MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1. Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại 5
1.2. Các yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngân hàng thương mại 13
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra 23
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG 26
2.1. Quá trình hình thành và các hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang 26
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang 38
2.3. Những hạn chế, trở ngại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang 46
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG 56
3.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang 56
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng vốn có hiệu qủa, làm sao vừa đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, vừa mang lại hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế tại Chi nhánh NHCT An Giang có các hình thức cho vay như sau: cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ (USD); cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ (USD); tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung; thấu chi, cho vay tiêu dùng…
Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện như sơ đồ 2.3 dưới đây.
Sơ đồ 2.3: Kết quả sử dụng vốn của Chi nhánh NHCT An Giang
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Chi nhánh NHCT An Giang 2007 [6].
Hàng năm, dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng nhanh: năm 2003 là 608 tỷ đồng; năm 2004 là 641 tỷ đồng, tăng 105,43% so năm 2003; năm 2005 là 726 tỷ đồng, tăng 113,26% so năm 2004; năm 2006 giảm 14,19% so năm 2005 do tách Chi nhánh cấp II; năm 2007 là 842 tỷ đồng, tăng 135% so năm 2006 và tăng 138,5% so năm 2003.
2.1.4.3. Thực trạng các hoạt động dịch vụ ngân hàng
So với những năm 1990 trở về trước, dịch vụ ngân hàng hiện nay có phần tiến triển hơn, nhưng nhìn chung vẫn còn đơn điệu, chưa tiện lợi, chưa hấp dẫn, vẫn là các dịch vụ truyền thống.
Tại Chi nhánh NHCT An Giang thực hiện các hoạt động dịch vụ như sau: bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế); bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán; phát hành; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); chuyển tiền trong nước và quốc tế; chuyển tiền nhanh Western Union; thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM; chi trả Kiều hối; mua, bán ngoại tệ (Sport, Forward, Swap…); mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, công trái, thương phiếu…); thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ; phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA/ MASTER CARD…); dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card), internet banking; dịch vụ mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán trong và ngoài hệ thống ngân hàng, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền cá nhân, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, thanh toán séc du lịch,…
Sơ đồ 2.4: Kết quả thu phí dịch vụ của Chi nhánh NHCT An Giang
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Chi nhánh NHCT An Giang 2007 [6].
Thu dịch vụ tăng đều qua các năm, năm 2003 là 653 triệu đồng, chiếm 1,15%/ tổng thu; năm 2007 là 1.621 triệu đồng, chiếm 1,4%/ tổng thu. Mặc dù so sánh về số lượng thu là tăng qua các năm nhưng tính về tỷ trọng trên tổng thu qua các năm lại giảm.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG
2.2.1. Hiệu quả kinh doanh chung
2.2.1.1. Tình hình thu nhập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang
Thu nhập tại Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang giai đoạn 2003 - 2007 tăng 20%, riêng năm 2006 thu nhập giảm do tách Chi nhánh Thị xã Châu Đốc từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I, các khoản thu nhập, chi phí cùng tách theo cho nên thu nhập giảm 5,7% so năm 2005. Tổng thu năm 2007 là 118 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so tổng thu năm 2003. Nguyên nhân tăng thu nhập cao là do tăng thu về hoạt động tín dụng và thu hồi các khoản nợ xử lý rủi ro trong các năm 2003 và 2004 và thu được lãi gửi vốn về Trung ương làm cho tổng thu năm 2007 tăng lên đáng kể.
Năm 2003, thu lãi điều chuyển vốn lên Trung ương là 595 triệu đồng. Năm 2004 và 2005 nguồn thu này không đáng kể, năm 2006 thu 1.085 triệu đồng chiếm 1,67%, đến năm 2007 thu được 5.148 triệu đồng chiếm 7,9% trên tổng thu.
Thu dịch vụ tăng đều qua các năm, năm 2003 là 653 triệu đồng, chiếm 1,15%/ tổng thu; năm 2007 là 1.621 triệu đồng, chiếm 1,4%/ tổng thu. Mặc dù so sánh về số lượng thu là tăng qua các năm nhưng tính về tỷ trọng trên tổng thu qua các năm lại giảm.
Chi phí tại Chi nhánh NHCT An Giang giai đoạn 2003 - 2007, tăng bình quân hàng năm là 15%. Riêng năm 2005, chi phí giảm so năm 2004 là 12% do thực hiện tốt công tác tín dụng nên không phải trích dự phòng rủi ro từ đó chi phí giảm do năm 2004 quản lý không tốt dẫn đến phải trích dự phòng rủi ro chủ yếu là của công ty lương thực An Giang làm ăn thua lỗ nhiều năm liền..
Năm 2005, chi phí giảm so năm 2004 là 12%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiết kiệm được chi phí quản lý và không phải trích dự phòng rủi ro.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản của Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục
2003
2004
2005
2006
2007
1. Thu hoạt động tín dụng
54.792
68.435
82.729
76.252
101.263
- Thu lãi cho vay
54.792
68.435
81.047
75.509
99.564
- Thu khác về tín dụng
0
0
1.682
743
1.699
2. Thu lãi tiền gửi
1
697
1.453
1.443
1
3. Thu lãi điều chuyển vốn
595
0
0
1.085
5.148
4. Thu các loại phí dịch vụ
653
810
913
1.472
1.621
5. Thu kinh doanh ngoại tệ
24
67
81
69
60
6.Thu khác
622
543
826
1.443
10.794
Tổng thu
56.507
70.654
85.091
80.255
118.828
1. Chi về huy động vốn
31.925
41.104
42.879
44.199
55.651
- Trã lãi tiền gửi
12.931
28.981
18.875
18.042
24.728
- Trã lãi tiền vay
18.747
12.123
24.021
26.155
30.922
- Chi khác
247
350
473
352
421
2. Chi kinh doanh ngoại tệ
6
9
26
45
47
3. Chi về dịch vụ thanh toán
27
102
353
522
680
4. Chi về quản lý
10.161
12.982
11.510
15.359
18.919
- Chi lương
3.555
3.906
5.486
7.380
10.914
- Chi về quản lý và công cụ
6.606
9.076
6.024
7.979
8.005
5.Chi dự phòng và BHTG
10.956
13.744
221
291
1.181
6. Chi khác
14
520
630
4.609
11.369
Tổng chi
56.344
68.386
60.926
65.027
87.851
Lợi nhuận hạch toán nội bộ
163
2.268
24.498
15.228
30.977
Nguồn: Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang 2007 [6].
Năm 2007, chi phí tăng so năm 2006 là 33% là do tăng chi phí trả lãi tiền gửi (huy động tiền gửi tăng 37,9%), chi phí tiền lương cũng tăng lên 37,9% so năm 2006 do đơn giá tiền lương của Nhà nước tăng và các chi phí khác cũng tăng do hoạt động kinh doanh tăng lên.
2.2.1.2. Lợi nhuận hạch toán nội bộ
Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả cao so với các ngân hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam. Qua các năm từ 2003 - 2007 Chi nhánh đều có lợi nhuận. Tuy vậy, công tác tín dụng chưa tốt, nợ xấu phát sinh nên phải trích dự phòng rủi ro tương đối lớn đã làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh trong các năm 2003 và 2004.
Năm 2003, lợi nhuận đạt 163 triệu đồng, do quản lý tín dụng chưa tốt để nợ xấu phát sinh nhiều nên phải trích dự phòng rủi ro là 10,739 tỷ đồng, làm cho lợi nhuận quá thấp.
Năm 2004, lợi nhuận là 2,268 tỷ đồng, tăng 1.391% so năm 2003. Tuy nhiên do quản lý tín dụng chưa tốt để nợ xấu phát sinh nhiều, phải trích trích dự phòng rủi ro là 13,580 tỷ đồng, từ đó lợi nhuận đạt thấp.
Năm 2005, lợi nhuận đạt 24,498 tỷ đồng, tăng 1.080% so năm 2004. Do làm tốt công tác tín dụng cho nên thu nhập về hoạt động tín dụng tăng, chi phí không tăng từ đó lợi nhuận đạt cao so năm 2004.
Năm 2006, lợi nhuận đạt 15,228 tỷ đồng, bằng 62% so năm 2005 do tách Chi nhánh thị Xã Châu Đốc từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I trực thuộc Trung Ương từ tháng 10/2006 Chi nhánh NHCT An Giang không phục hồi kịp số dư huy động vốn, số dư nợ trong thời gian ngắn, từ đó làm cho doanh thu giảm và lợi nhuận giảm theo.
Năm 2007, lợi nhuận đạt 30.977 tỷ đồng, tăng 203,4% so năm 2006. Đây là năm mà chi nhánh NHCT tỉnh An Giang đã thực hiện tốt công tác huy động vốn. Vốn huy động tăng so năm 2006 là 37%, dư nợ tăng 27%, tăng thu dịch vụ, thu xử lý rủi ro góp phần làm cho lợi nhuận tăng. Vốn huy động tăng, giảm nhận vốn điều hòa từ trung ương, làm cho chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra giảm, đồng thời tăng dư nợ cho vay làm tăng thu nhập về cho vay, mặt khác về công tác tín dụng quản lý tốt không để tăng nợ xấu, không đề trích dự phòng rủi ro từ đó lợi nhuận năm 2007 tăng 203,4% so năm 2006 [6].
Bảng 2.3: Lợi nhuận hạch toán nội bộ của Chi nhánh NHCT An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh thu
56.507
70.654
84.879
80.255
118.828
Tổng chi phí
56.344
68.386
60.381
65.027
87.851
Lợi nhuận
163
2.268
24.498
15.228
30.977
Nguồn: Chi nhánh NHCT An Giang 2007 [6].
Nguyên nhân chính là do tỷ lệ tăng chi phí và tăng thu nhập tương ứng với tỷ lệ tăng nguồn vốn và tăng tài sản sinh lời và xu thế chi phí tăng chậm hơn tăng thu nhập dẫn tới lợi nhuận tăng cao.
2.2.2. Hiệu quả huy động vốn và cho vay
- Hiệu suất sử dụng vốn vay: là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện tại, các ngân hàng lấy nghiệp vụ tín dụng làm nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong thu nhập. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dung đánh giá chính xác tình hình hoạt động của ngân hàng.
Hiệu suất sử dụng vốn
=
Tổng dư nợ cho vay
Tổng nguồn vốn huy động
Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang cho thấy tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2003, 2004, 2005 đều tăng, tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động năm 2006 lại giảm so năm 2005 là 41 tỷ đồng do tách chi nhánh. Năm 2007, Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức và đã đạt được kết quả khả quan tăng so năm 2006 là 37% và đáp ứng được 58,7% nhu cầu sử dụng vốn. Tuy nhiên thực tế đó cho thấy tình hình huy động vốn còn gặp khó khăn không ổn định, tỷ lệ huy động vốn so sử dụng vốn còn thấp, nên phải nhận vốn điều hòa từ Trung ương làm cho chi phí đầu vào tăng lên, hiệu quả kinh doanh giảm thấp (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng huy động vốn
289
351
421
360
494
Tổng dư nợ cho vay
608
641
726
663
842
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
210,47
182,62
172,46
183,89
170,57
Nguồn: Chi nhánh NHCT An Giang 2007 [6].
- Về huy động vốn:
Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang đã từng bước phát triển và phát triển vững chắc về huy động vốn, là một ngân hàng có vị trí thuận lợi, có bề dầy kinh nghiệm, có uy tín cao đối với khách hàng. Kế thừa và phát huy lợi thế trên Chi nhánh NHCT An Giang đã có chính sách khách hàng đúng đắn, có nhiều hình thức huy động vốn phong phú, lãi suất hợp lý, hấp dẫn và đặc biệt là biết đổi mới phong cách giao dịch, luôn tạo niềm tin với khách hàng làm cho khách hàng yên tâm hơn khi giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng có lúc gặp khó khăn trong huy động vốn do trên địa bàn có quá nhiều NHTM cổ phần và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cùng hoạt động cho nên huy động vốn đạt thấp so với sử dụng vốn.
Từ thực tế hoạt động của Chi nhánh NHCT An Giang cho thấy tổng nguồn vốn huy động qua các năm của Chi nhánh tăng nhanh: năm 2004 tăng 21,4% so năm 2003; năm 2005 tăng 19,9% so năm 2004. Tuy nhiên, tổng nguồn vốn huy động năm 2006 lại giảm 14,5% so năm 2005. Năm 2007, nguồn vốn tăng trở lại 37,2% so năm 2006 và tăng 17,3% so năm 2005. Nguồn vốn năm 2007 tăng do tập trung thực hiện tốt công tác huy động vốn. Trong cơ cấu huy động vốn, tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm và tiền gửi tiết kiệm giảm dần qua các năm. Năm 2003, tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 36%, tiền gửi tiết kiệm chiếm 54%/tổng nguồn vốn huy động. Năm 2004, tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên chiếm 43%, tiền gửi tiết kiệm giảm còn 50,4%/tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005, tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 43%, tiền gửi tiết kiệm giảm còn 50,4%/tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006, tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên chiếm 47%, tiền gửi tiết kiệm giảm còn 48,2%/tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên chiếm 51,2%, tiền gửi tiết kiệm giảm còn 45,7%/tổng nguồn vốn huy động (Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn tại Chi nhánh NHCT An Giang
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng vốn huy động
289
351
421
360
494
- Tiền gửi tổ chức kinh tế
105
151
198
201
253
- Tiền gửi tiết kiệm
156
177
203
147
226
- Kỳ phiếu bằng tiền
9
10
19
6
0,2
- Trái phiếu
14
12
2
0
0
- Tiền gửi khác
6
0,1
0,7
7
15
Nguồn:Chi nhánh NHCT An Giang 2007 [6].
+ Huy động vốn theo kỳ hạn: nguồn vốn huy động từ năm 2003 - 2007 tăng. Nguồn vốn phân theo kỳ hạn có xu hướng giảm và không kỳ hạn có xu hướng tăng. Năm 2003 nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 70%, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm 30%/ tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 77,1%, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm 22,9%. Đặc biệt, năm 2007, mức vốn huy động đạt cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, tỷ lệ huy động không kỳ hạn giảm. Qua đó, cho thấy tiền gửi đã ổn định hơn (Bảng 2.6).
Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng huy động
289
351
100
421
100
360
100
494
100
Theo đối tượng:
- Tiền gửi tổ chức kinh tế
105
151
43
198
47
201
55.8
253
51.2
- Tiền gửi dân cư
184
200
57
223
53
159
44.2
241
48.8
Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn
86
114
32.5
152
36.1
107
29.8
113
22.9
- Tiền gửi có kỳ hạn
203
237
67.5
269
63.9
253
70.2
381
77.1
3. Theo loại tiền
- Nội tệ
265
326
92.8
404
96
341
94.7
437
88.5
- Ngoại tê
24
25
7.2
17
4
19
5.3
57
11.5
Nguồn: Chi nhánh NHCT An Giang 2007 [6].
+ Huy động theo loại tiền: từ năm 2003 - 2006, tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh có xu hướng giảm. Năm 2003 là 8,4%, đến năm 2005 xuống mức tỷ lệ thấp nhất là 4%. Riêng năm 2007, tiền gửi ngoại tệ tăng đột biến chiếm tỷ lệ 11,5% và tăng so năm 2006 là 300%.
Nhìn chung, trong những năm qua, tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang đạt được thành tích khả quan nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và huy động vốn chưa ổn định, phải điều chuyển vốn từ trung ương còn khá cao khoảng 50% cho nên chênh lệch lãi suất giữ huy động vốn và sử dụng vốn không cao làm cho hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đạt thấp.
+ Về sử dụng vốn: chủ yếu là hoạt động cho vay.
Doanh số cho vay tại Chi nhánh qua các năm tăng nhanh: năm 2003 đạt 693 tỷ đồng; năm 2007 đạt 1.850 tỷ đồng, tăng 267 lần so năm 2003 (Bảng 2.7).
Bảng 2.7: Kết quả cho vay tại Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh số cho vay
693
927
1.041
1.222
1.850
Doanh số thu nợ
837
895
956
1.147
1.670
Dư nợ
608
641
726
623
842
Nguồn: Chi nhánh NHCT An Giang 2007 [6].
Doanh số thu nợ năm 2003 là 837 tỷ đồng, năm 2007 là 1.670 tỷ, đồng tăng 200% so năm 2003.
Dư nợ năm 2003 là 608 tỷ đồng, năm 2007 là 842 tỷ đồng 138,5% so năm 2003.
Nhìn chung, doanh số cho vay qua các năm tại Chi nhánh đều tăng. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã tăng được dư nợ do mở rộng được cho vay. Doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng cho thấy rằng hoạt động tín dụng thời gian qua có hiệu quả, vòng quay vốn tín dụng được nâng cao đây là tín hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh tại chi nhánh có hiệu quả.
Để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, việc đảm bảo chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu vì đây là một nghiệp vụ thu lợi nhuận rất quan trọng của Chi nhánh và nguồn thu chiếm trên 90% tổng thu của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này có mức độ rủi ro rất cao, vì vậy Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng để đảm bảo sử dụng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao.
2.2.3. Về hiệu quả của các dịch vụ
Hiệu quả của các hoạt động dịch vụ nói chung được đo bằng chỉ số lợi nhuận thu từ dịch vụ trên tổng thu từ các hoạt động này. Giai đoạn 2003 - 2007, tổng thu dịch vụ tăng nhanh. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng thu của Chi nhánh tăng từ 0,79% năm 2003 tăng lên 1.83% năm 2006. Năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn chiếm tỷ lệ 1,36%/tổng thu thấp hơn 0,47% so năm 2006. Nếu tính theo số lượng thì năm 2007 tăng 149 triệu đồng so năm 2006, nhưng xét về tỷ lệ thì giảm 0,47% do tổng thu tăng mạnh so năm 2006 là 147,5%. Nhìn chung doanh thu về dịch vụ có tăng qua các năm 2003 đến 2006 nhưng năm 2007 tỷ lệ thu dịch vụ lại giảm so tổng thu, tỷ lệ này quá thấp chưa đến 2% so tổng thu (Bảng 2.8).
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh NHCT An Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Thu dịch vụ
450
736
1.270
1.473
1.622
Tổng thu
56.507
70.654
84.879
80.255
118.828
Tỷ lệ thu / tổng thu, %
0,79
1,04
1,49
1,83
1,36
Nguồn:Chi nhánh NHCT An Giang 2007 [6].
2.3. NHỮNG HẠN CHẾ, TRỞ NGẠI TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG
2.3.1. Những hạn chế đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một là, vẫn còn nhiều hạn chế, trở ngại trong huy động vốn.
Trong những năm qua từ 2003 - 2007, Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn, song việc huy động vốn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục:
Nguồn vốn có tăng trưởng qua các năm, nhưng chưa ổn định và thiếu vững chắc. Nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trên địa bàn hiện nay chỉ chiếm 40% - 50% nhu cầu sử dụng vốn do phải cạnh tranh với hơn 43 chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn [26]. Mặt khác, hiện nay Nhà nước đang tiến hành đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp theo các mô hình doanh nghiệp khác nhau, do vậy cơ chế tài chính của các doanh nghiệp này cũng sẽ thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường, việc sử dụng vốn phải tính toán hiệu quả ở mức tối đa nguồn vốn.
Việc huy động vốn khó khăn, một mặt, do lạm phát tăng cao trong những năm gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh từ 0,3% năm 2003 lên 9,5% (2007) và hơn 20% hiện nay (giữa năm 2008). Như vậy, tuy lãi suất tiền gửi đã được điều chỉnh mạnh nhưng lãi suất thực tế vẫn là số âm khá lớn. Điều đó làm ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế và tâm lý của người gửi tiền.
Mặt khác, lãi suất của Chi nhánh NHCT thấp hơn lãi suất các NHTM cổ phần do cơ chế của hệ thống NHCT còn nhiều ràng buộc, hoặc kém hấp dẫn. NHTM cổ phần thường có lãi suất cao hơn với nhiều hình thức huy động hấp dẫn như: lãi suất dự thưởng lãi suất bậc thang khuyến mại, hình thức gửi tiền tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi khi có nhu cầu, thu tiền tại nhàn, tại doanh nghiệp.
Hai là, còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng vốn.
Doanh số cho vay của Chi nhánh NHCT An Giang tăng trưởng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, việc cho vay vốn chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp lớn và DNNN. Cho vay DNNN từ năm 2003 đến 2005 là 90%, đến năm 2006 giảm xuống còn 60% [5]. Việc cho vay DNNN không có tài sản đảm bảo cho nên rủi ro rất lớn. Từ thực tế đó, Chi nhánh NHCT An Giang tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân… có tài sản đảm bảo đủ điều kiện, có tình hình tài chính lành mạnh, trả vốn, lãi đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích… để đầu tư cho vay, không tập trung vốn quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước nhằm phân tán và tránh rủi ro.
Ba là, vẫn còn nhiểu hạn chế trong các hoạt động kinh doanh khác.
- Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: doanh số hoạt động thấp dẫn đến phí dịch vụ thu đạt thấp. Nguyên nhân là do hiện nay Chi nhánh vẫn còn thanh toán qua NHCT Việt Nam, chưa thanh toán trực tiếp với nước ngoài, thời gian còn kéo dài, cho nên khách hàng không thích thanh toán qua NHCT An Giang từ đó số lượng thanh toán xuất nhập khẩu thấp.
- Các hoạt động dịch vụ khác
Việc phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng trong thời đại hiện nay gắn liền với quá trình hiện đại hóa công nghệ trong kinh doanh. Đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn để trang bị và ứng dụng các công nghệ hiện đại. Mặt khác, sự triển khai, ứng dụng công nghệ mới chưa nhiều, phần mềm ứng dụng chưa cao nên chưa mang lại hiệu quả tối đa cho Chi nhánh. Thực tiễn ứng dụng các công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, trình độ công nghệ còn ở mức thấp, chưa khai thác, sử dụng hết tính năng, công nghệ hiện đại, tính an toàn, bảo mật trong quá trình phát triển, ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh chưa cao để phát triển các hoạt động dịch vụ, nhất là hoạt động thanh toán.
Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ còn chưa cao, các sản phẩm dịch vụ truyền thống là phổ biến cho nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ còn hạn chế, thể hiện rõ nét là trong các sản phẩm dịch vụ thẻ ATM chủ yếu là rút tiền. Tính hiện đại của sản phẩm dịch vụ còn thấp do xuất phát từ hạn chế về công nghệ, cơ sở hạ tầng còn thấp, làm hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại.
Bốn là, do trình độ, năng lực của cán bộ còn hạn chế.
Đến cuối năm 2007, Chi nhánh NHCT An Giang có 103 cán bộ, trong đó hơn 75% có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong đó đào tạo chính quy 25 - 30%, số còn lại là đào tạo tại chức [6]. Hầu hết cán bộ nghiệp vụ đều sử dụng thành thạo máy vi tính, nhưng số người biết khai thác ứng dụng, hiểu biết về máy vi tính thì không nhiều, khả năng cập nhật kiến thức chưa thường xuyên cho nên làm hạn chế trong việc ứng dụng, khai thác thông tin.
Số lượng lao động dư thừa còn lớn, việc sắp xếp lại lao động trên cơ sở dự án hiện đại hoá ngân hàng chưa đi liền với tinh giản lao động dư thừa, không đủ trình độ, năng lực. Chưa xác định được định biên lao động cần thiết trên cơ sở khoa học cho Chi nhánh, việc bố trí, sắp xếp, bổ sung cán bộ chưa hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu công việc và khả năng đáp ứng yêu cầu của cán bộ.
Năm là, trình độ công nghệ ngân hàng còn hạn chế.
Hiện nay, việc triển khai ứng dụng công nghệ tại Chi nhánh NHCT đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm nên xét về phương diện công nghệ còn thua kém nhiều so với các ngân hàng nước ngoài. Việc cập nhật trường xuyên về công nghệ ngân hàng, đặc biệt là trong điều kiện những công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới liên tục ra đời và thay đổi đối với Chi nhánh NHCT cũng chưa thường xuyên. Trình độ sử dụng và khai thác thông tin trên hệ thống còn thấp từ đó làm cho hiệu quả đầu tư chưa cao. Công nghệ lạc hậu không những hạn chế khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng mà còn làm giảm đi hiệu quả quản lý. Dự án hiện đại hoá ngân hàng đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cho nên việc phát triển hệ thống còn mang tính đơn lẻ, chưa có sự thích hợp cao trong hệ thống dẫn đến việc lưu chuyển dữ liệu cũng như hiệu suất làm việc chưa cao.
2.3.2. Những trở ngại đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một là, hiện còn một số trở ngại trong cơ chế chính sách.
Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có những điều chỉnh làm biến động môi trường kinh tế gây xáo trộn những dự báo trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, sự biến động của lãi suất cơ bản, điều chỉnh tăng giá xăng dầu làm vật tư hàng hóa tăng cao liên tục… cũng làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không theo kịp nên bị động dẫn đến kinh doanh thua lỗ không đủ khả năng hoàn trả nợ ngân hàng.
Hai là, môi trường kinh doanh còn nhiều trở ngại.
An Giang là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có 2 con sông Tiền và sông Hậu thường xuyên bị bị lũ lụt, cộng với thiên tai, mất mùa, dịch bệnh… đây là nguyên nhân bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát của các NHTM và khách hàng. Tỉnh An Giang có khoảng 80% dân số làm nông nghiệp nên chất lượng tín dụng thấp và thiên tai luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau. Đường giao thông đi lại giữa các vùng miền chưa thông suốt nhất là đi về thành phố Hồ Chí Minh phải qua phà chờ đợi thời gian kéo dài không thuận tiện cho các nhà đầu tư.
2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi, toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh cần phải phân tích một số nguyên nhân đã làm phát sinh rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả. Do một số nguyên nhân chính sau:
+ Do số lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh ít cho nên khó khăn trong việc mở rộng cho vay nhất là cho vay sản xuất nông nghiệp không đủ cán bộ để cho vay và kiểm tra sử dụng vốn vay.
+ Trình độ cán bộ chưa qua đào tạo, sơ cấp tại Chi nhánh còn nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, không đủ điều kiện để phân công làm nghiệp vụ. Mặt khác chỉ tiêu từ NHCT Việt Nam cho phép tuyển cán bộ thay thế còn thấp không đủ thay thế số cán bộ nghĩ việc, nghĩ theo chế độ, nghĩ hưu… từ đó không đủ cán bộ để mở rộng mạng lưới.
+ Do trình độ cán bộ tín dụng còn yếu trong phân tích, thẩm định, nắm bắt thông tin khách hàng chưa sâu sát cho nên còn phát sinh rủi ro khi cho vay mà không hiểu biết rỏ về khách hàng từ đó phát sinh rủi ro không thu được vốn và lãi kịp thời.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Hoạt động kinh doanh của các NHTM là hoạt động tài chính trung gian thông qua các doanh nghiệp, do đó hoạt động ngân hàng chịu chi phối rất lớn của môi trường kinh tế và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luanvan.doc
- mục lục.doc