Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ngành hàng điều hòa thương mại – công ty TNHH Lg electronics Việt Nam Hải Phòng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH . vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU . viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ. ix

LỜI CAM ĐOAN .x

LỜI CẢM ƠN . ii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.2

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .2

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.2

2.3. Khoảng trống nghiên cứu .3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .3

3.1. Mục đích nghiên cứu.3

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

5. Phương pháp nghiên cứu .4

6. Kết cấu luận văn .5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG

MARKETING.6

1.1. Tổng quan về marketing: .6

1.1.1. Khái niệm marketing.6

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ngành hàng điều hòa thương mại – công ty TNHH Lg electronics Việt Nam Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cáo. Về các phương tiện quảng cáo thì có các nhóm chính sau đây: Chúng ta có thể chia các hình thức quảng cáo thành Below the line (BTL) và Above the line (ATL). Đây là từ ngữ giới chuyên môn thực hành 33 marketing thường dùng để phân loại các hoạt động xây dựng thương hiệu thành hai nhóm theo phương pháp, mục tiêu và phương tiện cũng như phương thức hoạt động. Về BTL, đó là những hoạt động hầu như không sử dụng công cụ truyền thống để đưa thông tin về sản phẩm, thương hiệu đến với người tiêu dùng. Các hoạt động này giúp thiết lập mối quan hệ trực tiếp (face to face) giữa những người làm thương hiệu với người tiêu dùng. Các công cụ BTL "truyền thống" thường được sử dụng bao gồm: Quan hệ công chúng (PR), Tài trợ (Sponsorship), Tổ chức sự kiện (Event), Khuyến mãi (Sales promotion). Khác với BTL, thuật ngữ ATL đề cập đến những kênh marketing truyền thông nhằm xây dựng tính cách và chủ đề cho thương hiệu. Để đạt được mục đích này, hoạt động phổ biến nhất của ATL là quảng cáo trên tivi, báo in, tạp chí, outdoor. Sự khác biệt giữa ATL và BTL Đối tượng  ATL: Hướng tới tổng thể nhóm khách hang mục tiêu. Kênh truyền thông ATL sử dụng có thể tiếp cận cùng lúc số đông người tiêu dùng mục tiêu (ví dụ một spot quảng cáo trên đài truyền hình có thể được hang triệu người xem trong cùng một thời điểm).  BTL: Hướng tới nhóm người tiêu dùng mục tiêu ở phạm vi nhỏ hẹp hơn tổng thể nhóm tiêu dung mục tiêu (ví dụ tương tác với nhóm trẻ yêu nhạc, hoặc yêu nhạc hip-hop là một nhóm tiêu dùng mục tiêu nhỏ hơn trong tổng thể nhóm tiêu dung là giới trẻ nói chung). Mục đích  ATL: Xây dựng hệ thống nhận diện và khuếch trương thương hiệu thông qua việc tạo ra những giá trị cảm tính về chủ đề và tính cách của thương hiệu.  BTL: Tạo ra lòng trung thành của khách hang, bằng việc tạo ra cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dung, thúc đẩy họ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm. Tính tương tác 34  ATL: Rất thấp, thông tin về thương hiệu mang tính một chiều (từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng).  BTL: Khá cao, thông tin đa chiều mang tính kết nối và tạo sự tương tác giữa marketer với khách hàng cá nhân. Đo lường kết quả  ATL: Qua các kênh truyền thong như tivi, radio, báo, tạp chí... có thể đo lường được tương đối chính xác về hiệu quả của quảng cáo. Tuy nhiên, một số dạng truyền thông khác rất khó để xác định như quảng cáo ngoài trời, OOH...  BTL: Đo lường được tương đối đầy đủ và chính xác. Ví dụ số mẫu được phát, chương trình tài trợ hoặc một event đã có bao nhiêu người tham dự, tình cảm yệu ghét đối với hoạt động đó như thế nào? Hoạt động  ATL: Gắn với các phương tiện truyền thông  BTL: Ít sử dụng phương tiện truyền thông Như đã phân tích trên đây, BTL và ATL có nhiều điểm khác nhau, không có hoạt động nào là tốt nhất vì chúng luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện chiến lược marketing. Cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chi nhiều tiền trong ngân sách của mình vào hoạt động ATL, bình quân khoảng 70% tổng chi phí của hoạt động marketing. Chính vì thế các hoạt động BTL hiện vẫn ở hàng thứ yếu. Nhưng xu hướng của hoạt động marketing tới đây là sẽ không tạo ra "ranh giới" (line) rành rọt nữa. Nếu ATL là sự hứa hẹn với khách hàng thì BTL chính là một phần trong chiến lược thực hiện lời hứa đó. Nếu ATL chỉ giúp người tiêu dùng quan sát, nhìn và nghe về sản phẩm thì BTL đi xa hơn bằng các hoạt động marketing trải nghiệm sản phẩm như: nếm, ngửi, dùng thử... Việc kết hợp ATL và BTL sẽ giúp cho chiến dịch marketing được vẽ lại như một bức tranh tổng thể, đa dạng và nhiều màu sắc. 35 Thật vậy, ATL và BTL nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa hai hoạt động này. Suy cho cùng, cái mà các marketer cần chính là một thương hiệu mạnh trong tâm trí của người tiêu dùng và thương hiệu ấy phải sống tốt trên thị trường. Tác dụng của Quảng cáo với doanh nghiệp: - Cung cấp thông tin giúp khách hàng liên hệ với doanh nghiệp - Góp phần vào tăng doanh số hoặc thị phần bằng cách cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. - Thông báo cho khách hàng mọi thay đổi như cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng hoặc đưa ra sản phẩm mới. - Thông báo cho mọi người về những sản phẩm độc đáo hoặc lợi ích đặc thù mà sản phẩm mang lại. - Thực hiện các hành động cụ thể như mời khách hàng tới doanh nghiệp hoặc mời khách hàng mua sản phẩm với mức chiết khấu 20.000đ theo coupon vào đầu tháng sau. - Nâng cao nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ lâu dài. - Nhắc nhở khách hàng hiện tại mua hàng. - Thay đổi thái độ và nhận thức của mọi người về doanh nghiệp theo hướng mong muốn. - Xây dựng một nhãn hiệu độc đáo cho doanh nghiệp để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. - Không chỉ phục vụ bán hàng và marketing, quảng cáo còn có thể được dùng để tuyển nhân viên, lựa chọn nhà cung cấp hay nhà thầu là những đối tượng cũng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. c2. Kích thích tiêu thụ Một công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh khác được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên không kém quảng cáo là kích thích tiêu thụ. Kích thích tiêu thụ bao gồm rất nhiều công cụ khuyến khích rất khác nhau, thường là ngắn hạn nhằm 36 kích thích tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Trong khi quảng cáo nêu ra lý lẽ để mua hàng, kích thích tiêu thụ lại đưa ra những hình thức khuyến khích mua hàng. Kích thích tiêu thụ bao gồm những công cụ để kích thích tiêu dùng như: đưa mẫu chào hàng, phiếu thưởng, bớt tiền khi thanh toán bằng tiền mặt, giảm giá đặc biệt, quà tặng, giải thưởng, phần thưởng cao cho khách hàng thường xuyên, dùng thử miễn phí, bảo hành sản phẩm, trình diễn tại các điểm bán, tổ chức các cuộc thiBên cạnh đó là khuyến mãi mậu dịch như: bớt giá khi mua hàng nhiều, hàng tặng miễn phí, trợ giá cho hàng hoá, trợ cấp cho việc hợp tác quảng cáo, quảng cáo và trưng bày hàng, biếu tiền cho những người bán lẻ, thi bán hàng giữa các đại lýNgoài ra còn là hoạt động kích thích lực lượng bán hàng như hội nghị khách hàng. Kích thích tiêu thụ đem lại một số lợi ích quan trọng với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Chúng kích thích người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới, thay vì không bao giờ từ bỏ những sản phẩm hiện có của mình. Chúng cho phép các nhà sản xuất bán được nhiều hơn mức bình thường, và bản thân người tiêu dùng cũng cảm thấy hài lòng vì mình là người mua sắm khôn ngoan khi biết lợi dụng những giá đặc biệt. c3. Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng trước kia gọi là tuyên truyền (Publicity). Tuyên truyền là sự kích thích nhu cầu của con người một cách gián tiếp. Khi sử dụng hoạt động tuyên truyền, doanh nghiệp không phải trả tiền khi khuyếch trương sản phẩm, dịch vụ của mình. Với mức độ cao hơn tuyên truyền, quan hệ công chúng thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trợ giúp cho việc tung sản phẩm mới. - Hỗ trợ việc định vị lại sản phẩm ở giai đoạn chín muồi. - Gây ảnh hưởng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. - Bảo vệ những sản phẩm đang gặp rắc rối với công chúng. - Xây dựng hình ảnh về doanh nghiệp. 37 Hầu hết các công ty lớn đều có phòng quan hệ với công chúng. Nhân viên của phòng này phải tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau như cổ đông, nhân viên, đại diện các phương tiện thông tin đại chúng. Họ thực hiện những công việc như: theo dõi thái độ của công chúng, dàn xếp khi có dư luận xấu về sản phẩm hay công ty, vận động hành lang, soạn thảo các thông cáo báo chí, khắc phục các khiếu nại hoặc sự cố của khách hàng, cảnh báo về nguy cơ hàng giả Công cụ của hoạt động quan hệ với công chúng rất đa dạng và phong phú như các loại ấn phẩm (báo cáo tổng kết, tạp chí doanh nghiệp, bản tin nội bộ); các sự kiện văn hoá, thể thao; hội nghị khách hàng; hội thảo chuyên đề; các bài phát biểu, tài trợ chương trình; hoạt động công ích; phương tiện nhận dạng (logo, văn phòng phẩm, danh thiệp, đồng phục công ty). Các công ty cần xác định rõ mục tiêu marketing của mình để lựa chọn những công cụ quan hệ công chúng phù hợp. c4. Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân là công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trực tiếp với khách hàng. Nó là hoạt động truyền thông duy nhất có thể đem lại thông tin phản hồi trực tiếp và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Đây là phương pháp nói chuyện với một hay nhiều khách hàng để bán hàng. Chi phí của việc bán hàng này rất cao nên thường sử dụng với hàng có giá trị lớn hoặc khi cần có sự tin tưởng của khách hàng với sản phẩm. Đối với việc bán hàng cá nhân thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng là hết sức quan trọng. Nhân viên phải được đào tạo một cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đến những kiến thức chào hàng, giới thiệu hàng, có khả năng phản ứng nhanh với các tình huống bất ngờ. c5. Marketing trực tiếp Marketing trực tiếp xuất hiện đầu tiên dưới hình thức gửi thư trực tiếp và catalog đặt hàng qua bưu điện. Trong những năm gần đây nó có thêm hình thức khác như marketing qua điện thoại, trả lời trực tiếp trên truyền thanh, truyền hình, mua hàng điện tử, mua hàng bằng máyCác công cụ marketing rất đa dạng này 38 đều có một điểm chung là chúng đều được sử dụng để có được những đơn đặt hàng trực tiếp của các khách hàng mục tiêu hay khách hàng triển vọng. Marketing trực tiếp mang lại lợi ích cho cả khách hàng lẫn người bán. Với người mua hàng, họ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, không phải gặp gỡ nhân viên bán hàng, không gặp nhiều phiền phức trong việc mua hàngVới người bán, phương thức này cho phép chọn lọc khách hàng triển vọng kỹ hơn. Người làm marketing trực tiếp có thể mua một danh sách địa chỉ, họ tên của bất kỳ nhóm đối tượng nào. Marketing trực tiếp còn có thể định lịch chính xác hơn để tiếp cận khách hàng triển vọng đúng lúc. Cuối cùng người làm marketing trực tiếp biết được chiến dịch đó có sinh lợi hay không thông qua việc định lượng phản ứng đáp lại. Với những lợi ích mà marketing trực tiếp mang lại, cùng với sự phát triển của các hãng chuyển phát nhanh, các số điện thoại miễn phí, máy tính, thẻ tín dụng và thái độ sẵn sàng phục vụ 24/24 giờ của người làm marketing trực tiếp, hình thức này chắc chắn sẽ phát triển rộng rãi trong tương lai. d. Mối liên hệ của xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh với các yếu tố trong Marketing mix Các sản phẩm khác nhau có chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh khác nhau. Giá là một công cụ phục vụ cho hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh Khi doanh nghiệp giảm giá, khuyến mãi mua 2 tặng 1 hoặc mua sản phẩm với mức giá ưu đãi sẽ kích thích tiêu thụ hiệu quả do người mua cảm thấy mình được lợi khi mua hàng với giá thấp hơn mức giá thông thường. Hoạt động phân phối có mối liên hệ rất chặt chẽ với hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Các kênh phân phối, địa điểm trưng bày hàng hoá, cách thức trưng bày hàng hoá sẽ thu hút chú ý và tạo ấn tượng ban đầu cho khách hàng. Khi một sản phẩm được trưng bày bắt mắt, tại những vị trí thuận lợi ở từng điểm phân phối chắc chắn sẽ được tiêu thụ hiệu quả hơn sản phẩm khác. Tóm lại, Marketing mix gồm 4 yếu tố cơ bản: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Để xây dựng được một kế hoạch Marketing mix thành công các doanh nghiệp cần coi trọng cả 4 yếu tố và kết hợp nhuần nhuyễn giữa chúng với 39 nhau. Ngoài ra các doanh nghiệp phải hiểu rõ đặc thù của lĩnh vực hoạt động để áp dụng linh hoạt và sáng tạo Marketing mix vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.3. Hiệu quả hoạt động marketing 1.3.1. Khái niệm hiệu quả: Hiệu quả (efficiency) là mối quan hệ giữa các đầu vào nhân tố khan hiếm và sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Mối quan hệ này có thể tính bằng hiện vật (hiệu quả kỹ thuật) hoặc giá trị (hiệu quả kinh tế). Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Khái niệm hiệu quả còn được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá xem thị trường phân bổ nguồn lực tốt đến mức nào. 1.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động marketing - Tiêu chí về doanh thu và lợi nhuận: Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển thì doanh nghiệp cần phải có tình hình tài chính ổn định và đảm bảo, tức là kinh doanh phải có lãi. Vì thế mục tiêu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để doanh nghiệp tiếp tục tái sản xuất mở rộng đó là lợi nhuận. Đồng thời chỉ có lợi nhuận mới giúp doanh nghiệp trang bị máy móc thiết bị mới, đưa công nghệ vào sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Lợi nhuận trở thành động lực to lớn đối với các nhà kinh doanh. Các doanh nghiệp thường tối đa hoá lợi nhuận tức là lợi nhuận đạt được cao nhất trong điều 40 kiện cho phép. Và các nhà kinh doanh không những quan tâm đến số tương đối, số tuyệt đốimà còn quan tâm đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Xây dựng chiến lược chung Marketing đòi hỏi phải tính được lợi nhuận cho từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng thời gian. Nhưng các nhà kinh doanh vẫn quan tâm nhất đến lợi nhuận cho cả kỳ hoạt đông sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể đặt ra một tỷ lệ về ngân sách dành cho marketing đối với doanh thu và tính toán các hoạt động marketing của doanh nghiệp sao cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn đạt được mục tiêu đề ra trong cả kỳ kinh doanh. - Tiêu chí về tăng trưởng thị phần: Khái niệm thị trường (Market) từ khi ra đời đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa đầu tiên, thị trường là một địa điểm cụ thể, ở đó người mua và kẻ bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa hay dịch vụ. Và đây cũng là cách hiểu của một bộ phận người tiêu dùng, theo đó thị trường sẽ được biểu hiện dưới các hình thức như khu chợ, siêu thị, hàng quán lẻ, hội chợ.... Trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ. Theo giới marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang và sẽ có nhu cầu mua một loại sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Như vậy quy mô của thị trường gắn liền với số lượng người mua có thể có đối với một loại sản phẩm nhất định nào đó mà người bán tạo ra. Một người có sự quan tâm, thu nhập và khả năng tiếp cận thị trường sẽ trở thành một bộ phận của thị trường. Thị phần là một phần của thị trường Thị phần (market share) là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Nó là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được hay thực chất là sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. 41 Có một số người tìm hiểu về marketing và bị nhầm lẫn khái niệm thị phần. Nếu có 4 khách hàng cùng có nhu cầu mua một loại sản phẩm. Một người bán được sản phẩm cho hai người trong số 4 người đó, có nghĩa họ chiếm được 50% thị phần, đúng hay sai? Công thức về thị phần trong một thị trường sẽ cho bạn một câu trả lời chính xác cho sự nhầm lẫn trên. Thị phần = Doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Thị phần là chỉ số đo lường phần trăm về mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so sánh với đối thủ cạnh tranh hay toàn bộ một thị trường, không phải là số lượng khách hàng trong tổng số khách hàng. Gia tăng thị phần trong thị trường Thị trường ngày nay ngày càng phong phú thì cũng đi kèm với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn sẽ có sức ảnh hưởng đáng kế đối với một thị trường. Trước nhiều thương hiệu mạnh và dường như thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp nhỏ phải làm thế nào để có chỗ đứng và cơ hội tạo dựng những bước đi đầu.Thị phần có thể gia tăng bằng nhiều cách khác nhau như thay đổi sản phẩm, dịch vụ, giá cả, phương pháp quảng bá, gia tăng ngân sách tiếp thị hay cải thiện hệ thống phân phối hay đi theo thị trường ngách tiên phong trong thị trường. Tương tự như tiêu chí về doanh thu, lợi nhuận, đối với vấn đề tăng trưởng thị phần, các doanh nghiệp có thể đặt ra một mức độ tăng trưởng thị phần cho bộ phận marketing dựa trên phần ngân sách đã được phân bổ căn cứ vào doanh thu của toàn công ty. - Tiêu chí về lượng tiêu thụ (consumption): tăng lượng tiêu thụ là việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm hơn nữa. Có 2 cách chính để tăng lượng tiêu thụ: tăng lượng tiêu thụ mỗi lần dùng (dosage) và tăng tần suất sử dụng (frequency). Ví dụ, thiết kế chai dầu gội đầu dạng vòi van khiến người tiêu 42 dùng buộc phải sử dụng một lượng dầu gội nhất định cho mỗi lần ấn, hay việc nhãn hàng kem đánh răng P/S đã thuyết phục người tiêu dùng chuyển từ đánh răng 1 lần/ngày sang 2 lần/ngày. - Tiêu chí về giá trị sử dụng (value): Tăng giá trị sử dụng là việc khuyến khích người tiêu dùng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có thêm chức năng mới, hay được định vị cao cấp hơn. - Tiêu chí về mức độ trung thành (Loyalty): Tăng mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu bằng cách thuyết phục họ về những điểm mạnh không thể thay thế của sản phẩm cùng các chương trình, ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành. - Tiêu chí về nhận diện thương hiệu (brand awareness): Nhận thức về thương hiệu có thể được chia thành 3 cấp độ: Top of mind (thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của người tiêu dùng), Spontaneous/Prompted (các thương hiệu xuất hiện thứ hai, thứ ba, trong tâm trí người tiêu dùng), Aided (các thương hiệu phải có sự trợ giúp, gợi ý từ người khác thì người tiêu dùng mới có thể nhớ ra). Lưu ý, việc xây dựng thông điệp truyền thông theo từng cấp độ là không thể bỏ qua. Chỉ khi nhận thức (awareness) của người tiêu dùng về thương hiệu đã vững mạnh thì thương hiệu mới nên tiếp tục xây dựng thông điệp ở cấp độ cao hơn, chẳng hạn như sự gắn kết với thương hiệu, các lợi ích về mặt tình cảm (emotional benefits). 1.4. Tổng kết Chương 1: Chương 1 đã nêu ra lịch sử phát triển, quá trình hình thành và các lý thuyết cơ bản về hoạt động marketing tại doanh nghiệp, bao gồm các nhóm hoạt động chính: chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, hoạt động truyền thông và xúc tiến bán hàng. Ngoài ra, Chương 1 cũng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động marketing tại doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để phát triển các nội dung đánh giá hiệu quả thực tiễn và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại ngành hàng điều hòa thương mại, công ty LG Electronics Việt Nam Hải Phòng trong chương 2 và chương 3. 43 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – NGÀNH HÀNG ĐIỀU HÒA THƯƠNG MẠI – CÔNG TY LGEVH 2.1. Tổng quan ngành hàng Điều hòa thương mại - Công ty LGEVH 2.1.1. Giới thiệu Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng Có mặt tại Việt Nam vào năm 1995 với trụ sở chính tại Hà Nội, sau hơn 20 năm hoạt động và không ngừng phát triển, LG đã trở thành thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam với thị phần các sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị gia dụng luôn nằm trong nhóm dẫn đầu. Năm 2015 và 2017, LG liên tiếp khánh thành hai nhà máy mới tại Khu Công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng nhằm cung cấp cho thị trường toàn cầu các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm thiết bị nghe nhìn, di động, gia dụng và điện lạnh, đóng vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của tập đoàn. Nhìn lại lịch sử hình thành của một trong những người khổng lồ vĩ đại nhất của ngành hàng điện tử tiêu dùng, liên doanh LG Electronics chính thức khởi đầu kinh doanh tại thị trường Việt Nam với nhà máy đầu tiên tại Hưng Yên, với vốn đầu tư 13 triệu USD cho dây chuyền sản xuất 550.000 sản phẩm tivi bóng đèn hình mỗi năm. Đến năm 1998, công ty bắt đầu sản xuất màn hình máy tính, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt và riêng trong 2 năm 2003-2004, các nhà máy được đặc biệt đầu tư mở rộng để triển khai dây chuyền sản xuất đầu DVD, TV LCD cùng điện thoại di động. Năm 2005, LG Electronics Việt Nam được thành lập trên cơ sở sát nhập các liên doanh, nhà máy trước đó, trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Bằng nỗ lực không ngừng, tập đoàn hùng mạnh này đã thống lĩnh thị trường với 3 chi nhánh và 2 nhà máy sản xuất, 80 trung tâm bảo hành và gần 2.000 nhân viên trên khắp cả nước. Với đặc thù của một doanh nghiệp có cơ chế năng động cùng nguồn vốn nước ngoài lớn, công ty LGEVH chủ trương mở cơ sở ở tất cả các thành phố năng động nhất trên khắp cả nước để có thể kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Hiện tại, Công ty LGEVH có nhà máy cũng là trụ sở chính tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Ngoài ra, khối văn phòng chính bao gồm các phòng ban kinh doanh 44 đặt tại tầng 35 tòa nhà Keangnam Landmark – Hà Nội. Bên cạnh đó là các văn phòng tại Quảng Ninh (chỉ điều hòa); Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu của Công ty năm 2020 đã vượt ngưỡng 800 triệu USD, tăng gấp hơn 40 lần so với năm 1995. LG Electronics Việt Nam đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh với tỉ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình hằng năm khoảng 20% và trở thành thương hiệu sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị gia dụng quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Hàn Quốc đang là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 56 tỷ USD tính đến hết tháng 8/2017. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, tình hình chính trị ổn định và có nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao. Đặc biệt, việc hiệp định VKFTA có hiệu lực từ cuối năm 2015 và hai nước nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác hợp tác chiến lược đã tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư Hàn Quốc. Không nằm ngoài xu hướng đó, với định hướng xuất khẩu toàn cầu, các nhà máy LG tại Việt Nam được đầu tư công nghệ cao để đủ khả năng sản xuất những sản phẩm thiết bị nghe nhìn, di động, gia dụng, điện lạnh cao cấp. Nhờ vậy, hầu hết các sản phẩm công nghệ đỉnh cao đều xuất hiện rất sớm tại thị trường Việt Nam, gần như ngay sau khi ra mắt tại các kỳ triển lãm công nghệ nổi tiếng thế giới như CES, IFA. Theo LG, điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, hoàn thành một phần châm ngôn kinh doanh “cuộc sống tốt đẹp” (Life’s Good) của họ. Triết lý của Công ty LGEVH xoay quanh con người, sự chân thành và gắn bó với các nguyên tắc cơ bản. Công ty LGEVH hướng tới cách tiếp cận, hiểu khách hàng của mình để không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tối ưu giúp cuộc sống khách hàng của Công ty LGEVH tốt hơn. Công ty LGEVH mong muốn tiếp cận những người tiêu dùng sành điệu với sự nhạy bén – hay những người không ngừng khám phá những điều mới lạ và tham gia những thử thách mới để trải nghiệm thật nhiều hơn và co một cuộc sống tốt hơn. Với kim chỉ nam Life’s Good – cuộc sống tốt đẹp: Công ty LGEVH trở nên chân thực hơn, luôn phát triển các triết lý thương hiệu truyền thống một các hài hòa nhất trong thế giới hiện đại. 45 Một số dòng sản phẩm điển hình của Công ty LGEVH như: 1. Thiết bị gia dụng và các giải pháp không khí: Tủ lạnh, Máy giặt LG, Máy rửa bát, Thiết bị nhà bếp, Máy hút bụi, Thiết bị nhà bếp gắn âm tường, điều hòa LG, Máy thanh lọc không khí, Máy hút ẩm. 2. Thiêt bị nghe nhìn, giải trí: TVs, Audio & Video, Màn hình tin học, PCs & Phụ kiện khác, Các sản phẩm thương mại 3. Thiết bị di động: G Series, V Series, F Series, L Series II, K Series 4. Các giải pháp xe hơi: Màn hình cảm ứng ô tô, Giải pháp không khí & Motor, Kỹ thuật vận tải 5. Giải pháp kinh doanh: Các giải pháp màn hình cho doanh nghiệp, giải pháp năng lượng mặt trời, hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS), hệ thống quản lý năng lượng (EMS) 2.1.2. Giới thiệu ngành hàng Điều hòa thương mại – Công ty LGEVH Ngành hàng điều hòa thương mại của Tập đoàn LG đã có lịch sử lâu đời và quá trình phát triển đạt n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_marketing_nganh_hang_di.pdf
Tài liệu liên quan