Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận từ nay đến 2010
Để tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch Bình Thuận, công tác quản lý Nhà nước về du lịch đã được tăng cường hơn trong những năm trước. Lãnh đạo Tỉnh Ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo kịp thời, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư du lịch đến đầu tư, kinh doanh tại Bình Thuận. UBND tỉnh đã ban hành các quy chế, quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý và định kỳ gặp các doanh nghiệp để lắng nghe, tháo gở giúp các doanh nghiệp du lịch hoạt động ngày càng tốt hơn. Tỉnh cũng đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động du lịch, tạo sự an tâm thoảimái cho du khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng như: chất lượng phục vụ, giá cả, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cứu hộ, v.v Đã có 57 khách sạn, khu du lịch trên địa bàn tỉnh được xếp hạng từ đủ tiêu chuẩn kinh doanh du lịch đến 4 sao. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp đã quan tâm đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tỉnh đã hình thành các Ban Quản lý khu du lịch để kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Nhà nước như: về vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an toàn trong khu vực, Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đã được củng cố kiện toàn theo hướng chuyên môn hoá. Tỉnh đã thành lập Sở Du lịch từ Sở Thương mại-Du lịch (ngày 01/3/2005) và các huyện, thành phố đều có 1 bộ phận giúp việc cho UBND huyện, thành phố theo dõi, quản lý công tác du lịch trên địa bàn ngày càng nhộn nhịp và phức tạp hơn; mặt khác, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch có thể liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước Tổng chi ngân sách địa phương trong giai đoạn 2001-2005đạt 5.989 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với giai đoạn 1996-2000, trong đó Chi đầu tư phát triển của nhiều Sở ngành khác nhau, nên việc phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước cần phải tăng cường, tránh những vướng mắc, chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44742.pdf