thường. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 25 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SOWATCO 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ƒ Tên Công ty: TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM. ƒ Tên tiếng Anh: SOUTHERN WATERBORNE TRANSPORT CORPORATION. ƒ Tên viết tắt: SOWATCO. ƒ Địa chỉ: 298 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. ƒ Điện thoại: 84.8. 38.729.748 – 38.720.812 – 38.720.813. ƒ Fax: 84.8. 38.726.386. ƒ Logo ƒ Website www.sowatco.com.vn ƒ E-mail sowatco@hcm.vnn.vn Tháng 8/1975, Tổng cục Giao thông vận tải quyết định thành lập Cục Đường sông miền Nam (là tiền thân của Tổng Công ty Đường sông miền Nam) trên cơ sở tiếp quản Nhà Thuỷ vận của chế độ Việt Nam Cộng hoà để thực hiện chức năng làm công tác quản lý Nhà nước và quản lý một số đơn vị trực thuộc. Từ đó đến nay, SOWATCO đã phát triển qua 3 giai đoạn chính như sau: ™ Giai đoạn 1975 đến tháng 8/1996: Ngày 09/08/1975 tại Quyết định số 32-QĐ/TC, Tổng Cục Giao thông vận tải thành lập Cục Đường sông miền Nam. Sau đó, Tổng Công ty Đường sông miền Nam đã phát triển qua các tên gọi khác nhau như Phân Cục Đường sông (ngày 06/8/1976), Xí nghiệp Liên hợp Vận tải sông Cửu Long (ngày 30/01/1979), Liên hiệp các Xí nghiệp Vận tải Đường sông số 2 (ngày 15/12/1984), Tổng Công ty Vận tải đường thuỷ II (ngày 28/02/1992) và Công ty Vận Tải đường thuỷ II (ngày 14/09/1993). ™ Giai đoạn 1996 đến tháng 6/2003: Thực hiện Quyết định 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập một số doanh nghiệp Nhà nước có đủ vốn, năng lực, tài sản và LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 26 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN phương tiện, đủ điều kiện để trở thành các Công ty mạnh, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 2124/QĐ-TCCB-LĐ ngày 13/8/1996 về việc thành lập Tổng Công ty Đường sông miền Nam hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90 với quy mô gồm Cơ quan Tổng Công ty, 5 Công ty thành viên hạch toán độc lập và 5 đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc. ™ Giai đoạn từ tháng 6/2003 đến nay: Ngày 26/05/2003 tại Quyết định số 94/2003/QĐ-TTg, Tổng Công ty Đường sông miền Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm chuyển Tổng Công ty sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, theo đó tại thời điểm thành lập Tổng Công ty gồm Công ty mẹ, 5 Công ty con (là các công ty cổ phần) và 3 Công ty liên doanh với nước ngoài. Ngày 26/6/2003 Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1863/QĐ- BGTVT thành lập Công ty mẹ Tổng Công ty Đường sông miền Nam (SOWATCO). Đến nay Tổng Công ty gồm Công ty mẹ, 5 Công ty con (là các công ty cổ phần), 3 Công ty liên doanh với nước ngoài và 3 Công ty liên kết. 30/9/2008 Tổng công ty Đường sông miền Nam bán cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty nhà nước số 4106000097 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 18 tháng 05 năm 2005 và đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2006, ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty Đường Sông Miền Nam bao gồm: ƒ Vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường thủy nội địa. Vận tải hành khách bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ theo hợp đồng trong nước và quốc tế. Vận tải hàng hóa bằng container, hàng siêu trường, siêu rọng. ƒ Đại lý vận tải. Bốc xếp hành lý, hàng hoá đường bộ, đường thủy. Hoạt động kho bãi (kể cả kinh doanh bãi ICD, cảng cạn). Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường thủy, đường bộ. Dịch vụ làm thủ tục hải quan (giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, khai thuê hải quan). ƒ Sản xuất sơn, véc ni, chất sơn quét tương tự, thùng và container. Đóng và sửa chữa tàu, thuyền. Chuẩn bị mặt bằng (sản xuất, bến bãi, nhà xưởng). Sản xuất tấm bê tông đúc sẵn, ống, cột bê tông, cọc bê tông cốt thép. Sản xuất, lắp đặt phao tiêu, báo hiệu đường thủy và phao neo tàu. Xây dựng công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi. Xây dựng kết cấu công trình. Lắp đặt điện trong nhà. Đại lý kinh doanh xăng, dầu, dầu nhờn. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 27 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN ƒ Kinh doanh dịch vụ khách sạn (không kinh doanh tại trụ sở). Mua bán lương thực, thực phẩm, đồ uống không cồn (nước hoa quả, nước tinh khiết, nước khoáng), sắt thép, ống thép, kim loại màu, máy móc, phụ tùng thay thế. ƒ Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ du lịch khác. Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê (đầu tư, xây dựng, kinh doanh nhà). ƒ Thiết kế hệ thống máy tính. Bảo dưỡng và sửa chữa máy tính, máy văn phòng. Dịch vụ tư vấn công trình dân dụng. Thiết kế phương tiện thủy nội địa đến 1.000T. Kinh doanh dịch vụ hàng hải: đại lý tàu biển, đại lý vận tải đường biển, môi giới hàng hải, cung ứng tàu biển, kiểm đếm hàng hóa, lai dắt tàu biển, sửa chữa tàu biển tại cảng, vệ sinh tàu biển. ƒ Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Dạy nghề ngắn hạn. ƒ Mua bán Clinker trong và ngoài nước, máy móc thiết bị phụ tùng thay thế trong và ngoài nước. Mua bán mũ bảo hiểm, nước giải nhiệt động cơ. Mua bán than (không mua bán tại trụ sở chính công ty). Các giải thưởng và danh hiệu đã đạt được kể từ khi thành lập ƒ Giải Thưởng Sao Vàng Đất Việt 2006, chứng nhận thương hiệu SOWATCO của Tổng Công ty Đường sông miền Nam. ƒ Giải Thưởng Sao Vàng Đất Việt lần 2 vào năm 2008. ƒ Huân chương độc lập hạng ba năm 2003. ƒ Huân chương lao động hạng ba năm 1983. ƒ Huân chương lao động hạng nhì 1991. ƒ Huân chương lao động hạng nhất 1996. ƒ Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ 2002, 2003, 2004. ƒ Cúp vàng vì sự nghiệp phát triển cộng đồng 2004. Các công ty con 1. Công ty Cổ phần Xây lắp Công trình 2. Công ty Cổ phần Dịch vụ Xây dựng và Cơ khí Đường thủy miền Nam 3. Công ty Cổ phần Cơ khí Công trình 2 4. Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Đường thủy miền Nam 5. Công ty Cổ phần Đóng mới và Sửa chữa Phương tiện thủy Cần Thơ 6. Công ty Cổ phần Xuất khẩu Lao động & Dịch vụ Vận tải Thủy miền Nam Các công ty liên kết 1. Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình & Thương mại 747 2. Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn Hiệp Phước LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 28 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN Các đơn vị liên doanh: 1. Công ty Liên doanh Keppel Land Watco 2. Công ty Liên doanh Phát triển Tiếp vận số 1 (Cảng VICT) 3. Công ty Liên doanh Sơn ICI Việt Nam 2.1.2 Phạm vi hoạt động Tổng công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều bộ phận chuyên trách khác nhau về nhiều lĩnh vực. Trong đó ở phòng sản xuất kinh doanh và tổng công ty hoạt động mạnh ở bộ phận giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. - Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. - Cho thuê phao tàu biển. - Vận chuyển container tank và container trong và ngoài nước. - Xếp dỡ và kinh doanh kho bãi, cảng bằng đường sông và đường biển. - Dịch vụ hàng hải. Địa bàn hoạt động: SOWATCO hoạt động tại các địa bàn sau: 1. Trụ sở chính: 298 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM Tel: 84.8.38729748 – Fax: 84.8. 38726386 Email: SOWATCO@hcm.vnn.vn 2. Chi nhánh SOWATCO tại Hà Nội 2/219 Nguyễn Ngọc Nại, Q.Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 0903430068 3. Chi nhánh SOWATCO tại Hải Phòng 188 Tôn Đức Thắng – quận Lê Trân – Tp.Hải Phòng Tel và fax: 84.31.3700361 4. Chi nhánh SOWATCO tại Nghệ An 24 Khu B – Phong Định Cảnh – Tp. Vinh Tel: 84.38.3598668 – 868477 5. Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động 22 đường 48 – phường 4 – quận 4 – Tp.Hồ Chí Minh Tel và fax: (84.8) 38268.490 Email: selacom@hcm.vnn.vn 6. Cảng Long Bình Phường Long Bình, Q9, Tp.Hồ Chí Minh. Tel và fax: (84.8) 38279 748 – 38726 386 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 29 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN 2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh) Hình 2. 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ƒ Cơ cấu tổ chức quản lý của SOWATCO gồm: Hội đồng Quản Trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc, các phòng nghiệp vụ, cảng, bến, Nhà máy đóng tàu và các Chi nhánh, Trung tâm. ƒ Đối với các Công ty cổ phần và Công ty liên doanh: Hội đồng quản trị SOWATCO cử người đại diện phần vốn Nhà nước vào công ty cổ phần và công ty liên doanh để thực hiện các nhiệm vụ do SOWATCO giao. SOWATCO tham gia và được chia lãi theo tỷ lệ vốn góp. + Hội đồng quản trị: Nhiệm vụ quy định trong điều lệ. + Ban kiểm soát: Nhiệm vụ quy định trong điều lệ. + Ban Tổng Giám Đốc: Là người tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội Đồng quản trị và có nhiêm vụ tổ chức, thực hiện các hoạt động kinh doanh, quản lý vốn, tài sản một cách có hiệu quả, đúng pháp luật. + Phòng hành Tổ chức hành chính : Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên , các vấn đề về nhân sự : tuyển nhân viên , đào tạo, duy trì …Tiền lương, BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Lai dắt – Vận chuyển Cont Trung tâm XKLĐ (HN) Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kỹ thuật Phòng Đại lý Bán hàng Phòng Thương vụ Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng NM Đóng mới & SC PTT SOWATCO Bến Hiệp Ân Bến Phao Lash HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Cảng Long Bình (Quận 9) 3 CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI 6 CÔNG TY CON LÀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN 2 CÔNG TY LIÊN KẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 30 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN thưởng,giải quyết chế độ cho công nhân viên ….Đảm bảo cho nguồn nhân lực của công ty hoạt động hiệu quả trong hiện tại và tương lai. + Phòng kế toán – tài chính: Phụ trách toàn bộ công tác thống kê ,kế toán tài chính ,tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất của công ty ,đồng thời tuân thủ những nguyên tắc về chế độ kế toán, nguyên tắc về quản lý tài chính của nhà nước .Tính toán ,trính nộp đúng ,đủ ,kịp thời các khoản tiền vay ,khoản phải để lại trong công ty . Thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, khoản phải thu, khoản phải trả, bên cạnh đó ,phải lập đầy đủ các loại báo cáo . + Phòng kỹ thuật: Phụ trách lãnh vực máy móc thiết bị, kỹ thuật –An toàn lao động. + Phòng Lai dắt – Vận chuyển Cont : phụ trách điều độ, lai dắt tàu vào phao, bến cảng và vận chuyển hàng hóa bằng container. + Phòng Thương vụ: chịu trách nhiệm về bốc xếp, giao nhận hàng hóa. + Phòng Đại lý Bán hàng: phụ trách phân phối các sản phẩm của công ty đề ra các chương trình quảng cáo, duy trì chăm sóc khách hàng quen thuộc, khai thác khách hàng tiềm năng. 2.1.4 Những khách hàng chủ yếu - Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood 2) - Tổng công ty lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) - Công ty lương thực Vĩnh Long - Công ty lương thực Tiền Giang (Tigifood) - Công ty lương thực Đồng Tháp (Dagrimex) - Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) - Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang (Kigimex) - Công ty xi măng Hà Tiên - Công ty xi măng Sao Mai - Công ty thép Pomina - Công ty thép Miền Nam - Công ty chê biến thức ăn gia súc nhãn hiệu “Cám Con Cò” - Và một số công ty khác. 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh - Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hài hải Phú Mỹ. - Công ty xếp dỡ Khánh Hội. - Công ty xếp dỡ Tân Thuận. - Công ty xếp dỡ Mê Kông. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 31 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN - Các cảng kinh doanh dịch vụ kiểm đếm bốc xếp (Tân Thuận 1, Tân Thuận 2, Lotus, sửa chữa tàu biển, sub-marine, Bến Nghé, Cát Lái….) - Các công ty kinh doanh xếp dỡ khác trong khu vực 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY (2007-2009) 2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động của công ty Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2007 – 2009 Đvt: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2008 So sánh 2008/2009 2007 2008 2009 Giá trị TL(%) Giá trị TL(%) 1 Tổng doanh thu 423.500 543.267 538,640.000 119,767.00 128% - 4,627.00 99% 2 Giá vốn 371.640 473.282 465,267.000 101,642.00 127% - 8,015.00 98% 3 Lời gộp 51.860 69.985 73,373.00 18,125.00 135% 3,388.00 105% 4 Chi phí hoạt động 36.815,6 44.275,9 40,433.544 7,460.26 120% - 3,842.34 91% 5 Lợi nhuận trước thuế 15.044,4 25,709.117 32,939.456 10,664.74 171% 7,230.34 128% 6 Thuế TNDN 3.761,1 6,427.3 8,234.9 2,666.19 171% 1,807.58 128% 7 Lợi nhuận sau thuế 11.283,3 19,281.8 24,704.6 7,998.56 171% 5,422.75 128% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty SOWATCO) Hình 2. 2 Biểu đồ thể hiện tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2007 -2009 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 32 GVHD:ThS. CAO MINH TRÍ SVTH: NGUYỄN THỊ ANH THƯ MSSV:106401272 LỚP: 06DQN So sánh kết quả kinh doanh của năm 2008 và 2007 - Doanh thu: doanh thu năm 2008 tăng 28% so với năm 2007 đạt giá trị 119.767 đồng. Nguyên nhân là do SOWATCO góp vốn lớn vào các liên doanh như: góp 20.531.184,64 USD vào Công ty Liên doanh Keppel Land Watco, góp 5.920.000 USD vào Công ty Liên doanh Phát triển Tiếp vận số 1, góp 428.520 USD vào Công ty Liên doanh Sơn ICI Việt Nam. Do vậy vốn trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại SOWATCO là tương đối ít. Hơn nữa, các Công ty liên doanh chưa tạo ra nhiều lợi nhuận cho SOWATCO, đặc biệt là Công ty Liên doanh Keppel Land Watco với vốn góp lớn nhưng đến nay vẫn trong giai đoạn lỗ theo kế hoạch (kế hoạch lỗ 12 năm kể từ năm 1997). Trong các năm 2004, 2005, 2006 chỉ có Công ty Liên doanh Sơn ICI Việt Nam chia lợi nhuận. Tuy nhiên, từ năm 2007 lợi nhuận được chia từ các công ty liên doanh sẽ tăng dần vì Công ty Liên doanh Phát triển Tiếp vận số 1 và Công ty Liên doanh Sơn ICI Việt Nam sẽ chia lợi nhuận, Công ty Liên doanh Keppel Land Watco bắt đầu có lãi. Đến năm 2008 thì công ty được cổ phần hóa do vậy khách hàng chưa nhiều chủ yếu là các khách hàng thân quen như : Tổng công ty lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, công ty xi măng Hà Tiên ... - Chi phí: có thể thấy chi phí quản lý hoạt động và giá vốn chiếm một tỷ lệ khá cao, tỉ lệ tăng của chi phí (20%) gần bằng tỉ lệ tăng của doanh thu (28%) điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó giá nhiên liệu tăng liên tục từ 4.800 đồng/lít (bình quân năm 2004) lên 8.700 đồng/lít, làm cho tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm trong giá thành tăng tương ứng từ 16,26% đến hơn 22,7%. Giá tôn tăng làm tăng chi phí sửa chữa phương tiện. Trong khi giá vận chuyển ở hầu hết các tuyến đều không tăng, một vài tuyến có tăng nhưng rất ít nên lợi nhuận của SOWATCO bị giảm một phần do bù đắp cho kinh doanh vận tải thủy. - Lợi nhuận: tuy chịu ảnh hưởng của giá vốn dịch vụ và chi phí hoạt động nhưng mức lợi nhuận của công ty vẫn tăng. Ta có thể thấy rõ, lợi nhuận năm 2008 tăng 7.998.560.000 đồng so với năm 2007 tương ứng với 71%. Đây là một dấu hiệu khả quan làm tiền đề cho những giai đoạn phát triển sau này khi công ty mới vừa cổ phần hóa từ công ty nhà nước. So sánh kết quả kinh doanh của năm 2009 và 2008 - Doanh thu: doanh thu của năm 2009 giảm so với năm 2008 chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế, các công ty liên doanh làm ăn thua lỗ với giá trị là 4.627.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 1%, bên cạnh đó một số doanh nghiệp v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan van .pdf
  • pdfPHU LUC.pdf
Tài liệu liên quan